- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Thông tư liên tịch 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân các cấp quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ cùng ban hành
- 3Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- 4Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 7Thông tư liên tịch 26/2007/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM sửa đổi Thông tư liên tịch 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM về chính sách đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến do Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1064/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 23 tháng 4 năm 2008 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số: 26/2005/PLUBTVQH ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội;
Căn cứ Nghị định số: 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính Phủ hướng dẫn một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số: 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 9/6/2004 của Bộ Lao động-TBXH và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp quản lý Nhà nước về Lao động TBXH ở địa phương;.
Căn cứ Thông tư số: 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động -thương binh và xã hội hướng dẫn về hồ sơ lập hồ sơ thực hiện chế độ người có công với cách mạng; Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ ưu đãi người có công; Thông tư Liên tịch số 26/2007/TTLT-BLĐTBXH- TƯĐTNCSHCM ngày 21/11/2007của Bộ LĐTBXH, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bổ sung sửa đổi một số quy định tại Thông tư Liên tịch số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM ngày 9/6/2003 2007 của Bộ LĐTBXH, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-TB&XH tại Tờ tình số: 2455/SLĐTBXH ngày 13/12/2007 về việc phân công, phân cấp quản lý thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý thực hiện chính sách, chế độ đối với Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bói bỏ.
Điều 3. Ông Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch UBND Huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1064 /QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Quy định này phân cấp trách nhiệm, quyền hạn của Sở Lao- thương binh và xã hội, Uỷ ban nhân dân các Huyện, Thị xã, Thành phố và cơ quan, đơn vị trong việc quản lý thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người có công với cách mạng;
Điều 2. Phân cấp thực hiện chế độ ưu đãi người có công bảo đảm nguyên tắc sau:
-Thực hiện chính sách ưu đãi kịp thời;
- Công khai dân chủ;
- Đúng đối tượng, đúng chế độ;
- Thủ tục đơn giản, thuận lợi;
- Trách nhiệm của các ngành, các cấp cụ thể rõ ràng nhằm thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn.
Điều 3. Nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân lợi dụng chính sách của Nhà nước lập hồ sơ giả mạo hoặc khai man hồ sơ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG.
Điều 4. Nội dung phân cấp quản lý thực hiện chính sách ưu đãi Người có công tập trung vào các chế độ sau đây:
1. Chế độ trợ cấp 1 lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; Bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế được Nhà nước tặng huân chương, huy chương kháng chiến; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, TNXP hoàn thành nhiệm vụ ( có các giấy tờ chứng nhận theo quy định) .
2. Chế độ mai táng phí, trợ cấp 1 lần đối với người có công hoặc thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần;
3. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm 1945; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật, bệnh tật từ 61% trở lên từ trần;
4. Các chế độ ưu đãi khác như: Chế độ trợ cấp ưu đãi giáo dục- Đào tạo, chế độ trợ giúp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, Chế độ Bảo hiểm y tế, chế độ điều dưỡng hàng năm đối với người có công với cách mạng;
5. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ người có công tại cấp Huyện, thị xã, thành phố;
Điều 5. Sở Lao động- Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm.
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người hy sinh do các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban, Ngành, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tỉnh quản lý trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh đề nghị Bộ Lao động-TBXH trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công’’ cho liệt sỹ.
2. Tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận theo quy định tại Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội;
Ra quyết định thực hiện chế độ theo quy định gồm hồ sơ các đối tượng sau đây:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945
- Liệt sỹ và thân nhân của liệt sỹ
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Người có công giúp đỡ cách mạng
3. Tiếp nhận kiểm tra, thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ các đối tượng sau đây:
- Người hưởng chính sách như thương binh.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
4. Quyết định trợ cấp theo quy định, chuyển 01 bộ hồ sơ hoặc 01 bản trích lục hồ sơ của đối tượng cho UBND Huyện, Thị xã, Thành phố (Phòng Nội vụ-Lao động thương binh và xã hội) quản lý, lập dự toán kinh phí và thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng.
5. Cấp lại giấy chứng nhận thương binh; giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; giấy chứng nhận bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ theo đề nghị của Uỷ Ban nhân dân Huyện, thị xã, thành phố;
6. Kiểm tra hồ sơ lập danh sách, viết Bằng “Tổ quốc ghi công’’ kèm tờ trình báo cáo Bộ Lao động-TBXH tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”;
Điều 6. Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh quản lý chịu trách nhiệm;
1. Lập hồ sơ, thủ tục của người hy sinh hoặc người bị thương theo quy định tại Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH chuyển cơ quan chức năng ( Sở LĐTBXH) xem xét trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh cấp giấy báo tử hoặc cấp giấy chứng nhận bị thương;
2. Tiếp nhận hồ sơ của người hy sinh hoặc người bị thương đó được cơ quan thẩm quyền công nhận, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội, Uỷ Ban nhân huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng và thân nhân của họ;
Điều 7. Uỷ Ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm.
1. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ người có công với cách mạng, ra quyết định thực hiện chế độ cho đối tượng theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ; chuyển 1 bộ hồ sơ về Sở Lao động-TBXH để quản lý gồm hồ sơ đối tượng sau:
1.1. Trợ cấp 1 lần đối với người hoạt động kháng chiến được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến hoặc Huân chương, huy chương chiến thắng.(kể cả đối tượng còn sống hoặc đối tượng đã từ trần trước ngày 01/01/1995).
1.2. Trợ cấp 1 lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy, thanh niên xung phong .
1.3. Giải quyết chế độ mai táng phí (đối tượng không hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội) trợ cấp 1 lần, chế độ tuất hàng tháng cho thân nhân người có công với cách mạng từ trần gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần.
1.4. Giải quyết chế độ mai táng phí (đối tượng không hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội) trợ cấp 1 lần đối với người có công hoặc thân nhân của họ đang hưởng trợ cấp hoặc tiền tuất hàng tháng từ trần gồm:
- Thân nhân liệt sỹ.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% đến 60%.
- Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 41% đến 60%.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
1.5. Trợ cấp mai táng phí (đối tượng không hưởng Bảo hiểm xã hội) đối với đối tượng sau đây từ trần:
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt từ đầy.
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến hoặc huân chương, huy chương chiến thắng.
- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến.
1.6. Quyết định ngừng trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sỹ, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con thương binh loại B, con bệnh binh hết thời hạn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà chết theo quy định của chính sách.
2. Thực hiện một số chế độ ưu đãi khác quy định tại các điều 30, điều 31 chương II Nghị định số 54/2006/NĐ-CP của Chính phủ gồm.
2.1. Chế độ trợ cấp ưu đãi về giáo dục và đào tạo cho học sinh, sinh viên là người có công và con của người có công với cách mạng.
2.2. Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng và vật phẩm phụ đối với người có công và thân nhân của người có công với cách mạng.
2.3. Hợp đồng mua Bảo hiển Y tế cho đối tượng chính sách (không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi.
3. Quản lý, lưu trữ hồ sơ giải quyết chế độ người có công với cách mạng trên địa bàn và hồ sơ do Sở Lao động-Thương binh và xã hội phân cấp quản lý để theo dõi thực hiện chế độ cho đối tượng.
- Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra các xó, phường thị trấn về thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; Giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân về lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi theo thẩm quyền quy định tại luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 8. Uỷ quyền cho giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội ký quyết định đình chỉ vĩnh viễn hoặc tạm thời đình chỉ chế độ ưu đãi đối với các trường hợp người có công hoặc thân nhân của họ vi phạm pháp luật quy định tại các điều 32, 33, 34,35 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ.
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tham mưu cho Uỷ Ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Điều 9. Sở Lao động-thương binh và xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng ở các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở theo nội dung phân cấp tại quy định này.
Điều 10. Trong quá trình Tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban, Ngành, các Doanh nghiệp báo cáo Sở Lao động-Thương binh và xã hội để tổng hợp trình Uỷ Ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 3358/QĐ-UBND phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ nguồn Trung ương bổ sung
- 2Nghị quyết 86/2014/NQ-HĐND thông qua chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 05/2015/QĐ-UBND năm 2015 Quy định trợ cấp hằng tháng đối với người có công với cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Thông tư liên tịch 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân các cấp quản lý Nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ cùng ban hành
- 3Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- 4Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 5Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 8Thông tư liên tịch 26/2007/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM sửa đổi Thông tư liên tịch 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM về chính sách đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến do Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 3358/QĐ-UBND phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ nguồn Trung ương bổ sung
- 10Nghị quyết 86/2014/NQ-HĐND thông qua chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 05/2015/QĐ-UBND năm 2015 Quy định trợ cấp hằng tháng đối với người có công với cách mạng đang hưởng mức trợ cấp thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 1064/QĐ-UBND năm 2008 về Quy định phân cấp quản lý thực hiện chính sách, chế độ đối với Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- Số hiệu: 1064/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/04/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Vương Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết