Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2010/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 12 tháng 4 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 30/TTr-SKH&ĐT ngày 13/01/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế các quyết định:
1. Quyết định số 72/2007/QĐ-UBND ngày 19/7/2007 của UBND tỉnh Gia Lai về việc Quy định thực hiện một số nội dung trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
2. Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của UBND tỉnh Gia Lai về việc Bổ sung quy định thực hiện một số nội dung trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Các quy định trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng của UBND tỉnh Gia Lai trái với nội dung quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về quản lý các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các dự án sử dụng gồm nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng trong đó vốn ngân sách Nhà nước có tỷ lệ chiếm từ 30% vốn trở lên trong tổng mức đầu tư.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tổ chức, thực hiện và tham gia quá trình quản lý, đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Gia Lai.
Đối với dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài: chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký kết có quy định khác với quy định của Quyết định này thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Quản lý đầu tư theo quy hoạch
1. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước khi trình Chủ tịch UBND các cấp về chủ trương đầu tư lập dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch (quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng) đã được phê duyệt, thì đề xuất dự án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xem xét, thẩm định và chấp thuận bằng văn bản theo các trường hợp sau đây:
a) Các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ, ngành Trung ương: Sở quản lý chuyên ngành, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan báo cáo UBND tỉnh để trình Trung ương xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch.
b) Các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: Cơ quan đề xuất dự án báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở quản lý chuyên ngành thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch để làm căn cứ đề xuất chủ trương lập dự án đầu tư.
Thời gian thẩm định và chấp thuận về quy hoạch không quá 15 ngày làm việc.
Điều 3. Công tác kế hoạch đầu tư
1. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải lập danh mục và giao kế hoạch hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách. Dự án nhóm C phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án không quá 3 năm, dự án nhóm B không quá 5 năm.
2. Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp danh mục đăng ký đầu tư từ các Sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố vào tháng 2 hàng năm và đề xuất danh mục dự án đầu tư vào tháng 4 trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Điều kiện ghi kế hoạch đầu tư:
a) Đối với dự án quy hoạch: Các dự án quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất) phải có đề cương hoặc nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với dự án thực hiện đầu tư: Các dự án được ghi kế hoạch vốn để thực hiện dự án phải có chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh vào thời điểm giữa tháng 11 về kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án sẽ thực hiện trong năm sau để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
c) Đối với dự án có tính cấp bách, dự án ngoài kế hoạch phải có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Căn cứ vào quyết định danh mục cho chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập dự án đầu tư theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng dự án, thời gian lập dự án và xác định nhiệm vụ thiết kế theo quy định; chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Điều 5. Công tác thẩm định dự án
1. Tổ chức thẩm định:
a) Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự án đầu tư; phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật, quy mô xây dựng và kinh phí đầu tư (đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở lên) của chủ đầu tư; cơ quan đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi lấy ý kiến của các Sở, ngành và địa phương liên quan; tổng hợp và thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình trước pháp luật.
b) Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và lập kế hoạch đấu thầu để trình người quyết định đầu tư phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
2. Thiết kế cơ sở dự án đầu tư: Thực hiện theo quy định Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng.
Thời gian trả lời ý kiến của các cơ quan liên quan:
Phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật (báo cáo kinh tế - kỹ thuật có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng) không quá 7 ngày làm việc, dự án nhóm C không quá 10 ngày làm việc, dự án nhóm B không quá 15 ngày làm việc, dự án nhóm A không quá 20 ngày làm việc.
Quá thời hạn trên, nếu các cơ quan không có văn bản tham gia ý kiến thì được xem là thống nhất với nội dung dự án do cơ quan đầu mối thẩm định gửi và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình trước pháp luật.
3. Cơ quan đầu mối thẩm định:
Đối với các dự án được UBND tỉnh phân cấp tại khoản 2 Điều 6 Quy định này: Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án (sử dụng các phòng chuyên môn thẩm định), hoặc gửi dự án đầu tư; phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật (báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đến các Sở chuyên ngành tham gia ý kiến để làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt.
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh và các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, quy hoạch phát triển ngành và sản phẩm chủ yếu của tỉnh; thời gian không quá 15 ngày làm việc.
b) Phòng chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố tổ chức thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND huyện, thị xã, thành phố.
c) Thời gian thẩm định, phê duyệt:
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc, dự án nhóm C không quá 20 ngày làm việc, dự án nhóm B không quá 25 ngày làm việc, dự án nhóm A không quá 30 ngày làm việc.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định đầu tư
1. Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua HĐND cùng cấp và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phân cấp quyết định đầu tư các dự án (trừ dự án sử dụng nguồn vốn có cơ chế riêng theo quy định của Chính phủ, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài):
a) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư đối với dự án (kể cả các dự án đa mục tiêu) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng, trừ các dự án đã phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định đầu tư.
b) Chủ tịch UBND thành phố Pleiku quyết định đầu tư đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng.
c) Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định đầu tư đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng.
d) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng.
e) Nghiêm cấm việc chia dự án thành nhiều dự án theo mức vốn được phân cấp ủy quyền để quyết định đầu tư.
Điều 7. Thẩm tra, phê duyệt thiết kế, dự toán
1. Đối với dự án đầu tư: Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt thiết kế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán sau khi dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án đa mục tiêu, dự án đầu tư có thời gian thực hiện kéo dài từ 3 năm trở lên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chủ đầu tư lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục công trình theo quy mô, mức phân bổ vốn hàng năm (không phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) để triển khai thực hiện và phê duyệt tổng dự toán cho toàn bộ dự án khi khối lượng công trình đạt 70% tổng mức đầu tư.
2. Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Chủ đầu tư không phải phê duyệt lại thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sau khi báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt (Chủ đầu tư ký xác nhận và đóng dấu phê duyệt trước khi thi công).
3. Các hạng mục thiết bị khi phê duyệt dự án chỉ là tạm tính hoặc dựa trên báo giá của các nhà sản xuất, chủ đầu tư phải thẩm định giá để làm cơ sở cho việc thẩm tra, phê duyệt dự toán trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
4. Thẩm tra, phê duyệt dự toán quy hoạch: Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán quy hoạch có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; thẩm tra, phê duyệt dự toán quy hoạch có giá trị dưới 500 triệu đồng (trừ dự toán quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện, thị xã, thành phố); thời gian không quá 10 ngày làm việc.
UBND huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, phê duyệt dự toán quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn có giá trị dưới 500 triệu đồng.
Điều 8. Công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư
Thực hiện theo quy định Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh Gia Lai.
1. Thực hiện tiết kiệm trong đấu thầu và chỉ định thầu:
a) Xây lắp: Áp dụng tỷ lệ tiết kiệm 5% giá trị dự toán xây lắp cho các công trình giao thông, xây dựng thủy lợi, khai hoang xây dựng đồng ruộng… có giá trị khối lượng đào, đắp chiếm từ 50% giá trị xây lắp trở lên.
Áp dụng tỷ lệ tiết kiệm 3% giá trị dự toán xây lắp cho các công trình dân dụng, công nghiệp, điện, cầu, cống, đường giao thông… và các trường hợp khác.
b) Tư vấn: Áp dụng tỷ lệ tiết kiệm 5% cho các gói thầu tư vấn.
c) Tỷ lệ tiết kiệm trên đây được áp dụng cho các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong chỉ định thầu và xác định giá gói thầu; không áp dụng cho các trường hợp mua sắm hàng hóa, thiết bị độc lập không gắn với công tác xây lắp và các công trình sử dụng vốn ODA, NGO.
2. Điều kiện tổ chức lựa chọn nhà thầu: Các công trình xây dựng chỉ được tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu các gói thầu xây lắp khi công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đã thực hiện được tối thiểu 50% diện tích đền bù; trường hợp khác phải có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư; có quyết định phê duyệt dự án; thiết kế, dự toán được duyệt; kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu được duyệt; vốn đầu tư bố trí cho gói thầu.
3. Kế hoạch đấu thầu:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư; thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư.
b) Phòng chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố thẩm định, trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án do UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định đầu tư.
c) Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định trước thời điểm mở thầu.
4. Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu:
Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung khác theo Điều 61 Luật Đấu thầu và khoản 19, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản thuộc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Kết quả lựa chọn nhà thầu:
a) Trước khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu thuộc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có ý kiến thoả thuận của UBND tỉnh về báo cáo kết quả đấu thầu.
b) Gói thầu có giá trị trong hạn mức được chỉ định thầu phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơn đấu thầu.
Đối với gói thầu tư vấn có giá trị từ 100 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, gói thầu xây lắp có giá trị từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, gói thầu thiết bị, mua sắm hàng hoá có giá trị từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, trước khi phê duyệt chỉ định thầu, chủ đầu tư lập báo cáo dự kiến đơn vị chỉ định thầu trình UBND tỉnh có ý kiến thỏa thuận.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo kết quả đấu thầu hoặc báo cáo dự kiến đơn vị chỉ định thầu và trình UBND tỉnh xem xét, có ý kiến.
Đối với các gói thầu tư vấn có giá trị dưới 100 triệu đồng, gói thầu xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng, gói thầu thiết bị, mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 500 triệu đồng chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
c) Nghiêm cấm việc chia nhỏ gói thầu thành nhiều gói để áp dụng hình thức chỉ định thầu.
6. Thời gian thẩm định, phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu không quá 7 ngày làm việc, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu không quá 7 ngày làm việc, kết quả chỉ định thầu không quá 7 ngày làm việc, kết quả chào hàng cạnh tranh không quá 10 ngày làm việc, kết quả đấu thầu không quá 15 ngày làm việc, thời gian có ý kiến thỏa thuận không quá 5 ngày làm việc.
7. Gói thầu cần phải điều chỉnh, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải báo cáo giải trình, xin ý kiến người quyết định đầu tư xem xét chấp thuận trước khi gia hạn; thời gian xem xét không quá 7 ngày làm việc.
Uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng quy định tại khoản 6, Điều 1 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và các Sở có chức năng quản lý xây dựng chuyên ngành cấp phép trong phạm vi quản lý của mình.
Điều 11. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Dự án đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản hoặc khi Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được điều chỉnh chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư tự quyết định. Những nội dung điều chỉnh dự án phải được thẩm định trước khi quyết định.
3. Khi điều chỉnh dự án có tổng mức đầu tư tăng vượt mức được phân cấp phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư được phân cấp phê duyệt cao hơn xem xét, quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án có tổng mức đầu tư tăng vượt mức được phân cấp phê duyệt không quá 5% so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu thì cấp phê duyệt ban đầu được phép phê duyệt điều chỉnh.
4. Thời gian thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án thực hiện như quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Quy định này.
Điều 12. Điều chỉnh thiết kế, dự toán, tổng dự toán
1. Dự toán, tổng dự toán được điều chỉnh theo khoản 1 Điều 11 Quy định này.
2. Điều chỉnh dự toán và tổng dự toán:
a) Dự toán, tổng dự toán điều chỉnh vượt dự toán, tổng dự toán đã được phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thẩm tra, phê duyệt điều chỉnh đồng thời báo cáo người quyết định đầu tư. Trường hợp dự toán, tổng dự toán điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
b) Trường hợp thay đổi thiết kế trái với thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
c) Trường hợp thay đổi thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán đã được phê duyệt:
- Vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
- Vượt dự toán, tổng dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thẩm tra, phê duyệt điều chỉnh đồng thời báo cáo người quyết định đầu tư.
Điều 13. Thanh toán và quyết toán vốn đầu tư
1. Thanh toán vốn đầu tư: Thực hiện theo Điều 29 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ và Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007; Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007; Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính và các quy định khác có liên quan.
2. Quyết toán vốn đầu tư dự án: Thực hiện theo Điều 30 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ và Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007; Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 của Bộ Tài chính và các quy định khác có liên quan.
Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
a) Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm tra và trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành do UBND tỉnh quyết định đầu tư. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư và các dự án có vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng do các chủ đầu tư phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
b) UBND huyện, thị xã, thành phố thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành do mình quyết định đầu tư.
2. Thời gian quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành không quá 4 tháng đối với dự án nhóm C, 5 tháng đối với dự toán nhóm B, 7 tháng đối với dự án nhóm A.
Điều 14. Quản lý chi phí xây dựng và chất lượng công trình
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy định Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
2. Quản lý chất lượng công trình, thực hiện theo quy định Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ.
Điều 15. Giám sát, đánh giá đầu tư
Dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh; tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các dự án do UBND tỉnh và các dự án do Sở quyết định đầu tư; đánh giá tổng thể việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc giao làm chủ đầu tư.
1. Đối với dự án đã được phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Quyết định ban hành Quy định này thì các công việc tiếp theo của dự án được thực hiện theo quy định tại Quyết định này (không phải làm thủ tục phê duyệt lại).
2. Đối với dự án chưa được phê duyệt thì các công việc thực hiện theo các quy định tại Quyết định này.
- 1Quyết định 86/2007/QĐ-UBND bổ sung quy định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 72/2007/QĐ-UBND quy định thực hiện nội dung trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Quyết định 86/2007/QĐ-UBND bổ sung quy định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 72/2007/QĐ-UBND quy định thực hiện nội dung trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 27/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 6Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 7Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 8Luật Đất đai 2003
- 9Luật xây dựng 2003
- 10Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 11Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 12Thông tư 98/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 130/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 27/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 14Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 15Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 16Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 17Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 18Thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 19Thông tư 88/2009/TT-BTC sửa đổi Thông tư 27/2007/TT-BTC và Thông tư 130/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 20Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 21Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 22Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 23Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 24Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 25Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 26Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 27Quyết định 56/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 10/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Hoàng Công Lự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra