- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Chính phủ ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Thủ trưởng các đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, phối hợp thực hiện Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM CỦA BỘ TƯ PHÁP NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tư pháp)
I. Mục đích
1. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP); cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ Nhân dân, hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành (lĩnh vực trọng tâm, liên ngành) và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp) để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
II. Yêu cầu
1. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
3. Bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân khác trong công tác theo dõi tình hình thi hành, pháp luật.
I. Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó tập trung theo dõi tình hình thi hành các quy định của pháp luật về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc tiếp cận, khai thác các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đất đai và lao động (sau đây gọi là hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp).
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khỏi nghiệp
a) Nội dung hoạt động: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các Bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
b) Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương.
c) Cơ quan thực hiện: Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Thời gian thực hiện: Tháng 01/2017.
đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành, địa phương.
2.2. Xây dựng và ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức rà soát, tổng hợp, xây dựng Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
b) Sản phẩm đầu ra: Ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đất đai và lao động của doanh nghiệp khởi nghiệp.
c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Tháng 3/2017.
đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
2.3. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
a) Nội dung hoạt động
- Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
b) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý hoặc Văn bản kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
d) Thời gian thực hiện: Cả năm 2017.
đ) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
2.4. Kiểm tra liên ngành tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch này và kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
b) Phạm vi kiểm tra:
- Kiểm tra tình hình chung về thi hành pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại một số UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể (kiểm tra chuyên đề) tại một số Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Sản phẩm đầu ra: Thông báo Kết luận kiểm tra.
d) Đoàn kiểm tra liên ngành do Lãnh đạo Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, thành viên là đại diện cấp Vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các Bộ, ngành địa phương khác (trong trường hợp cần thiết).
đ) Địa điểm kiểm tra liên ngành:
- Đối với các địa phương: Dự kiến kiểm tra tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Cà Mau hoặc một số địa phương khác (nếu thấy cần thiết).
- Đối với các Bộ, ngành: Dự kiến kiểm tra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp), Bộ Công thương (hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại), Bộ Thông tin và Truyền thông (hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thông tin - truyền thông), Bộ Xây dựng (hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực xây dựng).
Việc kiểm tra đột xuất sẽ được tiến hành theo thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định căn cứ vào vụ việc cụ thể.
e) Thời gian kiểm tra: Quý III/2017.
f) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
2.5. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
b) Sản phẩm đầu ra: Phiếu điều tra, khảo sát; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát và xử lý kết quả điều tra, khảo sát.
c) Cơ quan điều tra, khảo sát: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
d) Đối tượng điều tra, khảo sát: Cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
đ) Địa điểm: Dự kiến tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Cà Mau hoặc một số địa phương khác (nếu thấy cần thiết).
e) Thời gian điều tra, khảo sát: Quý III/2017.
f) Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
II. Đối với lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp
1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hồ sơ, thủ tục công chứng và đăng ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cụ thể như sau:
1.1. Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Cục QLXLVPHC&TDTHPL) và các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
1.2. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động:
- Thu thập thông tin từ văn bản, báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật.
- Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung cấp.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý, trong đó xác định rõ thời gian, đối tượng và địa điểm kiểm tra.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra và các văn bản cần thiết khác trong phạm vi thẩm quyền.
2.3. Hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát.
2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Nội dung hoạt động
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, kịp thời xử lý hạn chế, bất cập, vướng mắc đối với lĩnh vực được giao quản lý được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
- Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong 02 lĩnh vực được nêu tại Kế hoạch này sau khi có sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.
b) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị khác có liên quan.
d) Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
I. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
1.1. Bám sát Kế hoạch này để kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành mình;
1.2. Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật;
1.3. Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước;
1.4. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong Báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017 của Bộ, ngành, cơ quan mình; gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/11/2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngoài trách nhiệm nêu trên và trách nhiệm tham gia hoạt động liên ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cụ thể như sau:
2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hệ thống ngành ngân hàng về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về vốn;
2.2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hệ thống cơ quan khoa học và công nghệ về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về khoa học kỹ thuật;
2.3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về đất đai;
2.4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hệ thống cơ quan lao động - thương binh và xã hội về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về lao động.
II. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
1. Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn quản lý;
2. Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành khác có liên quan phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch sau khi được ban hành;
3. Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
4. Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước;
5. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong Báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017 của địa phương mình; gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/11/2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
III. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
1. Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có trách nhiệm sau đây:
1.1. Chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ban hành kế hoạch chi tiết về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp trong tháng 01/2017;
1.2. Chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt;
1.3. Xây dựng Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực được giao quản lý nhà nước, gửi Cục QLXLVPHC&TDTHPL trước ngày 15/11/2017 để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tìm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế phục vụ hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4. Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL thường xuyên đưa tin, bài về công tác theo dõi thi hành pháp luật, trong đó đặc biệt là lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
5. Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và thường xuyên báo cáo việc thực hiện Kế hoạch này./.
- 1Quyết định 486/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2016
- 2Quyết định 1126/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 289/QĐ-BTTTT Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
- 4Công văn 1972/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL hướng dẫn thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3Quyết định 486/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2016
- 4Quyết định 1126/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 289/QĐ-BTTTT Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
- 7Công văn 1972/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL hướng dẫn thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 108/QĐ-BTP kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017
- Số hiệu: 108/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực