Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1059/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BẾN XE Ô TÔ KHÁCH TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/1/2005 "Quy định về bến xe ô tô khách" và Quyết định số 15/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 về việc: Sửa đổi bổ sung một số điều, khoản trong Quyết định số 08/2005 về bến xe khách" của Bộ trưởng Bộ GTVT;
Căn cứ Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 06/3/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 22/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán lập quy hoạch phát triển hệ thống bến xe ô tô khách tỉnh thanh Hoá đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 83/GTVT-QLVT ngày 12/02/2009, của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản số 233/SXD-QH ngày 12/02/2009 về việc trình duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bến xe ô tô khách tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bến xe ô tô khách tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 với những nội dung chính sau:
Tên đề án: Quy hoạch phát triển mạng lưới bến xe ô tô khách tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;
Chủ đầu tư : Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa
Nội dung quy hoạch:
I. Đánh giá hiện trạng hệ thống bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh:
1. Tình hình chung: Hệ thống bến xe ô tô khách trên địa bàn toàn tỉnh được hình thành và phát triển trong hàng chục năm gần đây, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà hầu hết các bến xe của các huyện thị chưa được đầu tư xây dựng hoặc chỉ xây dựng tạm.
Trong những năm gần đây bến xe ở các huyện không sử dụng bị xuống cấp, có một số bến chỉ là bãi đất trống. Cá biệt có huyện, thị không có bến xe. Vì vậy, nhiều xe vận tải hành khách không vào bến để nhận và trả khách mà chỉ đỗ bên lề đường đón trả khách làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 17 bến xe ô tô đã xây dựng và đăng ký sử dụng với tổng diện tích 75.676,0 m2. Trong số 17 bến xe ô tô khách có:
+ 3 bến đạt tiêu chuẩn bến loại III.
+ 8 bến đạt tiêu chuẩn bến loại IV.
+ 6 bến đạt tiêu chuẩn bến loại V.
Tổng hợp hiện trạng các bến xe ô tô khách hoạt động trên địa bàn tỉnh
TT | Tên huyện thị và vị trí bến xe | Diện tích (m2) | Số chỗ xếp xe tối đa | Số chuyến xe xuất bến (chuyến xe/ngày) | Lượng khách xuất bến (người/ ngày) | Loại bến |
1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 | TP Thanh Hoá + Bến phía Tây + Bến phía Bắc + Bến phía Nam Nghi Sơn Tx.Bỉm Sơn Thạch Thành Vĩnh lộc Cẩm Thuỷ Triệu Sơn Cửa Đạt Nông Cống Như Xuân TX.Sầm Sơn Nga Sơn Bến Minh Lộc (Hậu Lộc) Bến Bút Sơn (Hoằng Hoá) Bến Ngọc Lặc ( Bến tạm ) |
5.242,0 7.104,0 7.558,0 13.649,0 4.893,5 2.012,0 3.000,0 1.198,0 7.000,0 1.680,0 4.549,5 2.320,0 4.820,7 3.649,0 2.000,0 3.000,0 2.000,0 |
70 80 100 120 50 20 35 15 75 15 50 25 50 35 15 75 15 |
226 116 32 5 6 3 2 4 4 2 2 3 6 3 2 4 2 |
7.910 4.640 960 200 240 135 90 180 180 80 80 135 240 120 80 180 80 |
III III III V IV V IV V IV V IV IV IV IV V IV V |
2. Quy mô xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của bến xe:
Từ trước đến nay việc quản lý khai thác bến xe ô tô khách đều do ngành giao thông vận tải, các huyện thị quản lý; nói chung các bến xe ô tô khách được xây dựng khang trang chiếm tỷ lệ thấp (chủ yếu là các bến xe ở thành phố Thanh Hoá). Còn lại các bến xe ở các huyện, thị do UBND huyện quản lý chưa được chú trọng đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn chưa đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ xe và khách, không có tổ chức bán vé, không có phương tiện thông tin hướng dẫn xe và hành khách, …;
* Theo loại hình bến xe:
Theo loại luồng tuyến vận tải loại hình hoạt động của các bến xe trong tỉnh có các dạng sau:
- ở các huyện, thị xã: Các bến xe ô tô khách phục vụ xe và khách đi trong nội tỉnh từ huyện về thành phố Thanh Hoá là chủ yếu, có một số huyện, thị xã có xe phục vụ khách đi các tỉnh ngoài.
- Tại thành phố Thanh Hoá:
+ Bến xe khách nội tỉnh: Là bến xe phục vụ các phương tiện vận chuyển khách công cộng hoạt động trên các tuyến nội tỉnh là chính.
+ Bến xe khách liên tỉnh: Là bến xe được tổ chức chủ yếu để phục vụ các phương tiện vận chuyển khách công cộng hoạt động trên các tuyến liên tỉnh.
+ Bến xe khách hỗn hợp: Là bến xe khách vừa tổ chức cho các phương tiện vận chuyển khách công cộng liên tỉnh, vừa tổ chức cho các phương tiện vận chuyển khách nội tỉnh.
Mỗi loại hình hoạt động của bến xe đều có ưu điểm, nhược điểm. Song loại hình hoạt động của bến xe hỗn hợp là hợp lý hơn, bởi vì tại thành phố Thanh Hoá là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh, có bến xe hỗn hợp sẽ giảm được tình trạng trung chuyển hành khách bằng các phương tiện vận chuyển khác từ bến xe liên tỉnh đến bến xe nội tỉnh và ngược lại, do đó sẽ giảm được mật độ giao thông, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, phục vụ tiện lợi nhu cầu đi lại của hành khách.
* Về tổ chức quản lý bến xe:
Các bến xe ô tô khách tại thành phố Thanh Hoá đã được tách khỏi đơn vị vận tải và do doanh nghiệp quản lý và kinh doanh. Về mô hình tổ chức quản lý tương đối phù hợp, người lãnh đạo có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm quản lý, được đào tạo cơ bản, có tổ chức bộ máy quản lý thông qua các phòng ban chức năng như: Tổ chức hành chính, kế hoạch điều độ, thống kê kế toán, các bộ phận bán vé, kiểm tra, kiểm soát trật tự, bảo vệ, thông tin hướng dẫn, … và tổ chức lực lượng bốc xếp của bến. Các bến xe đều tổ chức bán vé tại các quầy vé cho khách trước lúc lên xe. Tất cả các chuyến xe đều được kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn trước khi xuất bến.
Các bến ô tô khách ở huyện do số lượng, phương tiện và khách thông qua ít nên thường xuyên bố trí lực lượng cán bộ, nhân viên quản lý từ 1 đến 3 người. Đại đa số bến xe ở huyện chỉ có 1 người, vì vậy không đảm bảo quy trình phục vụ của một bến xe và cho mỗi chuyến xe xuất bến. ở một số huyện do hợp tác xã hoặc công ty TNHH xây dựng và quản lý bến xe nên hoạt động đảm bảo và hiệu quả.
* Về tổ chức thu phí của bến xe ô tô khách:
Đại đa số các bến xe ô tô khách hiện nay đều có thu các khoản theo phương thức trọn gói. Nội dung các khoản thu bao gồm:
+ Lệ phí xe ra vào bến.
+ Lệ phí bán vé.
+ Lệ phí xe đỗ qua đêm.
Các khoản thu lệ phí xe ra vào bến, lệ phí xe đỗ qua đêm được xác định cụ thể cho mỗi loại xe theo trọng tải thiết kế và lệ phí bán vé căn cứ số vé bán được cho mỗi đầu xe để bến xe được thu. Việc thu trên đã được thực hiện trong thời gian dài, đồng thời hàng năm có tổ chức chỉnh sửa bổ sung tỷ lệ thu cho phù hợp với thị trường. Nó đã góp phần ổn định trật tự ở mỗi bến xe, tạo được mối quan hệ khăng khít hữu cơ giữa đơn vị vận tải và bến xe góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
* Xác nhận sổ nhật trình:
Các bến xe ô tô khách đang hoạt động đều thực hiện đúng quy định kiểm tra kỹ thuật an toàn xe: Trước khi xe xuất bến, mỗi xe đều được kiểm tra xác nhận vào sổ nhật trình.
II. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách
TT | Tên huyện, thị | Hiện trạng năm 2007 (tổng HK/năm) | Năm 2010 (tổng HK/năm) | Năm 2020 (tổng HK/năm) |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 | TP. Thanh Hoá TX. Sầm Sơn TX. Bỉm Sơn Huyện Thọ Xuân Huyện Triệu Sơn Huyện Thiệu Hoá Huyện Yên Định Huyện Vĩnh Lộc Huyện Đông Sơn Huyện Nông Cống Huyện Hậu Lộc Huyện Tĩnh Gia Huyện Quảng Xương Huyện Nga Sơn Huyện Hà Trung Huyện Hoằng Hoá Huyện Như Xuân Huyện Ngọc Lặc Huyện Thường Xuân Huyện Cẩm Thuỷ Huyện Thạch Thành Huyện Lang Chánh Huyện Quan Hoá Huyện Bá Thước Huyện Quan Sơn Huyện Như Thanh Huyện Mường Lát | 2.300.000 435.000 420.000 205.000 190.000 130.000 195.000 105.000 100.000 105.000 95.000 120.000 105.000 75.000 95.000 100.000 80.000 165.000 100.000 115.000 90.000 85.000 75.000 95.000 70.000 95.000 55.000 | 3.000.000 850.000 700.000 370.000 360.000 240.000 350.000 190.000 180.000 190.000 170.000 230.000 190.000 130.000 170.000 180.000 150.000 310.000 143.000 165.000 128.000 114.000 100.000 132.000 98.000 130.000 75.000 | 5.000.000 1.275.000 1.050.000 555.000 540.000 360.000 525.000 285.000 270.000 285.000 255.000 345.000 285.000 195.000 255.000 270.000 225.000 465.000 215.000 248.000 192.000 171.000 151.000 198.000 147.000 195.000 112.000 |
| Tổng cộng | 5.800.000 | 9.000.000 | 15.000.000 |
III. Quy hoạch phát triển hệ thống bến xe ô tô khách đến năm 2020:
1. Mục tiêu và yêu cầu của bến xe ô tô khách:
1.1. Mục tiêu:
Tình hình kinh tế văn hoá xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng. Việc xây dựng hệ thống bến xe khách trên địa bàn toàn tỉnh là cần thiết và cấp bách để đáp ứng nhu cầu đi lại, góp phần phục vụ hành khách thuận tiện, nhanh chóng, tiện nghi, an toàn và văn minh lịch sự.
1.2. Yêu cầu của bến xe ô tô khách:
Bến xe ô tô khách là bộ phận kết cấu hạ tầng trong mạng lưới giao thông đường bộ của từng địa phương, là nơi thực hiện các tác nghiệp đón trả khách, đồng thời là nơi hành khách chuyển tuyến hoặc chuyển xe. Đặc biệt, tại các bến xe thị xã, thành phố Thanh Hoá lưu lượng phương tiện ra vào rất lớn thường gây ách tắc và tai nạn giao thông, nhu cầu của hành khách tại bến xe rất đa dạng và có những đặc thù về công suất, thời gian chuyến đi, mục đích chuyến đi, hành lý. Bến xe cũng luôn là điểm nóng về trật tự an ninh. Yêu cầu cơ bản đối với bến xe là phải đáp ứng được các nhu cầu của hành khách, phương tiện một cách thuận tiện, tiện nghi, nhanh chóng và an toàn.
Yêu cầu của một bến xe ô tô khách :
Căn cứ vào nội dung hoạt động phân bến xe thành 4 khu vực chính:
+ Khu vực phục vụ hành khách: Nhằm phục vụ các nhu cầu như mua vé, chờ đợi, hướng dẫn thông tin, giải khát, hành lý, vệ sinh, … Các nhu cầu này có mức độ cần thiết khác nhau (theo quy mô từng bến) dẫn đến các công trình hoặc chức năng phục vụ nhu cầu cũng có mức độ cần thiết khác nhau.
+ Khu vực đón trả khách: Phục vụ hành khách khi lên xuống xe, bao gồm vị trí đỗ xe trong quá trình đón trả khách, đường cho hành khách xuống xe và khu vực đỗ của phương tiện tạm thời hoặc qua đêm. Trong đó khu vực đỗ xe đón trả khách và đường cho hành khách tiếp cận và rời phương tiện có vai trò rất quan trọng.
+ Khu vực trung chuyển: Gồm vị trí dừng đỗ đón trả khách của các phương tiện khác như taxi, xích lô, … hoặc sau khi đến bến có thể chuyển sang một phương tiện khác để đi đến đích cuối cùng của chuyến đi.
+ Không gian khác: Giao thông nội bộ, cây xanh, chiếu sáng, các công trình hỗ trợ khác. Đường giao thông nội bộ phục vụ phương tiện, người đi lại cần tránh giao cắt, tốt nhất là một chiều và nhập, tách dòng. Cây xanh nhằm đảm bảo môi trường trong bến trong lành, cảnh quan hấp dẫn. Công trình hỗ trợ nhằm tăng tính thuận tiện cho hành khách đi lại như trông giữ phương tiện, giải trí, …
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến các khu chức năng trong bến xe gồm: Nhu cầu thông qua bến xe ( Thể hiện thông qua công suất luồng hành khách, thông qua bến hoặc quy mô bến xe, đặc điểm của nhu cầu thông qua bến xe ), sự cần thiết của các chức năng và các ràng buộc thực tế.
2. Tiêu chuẩn bến xe và vị trí quy hoạch bến xe ô tô khách:
2.1. Căn cứ xác định vị trí và quy mô xây dựng bến xe ô tô khách:
- Kết quả dự báo lưu lượng hành khách đi lại trên các huyện, thị xã, thành phố đến năm 2020;
- Tình hình đặc điểm và tính kế thừa của các bến xe hiện tại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố;
- Quy hoạch phát triển xây dựng các đô thị, các khu công nghiệp của tỉnh..
2.2. Quy định tiêu chuẩn bến xe ô tô khách:
Quy định về bến xe ô tô khách được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
2.3. Yêu cầu cơ bản vị trí bến xe:
- Phải gần với đường giao thông công cộng, thuận tiện khách đi xe, tại khu vực dân cư tập trung lớn hoặc tại các huyện lỵ, trung tâm kinh tế, thương mại, thị trấn, …
- Bến xe được xây dựng gần nơi chuyển tiếp các phương thức vận tải khác hoặc nơi chuyển tiếp giữa các tuyến vận tải khách bằng đường bộ và vận tải khách bằng các phương tiện khác trong đô thị.
- Bến xe phải được nhìn thấy từ đường giao thông công cộng, phải có biển báo, biển chỉ dẫn rõ ràng.
- Vị trí bến xe tại các huyện lỵ, thị trấn, thị xã, thành phố phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
3. Quy hoạch phát triển hệ thống bến xe ô tô khách đến năm 2020:
Quy hoạch phát triển hệ thống bến xe ô tô khách tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 được tổng hợp theo biểu sau:
TT | Tên huyện và địa điểm xây dựng bến xe | Số lượng | Loại bến xe | Diện tích dự kiến ( m2) |
1 | Thành phố Thanh Hoá | 4 |
|
|
| + Bến xe trung tâm (ở phía Tây thành phố, tại khu vực phía Đông ga đường sắt cao tốc) | 1 | 1 | (15-20) ha |
| + Bến xe phía Đông ( Khu vực thị trấn Môi, điểm giao Quốc lộ 47 - Quốc lộ 10 ) | 1 | 1 | 15.000 |
| + Bến xe phía Bắc ( Thị trấn Tào Xuyên ) | 1 | 2 | 12.000 |
| + Bến xe phía Nam ( Khu vực giao đường vành đai phía Tây - Quốc lộ 1A ) | 1 | 3 | 7.000 |
| + Các bến xe ( Phía Bắc, phía Tây, phía Nam hiện tại ) quy hoạch bãi đỗ xe, bến xe buýt, Taxi. |
|
|
|
2 | Huyện Thọ Xuân | 4 |
|
|
| + Thị trấn Thọ Xuân | 1 | 4 | 5.000 |
| + Thị trấn Lam Sơn | 1 | 4 | 3.000 |
| + Thị trấn Sao Vàng | 1 | 4 | 3.000 |
| + Xã Thọ Minh | 1 | 5 | 2.000 |
3 | Huyện Triệu Sơn | 4 |
|
|
| + Minh Dân | 1 | 4 | 7.000 |
| + Dân Lực | 1 | 5 | 3.000 |
| + Sim (xã Hợp Thành) | 1 | 5 | 2.000 |
| + Khu vực chợ Nưa (xã Tân Ninh ) | 1 | 5 | 2.000 |
4 | Huyện Thiệu Hoá | 4 |
|
|
| + Thị trấn Vạn Hà | 1 | 4 | 5.000 |
| + Xã Thiệu Chính | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Thiệu Khánh | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Thiệu Giang | 1 | 5 | 2.000 |
5 | Huyện Yên Định | 3 |
|
|
| + Thị trấn Quán Lào | 1 | 4 | 5.000 |
| + Kiểu (Yên Trường) | 1 | 5 | 3.000 |
| + Thị trấn Thống Nhất | 1 | 5 | 3.000 |
6 | Huyện Vĩnh Lộc | 2 |
|
|
| + Thị trấn Vĩnh Lộc | 1 | 4 | 3.000 |
| + Xã Vĩnh Hùng (Km16+230 QL217) | 1 | 5 | 2.000 |
7 | Huyện Đông Sơn | 2 |
|
|
| + Vạn Thắng (Đông Văn) | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Đông Minh | 1 | 5 | 2.000 |
8 | Huyện Nông Cống | 3 |
|
|
| + Thị trấn Chuối | 1 | 4 | 5.000 |
| + Thị trấn Yên Mỹ | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Yên Thành | 1 | 5 | 2.000 |
9 | Huyện Hậu Lộc | 4 |
|
|
| + Thị trấn Hậu Lộc | 1 | 4 | 4.000 |
| + Xã Minh Lộc | 1 | 5 | 3.000 |
| + Xã Hoa Lộc | 1 | 5 | 3.000 |
| + Xã Phong Lộc | 1 | 5 | 2.000 |
10 | Huyện Tĩnh Gia | 2 |
|
|
| + Thị trấn Còng ( Tĩnh Gia ) | 1 | 4 | 4.000 |
| + Xã Hải Ninh | 1 | 5 | 2.000 |
11 | Khu kinh tế Nghi Sơn | 2 |
|
|
| + Xã Hải Thượng | 1 | 2 | 12.000 |
| + Xã Trúc Lâm | 1 | 4 | 3.000 |
12 | Huyện Quảng Xương | 2 |
|
|
| + Thị trấn Quảng Xương | 1 | 4 | 3.000 |
| + Tiên Trang (xã Quảng Lợi) | 1 | 4 | 3.000 |
13 | Huyện Nga Sơn | 4 |
|
|
| + Thị trấn Nga Sơn | 1 | 4 | 4.000 |
| + Bến Lở (xã Nga Phú) | 1 | 5 | 2.000 |
| + Hói Đào (xã Nga Liên) | 1 | 5 | 2.000 |
| + Tư Si (xã Nga Nhân) | 1 | 5 | 2.000 |
14 | Huyện Hà Trung | 4 |
|
|
| + Thị trấn Hà Trung | 1 | 4 | 3.000 |
| + Trung tâm xã Hà Phú | 1 | 5 | 2.000 |
| + Trung tâm xã Hà Lĩnh | 1 | 5 | 2.000 |
| + Trung tâm xã Hà Long | 1 | 5 | 2.000 |
15 | Huyện Hoằng Hoá | 2 |
|
|
| + Thị trấn Bút Sơn | 1 | 4 | 3.000 |
| + Khu du lịch Hải Tiến | 1 | 4 | 3.000 |
16 | Thị xã Bỉm Sơn | 2 |
|
|
| + Phường Ngọc Trạo | 1 | 3 | 5.000 |
| + Khu vực nhà máy xi măng | 1 | 5 | 2.000 |
17 | Thị xã Sầm Sơn | 3 |
|
|
| + Phường Trường Sơn | 1 | 3 | 5.000 |
| + Nam Sầm Sơn ( Xã Quảng Đại ) | 1 | 4 | 3.000 |
| + Quảng Tiến ( Cảng Hới ) | 1 | 5 | 2.000 |
18 | Huyện Như Xuân | 3 |
|
|
| + Thị trấn Yên Cát | 1 | 4 | 3.000 |
| + Thị trấn Bãi Trành | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Thanh Quân | 1 | 5 | 2.000 |
19 | Huyện Thường Xuân | 4 |
|
|
| + Thị trấn Thường Xuân | 1 | 4 | 3.000 |
| + Cửa Đặt | 1 | 5 | 2.000 |
| + Trung tâm Khe Hạ (xã Luận Thành) | 1 | 5 | 3.000 |
| + Xã Bát Mọt | 1 | 6 | 800 |
20 | Huyện Ngọc Lặc | 3 |
|
|
| + Đô thị Ngọc Lạc | 1 | 1 | 15.000 |
| + Trung tâm xã Nguyệt ấn | 1 | 5 | 2.000 |
| + Trung tâm xã Ngọc Liên | 1 | 5 | 2.000 |
21 | Huyện Cẩm Thuỷ | 5 |
|
|
| + Thị trấn Cẩm Thủy | 1 | 3 | 5.000 |
| + Phố Vạc (xã Cẩm Thành) | 1 | 5 | 3.000 |
| + Xã Cẩm Châu | 1 | 5 | 3.000 |
| + Xã Cẩm Tú | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Cẩm Vân | 1 | 5 | 2.000 |
22 | Huyện Thạch Thành | 3 |
|
|
| + Thị trấn Kim Tân | 1 | 4 | 3.000 |
| + Phố Cát (xã Thành Vân) | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Thạch Quảng | 1 | 5 | 2.000 |
23 | Huyện Lang Chánh | 2 |
|
|
| + Thị trấn Lang Chánh | 1 | 4 | 3.000 |
| + Trung tâm cụm xã Yên Thắng-Yên Khương | 1 | 6 | 700 |
24 | Huyện Quan Hoá | 3 |
|
|
| + Thị trấn Hồi Xuân | 1 | 5 | 2.000 |
| + Xã Phú Lệ | 1 | 6 | 800 |
| + Xã Hiền Kiệt | 1 | 6 | 800 |
25 | Huyện Quan Sơn | 3 |
|
|
| + Thị trấn Quan Sơn | 1 | 5 | 2.000 |
| + Mường Mìn | 1 | 6 | 800 |
| + Cửa khẩu Na Mèo | 1 | 4 | 4.000 |
26 | Huyện Như Thanh | 3 |
|
|
| + Thị trấn Như Thanh | 1 | 4 | 3.000 |
| + Xã Phượng Nghi | 1 | 6 | 800 |
| + Xã Thanh Tân | 1 | 6 | 800 |
27 | Huyện Bá Thước | 2 |
|
|
| + Thị trấn Cành Nàng | 1 | 4 | 4.000 |
| + Thị trấn Đồng Tâm | 1 | 4 | 4.000 |
28 | Huyện Mường Lát | 2 |
|
|
| + Thị trấn Mường Lát | 1 | 5 | 3.000 |
| + Khu đô thị Tén Tần ( Quy hoạch đến năm 2020 ) | 1 | 4 | 4.000 |
| Cộng | 84 |
|
|
4. Tổng hợp số lượng bến xe toàn tỉnh:
TT | Loại bến xe | Tổng số (bến xe) | Trong đó | |
Đã đưa vào hoạt động | Xây dựng mới | |||
1 2 3 4 5 6 | Bến xe loại 1 Bến xe loại 2 Bến xe loại 3 Bến xe loại 4 Bến xe loại 5 Bến xe loại 6 | 3 2 4 27 41 7 | 0 0 3 ( 03 bến chuyển vị trí ) 8 6 ( 01 bến chuyển vị trí ) 0 | 3 2 1 19 35 7 |
| Tổng cộng | 84 | 17 | 67 |
IV. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư :
- Căn cứ quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 06/03/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Căn cứ mục tiêu phát triển hệ thống bến xe ô tô khách đến năm 2020.
Dự báo kế hoạch xây dựng và nguồn vốn đầu tư theo các giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn 2008 ¸ 2012:
- Tại thành phố Thanh Hoá: Xây dựng bến xe trung tâm thành phố: Bến xe Loại 1 tại vị trí phía Tây thành phố, khu vực phía Đông ga đường sắt cao tốc.
- Tại các huyện thị: Mỗi huyện xây dựng một bến xe tại thị trấn huyện lỵ (Trừ các huyện đã xây dựng). Tổng số: xây dựng mới 14 bến xe.
* Dự báo kinh phí đầu tư:
TT | Địa điểm - Loại bến xe | Số lượng (bến) | Dự báo vốn đầu tư (tỷ đồng) | Thuộc các huyện |
I 1 2 3 4 II 1 2 | Các huyện miền núi + Bến xe loại 1 + Bến xe loại 3 + Bến xe loại 4 + Bến xe loại 5 Các huyện đồng bằng + Bến xe loại 1 + Bến xe loại 4 |
1 1 3 3
1 5 |
12,0 6,0 12,0 6,0
30,0 20,0 |
Phố Cống (Ngọc Lặc) TT.Cẩm Thuỷ L. Chánh, Như Thanh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát
Thành phố Thanh Hoá Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Hậu Lộc, Yên Định, Tĩnh Gia. |
| Tổng cộng | 14 | 86,0 |
|
2. Giai đoạn 2013 ¸ 2020:
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bến xe được quy hoạch và đúng các tiêu chuẩn quy định.
Dự báo kinh phí đầu tư: ( Kể cả bến xe phải di dời )
TT | Địa điểm - Loại bến xe | Số lượng (bến) | Dự báo vốn đầu tư (tỷ đồng) | Thuộc các huyện |
I 1 2 3 4 5 6II 1 2 3 4 5 |
Các huyện miền núi + Bến xe loại 1 + Bến xe loại 2 + Bến xe loại 3 + Bến xe loại 4 + Bến xe loại 5 + Bến xe loại 6 Các huyện đồng bằng + Bến xe loại 1 + Bến xe loại 2 + Bến xe loại 3 + Bến xe loại 4 + Bến xe loại 5 |
23 0 0 0 6 10 7 34 1 2 3 5 23 |
68 0 0 0 24 30 14 132,0 12,0 18,0 16,0 20,0 66,0 |
|
| Tổng cộng | 57 | 200 |
|
V. Một số giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư, các ưu đãi đầu tư:
a. Giải pháp nguồn vốn:
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp, cải tạo các bến xe đang khai thác. Việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng.
b. Các ưu đãi đầu tư:
- Được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất xây dựng bến xe;
- Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế kinh doanh, thuế đất;
- Xây dựng hệ thống bến xe ô tô khách nhằm phục vụ công ích là chính, do đó UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư xây dựng như sau:
+ Đối với các huyện miền núi: Hỗ trợ kinh phí khảo sát thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng đường ra vào bến, hỗ trợ một phần xây dựng mặt sân bến để kích cầu.
+ Đối với các huyện đồng bằng: Hỗ trợ kinh phí khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng đường ra vào bến.
2. Quản lý khai thác:
- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác bến xe.
- Các doanh nghiệp khai thác bến xe thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền lợi như nhau trong việc tổ chức các dịch vụ kinh doanh, khai thác tại bến xe theo quy định hiện hành của Nhà nước; được thu tiền các loại dịch vụ tại bến xe theo quy định của pháp luật.
- Các doanh nghiệp khai thác bến xe chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ và của cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan tại bến xe.
3. Trách nhiệm của các ngành, địa phương liên quan:
3.1 Sở Giao thông vận tải:
+ Chịu trách nhiệm chính trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch;
+ Công bố công khai quy hoạch mạng lưới bến xe, yêu cầu cấp kỹ thuật từng loại bến xe, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác v.v.. để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng bến xe;
+ Thông tin hướng dẫn kịp thời các cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng và quản lý khai thác bến xe;
+ Cập nhật thông tin, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
3.2 UBND các huyện, thị xã, thành phố:
+ Gắn quy hoạch mạng lưới bến xe vào quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của từng địa phương; Lựa chọn vị trí xây dựng bến xe đáp ứng tốt yêu cầu khai thác và phục vụ;
+ Thông báo công khai quy hoạch; khuyến khích vận động các thành phần kinh tế trên địa bàn tham gia đầu tư xây dựng và khai thác bến xe khách; thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với đầu tư, khai thác bến xe ô tô khách.
3.3 Các ngành liên quan:
+ Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lập và quản lý quy hoạch đảm bảo sự gắn kết giữa quy hoạch ngành với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng, địa phương;
+ Phối hợp với ngành Giao thông Vận tải trong việc cung cấp thông tin nhằm điều chỉnh quy hoạch mạng lưới bến xe cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng và quản lý khai thác mạng lưới bến xe trên địa bàn toàn tỉnh.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ có sự phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận : | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 161/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch xây dựng bến xe, điểm đỗ và trạm nghỉ ô tô khách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 955/QĐ-CT năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng bến xe, điểm đỗ và trạm nghỉ xe ô tô chở khách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch bến xe ô tô khách, bãi đỗ xe tỉnh Sơn La đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 1Quyết định 15/2007/QĐ-BGTVT sửa đổi Quy định về bến xe ô tô khách ban hành kèm theo Quyết định 08/2005/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 24/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 08/2005/QĐ-BGTVT về bến xe ôtô khách do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 161/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch xây dựng bến xe, điểm đỗ và trạm nghỉ ô tô khách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 955/QĐ-CT năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng bến xe, điểm đỗ và trạm nghỉ xe ô tô chở khách trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch bến xe ô tô khách, bãi đỗ xe tỉnh Sơn La đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Quyết định 1059/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bến xe ô tô khách tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020
- Số hiệu: 1059/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thế Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra