- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Quyết định 163/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 803/QĐ-BVHTTDL năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2012 về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1062/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 24 tháng 07 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Du lịch năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 23-TB/TU ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh ủy Cà Mau về ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh ủy đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 1273/TCDL-VP ngày 23 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục Du lịch về việc thỏa thuận phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII, kỳ họp thứ ba về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 231/TTr-SVHTTDL ngày 11/11/2011 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau và Biên bản họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch
a) Quan điểm phát triển
Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau nhanh, đồng bộ và vững chắc trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lơi thế của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh.
b) Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng quát:
+ Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là một công cụ phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu lịch sử, văn hóa,... cho du khách trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của nhân dân địa phương.
+ Khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang tính đặc thù của địa phương.
+ Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
+ Tỷ trọng GDP du lịch so với toàn khối thương mại - dịch vụ là 4% vào năm 2015 và 4,5% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu cụ thể:
+ Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón 1,2 triệu lượt khách nội địa và 30.000 lượt khách quốc tế; năm 2020 đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 50.000 lượt khách quốc tế; đến năm 2030 thu hút khoảng 2,8 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 110 ngàn khách quốc tế.
+ Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch, phấn đấu đến năm 2015 doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.150 tỷ đồng; năm 2020 đạt khoảng 2.610 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 7.160 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành năm 2012, 1USD = 20.900 đồng).
+ Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú, đặc biệt chú trọng hệ thống lưu trú tại nhà dân (homestay), đảm bảo đến năm 2015 có khoảng 3.300 buồng khách sạn; năm 2020 có khoảng 5.800 buồng khách sạn; năm 2030 có khoảng 11.700 buồng khách sạn.
+ Lao động và việc làm: Phấn đấu đến năm 2015 có hơn 14.850 lao động (trong đó có 4.950 lao động trực tiếp); năm 2020 có 26.100 (trong đó có 8.700 lao động trực tiếp).
2. Các định hướng phát triển du lịch chủ yếu
a) Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Thị trường khách du lịch:
* Thị trường khách quốc tế:
+ Thị trường trọng điểm: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
+ Thị trường quan trọng: Tây Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada).
+ Thị trường tiềm năng lâu dài: Các nước ASEAN.
* Thị trường khách nội địa: Chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùng đồng bằng sông Cửa Long, tập trung phát triển thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, nghiên cứu mở rộng khai thác thị trường khác.
- Các sản phẩm chủ yếu:
+ Du lịch tham quan.
+ Du lịch sinh thái.
+ Du lịch nông nghiệp bền vững.
+ Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí.
+ Du lịch lễ hội, tín ngưỡng.
+ Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
+ Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu làng nghề.
+ Du lịch thể thao.
+ Du lịch kết hợp với mục đích thương mại, nghỉ dưỡng.
Trong đó, xác định tham quan Đất Mũi và du lịch sinh thái khu Dự trữ sinh quyển là sản phẩm đặc thù và nổi trội của Cà Mau.
b) Tổ chức không gian du lịch gắn với sản phẩm du lịch đặc thù của từng khu vực
- Không gian du lịch trung tâm, đóng vai trò đầu mối điều hành hoạt động du lịch toàn tỉnh Cà Mau, bao gồm thành phố Cà Mau và khu vực phụ cận với các sản phẩm du lịch đặc thù như tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, sân chim; du lịch công vụ, thương mại; vui chơi giải trí, mua sắm.
- Không gian du lịch phía Tây, bao gồm các huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân với sản phẩm du lịch đặc thù như tham quan, nghiên cứu các cảnh quan hệ sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ và rừng ngập mặn ven biển; tham quan biển đảo, Lễ hội Nghinh Ông, nghỉ dưỡng.
- Không gian du lịch phía Nam, bao gồm các huyện: Năm Căn và Ngọc Hiển. Hướng phát triển quan trọng của không gian này là mở rộng về phía Bắc lên huyện Đầm Dơi vào sau giai đoạn năm 2015 - 2020. Sản phẩm du lịch đặc thù như tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên vùng Mũi Cà Mau; nghỉ dưỡng biển; tham quan các di tích lịch sử văn hóa.
- Không gian du lịch phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Thới Bình, là không gian du lịch gắn với truyền thống lịch sử cách mạng của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc thù như tham quan tìm hiểu di tích lịch sử, truyền thống cách mạng.
c) Tổ chức hệ thống các tuyến du lịch, điểm du lịch
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến thành phố Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi.
+ Tuyến thành phố Cà Mau - Đầm Dơi - Ngọc Hiển.
+ Tuyến thành phố Cà Mau - Thới Bình - VQG U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc.
+ Tuyến Thới Bình - U Minh Hạ - Trần Văn Thời.
+ Tuyến thành phố Cà Mau - Sông Đốc - Đầm Thị Tường.
+ Tuyến kết hợp.
- Tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế:
+ Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau - Đất Mũi (Đường bộ).
+ Cà Mau - Kiên Quang - An Giang (Đường bộ); Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam sẽ kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia, Thái Lan.
+ Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang (Đường sông).
+ Cà Mau - Phú Quốc (Đường biển).
+ Cà Mau - Campuchia - Thái Lan - Malaysia - Singapore (Đường biển).
+ Tuyến Cà Mau - thành phố Hồ Chí Minh (Đường không). Một số đường bay khác có thể được nghiên cứu phát triển trong tương lai như Cà Mau - Phú Quốc - Côn Đảo và Cà Mau - Hà Nội.
- Điểm, khu du lịch: Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, cồn Ông Trang, Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Giá Lồng Đèn, rừng đước (Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp Ngọc Hiển), rừng tràm (Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ), Đầm Thị Tường, các sân chim, lễ hội nghinh ông Sông Đốc, Quan Âm Cổ tự, khu Căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Đước, điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển, khu Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục Miền Nam (giai đoạn cuối năm 1949 đầu năm 1955), đình Tân Hưng, khu Căn cứ Lung Lá - Nhà Thể, đền thờ Bác Hồ, đền thờ Vua Hùng, khu Trù mật Khai hoang Dinh Điền, làng rừng, khu Chứng tích tội ác Mỹ - Ngụy tại biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, nhà bác Ba Phi, làng chiếu Tân Thành, chợ nổi Cà Mau,...
a) Nội dung đầu tư
- Đầu tư phát triển du lịch phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch,...
- Đầu tư phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn, phù hợp với nguồn lực; tập trung đầu tư các lĩnh vực then chốt tại các địa bàn trọng điểm.
- Đầu tư du lịch phải có kế hoạch phù hợp với các chương trình, dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông.
- Danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư (như Báo cáo Quy hoạch kèm theo Quyết định này).
b) Nhu cầu nguồn vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 2.482 tỷ đồng. Trong đó, đến năm 2015 là 993 tỷ, giai đoạn từ năm 2016 - 2020 là 1.488 tỷ đồng.
- Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên danh liên kết, cổ phần, tư nhân,...), đặc biệt coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân; phải xác định nguồn vốn xã hội hóa là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất đối với phát triển du lịch.
4. Định hướng phát triển du lịch Cà Mau đến năm 2030
- Sau năm 2020, du lịch Cà Mau tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của 04 không gian du lịch; lưu ý không gian phía Tây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
5. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Về đầu tư phát triển: Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ có trọng tâm làm cơ sở kích thích du lịch phát triển. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh; Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau.
b) Đa dạng hóa sản phẩm: Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, phải đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo, tăng tính cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định.
c) Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá: Thực hiện nhiều biện pháp, sử dụng nhiều phương tiện, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; xây dựng và nâng cao hình ảnh của du lịch Cà Mau trong cả nước, khu vực và thế giới, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư và du khách đến Cà Mau.
d) Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp du lịch đạt hiệu quả; tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
đ) Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước: Xây dựng và ban hành các văn bản nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh.
e) Đào tạo nguồn nhân lực: Bên cạnh việc đào tạo nhân lực tại các trường nghiệp vụ, cần khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực du lịch cho địa phương; chú trọng thu hút con em địa phương đang học tập và làm việc tại nơi khác trong lĩnh vực du lịch, tài nguyên môi trường... về công tác và cống hiến tại tỉnh nhà.
g) Bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch: Khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ Môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
(Chi tiết như Báo cáo Quy hoạch kèm theo Quyết định này)
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch theo quy định; thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với Quy hoạch theo sự phân công của UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để thực hiện Quy hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện điều chỉnh các quy hoạch chi tiết; rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp Quy hoạch để từng bước đầu tư.
- Thực hiện lồng ghép mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao với du lịch.
- Xây dựng chương trình hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng và với thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với định hướng của Quy hoạch.
2. Các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt các nội dung Quy hoạch đã đề ra, trong đó đặc biệt chú trọng lồng ghép các chương trình, dự án của ngành với phát triển du lịch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7Quyết định 163/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 803/QĐ-BVHTTDL năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2012 về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 20/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 11Quyết định 1008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 1062/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1062/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Nguyễn Tiến Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết