Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/1997/QĐ-NH1 | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ101/1997/QĐ-NH1 NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1997 QUY ĐỊNH VIỆC CHO VAY VÀ THU NỢ ĐỂ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG CHI TRẢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC ĐẶT TRONG TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 24-5-1990;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 02-03-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 112- KTTH/Tym ngày 14 tháng 4 năm 1997;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ nghiên cứu kinh tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sau khi Tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là TCTD) được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là NHNN) sẽ xem xét cho vay nhằm góp phần đảm bảo chi trả tiền gửi của dân cư. Việc cho vay này là biện pháp đặc biệt của NHNN, không phụ thuộc vào mức 10% vốn điều lệ của TCTD quy định tại công văn số 97-CV/NH14 ngày 4-2-1997 của Thống đốc NHNN.
Điều 2. TCTD phải lập hồ sơ xin vay gửi chi nhánh NHNN địa phương nơi TCTD đóng trụ sở chính. Hồ sơ xin vay gồm:
1.Đơn xin vay vốn, kèm theo Hợp đồng thế chấp cầm cố:
2.Cân đối tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng đến ngày xin vay;
3.Báo cáo các biện pháp đã áp dụng của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo khả năng chi trả;
4.Bảng kê các khoản tiền gửi của dân cư bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 10 ngày tiếp theo kể từ ngày xin vay;
5.Cam kết bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền hợp pháp, chi trả đúng đối tượng là tiền gửi của dân cư, đảm bảo thời hạn trả nợ khoản vay và những cam kết khác theo yêu cầu của NHNN.
Điều 3. Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay khi TCTD có đủ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp để đảm bảo khoản vay bằng một hoặc một số tài sản sau đây:
- Tài sản cố định thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD;
- Các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của TCTD như: tín phiếu, trái phiếu Kho bạc: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi của TCTD khác, trái phiếu của các doanh nghiệp...
- Các tài sản hợp pháp của các cổ đông tự nguyện đem làm tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
Điều 4. Khoản vay này chỉ sử dụng để chi trả tiền gửi hợp pháp của dân cư. Nghiêm cấm sử dụng khoản vay này để chi trả tiền gửi của cá nhân, pháp nhân thuộc các đối tượng đã quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm soát viên và người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần. Công ty tài chính cổ phần ban hành theo Quyết định số 166-QĐ/NH5 ngày 10-8-1994 của Thống đốc NHNN và tiền gửi của các cổ đông tại TCTD.
Điều 5. Thời hạn và lãi xuất cho vay do Thống đốc NHNN quyết định.
Điều 6. Chủ tịch Hội đồng quản trị của TCTD được vay vốn có trách nhiệm:
- Định kỳ 10 ngày 1 lần phải báo cáo cân đối kế toán và báo cáo tình hình hoạt động, khả năng chi trả, thu hồi nợ vay và khả năng trả nợ khoản vay này.
- Có phương án và biện pháp cụ thể để hoàn trả nợ vay đúng thời hạn. Trong trường hợp TCTD không trả nợ đúng hạn NHNN có quyền phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ.
Điều 7. Trách nhiệm của các cấp Ngân hàng Nhà nước:
1. Vụ Nghiên cứu Kinh tế có trách nhiệm trình Thống đốc quyết định nguồn vốn cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay.
2. Vụ tín dụng có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu của từng TCTD, trình Thống đốc quyết định chỉ tiêu cho vay và uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh NHNN cho vay theo quyêt định của Thống đốc.
3. Thanh tra NHNN có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng khoản vay tại TCTD.
4. Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và xác định nhu cầu xin vay của từng TC TD tại địa bàn trình Thống đốc NHNN (thông qua Vụ tín dụng);
b) Trong phạm vi chỉ tiêu đã được thông báo và nhu cầu vay vốn của từng TCTD, thực hiện cho vay và giải ngân theo nhu cầu chi trả hàng ngày;
c) Giám sát việc sử dụng vốn vay để chi trả tiền gửi và quản lý mọi nguồn thu chi của TCTD để thu hồi nợ vay;
d) Chỉ đạo tổ công tác để kiểm soát việc sử dụng khoản vốn vay này;
e) Định kỳ 10 ngày một lần báo cáo NHNN (Vụ Các Định chế - tài chính) về tình hình cho vay chi trả, thu hồi và hoạt động của các TCTD (kèm theo báo cáo cân đối kế toán định kỳ 10 ngày của TCTD);
h) Báo cáo với cấp uỷ, chính quyền địa phương để phối hợp xử lý, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội, ổn định hoạt động của TCTD.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 9. Vụ trưởng các Vụ có liên quan thuộc NHNN Trung ương. Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi có TCTD đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Cao Sĩ Kiêm (Đã ký) |
- 1Quyết định 389/1999/QĐ-NHNN10 bãi bỏ một số văn bản trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2156/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 30/6/2012 đã hết hiệu lực thi hành (bổ sung)
- 1Quyết định 389/1999/QĐ-NHNN10 bãi bỏ một số văn bản trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2156/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 30/6/2012 đã hết hiệu lực thi hành (bổ sung)
Quyết định 101/1997/QĐ-NH1 về việc cho vay và thu nợ để đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tính dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
- Số hiệu: 101/1997/QĐ-NH1
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/04/1997
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra