Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 1037/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2007 |
VỀ VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH TAI XANH Ở LỢN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Tài chính (văn bản số 10137/BTC-HCSN ngày 31 tháng 7 năm 2007), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (văn bản số 2068/TTr-BNN-TY ngày 31 tháng 7 năm 2007) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (văn bản số 8601/NHNN-TD ngày 07 tháng 8 năm 2007),
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (gọi là dịch tai xanh ở lợn) với các nội dung và mức hỗ trợ, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại và hợp tác xã chăn nuôi có lợn bị mắc bệnh tai xanh buộc phải tiêu hủy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ bình quân 10.000 đồng/kg hơi.
2. Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tai xanh ở lợn, gồm:
a) Chi hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện việc tiêu huỷ lợn và sản phẩm của lợn bị bệnh, phun hoá chất khử trùng, tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch. Mức hỗ trợ tối đa là: 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết;
b) Chi phí tiêu huỷ lợn bị mắc bệnh phải tiêu huỷ; lợn và sản phẩm của lợn do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, Trạm kiểm dịch bắt buộc phải tiêu huỷ theo quy định của pháp luật về thú y;
c) Chi phí hoá chất các loại cho việc khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch tai xanh ở lợn.
3. Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch; mua sắm thiết bị, vật dụng cho kiểm tra phát hiện, chẩn đoán bệnh dịch và phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí phòng, chống dịch tai xanh ở lợn:
1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch ở mức trên 1.000 triệu đồng thì ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí phòng, chống dịch theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 1 Quyết định này.
Trường hợp chi phí phòng, chống dịch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao thì ngân sách trung ương bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương hàng năm để bảo đảm về nguồn kinh phí cho các địa phương thực hiện.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch ở mức dưới 1.000 triệu đồng thì địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
3. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.
4. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở chăn nuôi lợn giống của trung ương. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở chăn nuôi lợn giống của nhà nước do địa phương quản lý.
5. Chi phí phục vụ công tác phòng, chống dịch cho các lực lượng Thú y Trung ương, được chi từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Về vay vốn của chủ chăn nuôi lợn.
1. Khoanh nợ vay trong vòng một năm đối với số dư nợ vay đến ngày công bố dịch tại địa phương mà chủ chăn nuôi lợn bao gồm: các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã và các cơ sở chăn nuôi của trung ương và địa phương đã vay vốn các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để chăn nuôi lợn nhưng buộc phải tiêu huỷ do mắc bệnh dịch tai xanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức tín dụng không thu nợ lãi tiền vay phát sinh trong thời gian khoanh nợ đối với số dư nợ được khoanh và được tính giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng với số lãi mà các tổ chức tín dụng không thu được.
2. Các chủ chăn nuôi lợn đang được khoanh nợ vay theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có nhu cầu vốn vay để khôi phục chăn nuôi lợn hoặc chuyển đổi ngành nghề thì được tiếp tục vay vốn theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 1 Quyết định này; căn cứ các quy định tại Quyết định này, phần ngân sách địa phương thực chi cho công tác phòng, chống dịch tai xanh ở lợn để xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm cho các địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về điều kiện đối với lợn bị mắc bệnh tai xanh buộc phải tiêu huỷ, quy trình tiêu huỷ; chủ trì kiểm tra công tác phòng, chống dịch, tiêu huỷ lợn bị mắc bệnh tại các địa phương.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều 3 Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Căn cứ tình hình ở địa phương và chế độ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định này để quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương. Riêng mức hỗ trợ trực tiếp cho chủ chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quyết định mức hỗ trợ cao hơn mức quy định tại
b) Thực hiện công khai chính sách và mức hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã, đảm bảo hỗ trợ trực tiếp đến chủ chăn nuôi bị thiệt hại; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và mức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo chỉ đạo của địa phương. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;
c) Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống dịch tai xanh ở lợn và hỗ trợ cho từng chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ do dịch tai xanh; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí (phần ngân sách trung ương hỗ trợ) để thực hiện;
d) Kết thúc từng đợt dịch báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 1037/QĐ-TTg năm 2007 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tai xanh ở lợn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1037/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 626 đến số 627
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra