Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2007/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 08 tháng 6 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số: 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số: 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư và xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số: 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính Phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số: 171/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông;
Căn cứ Quyết định số: 1766/2005/QĐ.UB ngày 28/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định phân cấp quản lý, đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định phân cấp quản lý công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày đăng trên công báo tỉnh và thay thế Quyết định số: 2315/QĐ-UBT ngày 30/11/1996 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt đề án phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đường thủy tỉnh Vĩnh Long. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông ( Bà ) Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở Ban Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo quyết định số: 11/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ).
1. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh thống nhất quản lý các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh .
2. UBND tỉnh phân cấp cho các cấp, ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân ( gọi tắt là tổ chức, cá nhân ) tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý công trình giao thông.
1. Quy định này nhằm phân cấp quản lý công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về quản lý đối với các quốc lộ, các sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Măng Thít trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động về quản lý, về đầu tư xây dựng công trình giao thông, tham gia giao thông và hoạt động có liên quan đều phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện quy định này.
Các từ ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Quản lý công trình giao thông: Là quản lý sau khi dự án, công trình giao thông được hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
2. Công trình giao thông: Bao gồm công trình đường bộ, công trình đường sông.
3. Công trình đường bộ: Bao gồm công trình đường; dải phân cách; nút giao thông; rào chắn; nơi dừng, đậu xe; cầu, công trình chống va trôi; hệ thống thoát nước mặt theo tuyến đường; tường chắn; kè (bảo vệ cầu, đường, cống); bến xe; trạm điều khiển giao thông; trạm kiểm tra tải trọng xe; trạm thu phí cầu đường; bến phà đường bộ...
4. Công trình đường sông: Bao gồm luồng chạy tàu thuyền; hành lang bảo vệ luồng; cảng; bến thuỷ nội địa.
5. Phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ (gọi tắt là phạm vi hành lang an toàn), bao gồm:
- Giới hạn phần đất dọc hai bên đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
- Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần trên không.
- Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước.
6. Hệ thống báo hiệu giao thông gồm: Cọc tiêu, trụ Km, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, biển báo hiệu, phao...
7. Bảo trì: Thực hiện duy tu sửa chữa thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác (đây là nhiệm vụ gắn liền với nhiệm vụ quản lý).
8. Quốc lộ (QL), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX): là những công trình đường bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong cả nước, khu vực, tỉnh, huyện, thị xã, xã.
9. Đường đô thị (ĐĐT), đường hẻm: Là công trình đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thị.
10. Đường chuyên dùng (ĐCD): là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân.
11. Mặt đường: Là phạm vi phương tiện lưu thông.
12. Điểm đen: Là vị trí nguy hiểm mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.
Điều 5. Nghiêm cấm các hành vi sau đây
1. Đặt chướng ngại vật trong phạm vi công trình giao thông gây ảnh hưởng giao thông, mất an toàn giao thông
2. Thả rong, chăn súc vật trong phạm vi công trình đường bộ; buộc súc vật, tàu thuyền vào công trình giao thông, hệ thống báo hiệu giao thông và các công trình phụ trợ khác.
3. Đào, khoan, xẻ đường và các hành vi khác trái phép.
4. Gây xói lở bờ sông, xói lở công trình đường bộ.
5. Các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông, an toàn giao thông.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
- Đường tỉnh, bến phà và phương tiện vượt sông trên đường tỉnh (không bao gồm các cống thủy lợi do chuyên ngành nông nghiệp quản lý).
- Mặt đường của 28 (hai mươi tám) đường đô thị ở thị xã Vĩnh Long.
- 25 (hai mươi lăm) công trình đường sông trong tỉnh.
- Bến xe Vĩnh Long, bến xe Bình Minh
- Hệ thống báo hiệu giao thông và các công trình phụ trợ khác (gắn liền với các công trình giao thông trên).
Điều 7. Giao cho UBND huyện, quản lý các công trình giao thông theo địa giới hành chính, gồm:
- Đường huyện, đường đô thị, đường xã, đường hẻm, các bến xe, bến phà và phương tiện vượt sông, các công trình giao thông khác thuộc phạm vi địa bàn huyện (trừ Quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải và đường tỉnh, đường đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải đã được quy định tại Điều 6 của quy định này và các cống thủy lợi do chuyên ngành nông nghiệp quản lý).
- Các công trình đường sông (trừ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải quản lý và công trình đường sông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải đã được quy định tại Điều 6 của quy định này).
- Hệ thống báo hiệu giao thông và các công trình phụ trợ khác (gắn liền với các công trình giao thông trên).
- Đường đô thị, đường xã (thuộc phạm vi quản lý), mặt đường của đường đô thị, mặt đường hẻm, các bến xe, các công trình giao thông khác thuộc phạm vi địa bàn thị xã (trừ Quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải và đường tỉnh, đường đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải đã được quy định tại Điều 6 của quy định này và các cống thủy lợi do chuyên ngành nông nghiệp quản lý).
- Hệ thống báo hiệu giao thông và các công trình phụ trợ khác (gắn liền với các công trình giao thông trên).
- Các công trình đường sông (trừ sông Tiền, sông Hậu, sông MăngThít thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải quản lý và công trình đường sông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải đã được quy định tại điều 6 của quy định này)...
Điều 9. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tự quản lý đường chuyên dùng, hệ thống báo hiệu giao thông và các công trình phụ trợ và các công trình giao thông khác do tổ chức, cá nhân tự đầu tư.
Điều 10. Các tổ chức chuyên ngành quản lý các công trình sau: Cây xanh, ống thoát nước, ống cấp nước, hệ thống điện, điện thoại và các công trình khác trong phạm vi công trình giao thông và hành lang an toàn.
Điều 11. Thực hiện nhiệm vụ quản lý
1. Theo phân cấp quản lý, tổ chức, cá nhân thực hiện:
a) Tổ chức bộ máy quản lý và bảo trì công trình giao thông trong đó có hạt quản lý công trình đường bộ, trạm quản lý công trình đường sông, đội duy tu sửa chữa thực hiện bảo trì công trình giao thông.
b) Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về quản lý, bảo trì công trình giao thông.
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng trong nhân dân hiểu và thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý, bảo trì công trình giao thông.
d) Khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng các công trình giao thông và có kế hoạch quản lý bảo trì cụ thể hàng năm bao gồm kế hoạch phòng và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
đ) Giải quyết các tồn đọng.
- Xử lý các điểm yếu, khuyết tật của công trình giao thông (vị trí thường bị lún sụt, sạt lở đối với công trình đường bộ; chướng ngại trong phạm vi luồng chạy tàu thuyền, hành lang bảo vệ luồng đối với công trình đường sông...), các trường hợp khác gây mất ổn định công trình giao thông, khả năng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân liên quan xác định vị trí, nguyên nhân và xử lý điểm đen theo quy định ban hành kèm theo quyết định số: 13/2005/QĐ-BGTVT ngày 2/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
e) Phối hợp với các ngành chức năng cân đối vốn thực hiện quản lý, bảo trì trung hạn và hàng năm.
2. Thực hiện các nhiệm vụ ở khoản 1, Điều 11, quy định này đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Công trình giao thông được ổn định, thông thoáng, đảm bảo giao thông và tăng cường an toàn giao thông.
b) Quản lý có hiệu lực, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm công trình giao thông, hệ thống báo hiệu giao thông và các công trình phụ trợ khác.
c) Quản lý có hiệu lực, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm và giải quyết các tồn đọng trong phạm vi hành lang (theo quy định của UBND tỉnh về quản lý phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ ; luồng chạy tàu thuyền, hành lang bảo vệ luồng và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh).
3. Chủ động phối hợp với tổ chức, cá nhân liên quan, giữa quản lý chuyên ngành với quản lý ở địa phương để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, không để chồng lấn, chồng chéo nhiệm vụ, trách nhiệm.
4. Thực hiện các hoạt động liên quan theo thẩm quyền như: Cấp giấy phép thi công, giấy lưu hành, công bố Cảng, giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa và những đề nghị chính đáng của tổ chức, công dân.
Điều 12. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt được xét khen thưởng, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 13. Sở Giao thông vận tải, UBND huyện, thị xã; các Ban ngành; đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan, tăng cường củng cố, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 14. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định này , trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ảnh về Sở Giao thông vận tải để Sở Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo giải quyết./.
ĐƯỜNG TỈNH DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ BAO GỒM ĐƯỜNG TỈNH ĐÃ CÓ VÀ ĐƯỜNG TỈNH THEO QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo quyết định số: 11/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh)
STT | ĐT | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | Ghi chú |
1 | 901 | UBND xã Tích Thiện | Km 25 + 250 ĐT 902 | 50 |
|
2 | 902 | Cầu Thiềng Đức (TXVL) | Km 32 + 950 ĐT 902 | 33 |
|
3 | 903 | Km 11 +320 QL 53 | Km 19 + 600 ĐT 902 | 15 | Riêng đoạn qua TT. Cái Nhum do UBND huyện Mang Thít quản lý |
4 | 904 | Km 13 + 550 QL 53 | Km 65 + 700 QL 54 | 26 |
|
5 | 905 | Km 2054 + 110 QL 1A | Km 13 + 100 ĐT 904 | 15 |
|
6 | 906 | Km 26 + 700 QL 53 | Km 83 + 700 QL 54 | 17 |
|
7 | 907 | Km 2 + 600 ĐT 909 | Km 71 + 000 QL 54 | 91 |
|
8 | 908 | Km 2049 + 200 QL 1A | Km 33 + 600 QL 54 | 29 |
|
9 | 909 | Km 8 + 500 ĐT 902 | Km 62 + 035 QL 54 | 39 |
|
CẦU TRÊN ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRONG THỊ XÃ VĨNH LONG DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo quyết định số: 11/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh)
STT | Tên cầu | Địa điểm | Chiều dài | Ghi chú |
1 | Phạm Thái Bường | Đường Phạm Thái Bường - Trưng Nữ Vương | 45 |
|
2 | Lộ | Đường 3/2 – Lê Thái Tổ | 40 |
|
3 | Lầu | Đường Trần Phú – 30/4 | 46 |
|
4 | Mậu Thân | Đường 2/9 | 26 |
|
5 | Cái Cá | Đường Tô Thị Huỳnh – Lưu Văn Liệt | 44 |
|
6 | Thiềng Đức | Đường 2/9 – 14/9 | 117 |
|
7 | Kè | Đường 8/3 | 30 |
|
8 | Cây Mít | Đường Nguyễn Chí Thanh | 6 |
|
9 | Đào | Đường Nguyễn Chí Thanh | 6 |
|
10 | Cái Sơn Bé | Đường 14/9 | 44 |
|
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRONG THỊ XÃ VĨNH LONG DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo quyết định số: 11/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh)
STT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Địa điểm | Chiều dài (m) | Ghi chú |
1 | Lê Thái Tổ | Đường Nguyễn Huệ | Cầu Lộ | P.2 | 680 |
|
2 | 3/2 | Cầu Lộ | Đường 1/5 | P.1 | 720 |
|
3 | Trưng Nữ Vương | Đường Tô Thị Huỳnh | Cầu Phạm Thái Bường | P.1 | 905 |
|
4 | Hưng Đạo Vương | Đường Phan Bội Châu | Đường 2/9 | P.1 | 900 |
|
5 | 2/9 | Cầu Thiềng Đức | Đường Mậu Thân | P.1, P.3 | 1015 |
|
6 | Mậu Thân | Đường 2/9 | Đường Phó Cơ Điều | P.3 | 1565 |
|
7 | Trần Phú | Cầu Lầu | Cầu Chợ Cua | P.4 | 2400 |
|
8 | Phạm Thái Bường | Cầu Phạm Thái Bường | Ngã Tư Đồng quê | P.4 | 2450 |
|
9 | 30/4 | Đường 1/5 | Cầu Lầu | P.1 | 520 |
|
10 | 1/5 | Đường Phan Bội Châu | Đường 30/4 | P.1 | 340 |
|
11 | Lê Văn Tám | Đường Tô Thị Huỳnh | Đường 19/8 | P.1 | 380 |
|
12 | Nguyễn Thị Út | Đường Hưng Đạo Vương | Trần Văn Ơn | P.1 | 310 |
|
13 | Nguyễn Du | Cầu Kinh Cụt | Đường 2/9 | P.1 | 420 |
|
14 | Lý Thường Kiệt | Đường Nguyễn Văn Trổi | Đường 2/9 | P.1 | 340 |
|
15 | Lưu Văn Liệt | Cầu Cái Cá | Đường Lê Thái Tổ | P.2 | 320 |
|
16 | Tô Thị Huỳnh | Đường Phan Bội Châu | Cầu Cái Cá | P.1 | 432 |
|
17 | Phan Bội Châu | Đường 1/5 | Đường Tô Thị Huỳnh | P.1 | 250 |
|
18 | 8/3 | Đường 14/9 | Cầu Long Thanh | P.5 | 2100 |
|
19 | Hoàng Thái Hiếu | Đường 1/5 | Lê Văn Tám | P.1 | 540 |
|
20 | NguyễnThị Minh Khai | Đường 30/4 | Đường Nguyễn Du | P.1 | 740 |
|
21 | 19/8 | Đường Lê Văn Tám | Đường Nguyễn T. Minh Khai | P.1 | 270 |
|
22 | Trần Văn Ơn | Đường Nguyễn Thị Út | Đường Nguyễn Văn Bé | P.1 | 300 |
|
23 | 14/9 | Ranh P.5 (TXVL) và xã Thanh Đức (Long Hồ ) | Cầu Thiềng Đức | P.5 | 2400 | Trùng với ĐT 902 |
24 | Lê Lai | Đường Tô Thị Huỳnh | Đường Hoàng Thái Hiếu | P.1 | 412 |
|
25 | Nguyễn Chí Thanh | Bờ sông Cổ Chiên | Đường 14/9 | P.5 | 640 |
|
26 | Võ Thị Sáu | Đường 3/2 | Đường Nguyễn T, Minh Khai | P.1 | 360 |
|
27 | Nguyễn Văn Nhã | Đường 1/5 | Đường Hưng Đạo Vương | P.1 | 230 |
|
28 | Hùng Vương | Nguyễn Công Trức | Đường 2/9 | P.1 | 765 |
|
CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SÔNG DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo quyết định số: 11/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh)
STT | Tên sông, kênh | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài ( km ) |
1 | Sông Mỹ Thuận | Giáp Đồng Tháp | Giáp sông Cái Vồn Nhỏ | 10,50 |
2 | Sông Cái Vồn Nhỏ | Giáp sông Mỹ Thuận | Giao sông Hậu | 14,55 |
3 | Sông Long Hồ | Giao sông Cổ Chiên | Giáp sông Cái Sao | 8,50 |
4 | Sông Cái Sao | Giáp sông Long Hồ | Giáp sông Cái Ngang | 5,90 |
5 | Sông Cái Ngang | Giáp sông Cái Sao | Giáp sông Ba Kè | 6,10 |
6 | Sông Ba Kè | Giáp sông Cái Ngang | Giao sông Mang Thit | 9,50 |
7 | Sông Cái Cá | Giao sông Cổ Chiên | Giáp sông Đội Hổ | 4,50 |
8 | Kênh Đội Hổ | Giáp sông Cái Cá | Giáp kênh Bu Kê | 3,55 |
9 | Kênh Bu Kê | Giáp kênh Đội Hổ | Giáp kênh Chà Và | 10,25 |
10 | Rạch Chà Và | Giáp kênh Bu Kê | Giáp kênh Chà Và | 2,80 |
11 | Kênh Chà Và | Giáp rạch Chà Và | Giáp sông Cái Vồn Lớn | 6,80 |
12 | Sông Cái Vồn Lớn | Giáp kênh Chà Và | Giao sông Hậu | 4,20 |
13 | Sông Vũng Liêm | Giao sông Cổ Chiên | Giáp sông Bưng Trường | 13,70 |
14 | Sông Bưng Trường | Giáp sông Vũng Liêm | Giáp sông Ngãi Chánh | 7,90 |
15 | Sông Ngãi Chánh | Giáp sông Bưng Trường | Giáp sông Trà Ngoa | 8,50 |
16 | Sông Trà Ngoa | Giáp sông Ngãi Chánh | Giáp sông Mang Thít | 14,50 |
17 | Sông Cái Cam | Giao sông Cổ Chiên | Giáp kênh Bu Kê | 9,65 |
18 | Sông Ba Càng | Giáp kênh Bu Kê | Giáp sông Cái Ngang | 16,00 |
19 | Sông Mương Lộ | Giao sông Tiền | Giao sông Cổ Chiên | 5,75 |
20 | Sông Hòa Tịnh | Giáp sông Long Hồ | Giáp sông Bình Hòa | 1,70 |
21 | Sông Bình Hòa | Giáp sông Hòa Tịnh | Giáp sông Thiên Long | 3,10 |
22 | Sông Thiên Long | Giáp sông Bình Hòa | Giáp rạch Thầy Bao | 3,00 |
23 | Rạch Thầy Bao | Giáp sông Thiên Long | Giáp rạch Cái Mới | 1,40 |
24 | Rạch Cái Mới | Giáp rạch Thầy Bao | Gáip sông Cái Nhum | 2,60 |
25 | Sông Cái Nhum | Giáp rạch Cái Mới | Giáp sông Mang Thít | 4,50 |
- 1Quyết định 2289 QĐ/CT-UBBT năm 2003 về phân cấp quản lý, quy định tải trọng tối đa cho phép và quy định hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ do tỉnh Bình Thuận quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 926/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành từ năm 1976 đến ngày 30/6/2007 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 3Nghị định 171/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Quyết định 13/2005/QĐ-BGTVT về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 1766/2005/QĐ-UB ban hành Quy định phân cấp quản lý, đầu tư, xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 9Quyết định 2289 QĐ/CT-UBBT năm 2003 về phân cấp quản lý, quy định tải trọng tối đa cho phép và quy định hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ do tỉnh Bình Thuận quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý công trình giao thông trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 11/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/06/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trương Văn Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra