Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/2010/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 13 tháng 8 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG SANG CÔNG LẬP, CÁC TRƯỜNG THPT DÂN LẬP SANG TƯ THỤC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông Tư thục; Cơ sở giáo dục Mầm non bán công sang cơ sở giáo dục Mầm non dân lập; Cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông công lập";
Căn cứ Nghị quyết số 168/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khoá XVI kỳ họp thứ 21 về việc: Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi các trường Mầm non bán công sang công lập, các trường THPT dân lập sang tư thục;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành Kế hoạch chuyển đổi 135 trường Mầm non bán công sang loại hình trường Mầm non công lập và 11 trường THPT dân lập sang trường THPT tư thục trên địa bàn tỉnh.

Điều 2: Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ngành ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Nhân Chiến

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG SANG CÔNG LẬP, CÁC TRƯỜNG THPT DÂN LẬP SANG TƯ THỤC
(Kèm theo Quyết định số: 102/2010/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

- Căn cứ Luật giáo dục năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 75/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật giáo dục;
- Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ: “Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015”;
- Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
- Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông Bán công, Dân lập sang cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông Tư thục; Cơ sở giáo dục Mầm non Bán công sang cơ sở giáo dục Mầm non Dân lập; Cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông Bán công sang cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông Công lập";
- Căn cứ Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010-2015-2020;
- Căn cứ Đề án quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2015 và định hướng phát triển tới năm 2020;
Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch chuyển đổi loại hình các trường Mầm non Bán công và THPT Dân lập trên địa bàn tỉnh sang loại hình trường Mầm non Công lập và THPT Tư thục như sau:

I - MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CHUYỂN ĐỔI.

1 - Mục đích chuyển đổi.

- Bảo đảm đủ các trường Mầm non Công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

- Tạo sự chủ động cho các trường trong việc quản lý chỉ đạo dạy và học trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục Mầm non, phổ thông trung học thuộc địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người học và sự đầu tư của xã hội cho giáo dục, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2 - Nguyên tắc chuyển đổi.

- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước và điều lệ, quy chế về tổ chức hoạt động của loại hình trường Mầm non Công lập và trường THPT Tư thục.

- Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy định của pháp luật, không gây gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo điều kiện tốt hơn cho người học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và những người đã có đóng góp trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường theo các quy định của Nhà nước.

II - HÌNH THỨC, NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI.

1 - Hình thức chuyển đổi:

- Đối với Giáo dục Mầm non:

Chuyển 135 trường Mầm non Bán công sang loại hình trường Mầm non Công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp Công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

- Đối với Giáo dục Phổ thông:

Chuyển 11 trường THPT Dân lập sang loại hình trường THPT Tư thục, dựa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước quy định hiện hành.

2 - Nội dung chuyển đổi:

2.1. Đối với các trường Mầm non.

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch chuyển đổi loại hình trường của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên. Hiệu trưởng các trường Mầm non Bán công xây dựng Đề án chuyển đổi loại hình trường theo những nội dung sau:

2.1.1. Về tổ chức:

Trường Mầm non Bán công sau khi được chuyển đổi sang trường Mầm non Công lập, cơ cấu tổ chức hoạt động của trường thực hiện theo Điều lệ trường Mầm non Công lập, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp Công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

2.1.2. Về nhân sự:

* Đối với người lao động trong biên chế Nhà nước được giữ nguyên biên chế và được hưởng mọi quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

* Đối với người lao động ngoài biên chế Nhà nước được giải quyết theo các hướng sau:

- Đối với 2.186 giáo viên đạt chuẩn: Được tuyển vào biên chế Nhà nước ngay trong năm 2011 theo các văn bản quy định hiện hành. Mức lương và các chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước (giáo viên có thời gian công tác dưới 5 năm được hưởng bậc 1; giáo viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên được hưởng bậc 2).

- Đối với 397 giáo viên chưa đạt chuẩn:

+ Với giáo viên tuổi cao, không có khả năng theo học để đạt trình độ chuẩn thì Hiệu trưởng nhà trường thực hiện ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động; người hợp đồng lao động được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh về "Chế độ hỗ trợ đối với bậc học Mầm non trên địa bàn tỉnh" gồm: Hỗ trợ tiền công hàng tháng, tiền tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được hưởng phụ cấp đứng lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước và được hưởng mức tiền công từ nguồn thu học phí của học sinh (các chế độ không được thấp hơn trước khi chuyển đổi). Trường hợp giáo viên tuổi cao, không có điều kiện học tập để đạt chuẩn, nếu có nguyện vọng về nghỉ hoặc chuyển công tác thì giải quyết theo chế độ quy định hiện hành.

+ Đối với giáo viên có khả năng đi học để đạt chuẩn thì tạo điều kiện để giáo viên đi học. Sau khi đạt chuẩn sẽ tuyển vào biên chế. Trong thời gian chưa đạt chuẩn, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện ký hợp đồng lao động theo thoả thuận và hưởng mọi chế độ như giáo viên cao tuổi nêu trên.

- Đối với các cán bộ kế toán, văn thư, y tế học đường… ngoài biên chế có trình độ đạt chuẩn được tuyển vào biên chế theo định mức quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV nếu chưa đạt trình độ chuẩn thì được giải quyết như chế độ của giáo viên nêu trên.

2.1.3. Đối với người học:

Được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ trường Mầm non Công lập.

2.1.4. Về tài sản, tài chính:

 Tiến hành kiểm kê, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính theo nguồn gốc hình thành khi chuyển sang trường Mầm non Công lập được xử lý như sau:

- Phần vốn và tài sản, thiết bị đồ dùng dạy học của Nhà nước, của Hợp tác xã đầu tư, của các tổ chức xã hội, cá nhân tài trợ, nhân dân đóng góp được đánh giá lại và chuyển toàn bộ cho trường Công lập.

- Sau khi cân đối hiện trạng so với nhu cầu sử dụng tài sản, thiết bị đồ dùng dạy học, nếu thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị thì các trường tổng hợp báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp trình UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng, mua sắm theo lộ trình; thời gian xây dựng mua sắm được hoàn thành vào cuối năm 2012.

2.1.5. Nguồn kinh phí hoạt động của trường sau khi chuyển đổi bao gồm:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.

- Nguồn thu học phí của học sinh theo quy định của Nhà nước.

- Các nguồn hỗ trợ, tài trợ khác của cá nhân và các tổ chức xã hội (nếu có).

2.1.6. Cơ chế quản lý tài chính trường học:

Thực hiện theo cơ chế quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2007/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 03/2006/TTLT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.

2.2. Đối với các trường THPT:

Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng trường Tư thục trên cơ sở trường Dân lập hiện có thì phải xây dựng Đề án và phải đảm bảo theo các quy định sau:

2.2.1. Về tổ chức:

Sau khi chuyển đổi trường hoạt động theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình trường THPT Tư thục (ngoài Công lập) quy định hiện hành.

2.2.2. Về nhân sự:

Chủ đầu tư (gọi tắt là Chủ trường) chịu trách nhiệm ký hợp đồng lao động theo thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước và phải đảm bảo đủ tiền lương và các chế độ khác không thấp hơn trước khi chuyển đổi

2.2.3. Đối với người học:

Học sinh đang học tại trường phải đóng học phí theo mức quy định của trường do Chủ trường tự quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các kỳ học tiếp theo (kỳ học hiện thời vẫn thu học phí theo mức quy định của trường Dân lập). Học sinh thuộc diện chính sách được đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. Học sinh có nhu cầu chuyển trường thì nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh đó chuyển trường.

2.2.4. Về tài sản, tài chính:

Phải được kiểm kê, đánh giá, phân loại cụ thể như sau:

* Về đất đai: Trường Dân lập có trách nhiệm bàn giao lại toàn bộ diện tích đất đang sử dụng cho trường Tư thục. Trường Tư thục có trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của luật đất đai; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn có liên quan quy định hiện hành.

* Về chuyển đổi giá trị tài sản, tiền vốn:

- Đối với tài sản thuộc nguồn vốn Nhà nước thực hiện theo các phương án sau:

+ Nhà nước bán lại toàn bộ tài sản cho nhà trường theo sát giá thị trường tại thời điểm bán để thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước. Giá bán tài sản do tổ chức có chức năng xác định, được cơ quan tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Nhà nước cho trường thuê và sử dụng tài sản theo hợp đồng thuê tài sản đối với tổ chức Nhà nước; giá thuê tài sản được xác định theo giá trị do các tổ chức có chức năng định giá, tiền thuê tài sản được thanh toán hàng năm theo hợp đồng đã ký và thực hiện xử lý tiền thuê theo quy định của pháp luật.

- Đối với tài sản được xác định thuộc các tổ chức, cá nhân đóng góp thực hiện phương án giải quyết theo quy định tại Khoản 5, Điều 4, Chương II Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.5. Nguồn kinh phí hoạt động của trường:

- Nguồn thu học phí của học sinh.

- Các nguồn hỗ trợ, tài trợ khác của cá nhân và các tổ chức xã hội (nếu có).

III - TRÌNH TỰ, LỘ TRÌNH, HỒ SƠ, THỦ TỤC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH TRƯỜNG.

Các trường Mầm non Bán công chuyển sang Công lập và các trường THPT Dân lập chuyển sang Tư thục phải thực hiện một số công việc sau:

1. Xây dựng Đề án chuyển đổi gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định loại hình trường cần chuyển đổi.

- Thời điểm chuyển đổi.

- Thời gian chuyển đổi.

- Nội dung chuyển đổi (theo Đề án hướng dẫn mẫu của Sở Giáo dục và Đào tạo).

2. Kiểm kê, phân loại và định giá tài sản.

- Các trường Bán công, Dân lập tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của trường quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

- Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, định giá được phân loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí:

+ Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của Nhà nước;

+ Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân (hoặc vay, mượn, thuê);

+ Giá trị tài sản được hình thành do biếu, tặng;

+ Giá trị tài sản được hình thành do tự đầu tư, mua sắm trong quá trình hoạt động của trường.

3. Thực hiện việc kiểm tra báo cáo tài chính:

Trường Bán công, Dân lập tổ chức lập đủ các loại báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định trước khi chuyển đổi. Cơ quan tài chính cấp trên hoặc cơ quan kiểm toán (nếu có) thẩm định kiểm tra báo cáo tài chính của các trường chuyển đổi trước khi thực hiện chuyển đổi.

4. Lộ trình, thủ tục chuyển đổi:

- Sau khi nhận được Quyết định phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi loại hình các trường Mầm non Bán công sang Công lập, loại hình các trường THPT Dân lập sang Tư thục, các trường xây dựng Đề án chuyển đổi và một số công việc nêu trên xong trước 30/11/2010.

- Sở Giáo dục, Đào tạo và các Phòng Giáo dục, Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan thẩm định trình UBND cùng cấp (theo phân cấp) xem xét phê duyệt và quyết định chuyển đổi trường (xong trước 20/12/2010).

- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi các trường Mầm non thuộc địa bàn quản lý về Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch chung gửi UBND tỉnh; Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 31/12/2010.

5. Hồ sơ chuyển đổi:

Căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi các loại hình trường đã được Uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển đổi gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo gồm:

a. Tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường.

b. Đề án chuyển đổi loại hình trường.

c. Báo cáo kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, kiểm toán tài chính và hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất.

d. Danh sách trích ngang của cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng của trường chuyển đổi. Riêng trường THPT Dân lập chuyển sang trường Tư thục, hồ sơ cần có thêm: Danh sách trích ngang của tổ chức, cá nhân Chủ trường xin chuyển đổi trường kèm theo sơ yếu lý lịch và các văn bằng, chứng chỉ của từng cá nhân; các giấy tờ chứng minh tài sản, tiền vốn trước khi chuyển đổi và khả năng đầu tư tài chính của chủ trường khi tiếp nhận trường chuyển đổi.

e. Ký hồ sơ về đơn vị tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi trường:

- Hồ sơ chuyển đổi do hiệu trưởng trường ký (đối với các trường Mầm non chuyển từ Bán công sang Công lập) do Chủ trường ký (đối với các trường THPT chuyển từ Dân lập sang Tư thục).

- Hồ sơ chuyển đổi trường của các trường THPT gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo; hồ sơ của các trường Mầm non gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập Ban chuyển đổi ở các trường:

- Các trường Mầm non Bán công và các trường THPT Dân lập thành lập Ban chuyển đổi loại hình trường do đồng chí Hiệu trưởng nhà trường hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị làm trưởng ban; các thành viên gồm: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Thanh tra nhân dân, Bí thư đoàn thanh niên, Kế toán nhà trường.

- Ban chuyển đổi có trách nhiệm chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án chuyển đổi loại hình trường; phối hợp với các tổ chức cấp trên thẩm định đánh giá phân loại tài sản; hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi gửi cơ quan cấp trên xem xét phê duyệt, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi trường Mầm non Bán công sang trường Mầm non Công lập, trường THPT Dân lập sang loại hình Tư thục theo đúng quy định.

2. Trách nhiệm của các cơ quan:

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Soạn thảo Đề án (mẫu) hướng dẫn các trường THPT, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường Mầm non Bán công thuộc địa bàn quản lý lập Đề án chuyển đổi loại hình trường.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển đổi loại hình trường Mầm non Bán công sang Công lập; các trường THPT Dân lập sang trường THPT Tư thục theo kế hoạch được duyệt.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành thẩm định, xem xét Đề án và hồ sơ chuyển đổi trường của các trường THPT trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển đổi loại hình trường.

- Đôn đốc tiến độ thực hiện và đề xuất phương án giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cùng cơ chế chính sách hỗ trợ báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.

2.2. Sở Tài chính: Có trách nhiệm thẩm định giá trị tài sản của các trường khi chuyển đổi.

2.3. Sở Nội vụ: Có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định biên chế của các trường trong quá trình chuyển đổi.

2.4. Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về Kế hoạch nêu trên, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và các tổ chức xã hội về chủ trương chuyển đổi loại hình trường của tỉnh.

2.5. Các Sở, ngành liên quan: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc chuyển đổi loại hình trường; thẩm định, giải quyết các vấn đề về quản lý Nhà nước, về chế độ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường triển khai thực hiện chuyển đổi loại hình trường.

2.6. UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố:

- Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành liên quan chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Phòng, Ban liên quan hướng dẫn các trường Mầm non Bán công xây dựng Đề án chuyển đổi loại hình trường và thẩm định Đề án, hồ sơ chuyển đổi trường đảm bảo đúng tiến độ; đề xuất, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Phê duyệt quyết định chuyển đổi trường Mầm non Bán công sang trường Mầm non Công lập trên địa bàn quản lý.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc cần phản ảnh kịp thời về UBND tỉnh và các Sở, Ngành có liên quan để xem xét và giải quyết./.

 

DANH SÁCH

135 TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG TỈNH BẮC NINH CHUYỂN SANG TRƯỜNG MẦM NON
CÔNG LẬP NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 102/2010/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010)

 

TT

Trường Mầm non

Huyện (TX,TP)

Ghi chú

1

Trường Mầm non Hoa Sen

TP Bắc Ninh

 

2

Trường Mầm non Hoa Mai

TP Bắc Ninh

 

3

Trường Mầm non Vũ Ninh

TP Bắc Ninh

 

4

Trường Mầm non Hoa Sữa

TP Bắc Ninh

 

5

Trường Mầm non Ninh Xá

TP Bắc Ninh

 

6

Trường Mầm non Đại Phúc

TP Bắc Ninh

 

7

Trường Mầm non Võ Cường 1

TP Bắc Ninh

 

8

Trường Mầm non Võ Cường 2

TP Bắc Ninh

 

9

Trường Mầm non Kinh Bắc

TP Bắc Ninh

 

10

Trường Mầm non Vạn An

TP Bắc Ninh

 

11

Trường Mầm non Phong Khê

TP Bắc Ninh

 

12

Trường Mầm non Hoà Long

TP Bắc Ninh

 

13

Trường Mầm non Khúc Xuyên

TP Bắc Ninh

 

14

Trường Mầm non Nam Sơn

TP Bắc Ninh

 

15

Trường Mầm non Vân Dương

TP Bắc Ninh

 

16

Trường Mầm non Khắc Niệm

TP Bắc Ninh

 

17

Trường Mầm non Hạp Lĩnh

TP Bắc Ninh

 

18

Trường Mầm non Kim Chân

TP Bắc Ninh

 

19

Trường Mầm non Lãng Ngâm

Huyện Gia Bình

 

20

Trường Mầm non Giang Sơn

Huyện Gia Bình

 

21

Trường Mầm non Song Giang

Huyện Gia Bình

 

22

Trường Mầm non Đông Cứu

Huyện Gia Bình

 

23

Trường Mầm non Xuân Lai

Huyện Gia Bình

 

24

Trường Mầm non Đại Bái

Huyện Gia Bình

 

25

Trường Mầm non Quỳnh Phú

Huyện Gia Bình

 

26

Trường Mầm non Thị trấn Gia Bình

Huyện Gia Bình

 

27

Trường Mầm non Nhân Thắng

Huyện Gia Bình

 

28

Trường Mầm non Đại Lai

Huyện Gia Bình

 

29

Trường Mầm non Thái Bảo

Huyện Gia Bình

 

30

Trường Mầm non Vạn Ninh

Huyện Gia Bình

 

31

Trường Mầm non Cao Đức

Huyện Gia Bình

 

32

Trường Mầm non Bình Dương

Huyện Gia Bình

 

33

Trường Mầm non Tân Lãng

Huyện Lương Tài

 

34

Trường Mầm non Thị trấn Thứa

Huyện Lương Tài

 

35

Trường Mầm non Bình Định

Huyện Lương Tài

 

36

Trường Mầm non Phú Lương

Huyện Lương Tài

 

37

Trường Mầm non Lâm Thao

Huyện Lương Tài

 

38

Trường Mầm non Quảng Phú

Huyện Lương Tài

 

39

Trường Mầm non Hoa Hồng

Huyện Lương Tài

 

40

Trường Mầm non Trung Chính

Huyện Lương Tài

 

41

Trường Mầm non Phú Hoà

Huyện Lương Tài

 

42

Trường Mầm non An Thịnh 1

Huyện Lương Tài

 

43

Trường Mầm non An Thịnh 2

Huyện Lương Tài

 

44

Trường Mầm non Trung Kênh

Huyện Lương Tài

 

45

Trường Mầm non Mỹ Hương

Huyện Lương Tài

 

46

Trường Mầm non Lai Hạ

Huyện Lương Tài

 

47

Trường Mầm non Minh Tân

Huyện Lương Tài

 

48

Trường Mầm non Trừng Xá

Huyện Lương Tài

 

49

Trường Mầm non Phù Lãng

Huyện Quế Võ

 

50

Trường Mầm non Yên Giả

Huyện Quế Võ

 

51

Trường Mầm non Phượng Mao

Huyện Quế Võ

 

52

Trường Mầm non Ngọc Xá

Huyện Quế Võ

 

53

Trường Mầm non Việt Hùng

Huyện Quế Võ

 

54

Trường Mầm non Bồng Lai

Huyện Quế Võ

 

55

Trường Mầm non Quế Tân

Huyện Quế Võ

 

56

Trường Mầm non Mộ Đạo

Huyện Quế Võ

 

57

Trường Mầm non Châu Phong

Huyện Quế Võ

 

58

Trường Mầm non Thị trấn Phố Mới

Huyện Quế Võ

 

59

Trường Mầm non Nhân Hoà

Huyện Quế Võ

 

60

Trường Mầm non Đại Xuân

Huyện Quế Võ

 

61

Trường Mầm non Bằng An

Huyện Quế Võ

 

62

Trường Mầm non Phương Liễu

Huyện Quế Võ

 

63

Trường Mầm non Việt Thống

Huyện Quế Võ

 

64

Trường Mầm non Cách Bi

Huyện Quế Võ

 

65

Trường Mầm non Phù Lương

Huyện Quế Võ

 

66

Trường Mầm non Đức Long

Huyện Quế Võ

 

67

Trường Mầm non Đào Viên

Huyện Quế Võ

 

68

Trường Mầm non Hán Quảng

Huyện Quế Võ

 

69

Trường Mầm non Chi Lăng

Huyện Quế Võ

 

70

Trường Mầm non Mão Điền

Huyện Thuận Thành

 

71

Trường Mầm non Hoài Thượng

Huyện Thuận Thành

 

72

Trường Mầm non Song Hồ

Huyện Thuận Thành

 

73

Trường Mầm non Đại Đồng Thành

Huyện Thuận Thành

 

74

Trường Mầm non Đình Tổ

Huyện Thuận Thành

 

75

Trường Mầm non Trí Quả

Huyện Thuận Thành

 

76

Trường Mầm non Xuân Lâm

Huyện Thuận Thành

 

77

Trường Mầm non Hà Mãn

Huyện Thuận Thành

 

78

Trường Mầm non Song Liễu

Huyện Thuận Thành

 

79

Trường Mầm non Ngũ Thái

Huyện Thuận Thành

 

80

Trường Mầm non Thanh Khương

Huyện Thuận Thành

 

81

Trường Mầm non Nguyệt Đức

Huyện Thuận Thành

 

82

Trường Mầm non Gia Đông

Huyện Thuận Thành

 

83

Trường Mầm non An Bình

Huyện Thuận Thành

 

84

Trường Mầm non Trạm Lộ

Huyện Thuận Thành

 

85

Trường Mầm non Ninh Xá

Huyện Thuận Thành

 

86

Trường Mầm non Nghĩa Đạo

Huyện Thuận Thành

 

87

Trường Mầm non Thị trấn Hồ

Huyện Thuận Thành

 

88

Trường Mầm non Minh Đạo

Huyện Tiên Du

 

89

Trường Mầm non Việt Đoàn

Huyện Tiên Du

 

90

Trường Mầm non Hiên Vân

Huyện Tiên Du

 

91

Trường Mầm non Tri Phương

Huyện Tiên Du

 

92

Trường Mầm non Nội Duệ

Huyện Tiên Du

 

93

Trường Mầm non Thị trấn Lim 1

Huyện Tiên Du

 

94

Trường Mầm non Thị trấn Lim 2

Huyện Tiên Du

 

95

Trường Mầm non Lạc Vệ 1

Huyện Tiên Du

 

96

Trường Mầm non Lạc Vệ 2

Huyện Tiên Du

 

97

Trường Mầm non Đại Đồng

Huyện Tiên Du

 

98

Trường Mầm non Phú Lâm 1

Huyện Tiên Du

 

99

Trường Mầm non Phú Lâm 2

Huyện Tiên Du

 

100

Trường Mầm non Phật Tích

Huyện Tiên Du

 

101

Trường Mầm non Tân Chi

Huyện Tiên Du

 

102

Trường Mầm non Cảnh Hưng

Huyện Tiên Du

 

103

Trường Mầm non Hoàn Sơn

Huyện Tiên Du

 

104

Trường Mầm non Liên Bão

Huyện Tiên Du

 

105

Trường Mầm non Tương Giang

Thị xã Từ Sơn

 

106

Trường Mầm non Tân Hồng 1

Thị xã Từ Sơn

 

107

Trường Mầm non Tân Hồng 2

Thị xã Từ Sơn

 

108

Trường Mầm non Đình Bảng 1

Thị xã Từ Sơn

 

109

Trường Mầm non Đình Bảng 2

Thị xã Từ Sơn

 

110

Trường Mầm non Đông Ngàn 1

Thị xã Từ Sơn

 

111

Trường Mầm non Đông Ngàn 2

Thị xã Từ Sơn

 

112

Trường Mầm non Đồng Nguyên 1

Thị xã Từ Sơn

 

113

Trường Mầm non Đồng Nguyên 2

Thị xã Từ Sơn

 

114

Trường Mầm non Hương Mạc 1

Thị xã Từ Sơn

 

115

Trường Mầm non Hương Mạc 2

Thị xã Từ Sơn

 

116

Trường Mầm non Đồng Kỵ

Thị xã Từ Sơn

 

117

Trường Mầm non Trang Hạ

Thị xã Từ Sơn

 

118

Trường Mầm non Châu Khê

Thị xã Từ Sơn

 

119

Trường Mầm non Phù Khê

Thị xã Từ Sơn

 

120

Trường Mầm non Phù Chẩn

Thị xã Từ Sơn

 

121

Trường Mầm non Tam Sơn

Thị xã Từ Sơn

 

122

Trường Mầm non Đông Thọ

Huyện Yên Phong

 

123

Trường Mầm non Trung Nghĩa

Huyện Yên Phong

 

124

Trường Mầm non Yên Phụ

Huyện Yên Phong

 

125

Trường Mầm non Đông Tiến

Huyện Yên Phong

 

126

Trường Mầm non Tam Đa

Huyện Yên Phong

 

127

Trường Mầm non Long Châu

Huyện Yên Phong

 

128

Trường Mầm non Yên Trung

Huyện Yên Phong

 

129

Trường Mầm non Tam Giang

Huyện Yên Phong

 

130

Trường Mầm non Đông Phong

Huyện Yên Phong

 

131

Trường Mầm non Thuỵ Hoà

Huyện Yên Phong

 

132

Trường Mầm non Hoà Tiến

Huyện Yên Phong

 

133

Trường Mầm non Dũng Liệt

Huyện Yên Phong

 

134

Trường Mầm non Văn Môn

Huyện Yên Phong

 

135

Trường Mầm non Thị trấn Chờ

Huyện Yên Phong

 

Tổng số 135 trường

 

DANH SÁCH

11 TRƯỜNG THPT DÂN LẬP TỈNH BẮC NINH CHUYỂN SANG TRƯỜNG THPT TƯ THỤC NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 102/2010/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010)

TT

Trường THPT

Huyện (TX,TP)

Ghi chú

1

THPT Bắc Ninh

 

 

2

THPT Nguyễn Du

 

 

3

THPT Gia Bình 3

 

 

4

THPT Lương Tài 3

 

 

5

THPT Thiên Đức

 

 

6

THPT Phố Mới

 

 

7

THPT Trần Hưng Đạo

 

 

8

THPT Trần Nhân Tông

 

 

9

THPT Lê Quý Đôn

 

 

10

THPT Từ Sơn

 

 

11

THPT Nguyễn Trãi

 

 

Tổng số 11 trường

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 102/2010/QĐ-UBND về kế hoạch chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập, trường Trung học phổ thông dân lập sang tư thục do Ủy ban nhân dân tỉnh Tỉnh Bắc Ninh ban hành

  • Số hiệu: 102/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/08/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Nhân Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản