Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2008/QĐ-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Đo lường điện”;
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Đo lường điện
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
- Tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức.
+ Kiến thức về ngoại ngữ (tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành Điện), tin học ứng dụng để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách báo và Internet.
+ Cấu tạo, công dụng, thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện năng, tần số, hệ số công suất, máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện.
+ Nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc của: Ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosj mét, oát mét, công tơ điện, thiết bị chống sét và hệ thống nối đất, hệ thống điều khiển và bảo vệ.
+ Các thủ tục hành chính và quy định về hợp đồng, thương thảo, bàn giao công việc.
+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.
+ Chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác.
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện.
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất công tác.
+ Sơ đồ nối điện, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ hệ TBA 110kV, 220kV.
+ Các khái niệm, công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, hệ thống tín hiệu, hệ thống rơle bảo vệ, hệ thống tự động.
+ Sơ đồ đấu nối của tủ điện cao- hạ áp; các quy định trong lắp đặt tủ điện cao- hạ áp.
+ Quy trình kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng, tĩnh điện, điện tử.
+ Quy trình kiểm định máy biến áp đo lường.
+ Quy trình kiểm định công tơ đo điện cảm ứng và công tơ điện điện tử.
+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.
+ Công dụng, kết cấu hệ thống tiếp đất.
+ Phương pháp đọc và phân tích các bản vẽ về điện.
+ Quy trình quản lý, vận hành TBA 110 kV, 220kV.
- Kỹ năng.
+ Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh.
+ Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất.
+ Chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề, phương tiện, vật tư theo phương án tổ chức lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo lường điện.
+ Kiểm tra thiết bị vật tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật tư, phụ kiện.
+ Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản trang bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết, đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của vật tư dự phòng
+ Lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo và kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo.
+ Sử dụng thiết bị hàn hoặc vít, zắc nối, bulông để làm các mối nối.
+ Sử dụng thiết bị kiểm tra thông mạch như: Đồng hồ vạn năng, xác định kết quả thông mạch, điện trở tiếp xúc và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.
+ Sử dụng thiết bị kiểm tra điện trở nối đất như Terômét, xác định kết quả Rnđ và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.
+ Sử dụng các phần mềm vẽ mạch điện để kiểm tra lại hệ thống mạch điện.
+ Sử dụng các thiết bị đo lường điện: vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha, 3 pha...
+ Kiểm tra, thay thế dây chảy của cầu chì
+ Kiểm tra, bảo dưỡng máy biến điện áp, máy biến dòng điện
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong thi công lắp đặt hệ thống đo lường điện.
+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
+ Quan sát, kiểm tra, phân tích đánh giá tình trạng làm việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...). Phát hiện điểm sự cố (nếu có) và đề ra được biện pháp xử lý phù hợp.
+ Vận hành thiết bị đo, hệ thống đo đúng quy trình; xử lý tình trạng không bình thường và sự cố đúng qui trình, đảm bảo an toàn.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu chì cao áp, chống sét ống, chống sét van, hệ thống nối đất, tủ và bảng điện cao- hạ áp.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động hóa trong trạm biến áp theo trình độ bậc thợ đào tạo.
+ Ghi nhật ký lắp đặt, nhật ký vận hành.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lênin, hiến pháp, pháp luật. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Điện Việt Nam.
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân ngành Điện nói riêng.
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
+ Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.
+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Thể chất và quốc phòng
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo : 03 năm
- Thời gian học tập : 121 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu : 3750h
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi 232h ; Trong đó thi tốt nghiệp: 31h
2.2 Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450h
- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 330h
+ Thời gian học bắt buộc: 2765h ; Thời gian học tự chọn: 535h
+ Thời gian học lý thuyết: 1089h ; Thời gian học thực hành: 2211h
3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô-đun (Kiến thức, kỹ năng bắt buộc) | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học,mô đun (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Năm học | Học kỳ | Giờ LT | Giờ TH | |||
I | Các môn học chung |
|
| 450 | A | B |
MH 01 | Chính trị | 3 | 1 | 90 |
|
|
MH 02 | Pháp luật | 1 | 1 | 30 |
|
|
MH 03 | Giáo dục thể chất | 1 | 1 | 60 |
|
|
MH 04 | Giáo dục quốc phòng | 1 | 1 | 75 |
|
|
MH 05 | Tin học | 1 | 1 | 75 |
|
|
MH 06 | Ngoại ngữ | 1 | 1 | 120 |
|
|
II | Các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 2765 | 964 | 1801 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 695 | 357 | 338 |
Toán cao cấp | 1 | 1 | 45 | 30 | 15 | |
MH 08 | Cơ sở Kỹ thuật điện | 1 | 1 | 90 | 60 | 30 |
MH 09 | Vẽ kỹ thuật | 1 | 1 | 45 | 30 | 15 |
MH 10 | Cơ ứng dụng | 1 | 1 | 45 | 27 | 18 |
MH 11 | Vật liệu điện | 1 | 1 | 45 | 30 | 15 |
MH 12 | Điện tử cơ bản | 1 | 2 | 90 | 65 | 25 |
MH 13 | Khí cụ điện | 1 | 2 | 45 | 30 | 15 |
MH 14 | Máy điện | 1 | 2 | 45 | 30 | 15 |
MH 15 | Kỹ thuật an toàn điện | 1 | 2 | 45 | 30 | 15 |
MĐ 16 | Thực hành điện cơ bản | 1 - 2 | 2 - 1 | 200 | 25 | 175 |
II.2 | Các môn học, mô-đun chuyên môn nghề |
|
| 2070 | 607 | 1463 |
Đo lường điện | 1 | 2 | 120 | 90 | 30 | |
MH 18 | Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện | 2 | 1 | 150 | 110 | 40 |
MH 19 | Cung cấp điện | 2 | 1 | 75 | 45 | 30 |
MH 20 | Hệ thống thông tin đo lường | 2 | 2 | 120 | 95 | 25 |
MH 21 | Thiết bị đo và điều khiển tự động | 2 | 2 | 75 | 35 | 40 |
MH 22 | Kỹ thuật biến đổi | 2 | 1 | 60 | 50 | 10 |
MH 23 | Tổ chức sản xuất | 3 | 2 | 45 | 40 | 5 |
MH 24 | Tin học ứng dụng | 1 | 2 | 60 | 10 | 50 |
MH 25 | PLC cơ bản | 2 | 1 | 75 | 25 | 50 |
MH 26 | Sử dụng các thiết bị đo lường | 2 | 1 - 2 | 210 | 22 | 188 |
MĐ 27 | Lắp đặt tủ, bảng đo lường điện | 2 - 3 | 2 - 1 | 240 | 25 | 215 |
MĐ 28 | Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị đo lường điện | 3 | 1 | 240 | 12 | 228 |
MĐ 29 | Kiểm định thiết bị đo lường điện | 3 | 1 -2 | 160 | 10 | 150 |
MĐ 30 | Điện tử ứng dụng | 2 | 1 | 80 | 28 | 52 |
MĐ 31 | Thực tập sản xuất | 3 | 2 | 360 | 10 | 350 |
| Tổng cộng |
|
| 3215 | 964+A | 1801+B |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B).
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;
- Căn cứ vào Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thừi gian cho các môn học và các mô-đun đào tạo nghề được quy định như sau:
+ Thời gian dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75% - 85%, dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15% - 25%.
+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm 15% - 35%, thực hành chiếm 65% - 85%.
- Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Cao đẳng nghề đã xây dựng, ngoài các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1 và 3.2 (83,8% trong đó lý thuyết chiếm 34,9%, thực hành chiếm 65,1%), các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục 4.2.1 (16,2% trong đó lý thuyết chiếm 23.4%, thực hành chiếm 76.6%). Thời gian dành cho các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.
4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô-đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn) | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học,mô đun (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Năm học | Học kỳ | Giờ LT | Giờ TH | |||
|
|
|
|
|
|
|
Lý thuyết điều khiển tự động | 2 | 2 | 75 | 55 | 20 | |
MH 33 | Tiếng Anh chuyên ngành điện | 3 | 1 | 60 | 28 | 32 |
MĐ 34 | Thực hành nguội cơ bản | 1 | 1 | 120 | 20 | 100 |
MĐ 35 | Thực hành gò cơ bản | 1 | 2 | 120 | 12 | 108 |
MĐ 36 | Thực tập TBA (110, 220)kV | 3 | 2 | 160 | 10 | 150 |
| Tổng cộng |
|
| 535 | 125 | 410 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
(Ban chủ nhiệm đưa ra cho các trường chọn - được kèm theo tại phụ lục 3B và 4B, các trường có thể tự xác định khi xây dựng CTDN)
- Chương trình chi tiết các môn học chung do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chung cho tất cả các nghề.
- Các trường căn cứ cấu trúc chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình khung để xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc trong chương trình dạy nghề cụ thể của mỗi trường cho phù hợp.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;
- Chương trình chi tiết các môn học chung do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chung cho tất cả các nghề. Riêng các môn Tin học và Ngoại ngữ (tiếng Anh) cần được bổ sung thêm phần tin học ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng,
vận hành hệ thống đo lường điện và tiếng Anh chuyên ngành điện.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
4.5.2. Thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24h | |
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 24h |
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô-đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô-đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Đo lường điện
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
- Tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức.
+ Kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh), tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách báo và Internet.
+ Cấu tạo, công dụng, thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện năng, tần số, hệ số công suất, máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện.
+ Nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc của: Ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosj mét, oát mét, công tơ điện, thiết bị chống sét và hệ thống nối đất và bảo vệ.
+ Các thủ tục hành chính và quy định về bàn giao công việc.
+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.
+ Chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện.
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất công tác
+ Sơ đồ nối điện, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống bảo vệ TBA 110kV
+ Các khái niệm, công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống tín hiệu, hệ thống rơle bảo vệ.
+ Sơ đồ đấu nối của tủ điện cao- hạ áp; các quy định trong lắp đặt tủ điện cao- hạ áp.
+ Quy trình kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng, tĩnh điện.
+ Quy trình kiểm định máy biến áp đo lường.
+ Quy trình kiểm định công tơ đo điện.
+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.
+ Công dụng, kết cấu hệ thống tiếp đất.
+ Phương pháp đọc và phân tích các bản vẽ về điện.
+ Quy trình quản lý, vận hành TBA 110 kV
- Kỹ năng.
+ Có khả năng chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp.
+ Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng.
+ Chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề, phương tiện, vật tư theo phương án tổ chức lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo lường điện.
+ Kiểm tra thiết bị vật tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật tư, phụ kiện.
+ Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản trang bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết, đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của vật tư dự phòng
+ Lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo và kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo.
+ Sử dụng thiết bị hàn hoặc vít, zắc nối, bulông để làm các mối nối..
+ Sử dụng thiết bị kiểm tra thông mạch như: Đồng hồ vạn năng, xác định kết quả thông mạch, điện trở tiếp xúc và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.
+ Sử dụng thiết bị kiểm tra điện trở nối đất như Terômét, xác định kết quả Rnđ và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.
+ Sử dụng các phần mềm vẽ mạch điện để kiểm tra lại hệ thống mạch điện.
+ Sử dụng các thiết bị đo lường: vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha, 3 pha...
+ Kiểm tra, thay thế dây chảy của cầu chì
+ Kiểm tra, bảo dưỡng máy biến điện áp, máy biến dòng điện
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong thi công lắp đặt hệ thống đo lường điện.
+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
+ Quan sát, kiểm tra, phân tích đánh giá tình trạng làm việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...). Phát hiện điểm sự cố (nếu có) và đề ra được biện pháp xử lý phù hợp.
+ Vận hành thiết bị đo, hệ thống đo đúng quy trình; xử lý tình trạng không bình thường và sự cố đúng qui trình, đảm bảo an toàn.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu chì cao áp, chống sét ống, chống sét van, hệ thống nối đất, tủ và bảng điện cao-hạ áp.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động hóa trong trạm biến áp theo trình độ bậc thợ đào tạo.
+ Ghi nhật ký lắp đặt, nhật ký vận hành.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lênin, hiến pháp, pháp luật. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Điện Việt Nam.
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân ngành Điện nói riêng.
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
+ Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.
+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Thể chất và quốc phòng
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo : 02 năm
- Thời gian học tập : 104 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu (giờ): 2550h
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi (giờ): 173h ; Trong đó thi tốt nghiệp: 31h
2.2 Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h
- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 2340h
+ Thời gian học bắt buộc: 1940h ; Thời gian học tự chọn: 400h
+ Thời gian học lý thuyết: 758h ; Thời gian học thực hành: 1582h
3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH, MĐ | Tên môn học/ mô-đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Năm học | Học kỳ | Giờ LT | Giờ TH | |||
I | Các môn học chung |
|
| 210 | A | B |
MH 01 | Chính trị | 2 | 2 | 30 |
|
|
MH 02 | Pháp luật | 1 | 1 | 15 |
|
|
MH 03 | Giáo dục thể chất | 1 | 1 | 30 |
|
|
MH 04 | Giáo dục quốc phòng | 1 | 1 | 45 |
|
|
MH 05 | Tin học | 1 | 1 | 30 |
|
|
MH 06 | Ngoại ngữ | 1 | 1 | 60 |
|
|
II | Các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 1940 | 654 | 1286 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 550 | 290 | 260 |
MH 07 | Cơ sở Kỹ thuật điện | 1 | 1 | 60 | 49 | 11 |
MH 08 | Vẽ kỹ thuật | 1 | 1 | 45 | 30 | 15 |
MH 09 | Cơ ứng dụng | 1 | 1 | 45 | 27 | 18 |
MH 10 | Vật liệu điện | 1 | 1 | 45 | 30 | 15 |
MH 11 | Điện tử cơ bản | 1 | 2 | 60 | 49 | 11 |
MH 12 | Khí cụ điện | 1 | 2 | 45 | 30 | 15 |
MH 13 | Máy điện | 1 | 2 | 45 | 30 | 15 |
MH 14 | Kỹ thuật an toàn điện | 2 | 1 | 45 | 30 | 15 |
MĐ 15 | Thực hành điện cơ bản | 1 | 2 | 160 | 15 | 145 |
II.2 | Các môn học, mô-đun chuyên môn nghề |
|
| 1390 | 364 | 1026 |
MH 16 | Đo lường điện | 1 | 1 | 90 | 72 | 18 |
MH 17 | Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện | 2 | 1 | 90 | 81 | 09 |
MH 18 | Kỹ thuật biến đổi | 2 | 1 | 60 | 50 | 10 |
MH 19 | Hệ thống thông tin đo lường | 2 | 1 | 90 | 75 | 15 |
MH 20 | Sử dụng các thiết bị đo lường | 1- 2 | 2- 1 | 180 | 17 | 163 |
MĐ 21 | Điện tử ứng dụng | 1 | 2 | 80 | 28 | 52 |
MĐ22 | Lắp đặt tủ, bảng đo lường điện | 2 | 2 | 200 | 20 | 180 |
MĐ 23 | Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị đo lường điện | 1 | 2 | 200 | 06 | 194 |
MĐ 24 | Kiểm định thiết bị đo lường điện | 2 | 1-2 | 120 | 08 | 112 |
MĐ 25 | Thực tập sản xuất | 2 | 2 | 280 | 10 | 270 |
| Tổng cộng |
|
| 2150 | 654+A | 1286+B |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A, 2A).
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;
- Căn cứ vào Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thừi gian cho các môn học và các mô-đun đào tạo nghề được quy định như sau:
+ Thời gian dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75% - 85%, dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15% - 25%.
+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết chiếm 15% - 35%, thực hành chiếm 65% - 85%.
- Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Trung cấp nghề đã xây dựng, ngoài các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1 và 3.2 (82,9% trong đó lý thuyết chiếm 33.7%, thực hành chiếm 66.3%), các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung mục 4.2.1 (17,1% trong đó lý thuyết chiếm 26%, thực hành chiếm 74%). Thời gian dành cho các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.
4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô-đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn) | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Năm học | Học kỳ | Giờ LT | Giờ TH | |||
MH 26 | Lý thuyết điều khiển tự động | 2 | 1 | 75 | 55 | 20 |
MH 27 | Tiếng Anh chuyên ngành điện | 2 | 1 | 45 | 25 | 20 |
MĐ 28 | Thực hành nguội cơ bản | 1 | 1 | 80 | 11 | 69 |
MĐ 29 | Thực hành gò cơ bản | 1 | 1 | 80 | 09 | 71 |
MĐ 30 | Thực tập TBA 110KV | 2 | 2 | 120 | 06 | 114 |
| Tổng cộng |
|
| 400 | 104 | 296 |
4.2.2. Hướng dẫn đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A, 4A).
- Chương trình chi tiết các môn học chung do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chung cho tất cả các nghề.
- Các trường căn cứ cấu trúc chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình khung để xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc trong chương trình dạy nghề cụ thể của mỗi trường cho phù hợp.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;
- Chương trình chi tiết các môn học chung do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành chung cho tất cả các nghề. Riêng các môn Tin học và Ngoại ngữ (tiếng Anh) cần được bổ sung thêm phần tin học ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng, vận hành hệ thống đo lường điện và tiếng Anh chuyên ngành điện.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
4.5.2. Thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 12h | |
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 12h |
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô-đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô-đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Quyết định 10/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề đo lường điện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 10/2008/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/03/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đàm Hữu Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 311 đến số 312
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra