- 1Quyết định 170/2006/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 260/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/1999/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 01/2007/TT-BXD hướng dẫn Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước kèm theo Quyết định 213/2006/QĐ-TTg do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 5Luật Đất đai 2003
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1051/QĐ-BNN-VP | Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp; Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Tin học và thống kê chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1051/QĐ-BNN-VP ngày 09 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Quy chế này quy định việc quản lý sử dụng, điều chuyển, thu hồi, cải tạo và xây dựng mới và bảo trì công sở của cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Công sở quy định trong Quy chế này bao gồm: Nhà làm việc và các công trình kỹ thuật, phục vụ hoạt động của cơ quan trong khuôn viên đất của cơ quan Bộ;
3. Các địa điểm làm việc do Văn phòng Bộ quản lý là trụ sở làm việc của cơ quan Bộ.
1. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ được giao quản lý, sử dụng công sở làm việc bao gồm:
a) Văn phòng, các Vụ, Thanh Tra Bộ, Ban Đổi mới (sau đây gọi là đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc);
b) Các Cục, các Trung Tâm có trụ sở làm việc tại trụ sở làm việc của cơ quan Bộ (sau đây gọi là đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc);
c) Các Cục được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc riêng (bên ngoài trụ sở cơ quan Bộ).
2. Các tổ chức, cá nhân không quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có liên quan đến việc sử dụng, điều chuyển, thu hồi, cải tạo và xây dựng mới tại trụ sở làm việc của cơ quan Bộ.
Mục I. QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÔNG SỞ
1. Hồ sơ quản lý công sở bao gồm: Hồ sơ quản lý công sở được thiết lập ban đầu khi đưa vào sử dụng và được bổ sung trong quá trình sử dụng.
2. Trách nhiệm lập và bổ sung hồ sơ quản lý công sở.
a) Văn phòng Bộ có trách nhiệm lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ trụ sở làm việc của các đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ theo quy định hiện hành và sao gửi về Văn phòng 01 bộ để tổng hợp và lưu giữ hồ sơ chung trụ sở làm việc của cơ quan Bộ.
c) Văn phòng Bộ và các Cục được giao quản lý và sử dụng trụ sở riêng có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ theo quy định hiện hành và sao gửi về Vụ Kế hoạch để tổng hợp báo cáo Bộ và Bộ Xây dựng theo quy định.
Điều 4. Hồ sơ quản lý công sở được thiết lập ban đầu
Nội dung của hồ sơ quản lý công sở được thiết lập ban đầu khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 4 Quy chế Quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định số: 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quy chế quản lý công sở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước).
Điều 5. Bổ sung hồ sơ trong quá trình sử dụng
1. Nội dung hồ sơ cần bổ sung trong quá trình sử dụng bao gồm:
a. Giấy tờ liên quan đến công tác bảo trì, cải tạo công sở;
b. Giấy tờ liên quan đến việc tách, nhập công sở của đơn vị;
c. Giấy tờ liên quan đến việc sắp xếp, điều chuyển công sở;
d. Hồ sơ trích ngang công sở theo quy định hiện hành.
2. Bổ sung hồ sơ trong quá trình sử dụng của các đơn vị được thực hiện như sau:
a) Văn phòng có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trụ sở làm việc của cơ quan Bộ và lập hồ sơ bổ sung hồ sơ trong quá trình sử dụng cho các đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc.
b) Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong quá trình sử dụng của đơn vị gửi về Văn phòng tổng hợp.
c) Văn phòng Bộ và các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo quy định hiện hành và sao gửi về Vụ Kế hoạch để tổng hợp báo cáo Bộ và Bộ Xây dựng theo quy định.
Điều 6. Lập hồ sơ trích ngang và lưu giữ, sử dựng hồ sơ công sở
1. Đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng, Văn phòng Bộ có trách nhiệm:
a. Lưu giữ hồ sơ quản lý công sở quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy chế này;
b. Lập hồ sơ trích ngang công sở.
2. Vụ Kế hoạch có trách nhiệm tập hợp hồ sơ trích ngang công sở của Bộ gửi Bộ Xây dựng theo quy định.
3. Nội dung hồ sơ trích ngang công sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư Số: 01/2007/TT-BXD ngày 31/01/2007 về việc hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Quy định về quản lý sử dụng nhà làm việc
1. Các đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc và các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc thực hiện theo các quy định của Quy chế này.
2. Các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy định về quản lý sử dụng công sở làm việc của đơn vị gồm các nội dung sau:
a) Những quy định bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan và khách tới làm việc) phải chấp hành;
b) Những quy định mà các tổ chức, cá nhân không được phép làm trong công sở;
c) Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan và khách tới làm việc trong việc quản lý sử dụng nhà làm việc;
d) Quy định về xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế nội bộ của đơn vị;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
Điều 8. Bố trí sắp xếp nơi làm việc
1. Văn phòng Bộ lập phương án sắp xếp nơi làm việc cho các đơn vị làm việc tại trụ sở cơ quan Bộ và đề xuất hướng giải quyết đối với tài sản nhà, đất dôi dư trình Bộ quyết định theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý tài sản nhà nước.
2. Trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc và các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng:
a) Rà soát, sắp xếp và đối chiếu diện tích làm việc hiện có với tiêu chuẩn, định mức, biên chế của đơn vị mình hàng năm gửi về Văn phòng Bộ tổng hợp chung;
b) Bố trí, sắp xếp nơi làm việc cho cán bộ công chức, lao động hợp đồng của đơn vị.
3. Đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc phải sắp xếp nơi làm việc của đơn vị đảm bảo sử dụng hiệu quả và hàng năm phải rà soát để báo cáo Bộ.
Điều 9. Yêu cầu về sử dụng công sở
1.Yêu cầu chung về sử dụng công sở:
a) Sử dụng diện tích và trang thiết bị làm việc phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 5 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
b) Việc sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...;
c) Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý sử dụng công sở;
d) Lập kế hoạch bảo trì, mua sắm các trang thiết bị làm việc cho cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;
đ) Xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng công sở tại đơn vị.
e) Yêu cầu về sử dụng phòng làm việc:
- Bên ngoài các phòng làm việc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng;
- Các trang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng và thuận lợi cho các thành viên trong phòng làm việc;
- Không được sử dụng các thiết bị đun, nấu của cá nhân trong phòng làm việc;
- Không được để các vật liệu nổ, chất dễ cháy trong phòng làm việc;
- Phải tắt hết các thiết bị dùng điện khi hết giờ làm việc trước khi ra về và tắt các thiết bị dùng điện không sử dụng khi ra khỏi phòng làm việc;
- Khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phòng làm việc phải được khoá và niêm phong.
2. Văn phòng Bộ chịu tránh nhiệm:
a) Lập sơ đồ tổng thể trụ sở làm việc của cơ quan Bộ trong đó phải thể hiện rõ các khối nhà làm việc, phòng làm việc, bộ phận sử dụng chung, kỹ thuật, phục vụ của cơ quan Bộ và các đơn vị. Sơ đồ tổng thể phải được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và khách đến liên hệ công tác;
b) Bên ngoài cổng chính của trụ sở cơ quan Bộ phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan, làm biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ công chức tại các phòng làm việc cho các đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc;
c) Bố trí bộ phận thường trực bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự 24/24 giờ tại Trụ sở làm việc của cơ quan Bộ; cán bộ công chức, lao động hợp đồng, người nước ngoài và khách ra vào cơ quan Bộ làm việc phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Quyết định số 1240/QĐ-BNN-VP, ngày 24/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về công tác thường trực, bảo vệ cơ quan tại cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT;
d) Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh chung trụ sở làm việc của cơ quan Bộ và các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung;
đ) Trang bị hệ thống phòng chống cháy, nổ cho các đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc; Kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống cháy, nổ;
3. Trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc:
a) Làm biển tên đơn vị trước các nhà làm việc được giao quản lý và sử dụng, làm biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ công chức tại các phòng làm việc của đơn vị;
b) Đảm bảo vệ sinh tại đơn vị, phần công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung được giao quản lý, sử dụng;
c) Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại trụ sở làm việc của đơn vị đúng theo quy định hiện hành;
d) Đảm bảo an ninh trật tự trong phạm vi trụ sở của đơn vị.
e) Hàng năm (chậm nhất là ngày 15/11) các đơn vị tổng hợp những biến động về tình hình quản lý sử dụng nhà làm việc của đơn vị gửi về Văn phòng Bộ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ.
4. Các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điểm a, b, c, d của khoản 3 Điều này. Hàng năm thực hiện báo những biến động về tình hình quản lý sử dụng nhà làm việc của đơn vị gửi về Vụ Kế hoạch hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ.
Điều 10. Yêu cầu sử dụng đối với các công trình kỹ thuật, phục vụ dùng chung
1. Yêu cầu chung
a) Phần sử dụng chung trong cơ quan bao gồm: hội trường, phòng họp, đường đi, nơi để xe, khu vệ sinh chung, hành lang, cầu thang bộ, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, bể nước, bể phốt, sân vườn, bồn hoa cây cảnh...
b). Các đơn vị, tổ chức cá nhân, khách đến công tác phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ quan Bộ.
c) Yêu cầu các cá nhân, khách đến công tác thực hiện tiết kiệm điện, nước tại các công trình kỹ thuật, phục vụ dùng chung. Không gây bẩn làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt…
d) Nghiêm cấm gây mất vệ sinh chung tại cơ quan, yêu cầu bỏ rác đúng nơi quy định. Các thiết bị, phương tiện bảo vệ môi trường phải được đặt đúng nơi quy định.
đ) Việc sử dụng hội trường, phòng họp do Văn phòng Bộ quản lý theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-VP ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định về chế độ họp của Bộ.
2. Trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung:
a) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức và khách đến làm việc thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;
b) Thực hiện việc giữ gìn an ninh, trật tự; phòng chống cháy nổ; trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp; vệ sinh công cộng, thu gom rác thải; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh... trong khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan Bộ;
c) Quản lý, vận hành các trang thiết bị sử dụng chung (bơm nước, máy phát điện, hệ thống nước...);
d) Quy định việc đóng góp kinh phí của các đơn vị cho việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung;
4. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp dân, tiếp khách; khách đến liên hệ công tác thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Quyết định số 1240/QĐ-BNN-VP, ngày 24/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về công tác thường trực, bảo vệ cơ quan tại cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT;
5. Trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc:
a) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức và khách đến làm việc thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;
b) Đóng góp kinh phí cho việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung.
1. Bảo trì công sở thực hịên theo quy định tại Điều 83 của Luật Xây dựng, về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và thực hiện chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước theo Quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BXD Quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước, ngày 02/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Văn phòng Bộ:
a) Lập kế hoạch tổng thể bảo trì trụ sở làm việc của cơ quan Bộ bao gồm: Công tác khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch vốn, kiểm tra, xác định mức độ và tốc độ xuống cấp, đánh giá chất lượng công sở và thực hiện công việc sửa chữa công sở khi cần thiết, đúng thời gian yêu cầu cho các đơn vị được giao sử dụng trụ sở làm việc;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc lập kế hoạch, kinh phí bảo trì, phân bổ chi phí bảo trì phần diện tích sử dụng chung, đồng thời lập kế hoạch, phân bổ chi phí bảo trì và vận hành các trang thiết sử dụng chung tại trụ sở làm việc của cơ quan Bộ hàng năm.
3. Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc:
a) Có trách nhiệm bảo trì công sở hàng năm, duy trì chất lượng, kiến trúc, công năng sử dụng của công sở và các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung được giao quản lý, sử dụng;
b) Đóng góp kinh phí bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung tại trụ sở cơ quan Bộ.
4. Việc bảo trì công sở của các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng thực hiện theo các quy định tại Khoản 1 Điều này.
Mục II. QUẢN LÝ SẮP XẾP LẠI, ĐIỀU CHUYỂN, THU HỒI CÔNG SỞ
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm lập phương án sắp xếp diện tích nhà làm việc cho các đơn vị tại trụ sở làm việc của cơ quan Bộ để trình lãnh đạo Bộ quyết định.
2. Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc và các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng có trách nhiệm rà soát, sắp xếp lại công sở được giao quản lý và sử dụng.
Điều 13. Điều chuyển và thu hồi công sở
1. Việc điều chuyển và thu hồi trụ sở làm việc của các đơn vị hành chính Nhà nước thuộc cơ quan Bộ do Lãnh đạo Bộ quyết định.
2. Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở làm việc riêng nếu sử dụng sai mục đích, không đúng công năng, diện tích được giao thừa so với tiêu chuẩn hoặc để lãng phí sẽ bị điều chuyển, thu hồi.
3. Văn phòng Bộ:
a) Lập phương án trình Bộ việc điều chuyển, thu hồi các đơn vị làm việc tại trụ sở cơ quan Bộ theo yêu cầu bố trí sắp xếp lại diện tích làm việc đảm bảo sự điều hành của Bộ;
b) Thực hiện việc xắp xếp, điều chuyển, thu hồi và lập biên bản bàn giao với đơn vị bị thu hồi, điều chuyển và lập biên bản bàn giao cho đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Bộ.
4. Các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở làm việc riêng thực hiện theo khoản 1 Điều này.
5. Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc và các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở làm việc riêng khi bị điều chuyển, thu hồi yêu cầu phải thực hiện việc chuyển giao đầy đủ hồ sơ, hiện trạng nhà đất công sở theo quyết định điều chuyển, thu hồi của Bộ.
6. Kinh phí phục vụ công tác xác định chất lượng còn lại, giá trị công sở bị thu hồi để bàn giao cho đơn vị mới sử dụng được trích từ kinh phí của đơn vị được giao quản lý và sử dụng và Các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở làm việc riêng trụ sở làm việc đó.
Mục III. QUẢN LÝ CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG MỚI CÔNG SỞ
Điều 14. Sửa chữa, cải tạo nâng cấp công sở
1. Văn phòng Bộ thực hiện cải tạo, sửa chữa các công trình cho các đơn vị được giao sử dụng làm việc và các công trình kỹ thuật, phục vụ sử dụng chung tại trụ sở làm việc của cơ quan Bộ.
2. Các đơn vị được giao quản lý và sử dụng trụ sở làm việc khi sửa chữa, cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc phải thống nhất với Văn phòng về quản lý quy hoạch tổng thể trụ sở làm việc của cơ quan Bộ, thực hiện đúng yêu cầu về thủ tục đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng, lập hồ sơ đánh giá hiện trạng, khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình xây dựng trình Bộ phê duyệt.
3. Các Cục có được giao trụ sở làm việc riêng tự quyết định viêc sửa chữa cải tạo, nâng cấp theo đúng quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Điều kiện của công sở được cải tạo thực hiện theo quy định tại Điều 16 Mục 3 Chương II của quy chế Quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước và các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 15. Đầu tư xây dựng và cải tạo công sở
1. Việc đầu tư xây dựng mới và cải tạo công sở do lãnh đạo Bộ quyết định chủ trương và thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 19 Qui chế quản lý công sở của các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Điều kiện để được đầu tư xây dựng mới theo quy định tại Điều 16 Mục 3 Chương II của quy chế Quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước và các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
3. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công sở của các đơn vị phải tuân thủ các quy định về hoạt động xây dựng và các quy định liên quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng và sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Điều 16. Thực hiện cải tạo, xây dựng mới và nghiệm thu, bàn giao đưa công sở vào sử dụng
1. Việc triển khai các dự án cải tạo, xây dựng mới công sở thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng
2. Việc nghiệm thu, bàn giao đưa công sở vào sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng cơ bản.
3. Đơn vị được giao trực tiếp quản lý sử dụng công sở phải tham gia vào việc nghiệm thu, bàn giao theo quy định tại khoản 2 Điều này và phải trực tiếp tiến hành kiểm tra, vận hành thử các trang thiết bị của công sở.
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG SỬ DỤNG CÔNG SỞ
Điều 17. Giải quyết tranh chấp về quản lý sử dụng công sở
1. Các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công trình và quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai do Toà án nhân dân giải quyết.
Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất của công sở mà chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản này được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật Đất đai.
2. Các tranh chấp liên quan đến việc quản lý sử dụng công sở phải báo cáo Bộ xem xét, giải quyết.
3. Các tranh chấp liên quan đến việc cải tạo và xây dựng mới công sở được giải quyết theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến trụ sở cơ quan Bộ do Thanh tra Bộ và các đơn vị quản lý trực tiếp phối hợp giải quyết theo luật định.
Điều 18. Xử lý vi phạm trong sử dụng công sở
Tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định trong Quy chế này và các quy định có liên quan đến quản lý công sở tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Văn phòng Bộ
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ về công tác quản lý trụ sở làm việc của cơ quan Bộ và gửi đến Vụ Kế hoạch tổng hợp chung để báo cáo Bộ Xây dựng;
b) Thực hiện quản lý thống nhất quy hoạch tổng thể trụ sở làm việc của cơ quan Bộ;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Bộ bổ sung, thay đổi diện tích làm việc, nơi làm việc, xây dựng mới công sở;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng công sở;
đ) Tổng hợp kế hoạch sửa chữa, đầu tư cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan Bộ bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước;
e) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Xây dựng công trình, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng công sở, việc sử dụng nguồn vốn cho đầu tư cải tạo, xây dựng mới và bảo trì công sở.
2. Các Cục được giao quản lý sử dụng trụ sở riêng
Hàng năm báo cáo Bộ (Vụ Kế hoạch) về tình hình quản lý sử dụng công sở tại trụ sở làm việc của Cục.
3. Vụ Kế hoạch
a) Hướng dẫn việc lập kế hoạch đầu tư cải tạo, xây dựng mới công sở các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính, Cục Quản lý Xây dựng công trình và các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành kế hoạch đầu tư xây dựng công sở hành chính nhà nước và tổng hợp báo cáo Bộ xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền những vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng công sở;
c) Hàng năm tổng hợp cân đối kế hoạch vốn đầu tư cải tạo, xây dựng mới công sở đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
d) Hàng năm báo cáo Bộ, Bộ Xây dựng về tình hình quản lý sử dụng công sở tại trụ sở làm việc của cơ quan Bộ.
4. Vụ Tài chính
a) Hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cải tạo, xây dựng mới và bảo trì công sở và xác định giá trị tài sản công sở;
b) Duyệt quyết toán vốn xây dựng, sửa chữa công sở.
5. Cục Quản lý Xây dựng công trình
a) Chịu trách nhiệm thẩm định quá trình đầu tư xây dựng các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo công sở, đảm bảo các yêu cầu về xây dựng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công sở các cơ quan hành chính nhà nước.
1. Văn phòng Bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong cơ quan Bộ.
2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Quy chế về quản lý sử dụng, bảo trì công sở.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị có vướng mắc đề nghị phản ánh về Văn phòng Bộ để kịp thời báo cáo trình Bộ chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 170/2006/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 213/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 260/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/1999/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 01/2007/TT-BXD hướng dẫn Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước kèm theo Quyết định 213/2006/QĐ-TTg do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 6Luật Đất đai 2003
- 7Luật xây dựng 2003
- 8Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 9Quyết định 789/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế quản lý công sở tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội
Quyết định 1051/QĐ-BNN-VP năm 2008 về Quy chế quản lý công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1051/QĐ-BNN-VP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/04/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết