Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1071/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 25 tháng 4 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KHUNG ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THEO NHÓM NGHỀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính tại Văn bản liên Sở số 458/LS-LĐTBXH-TC ngày 04/4/2011 về việc đề nghị phê duyệt khung định mức theo nhóm nghề đào tạo để dạy nghề cho lao động nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành khung định mức kinh phí theo nhóm nghề để thực hiện Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai như sau:
1. Nhóm nghề có định mức tối đa 02 triệu đồng/khóa (03 tháng)/người, trường hợp tính theo tháng thì định mức tối đa 650.000 đồng/tháng/người.
- Máy tính.
- Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng.
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.
- Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường.
- Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống.
- Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da.
- Sản xuất, chế biến khác (đan lát, thủ công mỹ nghệ…).
- Lâm nghiệp.
- Dịch vụ y tế.
- Dịch vụ du lịch.
- Khách sạn, nhà hàng.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông.
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
2. Các nhóm nghề có định mức tối đa 1,8 triệu đồng/khóa (03 tháng)/người, trường hợp tính theo tháng thì định mức tối đa 600.000đồng/tháng/người.
- Nông nghiệp.
- Thủy sản.
- Dịch vụ thẩm mỹ.
3. Các nhóm nghề có định mức tối đa 1,5 triệu đồng/khóa (03 tháng)/người, trường hợp tính theo tháng thì định mức tối đa 500.000 đồng/tháng/người.
- Công nghệ thông tin.
- Dịch vụ xã hội, chăm sóc gia đình.
- Bảo vệ, vệ sỹ.
4. Định mức nhóm nghề đặc thù.
Các nghề đặc thù thuộc nhóm nghề khai thác vận tải do Bộ Giao thông Vận tải hoặc các Bộ, ngành khác quy định về học phí cao hơn, như nghề lái xe chuyên dụng (lái xe ôtô hạng B, C, D, E…) Thì đối tượng lao động nông thôn được hỗ trợ như sau:
- Đối tượng 01: Thuộc diện chính sách của đề án dạy nghề cho lao động nông thôn được hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/khóa học, phần chênh lệch do người học đóng học phí đào tạo.
- Đối tượng 03: Thuộc diện lao động nông thôn khác của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn được hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/khóa học (trừ các phường thuộc TP. Biên Hòa và thị xã Long Khánh), phần chênh lệch do người học đóng học phí đào tạo.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai (Thường trực Ban Chỉ đạo đề án cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị dạy nghề xây dựng định mức chi phí đào tạo từng nghề cụ thể và điều chỉnh chương trình sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo kỹ năng tay nghề cho đối tượng lao động nông thôn trong quá trình học nghề để sau khi hoàn thành khóa học, tự tạo việc làm tại chỗ hoặc chuyển đổi việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Điều 3. Trong quá trình đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các nghề phát sinh không thuộc các nhóm nghề nêu trên, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo đề án cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định và ban hành để tổ chức thực hiện.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Kế hoạch - Đầu tư; Giáo dục - Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Giám đốc các Trung tâm dạy nghề; các đơn vị khác có đăng ký hoạt động dạy nghề; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 2577/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Quyết định 1071/QĐ-UBND năm 2011 về khung định mức kinh phí theo nhóm nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 1071/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/04/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Huỳnh Thị Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra