Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1061/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 30 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 56/TTr-STTTT ngày 15 tháng 8 năm 2024 và Công văn số 1405/STTTT-CNTT ngày 27 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đạt hiệu quả, thiết thực.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 30/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết
Chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới muốn có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội cần phải có sự đầu tư nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, quyết tâm thực hiện của tất cả các thành phần trong xã hội, đặc biệt phải khắc phục ngay được những hạn chế hiện nay. Chuyển đổi số trên quy mô toàn tỉnh là công việc của nhiều cấp, nhiều ngành và của toàn xã hội, nên cần có một Đề án chung để bảo đảm việc triển khai đồng bộ, có sự phối hợp, kết nối, chia sẻ rộng khắp, hiệu quả. Chính vì vậy, Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông được xây dựng nhằm xác định tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong xã hội xác định và triển khai kế hoạch chuyển đổi số cụ thể của mình.
2. Căn cứ pháp lý
2.1. Các chủ trương, chính sách của Trung ương
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
2.2. Các chủ trương, chính sách của tỉnh Đắk Nông
- Chương trình số 57-CTr/TU ngày 08/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 25/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Đắk Nông, phiên bản 1.0.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH
1. Về cơ chế, chính sách và tuyên truyền về chuyển đổi số
1.1. Kết quả đạt được
- Tỉnh ủy Đắk Nông đã thể hiện quyết tâm rất cao trong thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn tỉnh thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Từ năm 2022 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành hơn 60 văn bản chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn về chuyển đổi số, trong đó có 03 văn bản quy phạm pháp luật, 27 Quyết định, 32 Kế hoạch, 02 Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo khác.
- Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đã có chuyên mục tuyên truyền về chuyển đổi số. Đến nay, đã có hơn 108 tiểu mục “Chuyển đổi số”, 570 tin, bài, phóng sự phát trong các chương trình thời sự hàng ngày trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; hơn 500 tin bài về chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và 750 lượt tin, bài, ảnh, bản tin được đăng tải trên các sản phẩm báo chí của Báo Đắk Nông.
1.2. Khó khăn, hạn chế
Trong điều kiện tinh giản biên chế và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, nhưng một số cơ quan chưa chủ động ưu tiên nguồn lực triển khai chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị mình.
2. Về Hạ tầng số
2.1. Kết quả đạt được
- Hạ tầng Viễn thông: Hiện nay, 71/71 xã, phường, thị trấn được kết nối cáp quang đến trung tâm. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động theo công nghệ 4G đạt 99%; tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 76,65%. Số thuê bao băng rộng cáp quang (FTTH) là hộ gia đình: 105.181; tỷ lệ hộ gia đình có băng rộng cố định: 60,68%; số thuê bao băng rộng cố định/100 dân: 16,36; số thuê bao băng rộng di động/100 dân: 90,34.
- Hạ tầng công nghệ thông tin: Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cho phép kết nối 71/71 điểm cầu; đã triển khai các hội nghị, cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến tỉnh; từ tỉnh đến huyện, thành phố, phường, xã. Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh gồm: 18 máy chủ vật lý với 130 máy chủ ảo hóa, bảo đảm hạ tầng để duy trì, hoạt động ổn định với 34 hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh. Tỷ lệ người dân trưởng thành cài đặt ứng dụng DakNong-C đạt 3,7%. Tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có 3.929 máy tính, bảo đảm 100% cán bộ, công chức, viên chức có máy tỉnh sử dụng trong công việc. 100% các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, UBND các xã, phường, thị trấn có mạng nội bộ và kết nối Internet và sử dụng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng.
2.2. Khó khăn hạn chế
Tỉnh vẫn còn 126 vùng lõm sóng theo tiêu chí mới của Bộ Thông tin và Truyền thông[1]. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc nâng cấp, thay thế các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn.
3. Về nguồn nhân lực
3.1. Kết quả đạt được
- Tỉnh Đắk Nông đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số với Trưởng Ban là Chủ tịch UBND tỉnh, 04 Phó Trưởng Ban là các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và 42 ủy viên. Hàng năm, Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch hoạt động theo kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
- 100% các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa trên địa bàn tỉnh đã kiện toàn và phân công công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm chuyển đổi số, an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị với 591 người được phân công, trong đó, cấp tỉnh 423 người; cấp huyện và cấp xã 168 người, có 35 công chức, viên chức chuyên trách, tại cơ quan cấp xã chỉ mới thực hiện phân công nhân sự kiêm nhiệm công tác chuyển đổi số.
- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh (19/19 Sở, ban, ngành và các cơ quan Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh), 08/08 UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa đã thành lập Ban/Tổ chỉ đạo chuyển đổi số. Đã hoàn thành việc thành lập 100% tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn với khoảng 4.078 thành viên, cụ thể: 71/71 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với khoảng 710 thành viên, 713/713 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với 3.368 thành viên là cán bộ ban tự quản và hội đoàn thể các thôn, tổ dân phố.
3.2. Khó khăn, hạn chế
- Hiện tại tỉnh vẫn còn rất thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, việc thu hút, giữ cán bộ chuyên trách CNTT gặp nhiều khó khăn do chưa có chính sách ưu đãi. Tỉnh chưa có chế độ hỗ trợ cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng dẫn đến chưa thực sự phát huy được hiệu quả của Tổ công nghệ số cộng đồng.
- Bộ máy nhân lực để chuyển đổi số tại các Sở, ngành, địa phương đều rất mỏng, nhất là nhân lực phát triển kinh tế số hầu như chưa có. Trình độ cán bộ, công chức làm công tác chuyển đổi số ở các cơ quan, đơn vị, nhất là ở cấp xã còn hạn chế, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
4. Về đảm bảo an toàn, an ninh mạng
4.1. Kết quả đạt được
- Số hệ thống thông tin (HTTT) trong các Cơ quan nhà nước tỉnh được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ là 73/90 HTTT, đạt 81%. Trong đó, số HTTT cấp độ 01:21, cấp độ 02:39, cấp độ 03:13, cấp độ 4:0, cấp độ 05:0.
- Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) cho 18/18 máy chủ vật lý và 130/130 máy chủ ảo hóa tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và kết nối và thường xuyên chia sẻ dữ liệu với hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia. Hệ thống mã độc tập trung hiện tại chỉ mới cài đặt được cho 19 Sở, ban, ngành với tổng số máy tính được triển khai phần mềm phòng, chống mã độc tập trung của tỉnh là 1.420 máy tính (chiếm khoảng 36,1%).
- Định kỳ hàng năm, tổ chức 01 Hội nghị diễn tập thực chiến an toàn thông tin, ứng cứu sự cố đối với các HTTT dùng chung của tỉnh, các hệ thống đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh.
4.2. Khó khăn, hạn chế
- Nhận thức và ý thức của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về an toàn thông tin chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ phụ trách an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu, cần được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin.
- Kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
5. Về xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh
5.1. Kết quả đạt được
- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành: đã triển khai tới 100% cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với 100% cơ quan khối chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã và cơ quan ngành dọc để gửi nhận văn bản điện tử qua môi trường mạng và đã liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi trung bình khoảng 93,6% (trừ văn bản Mật).
- Việc triển khai DVCTT: Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh Đắk Nông đang triển khai là 1.710 TTHC; trong đó, có 906 DVCTT một phần và 804 DVCTT toàn trình, đã thực hiện kết nối thành công 478 TTHC của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến khoảng 41,36%, tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận và xử lý toàn trình 47,76%[2].
- Việc triển khai Đề án 06/CP: Việc phổ cập danh tính số (cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân): tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tổ chức rà soát đăng ký, thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh đã thu nhận 358.354 hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử, trong đó đã thực hiện kích hoạt 313.890/324.898 tài khoản (đạt tỷ lệ 96,61%). Số lượng căn cước công dân (CCCD) gắn chip được đồng bộ với thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) còn hiệu lực để đi khám, chữa bệnh bằng CCCD là 532.823/550.847 người (đạt 96,7%), hiện còn 18.024 trường hợp chưa được đồng bộ. Tỉnh đã có 85/85 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD phục vụ khám, chữa bệnh BHYT. Hiện nay tỉnh đã triển khai thực hiện 11/42 mô hình Đề án 06.
- Triển khai và duy trì các hệ thống dùng chung của tỉnh như: Hệ thống tiếp nhận phản ánh hiện trường tiếp nhận, xử lý và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội; Hệ thống thư điện tử công vụ thực hiện cấp hơn 6.700 tài khoản cho các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức; Cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức: có 16.897 hồ sơ đã được tạo lập và thực hiện đồng bộ với cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, đạt tỷ lệ 100%.
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) và kho dữ liệu dùng chung, đến nay, đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) và 13/23 hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu quốc gia[3].
- Nền tảng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh (DakNong IOC) triển khai năm 2022, hiện nay đang thực hiện giám sát 11 phân hệ[4], bước đầu phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh.
5.2. Khó khăn, hạn chế
- Hầu hết các ngành chưa xây dựng CSDL chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực, chỉ một số ít cơ quan đã hoặc đang triển khai. Các CSDL đầu tư rời rạc, trùng lắp gây lãng phí, chưa được đầu tư về hệ thống nền tảng dùng chung, khó khăn cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) của tỉnh.
- Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm rà soát, kiểm soát TTHC thuộc phạm vi chức năng của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
6. Về kinh tế số
6.1. Kết quả đạt được
- Triển khai hóa đơn điện tử: Toàn tỉnh có 4.268 đơn vị áp dụng hóa đơn điện tử, đạt tỷ lệ 100%[5]. Trong đó, có 2.910 doanh nghiệp, 427 tổ chức và 931 cá nhân. Tỷ lệ số doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 100%.
- Đã hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử cho 1.161 sản phẩm, trong đó có 47/60 sản phẩm OCOP và 1.114 sản phẩm nông nghiệp khác, tổng số giao dịch 27.528 lượt; tổng số hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) đã được số hóa thông tin là 111.390 hộ, đạt 65,8%. Số hộ sản xuất kinh doanh được đào tạo về kỹ năng số là 135.711 hộ, đạt tỷ lệ 80,2%. Ngoài ra, duy trì hoạt động của sàn thương mại điện tử của tỉnh Đắk Nông (daknonatrade.com/) nhằm kết nối quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Triển khai chương trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp: tỉnh đã phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, triển khai các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi thế cạnh tranh[6].
6.2. Khó khăn, hạn chế
- Số lượng các doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, hiện nay chỉ có 03 doanh nghiệp công nghệ số lớn gồm: Viettel Đắk Nông, Viễn thông Đắk Nông, MobiFone Đắk Nông. Do đó làm chậm quá trình chuyển đổi số trong kinh tế địa phương, gây khó khăn trong cải tiến năng suất và hiệu quả sản xuất.
7. Về xã hội số
7.1. Kết quả đạt được
- Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM):
Số tài khoản thanh toán các ngân hàng thương mại đang còn hoạt động là 567.890 tài khoản; có 17.285 đơn vị chấp nhận thanh toán phương pháp quét mã QR-code. Đến nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký nộp thuế điện tử, hơn 98% tổng số thu ngân sách nhà nước (NSNN) được hạch toán bằng phương thức điện tử, các khoản chi NSNN qua ngân hàng đạt 100%/tổng số chi NSNN tại Kho bạc nhà nước tỉnh; 100% cơ sở điện lực trên địa bàn chấp nhận TTKDTM, doanh thu tiên điện của Công ty điện lực Đắk Nông thanh toán qua phương thức điện tử đạt 89,12% tổng doanh thu của đơn vị.
Toàn tỉnh: có 09/09 cơ sở khám, chữa bệnh[7], 233/233 cơ sở giáo dục, trường học (thống kê từ cấp tiểu học trở lên) triển khai hình thức TTKDTM đã thực hiện thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, hỗ trợ người dân trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, nộp học phí.
- Chữ ký số cá nhân: có hơn 23.000 dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân (chiếm khoảng 2,3% dân số trưởng thành).
7.2. Khó khăn, hạn chế
Kỹ năng số của người dân còn chưa cao và tập trung chủ yếu ở giới trẻ; số lượng người dùng các nền tảng số phục vụ đào tạo, học tập trực tuyến, đọc sách trực tuyến còn thấp; người dân chưa thực sự quan tâm đến việc tự bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng.
8. Về các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số
8.1. Lĩnh vực Nông nghiệp
- Tỉnh Đắk Nông đã và đang xây dựng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp tỉnh Đắk Nông gồm 06 phân hệ chính, 47 nhóm chức năng thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ rừng... Ngoài ra, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã duy trì hiệu quả các ứng dụng như Phần mềm quản lý tài nguyên rừng và cảnh báo cháy rừng, phần mềm tự động chấm điểm, quản lý sản phẩm OCOP, hệ thống thông tin thị trường nông sản,...
- Xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Đắk Nông[8], đã có 76 cơ sở, với 145 sản phẩm tham gia vào Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Đắk Nông.
8.2. Lĩnh vực Y tế
- Toàn tỉnh có 80/80 cơ sở khám chữa bệnh công lập triển khai phần mềm quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán Bảo hiểm y tế (đạt tỷ lệ 100%), trong đó có 74/80 cơ sở y tế (chiếm 92,5%) đã gửi dữ liệu khám, chữa bệnh lên Cổng thông tin Bộ Y tế và 80/80 (100%) cơ sở y tế đã gửi dữ liệu khám, chữa bệnh lên Cổng Giám định của Bảo hiểm xã hội.
- Có 04/09 (tỷ lệ 44,44%) cơ sở khám, chữa bệnh triển khai việc kết nối với trung tâm hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế; các cơ sở y tế triển khai hiệu quả hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và các hệ thống thông tin chuyên ngành khác; 71/71 (100%) trạm y tế xã, phường triển khai, sử dụng Hệ thống quản lý Hồ sơ sức khỏe cá nhân. Tổng số hồ sơ được hoàn thiện và thông tin chính xác được quản lý theo Quyết định 831/QĐ-BYT là: 608.078/650.470 đạt 93,5%.
- Đang xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung ngành Y tế của tỉnh, hình thành cơ sở dữ liệu đầy đủ trong năm 2024 theo quy định.
8.3. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục bao gồm dữ liệu số hóa về trường, lớp, giáo viên; học sinh, cơ sở vật chất, kết quả các kỳ thi, kế hoạch dạy học, kiểm định chất lượng giáo dục, kết quả học tập, quản lý,... làm nền tảng thực hiện công tác chuyển đổi số.
- Ngành Giáo dục đầu tư triển khai Hệ thống học tập trực tuyến VNA- Elearning... để tổ chức dạy học trực tuyến, giúp học sinh chủ động tự học tại nhà; triển khai kho bài giảng dạy học trực tuyến của hệ thống[9] cho giáo viên và học sinh khai thác sử dụng.
8.4. Về lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, giao thông vận tải
- Hoàn thành việc xây dựng phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu cấp chứng chỉ hành nghề, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (gis.daknong.gov.vn/). Hiện nay, ngành Xây dựng tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Đắk Nông.
- Ngành Giao thông vận tải tỉnh sử dụng hiệu quả các nền tảng số do Bộ Giao thông vận tải triển khai[10]... Đồng thời, triển khai lắp đặt một số camera tại các nút giao thông lớn, các vị trí trọng yếu trên các trục đường trong khu vực đô thị trên địa bàn các huyện, thành phố Gia Nghĩa, phục vụ cho việc quản lý an ninh trật tự, kiểm soát tình hình giao thông.
8.5. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
- Cổng thông tin dữ liệu đất đai: hoàn thành việc xây dựng CSDL địa chính huyện Đắk R’lấp (huyện điểm) và huyện Đắk Mil, các huyện còn lại đang tiếp tục thực hiện công tác xây dựng CSDL quản lý đất đai. Ngoài ra, các huyện: Cư Jút, Krông Nô và thành phố Gia Nghĩa đã thực hiện xong công tác đo đạc và đang tiến hành triển khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu về Môi trường, hệ thống thông tin Khoáng sản và Tài nguyên nước.
8.6. Lĩnh vực Du lịch
- Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 06/4/2022 về thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 08/12/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch thông minh tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2023 - 2025”. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Viettel Đắk Nông - Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội triển khai thử nghiệm Hệ thống du lịch thông minh[11].
- Năm 2022, tỉnh đã xây dựng phần mềm hệ thống thư viện điện tử thông minh và Hệ thống số hóa và lưu trữ dữ liệu chuyên ngành di sản văn hóa, đến nay đã thực hiện số hóa các hiện vật, nhóm hiện vật, cổ vật quý hiếm, có giá trị tiêu biểu tại Bảo tàng tỉnh, theo đó số hóa 3D cùng nội dung thông tin cơ bản của 370 hiện vật văn hóa dân tộc, lịch sử, khảo cổ học.
8.7. Lĩnh vực Tư pháp
- Triển khai hộ tịch điện tử: tỉnh Đắk Nông đã thực hiện quét (scan) 513.200 trang hộ tịch. Qua đó, cơ quan Tư pháp thực hiện chuẩn hóa thông tin và cập nhật lên công cụ số hóa (thực hiện trên phần mềm số hóa và phần mềm 158 của Bộ Tư pháp), tiến hành phê duyệt và chuyển 382.897 (tỷ lệ 74,6%) dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Ngành Tư pháp đã triển khai thực hiện báo cáo thống kê trên môi trường điện tử trên phần mềm báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp (thongke.moj.gov.vn/), qua đó, 100% các đơn vị cấp huyện, cấp xã thực hiện báo cáo lĩnh vực thuộc ngành Tư pháp trên môi trường mạng.
8.8. Lĩnh vực lưu trữ
- Tỉnh đã thực hiện chỉnh lý khối lượng tài liệu là 4.112 mét gồm: cấp tỉnh là 3.823,7 mét, cấp huyện là 288,3 mét.
- Duy trì Hệ thống quản lý lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điện tử dùng chung cho Trung tâm Lưu trữ, với khoảng hơn 80.000.000 trang tài liệu (giai đoạn 2022- 2024 số hóa khoảng 292.327 trang), việc số hóa tài liệu lưu trữ năm bảo đảm theo đúng lộ trình của Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
- Chuyển đổi số là bước đi tất yếu nhằm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động cả hệ thống chính trị; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức, lối sống, làm việc của nhân dân là động lực để xây dựng Chính quyền số, phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số trong môi trường số an toàn, văn minh, rộng khắp và bao trùm; đặt người dân là trung tâm, thể chế và công nghệ là động lực, an toàn thông tin mạng là then chốt và xuyên suốt.
- Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đồng bộ trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu tổ chức; sự đồng hành của doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và thực thi công vụ trong cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, hoàn thành cơ bản các mục tiêu của Chính phủ trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông trở thành tỉnh trung bình khá trong cả nước về chuyển đổi số; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
2. Mục tiêu đến năm 2030
2.1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 60% dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
- Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- 19/19 Sở, ban, ngành có cơ sở dữ liệu của ngành để hình thành nền tảng quản lý giám sát (IOC) từng ngành. Phấn đấu 08 huyện, thành phố có Trung tâm điều hành thông minh.
- Số hóa 100% các quy trình nội bộ ISO điện tử tại các cơ quan, đơn vị.
- Phấn đấu 100% cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu trong Danh mục dữ liệu mở tỉnh Đắk Nông hoàn thành việc số hóa, cập nhật và đưa vào sử dụng hiệu quả; được kết nối với Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, chia sẻ với Cổng dữ liệu mở tỉnh Đắk Nông được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo điều hành và phát triển phát triển kinh tế số, xã hội số.
- 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) bảo đảm người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính.
- Phấn đấu 100% đô thị của tỉnh có ứng dụng AI giải quyết ít nhất một vấn đề bức thiết của xã hội tại đô thị.
- 100% cơ quan nhà nước của tỉnh mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở để phục vụ phát triển AI ứng dụng cho kinh tế số, xã hội số.
- Đến hết năm 2030 xây dựng hoàn thiện Chính quyền số thông minh, trợ lý ảo ra quyết định vận hành theo hướng thế giới ảo (metavrese) trên nền tảng những kết nối đầy đủ các dữ liệu chuyên ngành.
2.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Tỷ trọng kinh tế số đạt từ 12% đến 20%.
- Chuẩn hóa, cập nhật 100% các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập trung vào 03 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về công nghiệp alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch,...
2.3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 70%.
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ, giải pháp tạo nền tảng chuyển đổi số
1.1. Tăng cường tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp về vai trò và tính cấp thiết của chuyển đổi số; tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; ban hành và triển khai kế hoạch gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương. Phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, giới thiệu kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Hàng năm tổ chức sự kiện “Ngày chuyển đổi số” tại địa phương kết hợp công bố và quảng bá các sản phẩm địa phương. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về chuyển đổi số, công nghệ số tại tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, giải pháp đã triển khai thành công, hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số.
1.2. Xây dựng cơ chế, chính sách và phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số
- Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật chuyên ngành cho phù hợp với sự phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và an toàn thông tin; Duy trì, cập nhật và triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông luôn phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
- Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các kiến trúc, quy chế, quy định về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chính quyền số trên địa bàn tỉnh; cụ thể hóa việc thúc đẩy giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực.
1.3. Phát triển hạ tầng, nền tảng số và phát triển dữ liệu số
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân; phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng. Phát triển nền tảng địa chỉ số, bản đồ số cho phát triển kinh tế số và xã hội số.
- Tập trung hoàn thành xây dựng nền tảng số của tỉnh về công nghiệp alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch. Đồng thời, đề xuất các nền tảng số quốc gia phù hợp nhu cầu; tích cực phối hợp phát triển và đưa các nền số quốc gia vào sử dụng.
- Tập trung hoàn thiện các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong danh mục cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính quyền số và dữ liệu trong Danh mục Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông. Triển khai Cổng dữ liệu tỉnh Đắk Nông tích hợp với Cổng dữ liệu Quốc gia.
- Tích hợp, đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh về Kho dữ liệu dùng chung, Trung tâm dữ liệu của tỉnh. Phát triển nguồn dữ liệu lớn, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối chia sẻ phục vụ việc cung cấp các dịch vụ công; tích hợp, chia sẻ, tận dụng tài nguyên dữ liệu dùng chung cho các tỉnh Tây Nguyên.
- Xây dựng và củng cố, hoàn thiện các hạ tầng thu thập và truyền tải dữ liệu trên địa bàn tỉnh. Hướng đến phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính quyền số.
- Phát triển hạ tầng mạng di động 4G, 5G trên diện rộng. Triển khai hệ thống Wifi công cộng thông minh trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu truy cập thông tin qua Internet thuận lợi cho nhà đầu tư, khách du lịch và nhân dân trong tỉnh khai thác các tiện ích dịch vụ đô thị thông minh, Chính quyền số.
- Xây dựng Quy hoạch mạng lưới hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh; ưu tiên đầu tư camera tại các khu vực trọng điểm; triển khai kết nối, chia sẻ, quản lý đồng bộ dữ liệu camera trên địa bàn.
- Xây dựng nền tảng đô thị thông minh của tỉnh Đắk Nông phục vụ triển khai các dịch vụ và ứng dụng thông minh và các nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng kết nối dịch vụ số hóa, nền tảng chuỗi khối (blockchain), ...
- Duy trì hoạt động, nâng cấp, mở rộng năng lực của Trung tâm Giám sát điều hành tỉnh Đắk Nông và các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
1.4. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Cài đặt phần mềm phòng chống mã độc cho 100% các máy tính của cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận và tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng mạng lưới đảm bảo an toàn thông tin mạng trên cơ sở nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách an toàn thông tin kết hợp với nhân sự phụ trách công nghệ thông tin các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
- Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin đến các cán bộ, nhân viên trong cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp chuyển đổi số, diễn tập an toàn thông tin thực hiện định kỳ hàng năm với nội dung cập nhật.
2. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính quyền số và Đô thị thông minh
2.1. Phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh trong giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính người dân, doanh nghiệp không tiếp xúc với cơ quan nhà nước trong giải quyết các TTHC, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ. Không bắt buộc người dân cung cấp lại các thông tin mà cơ quan nhà nước đã có hoặc người dân đã từng cung cấp.
- Đầu tư ứng dụng hệ thống truyền thanh thông minh tới cấp xã, tích hợp với Trung tâm Giám sát điều hành tỉnh.
- Triển khai các nền tảng số phục vụ nhu cầu về giáo dục, y tế và các nhu cầu thiết thực khác để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức Đảng, Đoàn thể
- Nâng cấp các ứng dụng, các cơ sở dữ liệu hướng đến hoàn thiện Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của từng ngành, Hệ thống thông tin của Chính quyền điện tử để chia sẻ dữ liệu vào Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, hình thành cơ sở dữ liệu lớn để triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy học, phân tích dữ liệu phục vụ công tác dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì hoạt động Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh.
- Mở rộng mô hình “Phòng họp không giấy tờ”.
- Triển khai nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ xử lý công việc.
- Triển khai các nền tảng số phục vụ hoạt động cho các cơ quan Đảng, Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội.
3. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Kinh tế số
3.1. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số
- Tổ chức các chương trình tập huấn, phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ chuyển đổi số.
- Triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa bàn; chỉ đạo, đôn đốc doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn tích cực tham gia. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực đạt mức độ chuyển đổi số cao để hình thành các doanh nghiệp số; nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp chậm chuyển đổi số.
- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tập trung phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng dữ liệu số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ số.
3.2. Phát triển thương mại điện tử
- Nâng cấp, mở rộng sàn thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh trên môi trường số theo chuỗi giá trị, kết nối đầy đủ các chủ thể trong chuỗi cung ứng; kết nối, chia sẻ thông tin với các sàn TMĐT uy tín trong nước và khu vực. Hỗ trợ, đưa các sản phẩm của hộ kinh doanh cá thể, các hộ nông dân lên quảng bá trên môi trường mạng; Hướng dẫn, hỗ trợ bán, mua hàng Online; Hỗ trợ mở các tài khoản thanh toán trực tuyến.
- Duy trì hiệu quả cổng thông tin truy xuất nguồn gốc, đơn giản và chuẩn hóa quy trình hoạt động của từng chuỗi sản xuất nông nghiệp cùng với việc liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển hạ tầng số phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, ứng dụng chữ ký số từ xa để thực hiện ký kết hợp đồng điện tử thông qua môi trường mạng.
4. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Xã hội số
4.1. Phát triển công dân số
- Thực hiện tuyên truyền sâu, rộng về chuyển đổi số, hướng dẫn khuyến khích người dân, doanh nghiệp, du khách sử dụng các nền tảng số để phục vụ các nhu cầu thiết thực của cá nhân.
- Tiếp tục hoàn thiện các ứng dụng, nền tảng số trên các thiết bị di động theo hướng để sử dụng, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và mang lại hiệu quả cao, tạo động lực thu hút người dân cài đặt, sử dụng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
4.2. Xây dựng Hệ sinh thái Xã hội số
- Phổ cập kỹ năng số cho người dân thông qua hình thức trực tuyến và trực tiếp, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập.
- Hoàn thiện ứng dụng dành cho người dân, doanh nghiệp của tỉnh DakNong - C, giúp người dân dễ dàng trở thành Công dân số khi cài đặt và sử dụng duy nhất ứng dụng này.
- Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai tiếp nhận khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân (CCCD) hoặc ứng dụng VNeID, VssID khi đi khám chữa bệnh BHYT nhằm đem lại sự thuận lợi, hài lòng cho người tham gia, tăng hiệu quả công tác quản lý, rút ngắn thời gian đón tiếp của các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Phổ cập điện thoại di động thông minh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả người dân.
5. Chuyển đổi số đối với 03 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
5.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Nông nghiệp
- Xây dựng, triển khai các nền tảng số tích hợp với các thiết bị IoT hỗ trợ nông dân kỹ thuật canh tác, sản xuất, truy xuất nguồn gốc, tiêu thụ nông sản. Từng bước nâng cao chất lượng theo hướng sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đảm bảo nông sản của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập thị trường trong nước và quốc tế.
- Hoàn thiện Nền tảng số nông nghiệp, tiến tới việc cập nhật, thu thập từ các thiết bị IoT để hình thành dữ liệu của hệ sinh thái nông nghiệp, giúp công tác quy hoạch phát triển, quản lý nhà nước, đồng thời giúp khai thác triệt để các giá trị của ngành Nông nghiệp để phát triển thương mại, du lịch,...
5.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch
- Số hóa các sản phẩm, điểm, khu du lịch, ẩm thực, thư viện, văn hóa truyền thống dân tộc của từng địa điểm; số hóa các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, hiện vật, nhóm hiện vật, cổ vật quý hiếm, có giá trị tiêu biểu tại bảo tàng trên địa bàn tỉnh theo công nghệ hình ảnh 3D, 4D, từng bước hình thành nền tảng số Du lịch thông minh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách dễ dàng hoạch định kế hoạch, tour, tuyến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhu cầu, sở thích.
- Xây dựng, hoàn thiện phân hệ quản lý trong nền tảng số Du lịch thông minh, giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý toàn diện các thông tin của ngành du lịch. Kết nối với các công ty lữ hành và các kênh truyền thông trên mạng, để quảng bá, xúc tiến, phát triển, mở rộng các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
5.3. Lĩnh vực Năng lượng, Công nghiệp, Thương mại
- Ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
- Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các doanh nghiệp trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động, trước hết tại các khu công nghiệp của tỉnh, nhà máy sản xuất Alumin, ...
5.4. Chuyển đổi số trong một số lĩnh vực quan trọng khác
5.4.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế
- Nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện các hệ thống thông tin của ngành Y tế đã được triển khai theo hướng nền tảng số đồng bộ, liên thông, đúng chuẩn dữ liệu theo quy định để tạo lập nên CSDL dùng chung ngành Y tế.
- Xây dựng các ứng dụng trên thiết bị di động trên nền tảng CSDL ngành Y tế phục vụ người dân tạo lập hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh án điện tử, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, khám chữa bệnh từ xa, đặt lịch khám chữa bệnh, thanh toán điện tử,...
- Xây dựng, hoàn thiện phân hệ quản lý trong nền tảng số của ngành Y tế, phục vụ công tác quản lý chuyên môn của ngành, đồng thời khai phá dữ liệu, phân tích, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.4.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
- Nâng cấp, chuẩn hóa các hệ thống thông tin đã được triển khai để đảm bảo tính đồng bộ, liên thông và lưu trữ thông tin thống nhất vào CSDL ngành Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục triển khai đồng bộ đến các cơ sở giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh.
- Xây dựng và triển khai các nền tảng số hỗ trợ dạy và học; tất cả các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện triển khai công tác dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong việc giảng dạy của giáo viên, giảng viên và học tập của học sinh, sinh viên. Đảm bảo triển khai chương trình dạy học trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng và triển khai các nền tảng số, số hóa bài giảng, tài liệu dạy học, chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tuyến phục vụ nhu cầu tự học, tự nghiên cứu trong cộng đồng, hình thành hệ sinh thái giáo dục thông minh với sự tham gia của giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên.
- Phát triển hệ thống thư viện điện tử, trung tâm học liệu, cơ sở lưu trữ,... hình thành thư viện số, trung tâm lưu trữ tài nguyên số kết nối hiệu quả trên nền tảng Internet.
- Xây dựng và hoàn thiện phân hệ quản lý nhà nước trên nền tảng số ngành Giáo dục và Đào tạo, tạo lập môi trường số quản lý toàn diện ngành, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
5.4.3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực An sinh xã hội
- Xây dựng và triển khai nền tảng số và CSDL an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Số hóa và cập nhật thông tin đầy đủ lên nền tảng, phục vụ nhu cầu quản lý và hoạch định các chính sách thiết thực, hiệu quả về an sinh xã hội cho lãnh đạo tỉnh và các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
- Xây dựng và triển khai ứng dụng tiếp cận an sinh xã hội trên các thiết bị di động để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
5.4.4. Giao thông vận tải và logictics
- Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của ngành giao thông vận tải của tỉnh.
- Triển khai trung tâm điều hành thông minh (IOC) ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
- Hoàn thiện CSDL ngành giao thông vận tải và chia sẻ cho các cơ quan có nhu cầu sử dụng thông qua trục tích hợp dữ liệu LGSP của địa phương, chia sẻ cho người dân và doanh nghiệp thông qua cổng dữ liệu mở của tỉnh.
- Xây dựng Hệ thống quản lý hạ tầng giao thông (bến xe, trạm xe bus, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo, ...).
5.4.5. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
- Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn (cơ sở dữ liệu về: Đất đai; quan trắc tài nguyên và môi trường; đa dạng sinh học; nguồn thải; viễn thám; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản;...) nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Triển khai nâng cấp, mở rộng các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
5.4.6. Lĩnh vực Xây dựng
- Xây dựng CSDL về hạ tầng kỹ thuật các đô thị.
- Xây dựng hệ thống CSDL về bản đồ nền quy hoạch đô thị.
- Xây dựng CSDL cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng.
5.4.7. Lĩnh vực Công Thương
Xây dựng triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, IOC ngành Công Thương; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông.
5.4.8. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Báo chí
- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi nội dung số, nâng cao năng lực, chất lượng sản xuất chương trình, tin bài cho báo chí, phát thanh, truyền hình, đồng thời tạo ra các phương thức sản xuất mới đa dạng và hiệu quả: Mở rộng sản xuất nội dung chương trình có tính tương tác; Hệ thống sản xuất và biên tập trực tiếp trên thiết bị điện tử, di động và mở rộng chương trình được sản xuất trực tiếp tại hiện trường. Đáp ứng yêu cầu là cơ quan báo chí chủ lực, cơ quan truyền thông đa phương tiện của địa phương.
- Xây dựng “Hệ thống lưu trữ số và nền tảng quản lý nội dung”.
- Ứng dụng công nghệ IOT nhằm mục tiêu quản lý hoạt động truyền thông tin, đồng bộ chỉ đạo, chính sách, thông tin từ cấp trung ương đến địa phương và đến từng người dân về các chính sách, thiên tai, hỏa hoạn, tình huống khẩn cấp.
- Ứng dụng công nghệ AI, Chat GPT để phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động;
- Bảo đảm mạng lưới an toàn thông tin của tỉnh hoạt động hiệu quả, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan báo chí Quốc gia và khu vực.
5.4.9. Hiện đại hóa Hệ thống thông tin cơ sở
- Số hóa trang bị thiết bị sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện cho Đài truyền thanh cấp huyện.
- Xây dựng Đài truyền thanh cấp xã được chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và kết nối với hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
(Có danh mục mục nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo)
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh
Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai Đề án Chuyển đổi số và các hoạt động chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc thường xuyên tình hình triển khai Đề án và tổng hợp, đánh giá các nhiệm vụ được giao cho các cơ quan, báo cáo Ban Chỉ đạo (định kỳ 06 tháng); đề xuất cập nhật, bổ sung các nội dung Đề án khi cần thiết, đáp ứng tình hình thực tế.
- Chủ trì tổ chức triển khai công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và vai trò chuyển đổi số trong cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp. Tạo sự đồng thuận toàn xã hội cùng tham gia, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
- Hỗ trợ các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố Gia Nghĩa xây dựng và triển khai các Kế hoạch, Chương trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn đối với công chức, viên chức để nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện chuyển đổi số.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, huyện, thành phố thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số; triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số theo Đề án.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí đầu tư (từ nguồn ngân sách tỉnh, trung ương...) để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh theo đề án được phê duyệt theo quy định, bảo đảm kinh phí hàng năm (bao gồm cả vốn thường xuyên) cho chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
4. Sở Tài chính
Phoi hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan, tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định; bảo đảm kinh phí hàng năm cho chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
5. Sở Công Thương
- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án. Xây dựng nền tảng số của tỉnh về công nghiệp Alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo; và các hệ thống thông tin có liên quan dữ liệu ngành Công Thương...Thúc đẩy, vận hành sàn thương mại điện tử để phục vụ các hoạt động kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm của hộ kinh doanh cá thể, các hộ nông dân lên môi trường mạng; hướng dẫn hỗ trợ bán, mua hàng Online.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch số 290/KH-UBND ngày 31/5/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông, Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 24/01/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ ứng dụng công nghệ số hoặc tích hợp cùng các công nghệ khác phục vụ sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh tìm kiếm, thu thập và phổ biến thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số nhất là lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới thông minh.
7. Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông
Tuyên truyền, hướng dẫn chuyển đổi số cho công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, hội viên tại cơ quan, đơn vị, người lao động trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hiệu quả, xây dựng lực lượng nòng cốt, xung kích, lan tỏa chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.
8. Các Sở, Ban, ngành
- Chủ trì, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo Đề án. Trong đó, mỗi Sở, Ban, ngành hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc Nền tảng giám sát điều hành thông minh của ngành, kết nối với Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả các nền tảng dùng chung của bộ ngành tương đương.
- Định kỳ hàng quý (trước ngày 18 tháng cuối cùng của Quý) báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) tình hình, kết quả thực hiện.
9. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo, bố trí kinh phí cho các xã thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án.
- Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Đề án, triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết chuyển đổi số địa phương phụ trách, trong đó xác định lộ trình, cân đối, phân kỳ nguồn lực đầu tư hợp lý để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ; lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông trước khi ban hành.
- Người đứng đầu các địa phương chịu trách nhiệm về kết quả chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thực hiện các dự án liên ngành, liên vùng, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, liên thông.
- Định kỳ hàng quý (trước ngày 18 tháng cuối cùng của Quý) báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) tình hình, kết quả thực hiện.
10. Công ty Điện lực tỉnh Đắk Nông
Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp và các nhiệm vụ chuyển đổi số liên quan của Đề án.
Trên đây là Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đắk nông đến năm 2030. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 30/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
STT | Danh mục dự án | Đơn vị chủ trì |
I | Các dự án Hệ thống thông tin |
|
1 | Dự án nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hoàn thiện hạ tầng ICT, bảo đảm các giải pháp an toàn, an ninh mạng phục vụ ĐTTM (thuê chỗ đặt tại Trung tâm dữ liệu quốc gia) | Sở Thông tin và Truyền thông |
2 | Dự án Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh tại 06 huyện: Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Tuy Đức | UBND các huyện: Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Tuy Đức |
3 | Dự án Xây dựng hệ thống thông tin giám sát an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy | Công an tỉnh |
4 | Dự án Xây dựng hệ thống giao thông thông minh | Sở Giao thông vận tải |
II | Phát triển hạ tầng số |
|
1 | Phủ sóng mạng thế hệ mới (5G) trên toàn tỉnh (ưu tiên triển khai các khu cụm công nghiệp, khu vực đông dân cư, trung tâm các huyện thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học) để phục vụ phát triển xã hội số và dịch vụ đô thị thông minh | Sở Thông tin và Truyền thông; các doanh nghiệp viễn thông |
2 | Trang bị, nâng cấp máy tính, thiết bị công nghệ thông tin cho cán bộ công chức viên chức và người lao động bảo đảm hiện đại; hoàn thiện hệ thống mạng cục bộ LAN tại các cơ quan, đơn vị | Các Sở, Ban, ngành; UBND cấp huyện |
III | Số hóa nguồn dữ liệu |
|
1 | Triển khai kết nối, chia sẻ CSDL chuyên ngành với trục LGSP của tỉnh phục vụ công tác chuyển đổi số | Sở Thông tin và Truyền thông |
2 | Tích hợp số liệu trên nền tảng dữ liệu lớn và công cụ phân tích dữ liệu lớn (Big Data) | Sở Thông tin và Truyền thông |
3 | Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung ngành của Sở Y tế, hình thành Nền tảng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của ngành và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Y tế |
4 | Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Giáo dục và Đào tạo |
5 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Kế hoạch và Đầu tư và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
6 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Tài nguyên và Môi trường và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường |
7 | - Nâng cấp sàn thương mại điện tử, phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại - Xây dựng triển khai cơ sở dữ liệu ngành Công Thương và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Công Thương |
8 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Xây dựng |
9 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành của Sở Nội vụ và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Nội vụ |
10 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Tư pháp và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Tư pháp |
11 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Giao thông vận tải và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Giao thông vận tải |
12 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
13 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Khoa học và Công nghệ và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Khoa học và Công nghệ |
14 | Hoàn thiện Nền tảng số nông nghiệp tỉnh Đắk Nông | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
15 | Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kết nối với IOC của tỉnh | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
IV | Xây dựng nền tảng |
|
1 | Số hóa, định danh điện tử, Internet vạn vật (IOT), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Nền tảng chuỗi khối (Blockchain) | Sở Thông tin và Truyền thông |
2 | Triển khai mạng lưới phát thanh thông minh | Sở Thông tin và Truyền thông |
3 | Thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh | Sở Thông tin và Truyền thông |
V | Đảm bảo an toàn thông tin |
|
1 | Xây dựng, duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC) | Sở Thông tin và Truyền thông |
[1] Theo tiêu chí mới thì tốc độ tải xuống dưới 40Mpbs được xem là lõm sóng, mặc dù người dùng vẫn nghe, gọi và sử dụng được 4G (Gia Nghĩa: 10; Tuy Đức: 21; Krông Nô: 18; Đắk R’Lấp:43, Cư Jút: 6; Đắk Glong: 28).
[2] Số liệu thống kê trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, chưa bao gồm các hệ thống giải quyết TTHC do các Bộ, ngành Trung ương triển khai.
[3] (1) CSDL quốc gia về dân cư; (2) CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; (3) CSDL quốc gia về bảo hiểm; (4) CSDL về văn bản quy phạm pháp luật; (5) Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; (6) HTTT đăng ký và quản lý hộ tịch; (7) Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; (8) HTTT quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của việt Nam; (9) CSDL quốc gia về đất đai; (10) CSDL quốc gia về cán bộ, công chức; (11) CSDL quốc gia về Giá; (12) Hệ thống quản lý Giao thông vận tải; (13) Cổng dịch vụ công của Bộ Xây dựng.
[4] Kinh tế - Xã hội, Y tế, Giáo dục, Phản ánh kiến nghị, Dịch vụ công, Đầu tư công, Camera giám sát, Doanh nghiệp, Du lịch, Môi trường, Đất đai.
[5] Số liệu tính đến hết Quý II/2024
[6] Cung cấp dịch vụ VNPT SmartCA (Dịch vụ ký số từ xa) với mức cước 0 đồng; Cung cấp các dịch vụ thiết yếu dành cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã với mức cước 0 đồng; Cung cấp dịch vụ tổng thể cho Hộ kinh doanh cá thể với mức cước 0 đồng
[7] Bệnh viện đa khoa tỉnh, Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện: Đắk Glong, Đắk R’Lấp, Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô, Tuy Đức
[8] Tại địa chỉ http://txng.daknong.gov.vn/ do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý.
[9] https://lms.vnedu.vn, itrithuc.vn
[10] Nền tảng nhận diện, kiểm soát phương tiện tự động; nền tảng quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện; nền tảng số quản lý dữ liệu về kết cấu hạ tầng giao thông đối với các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh
[11] https://dulich.daknong.gov.vn
- 1Quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 về Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bô trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 377/QĐ-BTTTT năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030
- 4Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
- Số hiệu: 1061/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Hồ Văn Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra