UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2011/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 06 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1134/TTr-SGTVT ngày 02/8/2011 và đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 63/BC-STP ngày 01/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND Ngày 06 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về Hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, chất thải không nguy hại bằng xe ô tô trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách bằng ô tô đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, chất thải không nguy hại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Yêu cầu đối với phương tiện
Xe ô tô tham gia hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, chất thải không nguy hại phải bảo đảm đủ điều kiện về phương tiện tham gia giao thông đường bộ quy định đối với xe ô tô tại Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Chương II
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA, CHẤT THẢI KHÔNG NGUY HẠI BẰNG XE Ô TÔ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 4. Hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trong đô thị
1. Vận tải hành khách bằng xe ô tô trong đô thị theo tuyến cố định
a) Chấp hành quy định đối với người vận tải, người lái xe quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008.
b) Xe chạy phải đúng tuyến đường giao thông trong đô thị thuộc lịch trình, hành trình vận tải hành khách được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
c) Xe phải dừng, đỗ đón, trả khách đúng bến xe, đúng địa điểm được dừng đỗ trong đô thị đối với xe vận tải hành khách đã được quy định.
d) Có dụng cụ để gom rác thải của hành khách đi trên xe để chuyển đến vị trí tập kết rác thải trong đô thị, không được để hành khách đi trên xe tự tiện vứt bỏ rác thải ra ngoài làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường đô thị.
2. Vận tải hành khách bằng xe ô tô buýt trong đô thị
a) Thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều này.
b) Xe phải dừng, đỗ đón, trả khách đúng bến xe, đúng địa điểm được dừng đỗ đón, trả khách trong đô thị đã được quy định đối với xe ô tô buýt.
3. Vận tải hành khách bằng xe taxi
a) Thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 1 Điều này và quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008.
b) Trong thời gian chờ đón khách, xe phải đỗ đúng địa điểm đỗ xe taxi công cộng trong đô thị để chờ đón khách.
c) Xe chạy phải đúng tuyến đường giao thông trong đô thị cho phép, đúng hành trình và lịch trình theo yêu cầu của khách.
d) Khi dừng, đỗ đón, trả khách phải đúng địa điểm cho phép được dừng, đỗ trong đô thị.
4. Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng và theo tuyến du lịch
a) Thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 1 Điều này.
b) Xe chạy phải đúng tuyến đường giao thông trong đô thị cho phép xe vận tải hành khách thuộc chủng loại được lưu hành.
c) Xe phải dừng, đỗ đúng địa điểm được dừng, đỗ đối với xe vận tải hành khách trong đô thị và địa điểm đón, trả khách theo hợp đồng, theo tuyến du lịch trong đô thị quy định được đỗ, dừng đón, trả khách.
Điều 5. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trong đô thị
1. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô thông thường (trừ xe taxi tải)
a) Chấp hành quy định về vận chuyển hàng hóa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 72; Khoản 3 Điều 79 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008.
b) Xe chạy phải đúng tuyến đường giao thông trong đô thị cho phép xe vận tải hàng hóa thuộc chủng loại được lưu hành.
c) Đỗ, dừng để xếp dỡ hàng hóa phải đúng địa điểm quy định trong đô thị.
d) Rác thải do vận tải hàng hóa phải vứt bỏ đúng vị trí quy định trong đô thị.
2. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải
a) Thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này và quy định đối với lái xe tại Khoản 2 Điều 79 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008.
b) Xe chạy phải đúng tuyến đường giao thông trong đô thị cho phép, đúng hành trình và lịch trình theo yêu cầu của khách.
Điều 6. Hoạt động vận tải chất thải không nguy hại bằng xe ô tô trong đô thị
1. Xe chở chất thải không nguy hại trong đô thị phải bảo đảm yêu cầu đối với xe ô tô quy định tại Điều 3 Quy định này; Khoản 3, Khoản 4 Điều 79 Luật Giao thông đường bộ.
2. Thời gian hoạt động vận chuyển chất thải không nguy hại của ô tô chuyên dụng bắt đầu từ 22 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau liền kề.
Điều 7. Tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách bằng ô tô đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật
1. Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt trên các tuyến thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình mỗi xe ô tô phải dành ít nhất hai ghế ngồi (hoặc chỗ ngồi) thuận lợi nhất trong xe dành cho người khuyết tật và phải ghi rõ chỉ dẫn.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phải dành ít nhất 1/5 số phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động trên tuyến để đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật. Trường hợp tổ chức, cá nhân có số lượng phương tiện vận tải hành khách bằng ô tô tham gia hoạt động trên tuyến ít hơn số lượng theo tỷ lệ quy định này thì phải có ít nhất một ô tô vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật.
3. Các tuyến xe buýt hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình mà chưa đủ điều kiện thực hiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì được phép hoạt động đến hết ngày 30/6/2012, từ ngày 01/7/2012 trở đi phải thực hiện đúng quy định về số ghế, tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách bằng ô tô quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Đối với các tuyến xe buýt được mở sau ngày Quy định này có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải bố trí số ghế, tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Sở Giao thông Vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai tổ chức thực hiện Quy định này.
b) Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, chất thải không nguy hại chấp hành, thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
d) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình tổ chức thực hiện Quy định này ở địa phương.
2. Công an tỉnh
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã
a) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Quy định này.
b) Tổ chức và quản lý các điểm đỗ xe trong khu vực đô thị thuộc địa bàn quản lý.
c) Lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý; Riêng đối với các tuyến đường không thuộc thẩm quyền quản lý, khi lắp đặt phải có sự thống nhất của đơn vị quản lý đường bộ đó.
4. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, chất thải không nguy hại trên địa bàn tỉnh quán triệt triển khai đến cán bộ, nhân viên của mình để chấp hành và thực hiện đúng Quy định này.
Điều 9. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy định này được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
- 1Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 40/2012/QĐ-UBND về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 34/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Quyết định 43/2013/QĐ-UBND Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật tỉnh Hà Nam
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 4Thông tư 14/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 40/2012/QĐ-UBND về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 34/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 43/2013/QĐ-UBND Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật tỉnh Hà Nam
Quyết định 11/2011/QĐ-UBND về Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 11/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Văn Điến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực