Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 104/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
Căn cứ Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN;
Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau đây gọi là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hiện nay.

1. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

2. Tên gọi: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: VINASHIN GROUP, viết tắt là VINASHIN.

3. Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội.

4. Vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam: là vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006 sau khi đã kiểm toán.

5. Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam:

- Tư vấn thiết kế, lµm tổng thầu, đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi;

- Chế tạo kết cấu thép giàn khoan, container, phá dỡ tàu cũ, xuất nhập khẩu phế liệu;

- Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu; đầu tư kinh doanh vận tải, xây dựng công nghiệp - dân dụng, khu đô thị và nhà ở; kinh doanh dịch vụ hàng hải, nạo vét luồng lạch, san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng; điện, điện tử, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch;

- Sản xuất các vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; khảo sát thiết kế lắp đặt các hệ thống tự động, thông tin liên lạc viễn thông, phòng, chống cháy nổ;

- Sản xuất kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao; sản xuất, lắp đặt trang thiết bị nội thất tàu thuỷ, container;

- Sản xuất, lắp ráp động cơ diezel, động cơ lắp đặt trên tàu thuỷ; lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị giao thông vận tải;

- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ;

- Tư vấn, thiết kế, lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; hợp tác liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển thị trường công nghiệp tàu thuỷ;

- Tổ chức khai thác thử nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ, container mới sản xuất và vận tải biển; đại lý vận tải, hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển; kinh doanh dịch vụ cảng, kho bãi và hỗ trợ vận tải; xuất, nhập khẩu trực tiếp xăng dầu, khí hoá lỏng LPG;

- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm;

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ. Cung ứng, xuất khẩu lao động;

- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

6. Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam gồm:

- Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, có tối đa 09 thành viên.

Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam lµ đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;

- Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng Ban Kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị;

- Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản;

- Các Tổng giám đốc chức năng, kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam do Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành;

- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành và các Tổng giám đốc chức năng.

7. Mối quan hệ giữa Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với chủ sở hữu nhà nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định:

- Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và ý kiến của các Bộ Giao thông vận tải và Kế hoạch và Đầu tư;

- Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và ý kiến của các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;

- Tổ chức lại, giải thể, đa dạng hoá sở hữu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và ý kiến của các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;

- Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và thẩm định của Bộ Nội vụ;

- Phê chuẩn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và thẩm định của Bộ Nội vụ;

- Thông qua đề án thành lập mới doanh nghiệp do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; việc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tiếp nhận thành viên mới;

- Phê duyệt các dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các dự án đầu tư ra ngoài Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Quyết định việc đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và ý kiến của các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải.

b) Bộ Giao thông vận tải:

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ ý kiến khi Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ về:

+ Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam;

+ Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;

+ Tổ chức lại, giải thể, đa dạng hoá sở hữu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;

+ Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;

+ Bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam;

- Cùng các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư…giám sát thực hiện các dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư.

c) Bộ Tài chính:

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn (kể cả vốn trái phiếu Chính phủ) của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam; đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;

- Phê duyệt Quy chế tài chính Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam;

- Thực hiện việc đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

d) Bộ Nội vụ :

- Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam;

- Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng giám đốc điều hành.

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Giám sát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

e) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

g) Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam: là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và đại diện chủ sở hữu đối với tổng công ty, công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ. Thí điểm giao Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm thành lập các tổng công ty, công ty thành viên do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, chuyển các công ty thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam:

- Xây dựng đề án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện theo đề án đã được phê duyệt.

- Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và của tổng công ty, công ty do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.

- Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ của tổng công ty, công ty thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.

- Quyết định sử dụng, đầu tư và điều chỉnh vốn, các nguồn lực khác do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đầu tư đối với các tổng công ty, công ty thành viên, nhưng phải đảm bảo yêu cầu mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hoặc mức vốn pháp định đối với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật.

- Quyết định sử dụng vốn của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị và sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

- Phê duyệt đề án góp vốn của tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ để thành lập mới các công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên ngoài ngành, lĩnh vực, địa bàn quy định tại Điều 6 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

- Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc điều hành quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc điều hành sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

- Kiểm tra, giám sát Chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, giám đốc đơn vị thành viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và điều lệ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

8. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gồm:

- Công ty Tư vấn và Thiết kế Công nghiệp tàu thuỷ;

- Công ty Kỹ thuật điều khiển và Thông tin;

- Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin;

- Công ty Phát triển công nghiệp Vinashin;

- Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp tàu thuỷ phía Nam.

- Trung tâm Hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;

- Trung tâm Công nghệ tin học.

9. Các công ty con là các Tổng công ty do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm:

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu;

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng;

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất;

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn;

- Tổng công ty Tài chính VINASHIN;

- Tổng công ty Đầu tư và Xây dựng VINASHIN thành lập trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng;

- Tổng công ty Vận tải VINASHIN thành lập trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong lĩnh vực vận tải;

- Tổng công ty Công nghiệp nặng VINASHIN thành lập trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu.

Cơ cấu quản lý của các tổng công ty nói trên gồm: Chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chủ tịch Tổng công ty do Chủ tịch Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ bổ nhiệm.

10. Các công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Phà Rừng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Hạ Long;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Đà Nẵng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Nha Trang;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn;

- Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Soài Rạp (thành lập mới).

11. Các công ty do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

- Công ty Đầu tư và Thương mại giao thông vận tải;

- Công ty Xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ;

- Công ty cổ phần Công nghệ điện lạnh Vinashin;

- Công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghệ tàu thuỷ Vinashin;

- Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Trường Xuân;

- Công ty cổ phần Máy tính - Điều khiển - Truyền thông Vinashin;

- Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hải Long;

- Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh;

- Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Shinec;

- Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ;

- Công ty cổ phần Xây dựng Vinashin;

- Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng Vinashin;

- Công ty cổ phần Kỹ thuật tàu công trình thuỷ Vinashin;

- Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Vinashin;

- Công ty cổ phần Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin;

- Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Vinashin;

- Công ty cổ phần Cơ khí chính xác Vinashin;

- Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ và Thương mại Hùng Vương;

- Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghệ tàu thuỷ;

- Công ty cổ phần Tư vấn - Xây dựng Vinashin;

- Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ cao Vinashin;

- Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Vinashin;

- Công ty cổ phần ứng dụng và Phát triển công nghệ đóng tàu Vinashin;

- Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng miền Trung Vinashin;

- Công ty liên doanh container Vinashin - TGC;

- Các công ty thành viên của Tổng công ty đang thực hiện cổ phần hóa.

12. Các công ty liên kết do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:

- Công ty cổ phần Kỹ thuật môi trường Công nghiệp tàu thuỷ Shintec;

- Ngân hàng cổ phần nhà (HABUBANK);

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy sửa chữa tàu biển Huyndai - Vinashin;

- Công ty Liên doanh SHELLGAS HAIPHONG;

- Công ty Liên doanh BAICAN SHIPPING Co (Việt Nam - Liên bang Nga);

- Công ty Liên doanh VISKO (Phá dỡ tàu cũ Việt Nam - Hàn Quốc);

- Công ty Liên doanh VINAKITA (Thiết kế tàu Vinashin - Kikada);

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nội thất tàu thủy SEJIN - VINASHIN (Việt Nam - Hàn Quốc);

- Công ty Liên doanh Thiết kế và Dịch vụ kỹ thuật tàu thuỷ Việt - Hàn;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp AALBORG (sản xuất nồi hơi tàu thủy);

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị hàng hải KOYO - VINASHIN.

13. Các đơn vị sự nghiệp:

- Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ;

- Trường Đại học Tổng hợp VINASHIN;

- Trường Công nhân kỹ thuật Bạch Đằng;

- Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy I tại Hải Phòng;

- Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy II tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy III tại Đà Nẵng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

2. Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam:

- Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam;

- Quyết định thành lập các Tổng công ty nói tại khoản 8 Điều 1 Quyết định này;

- Quyết định chuyển các công ty nói tại khoản 9 Điều 1 Quyết định này thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển đổi và lộ trình thực hiện. Chỉ đạo đầu tư phát triển các công ty này, khi đủ điều kiện thì xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định hiện hành;

- Quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức, hoạt động của các Tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ 100% vốn Điều lệ;

- Trình Bộ Tài chính phê duyệt Quy chế tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công nghiệp, Tài chính, Thương mại, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (15b).A.

THỦ TƯỚNG



 
Phan Văn Khải