Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2012/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 08 tháng 02 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11, khóa XI, kỳ họp thứ 5 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP , ngày 01/3/2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT , ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về quản lý đường thủy nội địa thay thế Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT , ngày 17/5/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT về quản lý đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư 25/2010/TT-BGTVT , ngày 31/8/2010 Quy định về quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư 20/2011/TT-BGTVT , ngày 31/3/2011 Quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa thay thế cho Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT , ngày 21/12/2004.
Căn cứ Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg , ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT , ngày 06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Tây Ninh tại Tờ trình số 138/TTr-SGTVT, ngày 12 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường sông tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” , với các nội dung chủ yếu như sau:
I. Quy hoạch các tuyến sông chính
1. Quy hoạch các luồng hàng chủ yếu.
1.1 Luồng hàng trên sông Sài Gòn:
Đoạn sông Sài Gòn thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh: Bố trí cảng từ đoạn Bùng Binh xuống hạ lưu giáp với địa phận huyện Củ Chi – Tp.HCM: Cảng Tổng hợp và cảng vật liệu xây dựng.
Định hướng quy hoạch: Đoạn sông từ cảng Vật liệu xây dựng Bùng Binh (hiện hữu) đến ngã ba Bùng Binh (thuộc địa phận của tỉnh) dài 03km, rộng xấp xỉ 100m, sâu -1,87m/0HD, bán kính cong 100m. Đoạn này có chiều rộng, chiều sâu và bán kính cong sông đảm bảo cho phương tiện thủy có trọng tải đến 500T khai thác thuận lợi. Không cần phải nạo vét luồng, chỉ lắp đặt phao tiêu báo hiệu đường thủy.
1.2 Luồng hàng trên sông Vàm Cỏ Đông.
Định hướng quy hoạch: Tuyến sông Vàm Cỏ Đông, đoạn từ cảng Hảo Đước đến Phước Chỉ có chiều dài 84km, chiều rộng đáy sông 60m, độ sâu 5,5m, bán kính cong R = 120m. Đoạn này có chiều rộng luồng đạt tiêu chuẩn sông cấp III (Bl > 50m), độ sâu đạt tiêu chuẩn sông cấp I (Hl>4m), độ tĩnh không các cầu qua sông đạt tiêu chuẩn cấp IV (TK = 6m). Đảm bảo cho các phương tiện sà lan tự hành và sông pha biển có trọng tải (1000T đến 2000T) qua lại thuận lợi. Do vậy không cần phải nạo vét mà chỉ cần lắp đặt phao tiêu báo hiệu.
1.3 Quy hoạch các tuyến kênh rạch nội tỉnh:
a) Rạch Trảng Bàng:
Hướng tuyến và cự ly: Đây là rạch kết nối thị trấn Trảng Bàng ra sông Vàm Cỏ Đông, có chiều dài 10,05km. (đoạn có khả năng khai thác vận tải)
Vai trò của tuyến: Là trục giao thông thủy giao lưu hàng hóa khu vực thị trấn Trảng Bàng với các cảng sông trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Định hướng quy hoạch: Dựa vào lượng hàng vận chuyển trên tuyến và điều kiện tự nhiên của rạch Trảng Bàng. Quy hoạch tuyến rạch có bề rộng 15m (đạt tiêu chuẩn cấp VI ), độ sâu luồng chạy tàu Hct = 1,3m (đạt tiêu chuẩn cấp VI) và tĩnh không của các cầu bắc qua rạch là Ho = 3,0m (đạt tiêu chuẩn cấp VI). Nạo vét mở rộng luồng và cải tạo độ sâu cho ghe có trọng tải ≤50T và sà lan trọng tải ≤ 200T lưu thông. Hiện tại còn vướng tĩnh không một số cầu: Cầu Hàn TK 2,5m, KĐ 08m, phía thị trấn là cầu Bình Tranh TK=1,5m, KĐ= 08m.
Đầu tư: Khối lượng nạo vét khoảng 70.000m3. Lắp đặt 30 bộ phao tiêu báo hiệu, 23 bộ báo hiệu bờ. Bố trí các mốc chỉ giới đường thủy nội địa theo quy định : 42 mốc cho hai bên bờ
b) Rạch Tây Ninh:
Hướng tuyến và cự ly: Đây là rạch kết nối thị xã Tây Ninh ra sông Vàm Cỏ Đông, có chiều dài 10,267km (đoạn có khả năng khai thác vận tải).
Vai trò của tuyến: Là tuyến đường thủy giao lưu hàng hóa từ thị xã Tây Ninh đến các cụm cảng nội tỉnh và liên tỉnh.
Định hướng quy hoạch: Nạo vét mở rộng luồng ở các đoạn cạn và hẹp (chiều dài 1.200m) đạt tiêu chuẩn cấp VI (chiều rộng 15m), độ sâu luồng Hct = 1,4m (đạt tiêu chuẩn cấp VI ) và tĩnh không của các cầu bắc qua rạch là Ho = 3,0m (đạt tiêu chuẩn cấp VI ). Nạo vét mở rộng luồng và cải tạo độ sâu cho ghe có trọng tải ≤ 50T và sà lan trọng tải ≤ 200T lưu thông. Khối lượng nạo vét khoảng 150.000m3. Lắp đặt 25 bộ phao tiêu báo hiệu.
Vạch định chỉ giới bờ đường thủy cấp VI (Bcg = 10 m), bố trí mốc chỉ giới: 54 mốc
c) Rạch Bảo:
Hướng tuyến và cự ly: Đây là rạch kết nối thị trấn Bến Cầu ra sông Vàm Cỏ Đông, có chiều dài 4,113km.
Vai trò của tuyến: Là trục đường thủy giao lưu hàng hóa từ thị trấn Bến Cầu và các xã trong khu vực của huyện đến các cảng nội tỉnh và liên tỉnh. Phạm vi lưu thông được từ cầu Long Thuận qua địa phận các xã Long Giang, Long Thuận, Tiên Thuận ra Vàm Bảo giáp sông Vàm Cỏ Đông.
Định hướng quy hoạch: Nạo vét các bãi cạn đạt tiêu chuẩn kênh cấp V (bề rộng 25m), độ sâu luồng Hct ³ 2,1m (đạt tiêu chuẩn cấp V) và tĩnh không của các cầu bắc qua rạch là Ho = 4,0m (đạt tiêu chuẩn cấp V) để cho ghe có trọng tải ≤ 100T và sà lan có trọng tải ≤ 500T lưu thông. Khối lượng nạo vét khoảng 120.000m3. Lắp đặt 13 phao tiêu báo hiệu. Vạch định chỉ giới bờ đường thủy cấp V (Bcg = 10 m). Mốc chỉ giới: 24 mốc
d) Rạch Bến Đá:
Hướng tuyến và cự ly: Đây là rạch kết nối từ thị trấn Tân Biên đến sông Vàm Cỏ Đông, đoạn có thể lưu thông tốt từ cầu Vịnh, xã An Cơ (từ ĐT 788) có chiều dài khảo sát 7,765km (đoạn có khả năng khai thác vận tải)
Vai trò của tuyến: Là tuyến đường thủy giao lưu hàng hóa từ thị trấn Tân Biên đến các cụm cảng nội tỉnh và liên tỉnh.
Định hướng quy hoạch: Nạo vét mở rộng luồng ở các đoạn cạn và hẹp (chiều dài 1.200m) đạt tiêu chuẩn cấp IV (chiều rộng 35m), độ sâu luồng Hct ³ 2,6m (đạt tiêu chuẩn cấp IV) và tĩnh không của các cầu bắc qua rạch là Ho = 6,0m (đạt tiêu chuẩn cấp IV). Nạo vét mở rộng luồng và cải tạo độ sâu cho ghe có trọng tải ≤ 200T và sà lan trọng tải ≤ 700T lưu thông. Khối lượng nạo vét khoảng 552.000m3. Lắp đặt 38 phao tiêu báo hiệu và 18 báo hiệu bờ.
Vạch định chỉ giới bờ đường thủy cấp IV(Bcg=15m). Cắm 44 mốc chỉ giới đường thủy nội địa.
2. Xác định cấp kỹ thuật các tuyến sông chính:
Việc xác định cấp kỹ thuật các tuyến sông chính căn cứ vào lượng hàng vận chuyển trên từng tuyến, loại phương tiện hoạt động trên tuyến và tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa Việt Nam (TCVN 5664 – 2009)
2.1 Xác định cấp kỹ thuật các tuyến sông chính:
Hiện tại trong tổng số 422,8km đường sông, kênh, rạch có khả năng khai thác vận tải, mới chỉ có 88 km (sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ Bến Sỏi đến ranh giới hai tỉnh Tây Ninh và Long An) đã được Cục Đường thủy nội địa VN phân cấp quản lý đúng theo tiêu chuẩn đường thủy nội địa (cấp III- ĐTNĐ); còn 335,1km đang được khai thác mà chưa được phân cấp quản lý.
Do phương thức vận tải đường sông chủ yếu được khai thác dựa vào điều kiện tự nhiên của dòng sông để tổ chức vận tải, bốc xếp đạt được giá thành rẻ nhất, nên việc chọn tuyến vận tải đầu tư cần phải nạo vét ít và đạt hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được. Việc phân cấp kỹ thuật từng tuyến sông, kênh, rạch cần tính toán và đề nghị cho từng yếu tố (bề rộng luồng, độ sâu luồng, tĩnh không cầu,…) của luồng và chủng loại phương tiện sông hoạt động trên tuyến cùng lượng hàng vận chuyển trên tuyến và theo yêu cầu sử dụng riêng của tỉnh Tây Ninh. Còn cấp kỹ thuật chính thức cuối cùng của từng tuyến sông sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước quyết định sau khi tổng hợp các yêu cầu phân cấp này của tỉnh cùng các yêu cầu của các tỉnh khác có sử dụng cùng chung một tuyến sông. (chi tiết nêu tại báo cáo quy hoạch)
2.2 Xác định vị trí, quy mô trạm quản lý đường sông:
Căn cứ vào chiều dài tuyến sông, rạch được phân cấp quản lý và mô hình tổ chức quản lý, cùng chức năng, nhiệm vụ của trạm quản lý đường sông. Dự kiến xây dựng thêm một trạm quản lý đường sông ở xã Nam Bến Sỏi, Thành Long, huyện Châu Thành (thuộc tỉnh quản lý) với quy mô và trang thiết bị như sau:
Diện tích đất xây dựng 0,15 ha. Trong đó: Diện tích nhà làm việc 100m2, diện tích nhà xưởng 200m2 và kho 100m2.
Thiết bị nhà xưởng gồm: Máy hàn, may cắt tôn, máy dập tôn, máy phun sơn, thiết bị kiểm tra đường hàn và các máy móc thiết bị khác.
Phương tiện vận tải gồm: Tàu thả phao trên có đặt cần cẩu sức nâng ³ 5 tấn, ca nô tuần tra (50 ÷ 75)CV
Thiết bị đo đạc gồm: Máy toàn đạc, đo sâu hồi âm, thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định, trạm phát và bộ đàm), thiết bị văn phòng.
Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và mua máy móc thiết bị cho trạm quản lý đường sông dự tính khoảng 07 tỷ đồng.
2.3 Xác định vị trí, qui mô và công suất nhà máy đóng mới và sửa chữa phương tiện đường sông của tỉnh:
Hiện tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện sông của tỉnh còn nhỏ bé, chưa được hiện đại và phân tán (chỉ sửa chữa và đóng mới được các phương tiện nhỏ, phương tiện đến 1.500 T còn rất ít). Để đáp ứng nhu cầu về số phương tiện vận tải đường sông cần đến năm 2020 là 10.400TPT/năm và năm 2020 là 30.600 TPT/năm thì cần phải quy hoạch và đầu tư xây dựng một khu công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu sông có quy mô có thể đóng mới tàu 300T, 500T, sà lan trọng tải đến 1.500T. Khu công nghiệp này dự tính đặt ở Gò Dầu. Tổng kinh phí đầu tư dự tính là 80 tỷ đồng.
2.4 Xác định kinh phí nạo vét và trang thiết bị báo hiệu đường thủy trên các tuyến sông kênh, rạch:
II. Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng sông tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
1. Mục tiêu cần đạt được của hệ thống cảng:
Thỏa mãn nhu cầu bốc xếp hàng hóa với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, đảm bảo nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
Ngoài mục tiêu phải đáp ứng như trên hệ thống cảng còn phải đáp ứng hai yêu cầu:
- Tốc độ vận chuyển bình quân.
- Năng suất phương tiện.
2. Quy hoạch hệ thống cảng:
Hệ thống cảng, bến được quy hoạch bố trí thành 21 cảng, cụm cảng và các khu cảng dành cho du lịch.
Các khu vực địa chất không bảo đảm, điều kiện diện tích hạn hẹp, khu vực xung yếu bảo vệ quốc lộ (ảnh hưởng đến hành lang an toàn đường bộ và đường sông)… sẽ không được phép xây dựng cảng bến.
Trường hợp bến gia dụng của các hộ dân đã sống lâu đời ven sông, khu vực không quy hoạch sẽ được xem xét duy trì (quy mô hộ gia đình) tùy tình hình cụ thể của các huyện, thị và phải tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thủy bộ (gia cố bờ, không tập kết hàng hóa quá tải sát bờ sông rạch, hành lang bảo vệ quốc lộ, chiều dài tuyến bến đủ cho phương tiện neo đậu cập mạn…)
(chi tiết nêu tại báo cáo quy hoạch)
III. Quy hoạch chi tiết hệ thống bến phà, bến đò ngang, đò dọc, bến hành khách và du lịch.
Các tuyến đò dọc trên sông gồm tuyến: TT Gò Dầu - Phước Chỉ, Cẩm Giang – Rạch Bảo, các tuyến trên hồ Dầu Tiếng gồm: Suối Đá, Dương Minh Châu – Suối Nhím, Tân Châu – Suối Nhím. Ngoài ra, còn có các bến đò ngang như: Bến An Hòa (rạch Trảng Bàng), bến Ninh Điền (sông Vàm Cỏ Đông), bến Băng Dung (rạch Nàng Dình), bến đò Cửu Long (qua suối Ngô nối Tân Thành và Tân Hòa, huyện Tân Biên).
Cho đến nay Tây Ninh chủ yếu chỉ có đò ngang và phà phục vụ trên những tuyến rất cần thiết cho người dân địa phương. Các tuyến vận chuyển hành khách đi đường dài liên tỉnh về Long An, TPHCM,… chưa hấp dẫn được người dân, do hệ thống đường bộ dọc theo các sông này khá phát triển.
Vì thế đến 2020 tỉnh chưa cần thiết phát triển vận tải hành khách bằng tàu thủy.
Để việc phục vụ hành khách đường sông đi phà, đò ngang, đò dọc, ngày càng tốt hơn cần thiết phải đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số bến bãi, trang bị thêm một số phương tiện vận tải có đầy đủ thiết bị cứu sinh, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho khách qua sông.
Các bến khách khu vực lòng hồ Dầu Tiếng cần tuân thủ chặt chẻ thêm các quy định về khai thác công trình thủy lợi, ngoài các quy định của ngành giao thông nhằm đảm bảo an toàn lưu thông, an toàn công trình, bảo đảm môi trường. Cần lưu ý thêm các điều kiện bất lợi khi khai thác giao thông ở vùng hồ có mặt nước rộng ( dể tai nạn khi có dông lốc, gió lớn, sóng mạnh..)
1. Quy hoạch bến đò dọc:
Huyện | Tuyến bến | Ghi chú | |
Bến đầu | Bến cuối | ||
Gò Dầu Trảng Bàng | - TT Gò Dầu - Cẩm Giang | - Phước Chỉ - Rạch Bảo | Toàn bộ các bến đã có sẵn chỉ cần cải tạo nâng cấp - Bến TT Gò Dầu được kết hợp để phục vụ du lịch. - Trong hồ Dầu Tiếng các bến đò chủ yếu phục vụ du lịch quanh hồ. - Không cần phải đầu tư kinh phí cho 02 bến này vì hiện tại đã có sẵn bến, thuyền. |
Hồ Dầu Tiếng | - Dương Minh Châu - Tân Châu |
| |
TỔNG CỘNG (I) |
|
|
2. Quy hoạch bến đò ngang và du lịch:
Huyện | Tên bến | Ghi chú |
Tân Châu –Dương Minh Châu | Bến đò ngang Tân Hưng (nâng cấp )-bến du lịch Đảo Nhím | Trên tuyến hồ Dầu Tiếng |
Châu Thành | Bến đò ngang + du lịch Ninh Điền | Trên tuyến sông Vàm Cỏ Đông |
Châu Thành | Bến đò ngang Băng Dung | Trên tuyến rạch Nàng Đình |
Trảng Bàng | Bến đò ngang + du lịch An Hòa | Trên tuyến rạch Trảng Bàng |
Trảng Bàng | Bến đò ngang + du lịch Bùng Binh | Trên tuyến sông Sài Gòn |
3. Quy hoạch bến phà:
TT | Huyện | Tên bến | Ghi chú | |
1 | Châu Thành | Bến phà Cây Ổi | Trên tuyến sông Vàm Cỏ Đông | Không đầu tư thêm, sẽ xây cầu |
2 | Bến Cầu | Bến phà Bến Đình |
IV. Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường sông tỉnh Tây Ninh tầm nhìn sau năm 2020.
Tuyến trục chủ đạo của giao thông vận tải đường sông tỉnh Tây Ninh là sông Vàm Cỏ Đông, thứ đến là sông Sài Gòn. Bảo đảm tính đồng bộ giữa cảng và luồng chạy tàu với sự đầu tư hài hòa.
Mục tiêu là thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng mặc khác phải đảm bảo giá thành hợp lý và cạnh tranh, khai thác tối đa lợi thế của phương thức vận tải thủy.
Bảo đảm vai trò vận tải hàng hóa nội tỉnh và liên tỉnh, liên vùng với khối lượng lớn.
Trên tuyến trục này, tạo một hành lang Đô thị – Dịch vụ – Du lịch dọc sông Vàm Cỏ Đông với phương châm mở rộng không gian đô thị ra hướng sông. Bố trí đan xen và hài hòa giữa cảng bến và các mảng xanh đô thị, đóng vai trò các khoảng lặng và tự điều tiết mật độ phương tiện thủy trên tuyến trục.
1. Tổng vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và quỹ đất sử dụng của tuyến đường sông:
Tổng vốn đầu tư hệ thống đường sông là: 103.752 tr.đồng
Tổng quỹ đất sử dụng: 15,15 ha
2. Tổng vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư của các bến đò phà
Tổng vốn đầu tư: 3.130 tr.đồng
Tổng quỹ đất sử dụng: 1,142 ha
3. Tổng vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và quỹ đất sử dụng của phần cảng (đã bao gồm đường vào cảng):
Tổng vốn đầu tư phần cảng (đã có đường vào cảng): 2.017.710 tr.đồng
Tổng quỹ đất sử dụng (đã có quỹ đất phần đường vào cảng): 169,525 ha
4. Tổng vốn đầu tư, quỹ đất sử dụng của phần hệ thống đường sông, vận chuyển hành khách và phần cảng:
Tổng vốn đầu tư hệ thống đường sông, trạm quản lý đường sông, khu công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện sông: 103.752 tr.đồng
Tổng vốn đầu tư vận chuyển hành khách: 3.130 tr.đồng
Tổng vốn đầu tư phần cảng: 1.997.160 tr.đồng
Hệ thống đường bộ ngoài cảng: 20.570 tr.đồng
* Tổng cộng vốn đầu tư: 2.124.612 tr.đồng
Tổng quỹ đất sử dụng phần bến đò, phà: 1,142 ha (đất đã có sẵn)
Tổng quỹ đất sử dụng phần hệ thống đường sông: 15,15 ha
Tổng quỹ đất sử dụng phần cảng: 169,525 ha.
* Tổng cộng quỹ đất sử dụng: 185,817 ha trong đó đất đã có sẳn là 1,142 ha. Nhu cầu sử dụng đất còn lại là 184,675 ha.
VI. Mô hình tổ chức thực hiện:
1. Đối với tuyến luồng:
Đoạn sông Vàm Cỏ Đông từ địa giới Long An – Tây Ninh đến Bến Kéo hiện do Cục Đường thủy nội địa (Bộ GTVT) quản lý, để thực hiện tốt quy hoạch và quản lý đồng bộ, tỉnh Tây Ninh kiến nghị Bộ GTVT chuyển giao về địa phương quản lý để tỉnh có kế hoạch thực hiện (thủ tục đầu tư, kế hoạch đầu tư, kinh phí và tổ chức thực hiện).
Tuyến sông Sài Gòn hiện do Trung ương quản lý nên kế hoạch duy tu, đầu tư kinh phí đều do Trung ương đảm nhận
Những tuyến sông rạch khác do tỉnh trực tiếp quản lý thì tỉnh sẽ tự đảm nhận quy hoạch, quản lý và khai thác. Riêng những đoạn sông mở ra có khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh thì tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư và được quyền khai thác theo quy định của tỉnh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư với nhiều phương thức tổ chức thực hiện như địa phương và nhân dân cùng làm, BOT, BT…
2. Đối với các cảng sông:
Các cảng nằm trên tuyến sông do Trung ương quản lý: Việc cho phép đầu tư và cấp giấy phép xây dựng do tỉnh quyết định. Cơ quan Trung ương quản lý tuyến sông (Cục Đường thủy nội địa - Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực) cho ý kiến về chủ trương đầu tư và cấp giấy phép để khai thác cảng. Đối với các cảng nằm trên tuyến sông do tỉnh quản lý thì mọi thủ tục đều do tỉnh quyết định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Giai đoạn từ nay đến 2015 số lượng bến cần đầu tư thêm để được 29 bến. Trong đó có 16 bến tổng hợp, 10 bến vật liệu xây dựng, 03 bến xăng dầu với tổng kinh phí đầu tư là: 622.479 triệu đồng (đã bao gồm chi phí giải tỏa đền bù).
Giai đoạn 2016-2020 số lượng bến cần đầu tư là 46 bến. Trong đó có 38 bến tổng hợp và 08 bến vật liệu xây dựng với tổng kinh phí đầu tư là 1.374.681 triệu đồng (đã bao gồm chi phí giải tỏa, đền bù).
Từng giai đoạn thực hiện dự án sẽ phải cập nhật, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch nhằm phục vụ tốt nhất cho việc phát triển kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý hiệu quả và tiết kiệm.
+ Kinh phí đầu tư phần cảng đến năm 2020: 1.997.160 triệu đồng
+ Kinh phí đầu tư đường ngoài cảng: 20.570 triệu đồng
+ Kinh phí đầu tư hệ thống đường sông, trạm quản lý đường sông và khu công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện sông: 103.752 triệu đồng
+ Kinh phí đầu tư phần bến đò bến khách: 3.130 triệu đồng
* Tổng vốn đầu tư : 2.124.612 triệu đồng
* Tổng cộng quỹ đất sử dụng : 184,675 ha.
Các chi tiết khác nêu tại Báo cáo Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường sông tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 31/2019/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 31/2019/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-BGTVT về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 6Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 7Quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 20/2011/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 11/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường sông tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020
- Số hiệu: 11/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/02/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra