BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1068/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản nhà nước và trưng mua, trưng dụng tài sản; thực hiện quản lý về tài chính đối với đất đai và tài nguyên quốc gia; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng; tài sản được xác lập sở hữu nhà nước; trực tiếp quản lý một số loại tài sản nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cục Quản lý công sản có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các dự án, dự thảo văn bản quy phạm về quản lý tài sản nhà nước thuộc chức năng của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật; định hướng chiến lược về quản lý tài sản nhà nước trong phạm vi cả nước.
2. Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài chính quốc gia, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực khác có liên quan.
3. Trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; máy móc phương tiện vận tải; trang thiết bị làm việc và các tài sản khác):
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện xây dựng và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng, tài sản đặc thù thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương.
c) Chủ trì nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập; thẩm định phương án khai thác, sử dụng tài sản nhà nước, phương án giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp của các Bộ, ngành.
d) Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, chuyển đổi sở hữu đối với tài sản nhà nước theo phân cấp của Chính phủ; thực hiện xử lý tài sản nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
đ) Tham gia ý kiến về tiêu chuẩn, định mức trong quá trình xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, mua sắm tài sản nhà nước.
e) Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang quản lý và sử dụng tài sản nhà nước báo cáo, cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết về tài sản nhà nước phục vụ nhiệm vụ của Cục; hướng dẫn, giải thích chính sách, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trong lĩnh vực quản lý, xử lý tài sản của các Ban Quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA):
a) Chủ trì xây dựng chế độ quản lý, sử dụng tài sản của các Ban Quản lý dự án;
b) Tham gia với các Bộ, cơ quan Trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc;
c) Tiếp nhận, bảo quản, xử lý bán, cho thuê, điều chuyển theo Quyết định của cấp có thẩm quyền đối với tài sản của các Ban Quản lý dự án bị thu hồi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sử dụng:
a) Chủ trì xây dựng chế độ quản lý đối với tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng;
b) Tiếp nhận, bảo quản, xây dựng phương án xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản;
c) Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Trong lĩnh vực quản lý tài sản đã được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước:
a) Chủ trì xây dựng chế độ quản lý, sử dụng tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước;
b) Trình cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;
c) Tổ chức quản lý, lưu giữ, bảo quản tài sản; xây dựng phương án xử lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức xử lý tài sản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7. Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về mua sắm tài sản nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo quy định và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chế độ quản lý tài chính trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.
9. Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
10. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chế độ quản lý tài chính đối với khoáng sản, tài nguyên khác.
11. Quản lý quỹ tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản nhà nước theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
12. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục; kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nước.
13. Tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; thực hiện công tác thống kê, phân tích dự báo về tài sản nhà nước.
14. Xây dựng, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
15. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án, chương trình hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xây dựng chính sách trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
16. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
17. Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
a) Bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục Quản lý công sản:
1. Văn phòng Cục.
2. Phòng Tài sản hành chính, sự nghiệp.
3. Phòng Tài nguyên, đất.
4. Phòng Tài sản kết cấu hạ tầng.
5. Phòng Tài sản xác lập sở hữu nhà nước.
b) Đơn vị sự nghiệp:
Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản.
Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng và các Phòng do Cục trưởng Cục quản lý công sản quy định.
Cục Quản lý công sản làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cục Quản lý công sản được bố trí kế toán trưởng tại các đơn vị dự toán theo quy định hiện hành của pháp luật và của Bộ Tài chính.
Biên chế của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Cục Quản lý công sản có Cục trưởng và một số Phó cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ, công chức, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 668/QĐ-BTC ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản.
Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 412/1997/TC-QĐ-TCCB về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 668/QĐ-BTC năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 162/2003/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 2389/QĐ-BTC năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 668/QĐ-BTC năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2389/QĐ-BTC năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 412/1997/TC-QĐ-TCCB về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 162/2003/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Quyết định 1212/QĐ-BTC năm 2014 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản thuộc Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2014 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 1068/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đinh Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2014
- Ngày hết hiệu lực: 20/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực