- 1Luật năng lượng nguyên tử 2008
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 41/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phạm vi quy hoạch: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
2. Quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch:
- Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử phù hợp với năng lực, trình độ, điều kiện phát triển của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội;
- Quy hoạch được lập theo hướng tổng thể, tích hợp các hợp phần, bảo đảm tính thống nhất, liên kết có hệ thống giữa các đối tượng của quy hoạch; theo hướng phát triển bền vững, hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội - môi trường với phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và phát triển nguồn nhân lực;
- Bảo đảm tính linh hoạt, liên ngành, đi trước một bước về phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chuyên gia gắn với công nghiệp hóa, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn, an ninh, hợp tác và hội nhập quốc tế.
b) Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, tính dự báo, tiết kiệm, tính khách quan, công khai, minh bạch, khả thi trong triển khai, đáp ứng các nhu cầu phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - xã hội;
- Xây dựng các phương án, định hướng phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử phù hợp với khả năng thực tế và nguồn lực của quốc gia; xu thế phát triển và vận động của bối cảnh trong và ngoài nước;
- Bảo đảm tính thị trường, tính mở trong việc huy động các yếu tố, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như trong xây dựng định hướng, tổ chức không gian phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực.
c) Mục tiêu lập quy hoạch:
- Tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước, khắc phục những thiếu sót, bất cập và hạn chế trong hoạt động quy hoạch thời kỳ trước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
- Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong từng ngành, lĩnh vực;
- Đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực.
3. Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch
a) Quan điểm phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
b) Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung đến năm 2030, tầm nhìn 2050:
- Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân;
- Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng hạt nhân; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, xử lý chất thải phóng xạ;
- Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực: y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác.
c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực: y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế-kỹ thuật khác.
d) Định hướng phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo:
- Phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân, các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ, công nghệ hạt nhân trong các ngành, lĩnh vực liên quan;
- Phát triển các cơ sở đào tạo chuyên ngành;
- Phát triển các cơ sở ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực: y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế-kỹ thuật khác;
- Phát triển mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia;
- Phát triển các cơ sở xử lý chất thải phóng xạ, các cơ sở lưu giữ tập trung nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
đ) Danh mục chương trình, dự án quan trọng, ưu tiên:
Xây dựng tiêu chí, luận chứng và xác định danh mục chương trình, dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực cho phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên và phương án phân kỳ đầu tư.
e) Giải pháp, nguồn lực thực hiện:
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách;
- Phát triển nguồn nhân lực;
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
- Bảo đảm an toàn, an ninh;
- Nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng;
- Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế;
- Đầu tư, tài chính và huy động vốn;
- Tổ chức thực hiện quy hoạch.
4. Nội dung chính của các hợp phần quy hoạch
a) Xây dựng 05 hợp phần quy hoạch để tích hợp vào Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm:
- Hợp phần phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lập;
- Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành y tế do Bộ Y tế tổ chức lập;
- Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập;
- Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập;
- Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành công nghiệp do Bộ Công Thương tổ chức lập.
b) Nội dung chính của các hợp phần quy hoạch, bao gồm: quan điểm, mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung, mục tiêu cụ thể; định hướng phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo; danh mục chương trình, dự án quan trọng, ưu tiên; giải pháp, nguồn lực thực hiện. Các hợp phần quy hoạch được lập phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp lập quy hoạch, yêu cầu về rà soát, đánh giá quy hoạch thời kỳ trước, dự báo triển vọng, nhu cầu phát triển và nguồn nhân lực trong thời kỳ quy hoạch.
a) Các phương pháp lập quy hoạch chủ yếu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, kiểm tra thực tế; thu thập, phân loại, thống kê, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích, đánh giá tác động của ứng dụng năng lượng nguyên tử trong từng ngành, lĩnh vực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước;
- Phương pháp phân tích hệ thống; nguyên nhân và kết quả; chi phí - lợi ích; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT);
- Phương pháp dự báo, xây dựng luận cứ và kịch bản/phương án phát triển; phương pháp mô hình hóa, tối ưu hóa;
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, tích hợp quy hoạch trên cơ sở luận cứ và phương án quy hoạch phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo cho từng ngành, lĩnh vực.
b) Quy trình tích hợp quy hoạch:
Việc tích hợp quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình tích hợp quy hoạch được thực hiện theo Nghị định 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và pháp luật về quy hoạch có liên quan, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của quy hoạch, không chồng chéo, mâu thuẫn.
6. Yêu cầu về rà soát, đánh giá quy hoạch thời kỳ trước
a) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan đến quy hoạch.
b) Phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước:
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của các quy hoạch và các đề án, kế hoạch thực hiện quy hoạch; làm rõ các kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong quy hoạch thời kỳ mới;
- Phân tích, đánh giá định tính và định lượng về thực trạng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và phân bố không gian của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở ứng dụng và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong mối quan hệ với các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.
c) Tổng hợp đánh giá hiện trạng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử:
- Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trên các lĩnh vực cơ chế chính sách, quản lý, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, nghiên cứu - triển khai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh, hợp tác quốc tế, đầu tư nguồn lực;
- Đánh giá sự liên kết, phối hợp giữa các ngành, các địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; công tác theo dõi, đánh giá thực hiện quy hoạch;
- Tổng hợp thành tựu, kết quả chủ yếu đã đạt được trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, so sánh với khu vực và quốc tế; chỉ ra hạn chế, khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra trong quy hoạch thời kỳ mới.
7. Yêu cầu về dự báo triển vọng, nhu cầu phát triển và nguồn nhân lực trong thời kỳ quy hoạch
a) Nội dung dự báo:
- Dự báo triển vọng, nhu cầu phát triển và nguồn nhân lực về năng lượng hạt nhân; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ;
- Dự báo triển vọng, nhu cầu phát triển và nguồn nhân lực về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân; phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác.
b) Yêu cầu dự báo:
- Rà soát các nội dung, số liệu có liên quan; Dự báo, đánh giá các tác động từ các chủ trương, định hướng phát triển, các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, xu thế phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu trong thời kỳ quy hoạch;
- Nhận định các xu thế phát triển lớn trên thế giới có ảnh hưởng đến phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam, bao gồm xu thế phát triển khoa học và công nghệ hạt nhân, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Phân tích, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, tỉnh, vùng, quốc tế và khu vực, những cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan, điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên để xác định các xu thế có ảnh hưởng hay tác động trực tiếp đến quy hoạch;
- Đánh giá liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực đối với quốc gia, vùng, địa phương, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm;
- Xác định luận cứ và xây dựng kịch bản/phương án phát triển, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia cho phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực.
9. Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch
a) Thành phần sản phẩm quy hoạch:
Thành phần sản phẩm quy hoạch, các hợp phần quy hoạch đáp ứng quy định tại Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, cơ sở dữ liệu quy hoạch và các hợp phần quy hoạch được lưu trong đĩa CD.
b) Số lượng, tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch, hợp phần quy hoạch:
- Số lượng: 05 bộ bản in và đĩa CD lưu toàn bộ nội dung quy hoạch;
- Tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch: Phần hồ sơ văn bản được in và thể hiện trên giấy khổ A4. Các sơ đồ, bản đồ quy hoạch (nếu có) được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định.
10. Chi phí lập quy hoạch
a) Chi phí lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
b) Căn cứ nhiệm vụ lập quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các bộ, cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập quy hoạch theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai tổ chức lập quy hoạch theo Nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình lập quy hoạch, tùy theo yêu cầu cần nghiên cứu chuyên sâu, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để phục vụ cho công tác lập quy hoạch.
b) Phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Các bộ, cơ quan được giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định hợp phần quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp để tích hợp vào Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan được giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch trong quá trình lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Thông tư 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1594/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về năng lượng nguyên tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- 4Thông tư 02/2022/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Công văn 9133/VPCP-KGVX năm 2023 về tình hình thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật năng lượng nguyên tử 2008
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Thông tư 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Quyết định 1594/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về năng lượng nguyên tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Nghị định 41/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- 10Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- 11Thông tư 02/2022/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Công văn 9133/VPCP-KGVX năm 2023 về tình hình thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 108/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 108/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/01/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực