Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2001- 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 và số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-UB ngày 21/08/1999 về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch dự án quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010;
Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng tư vấn nghiệm thu dự án quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010;
Xét tờ trình số 723/TTr-SCN ngày 18/12/2000 của Sở Công nghiệp Hà Nội về việc xin phê duyệt dự án quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tại tờ trình số 258/TTr-KH&ĐT ngày 28/12/2000,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010 theo nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
- Tận dụng tiềm năng thế mạnh vốn có làm cơ sở để phát triển sản xuất cả về số lượng, chất lượng chủng loại, đúng định hướng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng dần khả năng cạnh tranh với các nước.
- Giúp cho công tác quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội theo đúng định hướng và đi vào nề nếp.
- Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước định ra những chính sách, những giải pháp vĩ mô về phát triển công nghiệp Hà Nội.
- Giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quyết định đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghiệp.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020:
A. QUAN ĐIỂM:
- Phát triển nhanh, giữ vị trí, vai trò hàng đầu của vùng Bắc Bộ và cả nước.
- Phát triển lâu bền, chú trọng bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghiệp có hiệu quả.
- Xây dựng, phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường, có sức cạnh tranh cao.
B. MỤC TIÊU:
- Tốc độ tăng bình quân hàng năm của GDP công nghiệp cả thời kỳ 2001 - 2010 khoảng 12 - 14%/năm, trong đó thời kỳ 2001 - 2005 khoảng 12 - 13% và thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 13 - 14%.
- Cả thời kỳ 2001 - 2010 ngành công nghiệp đóng góp khoảng 38 - 40% vào tăng trưởng cung của nền kinh tế.
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cả thời kỳ 2001 - 2010 của sản phẩm công nghiệp khoảng 20%/năm, đạt khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
- Thời kỳ 2001 - 2010 thu hút thêm khoảng 160.000 - 170.000 lao động, chiếm khoảng 30% số lao động thu hút thêm vào nền kinh tế quốc dân của thành phố.
- Năng suất lao động công nghiệp (tính theo GDP) năm 2010 đạt gấp 2,5 lần so với hiện nay.
- Về môi trường : Bảo vệ môi trường không khí, môi trường nước, môi trường do chất rắn của công nghiệp gây ra.
III. CƠ CẤU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP:
A. CƠ CẤU:
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp Hà Nội theo 3 khối phân ngành gồm:
+ Công nghiệp khai thác: năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 2,5%: năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 1,8%.
+ Công nghiệp chế biến: năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 87,6%; năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 88,1%.
+ Công nghiệp điện, nước, ga: năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 9,9%; năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 10,1%.
+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp Hà Nội theo nhóm ngành chủ lực (gồm Điện - Điện tử-tin học; Cơ kim khí; Dệt-may; Da-giầy; Chế biến thực phẩm; Vật liệu mới) năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 62,5%/GDP công nghiệp; năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 73,9%/GDP công nghiệp.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp Hà Nội theo các thầnh phần kinh tế:
+ Khu vực kinh tế trong nước: năm 2005 chiếm tỷ trọng 65%; năm 2010 chiểm tỷ trọng 62%.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài : năm 2005 chiếm tỷ trọng 35%; năm 2010 chiếm tỷ trọng 38%.
B. ĐỊNH HƯỚNG:
+ Phương hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội theo nhóm ngành then chốt:
1. Nhóm ngành điện - điện tử - tin học:
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm 2001 - 2005 là 20%; năm 2006 - 2010 là 25%.
- Tỷ lệ đóng góp vào giá trị công nghiệp năm 2001 - 2005 là 14,8%; năm 2006 - 2010 là 22,9%.
- Tỷ lệ thu hút lao động so với tổng số lao động công nghiệp năm 2001 -2005 là 12%; năm 2006 - 2010 là 14%.
2. Nhóm ngành cơ - kim khí:
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm 2001 - 2005 là 13,9%; năm 2006 - 2010 là 15,7%.
- Tỷ lệ đóng góp vào giá trị công nghiệp năm 2001 - 2005 là 20,8%; năm 2006 - 2010 là 21,8%.
- Tỷ lệ thu hút lao động so với tổng số lao động công nghiệp năm 2001 -2005 là 28%; năm 2006 - 2010 là 30%.
3. Nhóm ngành dệt - may, da - giầy:
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm 2001 - 2005 là 14%; năm 2006 - 2010 là 15%.
- Tỷ lệ đóng góp vào giá trị công nghiệp năm 2001 - 2005 là 11%; năm 2006 - 2010 là 11,3%.
- Tỷ lệ thu hút lao động so với tổng số lao động công nghiệp năm 2001 -2005 là 32%; năm 2006 - 2010 là 35%.
4. Nhóm ngành chế biến lương thực - thực phẩm:
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm 2001 - 2005 là 15%; năm 2006 - 2010 là 16%.
- Tỷ lệ đóng góp vào giá trị công nghiệp năm 2001 - 2005 là 14,3%; năm 2006 - 2010 là 15,2%.
- Tỷ lệ thu hút lao động so với tổng số lao động công nghiệp năm 2001 -2005 là 13%; năm 2006 - 2010 là 15%
5. Ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu cao cấp, vật liệu mới:
- Sản phẩm công nghiệp vật liệu xây dựng của Hà Nội không những phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ mà còn phcụvụ cho các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu.
- Cần chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại vật liệu mới, các loại vật liệu cao cấp, các loại vật liệu được chế tạo từ nguyên liệu tổng hợp. Đồng thời tập trung vào sản xuất một số loại vật liệu xây dựng như phát triển các loại tấm lợp, vách ngăn, vật liệu trang trí trần, sàn nhà, sản xuất các loại vật liệu xây dựng có lợi thế về lao động và khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại, chất lượng cao.
- Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần hợp tác chặt chẽ với các Viện nghiên cứu, các trường đại học để nghiên cứu các loại vật liệu mới.
+ Phương hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội theo lãnh thổ:
1. Khu công nghiệp tập trung hiện có gồm:
- Khu công nghiệp Minh Khai - Vĩnh Tuy
- Khu công nghiệp Trương Định - Đuôi Cá
- Khu công nghiệp Văn Điển - Pháp Vân
- Khu công nghiệp Thượng Đình
- Khu công nghiệp Đông Anh
- Khu công nghiệp Cầu Diễn - Mai Dịch
- Khu công nghiệp Gia Lâm - Yên Viên
- Khu công nghiệp Chèm
- Khu công nghiệp Cầu Bươu.
Phương hướng chính phát triển các khu vực tập trung công nghiệp hiện có là:
* Công nghiệp sạch, không ô nhiễm
* Giải quyết nhiều việc làm.
* Công nghệ cao.
* Giá trị cao.
* Xây dựng phải tăng chiều cao không mở rộng diện tích.
2. Khu công nghiệp tập trung mới xây dựng gồm:
- Khu công nghiệp Bắc Thăng Long: Quy mô khoảng 426 ha; Loại hình công nghiệp ưu tiên thu hút vào khu công nghiệp là công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao.
- Khu công nghiệp Nam Thăng Long: Quy mô khoảng 260 ha; Loại hình công nghiệp ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, công nghiệp sạch, ít ô nhiễm.
- Khu công nghiệp Đông Anh: Quy mô khoảng 155 ha; Loại hình công nghiệp ưu tiên thu hút là công nghiệp cơ khí chế tạo máy, ô tô, xe máy, điện tử - Cơ khí lắp ráp - Chế biến kim loại - Trung tâm đúc - Vật liệu xây dựng - công nghiệp in - Văn hoá phẩm - Chế biến lương thực thực phẩm - Tiếp nhận các đơn vị sản xuất được di chuyển từ nội thành ra.
- Khu công nghiệp Gia lâm: Quy mô khoảng 752 ha; Loại hình công nghiệp ưu tiên thu hút là những ngành công nghiệp đầu tư trực tiếp với nước ngoài và liên doanh.
- Khu công nghiệp Sóc Sơn: Quy mô khoảng 900 - 1000 ha; Loại hình công nghiệp ưu tiên thu hút là các sản phẩm điện tử; các sản phẩm của máy vi tính; Các loại điện thoại; máy trả lời; Lắp ráp máy tính; Các thiết bị nghe nhìn; Phụ tùng và linh kiện; sản phẩm quang học; Đồ chơi; Đồng hồ.
+ Phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ: Hiện nay một số dự án các khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các Huyện ngoại thành đã và đang được triển khai. Quy mô của mỗi khu khoảng 20 - 25 ha.
Điều 2: Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Công nghiệp Hà Nội căn cứ nội dung dự án được nghiệm thu và phê duyệt để quản lý, lập kế hoạch cụ thể các chương trình phát triển các nhóm ngành, duy trì điều tra cơ bản về phát triển công nghiệp của thành phố Hà Nội, tiến hành bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện; Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính vật giá, Xây dựng, Địa chính nhà đất; Kiến trúc sư trưởng thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| T/M. UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 4Quyết định 50/2008/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
Quyết định 108/QĐ-UB năm 2001 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội, giai đoạn 2001- 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 108/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/01/2001
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra