Hệ thống pháp luật

TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/QĐ-TA

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TRẢ NHUẬN BÚT, THÙ LAO VÀ TẠO LẬP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/06/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thống kê – Tổng hợp và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Tòa án nhân dân tối cao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Tòa án nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận :
- Như Điều 2;
- Đ/c Chánh án TANDTC (để b/c);
- Các PCA TANDTC (để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VP; Vụ TK-TH.

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN THƯỜNG TRỰC




Bùi Ngọc Hòa

 

QUY CHẾ

CHI TRẢ NHUẬN BÚT, THÙ LAO VÀ TẠO LẬP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/QĐ-TA ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định mức chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử cho: tác giả, đồng tác giả (sau đây gọi tắt là tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm, đồng chủ sở hữu tác phẩm (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu tác phẩm) khi tác phẩm được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các Tòa án nhân dân (TAND); những người sưu tầm, cung cấp tin, bài; thực hiện các công việc liên quan đến biên tập tin, bài, tác phẩm và tạo lập thông tin điện tử trên Cổng/Trang thông tin điện tử và phần mềm nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của các TAND (cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước không phải là cán bộ kiêm nhiệm làm các công việc nêu trên thì không thực hiện theo quy chế này).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tất cả các TAND sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử cho Cổng/Trang thông tin điện tử và phần mềm nội bộ.

Đối với các TAND không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử cho Cổng/Trang thông tin điện tử, phần mềm nội bộ thì khuyến khích áp dụng các mức chi quy định tại Quy chế này, hoặc mức chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cổng/Trang thông tin điện tử của các TAND (sau đây gọi tắt là Cổng/Trang thông tin điện tử) bao gồm Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Trang thông tin điện tử của các TAND.

2. Phần mềm nội bộ là các phần mềm được TANDTC xây dựng để triển khai áp dụng chung cho các TAND nhằm phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các TAND.

3. Dịch xuôi là việc dịch các tin, bài từ tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam sang tiếng Việt.

4. Dịch ngược là việc dịch tin, bài từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

5. Thù lao là khoản tiền được chi trả cho người sưu tầm; cung cấp tin bài; thực hiện các công việc liên quan đến việc biên tập tác phẩm; tạo lập thông tin điện tử trên Cổng/Trang thông tin điện tử và phần mềm nội bộ.

6. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử.

7. Dữ liệu có cấu trúc là các dữ liệu đã được tổ chức theo một cấu trúc thống nhất, bản thân các cấu trúc này không hoặc ít có sự biến động theo thời gian.

8. Dữ liệu phi cấu trúc là để chỉ dữ liệu ở dạng tự do và không có cấu trúc được định nghĩa sẵn, ví dụ như: các tập tin video, tập tin ảnh, tập tin âm thanh...

9. Tạo lập, chuyển đổi thông tin điện tử và số hoá thông tin (sau đây gọi chung là tạo lập thông tin điện tử) là tạo ra các cơ sở dữ liệu điện tử và cập nhật thông tin, dữ liệu cho Cổng/Trang thông tin điện tử, các phần mềm nội bộ để sử dụng, cung cấp thông tin trên môi trường mạng nhằm phục vụ cho hoạt động chung của các TAND.

10. Chuyển đổi thông tin là việc sử dụng thiết bị ngoại vi để quét dữ liệu có sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản in sang dữ liệu dạng văn bản điện tử (không hiệu đính), sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng để chuyển đổi thông tin từ dạng văn bản điện tử (không hiệu đính) sang thông tin dạng văn bản điện tử (có hiệu đính).

11. Số hóa thông tin là việc sử dụng thiết bị ngoại vi để tiến hành số hoá các bức ảnh và lưu giữ hình ảnh đó dưới dạng tệp tin để có thể kết hợp sử dụng trong các văn bản hoặc siêu văn bản (bao gồm cả việc cập nhật các bức ảnh, tờ gấp, tờ rơi, tờ bướm và hình ảnh khác).

12. Trang siêu văn bản là một dạng dữ liệu được mô tả bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), chức năng chính là cho phép tạo lập kết nối đến các tài nguyên khác trên mạng.

13. Trang siêu văn bản đơn giản là các văn bản chủ yếu nhằm mục đích thể hiện nội dung thông tin.

14. Trang siêu văn bản phức tạp là các văn bản có sử dụng các tính năng tiên tiến của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, tạo được một giao diện thân thiện, mỹ thuật, dễ sử dụng, làm cơ sở dẫn dắt người dùng truy tìm và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất.

Điều 4. Nguyên tắc chi trả

1. Chỉ những tác phẩm được duyệt, cho đăng tải lên Cổng/Trang thông tin điện tử và các thông tin, dữ liệu được cập nhật vào phần mềm nội bộ mới được thanh toán nhuận bút hoặc thù lao hoặc chi phí tạo lập thông tin điện tử.

2. Mức nhuận bút chi trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng và dung lượng của tác phẩm.

3. Tiền nhuận bút và thù lao sưu tầm, cung cấp thông tin được thanh toán hàng tháng cho đối tượng được hưởng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi tác phẩm được duyệt và đăng tải, bên sử dụng tác phẩm thực hiện chi trả tiền nhuận bút cho tác giả theo đúng quy định.

4. Tiền thù lao biên tập và chi tạo lập thông tin điện tử được thanh toán hàng tháng cho đối tượng được hưởng.

Điều 5. Nguồn kinh phí chi trả

1. Nguồn kinh phí dùng để chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm và chi tạo lập thông tin điện tử (gọi tắt là nguồn kinh phí) thuộc nguồn ngân sách nhà nước (ngoại trừ nguồn vốn chi đầu tư phát triển), do TANDTC giao các đơn vị quản lý Cổng/Trang thông tin điện tử, phần mềm nội bộ theo dự toán được duyệt.

2. Hàng năm, căn cứ vào số chi nguồn kinh phí của năm trước và dự kiến kế hoạch hoạt động của năm sau, các đơn vị quản lý Cổng/Trang thông tin điện tử, phần mềm nội bộ lập dự toán chi tiết kinh phí dùng để chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm và chi tạo lập thông tin điện tử gửi đơn vị dự toán cấp trên xem xét, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định, trình Lãnh đạo TANDTC xem xét phê duyệt.

3. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ CHI TRẢ NHUẬN BÚT, THÙ LAO VÀ TẠO LẬP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Mục 1. CHI TRẢ NHUẬN BÚT, THÙ LAO CHO CÁC TÁC PHẨM

Điều 6. Phân loại tác phẩm

1. Phân loại theo thể loại tác phẩm

Tác phẩm được phân loại theo các nhóm: tin; tin, bài dịch; tranh, ảnh minh họa; bài tổng hợp; bài phân tích, nghiên cứu; bài trao đổi nghiệp vụ; bài phỏng vấn; hỏi đáp pháp luật (trả lời bạn đọc).

a) Tin viết: phản ánh, tường thuật sự kiện có tính thời sự cập nhật về hoạt động chung của các TAND trong mọi lĩnh vực hoặc có liên quan đến hoạt động của các TAND; phân tích các báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật mới; có sự so sánh đánh giá các sự kiện; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.

b) Tin, bài dịch xuôi: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam liên quan sang tiếng Việt, có sự lựa chọn thông tin, tổng hợp, sắp xếp nội dung thông tin.

c) Tin, bài dịch ngược: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tin tiếng Việt liên quan sang tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam; có lựa chọn thông tin, tổng hợp, sắp xếp nội dung thông tin.

d) Tranh, ảnh minh họa: Là ảnh chụp, tranh vẽ có chất lượng, minh họa rõ nét cho tin bài.

e) Bài tổng hợp: Tổng hợp, tóm tắt từ các thông tin, tin bài, tài liệu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan đơn vị và tổ chức.

g) Bài viết phân tích, nghiên cứu: Là các bài viết có tính thu thập thông tin về các vấn đề chuyên môn hoặc xã hội nhằm phân tích, giải thích các sự kiện, chia tách vấn đề thành các vấn đề nhỏ để nghiên cứu, giảng giải.

h) Bài viết trao đổi nghiệp vụ: Là các bài viết đưa ra quan điểm và bình luận, bàn bạc đúng sai về quan điểm đó, đồng thời đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung.

i) Bài phỏng vấn: Chủ đề bài phỏng vấn đề cập đến vấn đề xã hội đang quan tâm, nội dung câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng; thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cá nhân, cơ quan nhà nước về vấn đề được phỏng vấn.

k) Trả lời bạn đọc: Trả lời những câu hỏi của bạn đọc về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực pháp luật hoặc những câu hỏi liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ của Tòa án. Các câu trả lời phải có nội dung cụ thể, rõ ràng và được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử.

2. Phân loại theo chất lượng tác phẩm

Mỗi tác phẩm thuộc từng thể loại khác nhau được phân loại theo chất lượng như sau:

a) Đối với bài viết (bao gồm tin; bài tổng hợp; bài phân tích, nghiên cứu; bài trao đổi nghiệp vụ; hỏi đáp pháp luật; bài phỏng vấn):

- Bài viết loại A: bài viết có chất lượng cao; ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng, súc tích; bố cục hợp lí; có tính thời sự cao; nội dung bài viết có nhiều thông tin hữu ích, cung cấp các số liệu chính xác, tình tiết sinh động, thuyết phục, được độc giả quan tâm.

- Bài viết loại B: bài viết có chất lượng tốt, ngôn ngữ dễ hiểu; có tính thời sự; nội dung bài viết đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, được độc giả quan tâm, nhưng vẫn phải thực hiện biên tập về kết cấu, ngôn từ.

- Bài viết loại C: bài viết có nội dung hữu ích, được độc giả quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, cần phải biên tập nhiều về văn phong, bố cục, ngôn từ trước khi đăng tải; hoặc bài viết mang nhiều tính báo cáo, liệt kê, được đăng tải nhằm mục đích thông báo.

b) Đối với tranh, ảnh

- Tranh, ảnh loại A: những tác phẩm dùng để minh họa sắc nét cho bài viết, phản ánh chính xác nội dung sự kiện, có tính nghệ thuật cao, rõ nét về ánh sáng, bố cục, màu sắc, thể hiện sự sáng tạo cao của tác giả.

- Tranh, ảnh loại B: là những tác phẩm dùng để minh họa cho bài viết, phản ánh được nội dung sự kiện, có tính nghệ thuật, rõ nét về ánh sáng, bố cục, màu sắc, thể hiện sự sáng tạo của tác giả, không phải chỉnh sửa nhiều về mặt kỹ thuật.

- Tranh, ảnh loại C: là những tác phẩm dùng để minh họa cho bài viết nhưng cần phải biên tập, chỉnh sửa nhiều về bố cục, màu sắc, ánh sáng trước khi sử dụng.

Điều 7. Cách tính nhuận bút đối với tác phẩm

1. Áp dụng khung hệ số nhuận bút đối với từng loại tác phẩm như sau:

TT

Thể loại

Phân loại

Đơn vị độ dài tin

Hệ số giá trị tin bài

Mức hệ số nhuận bút tối đa

1

Tin

Loại A

½ trang A4

1

5

Loại B

0,7

Loại C

0,4

2

Tranh, ảnh minh họa

Loại A

1 tranh, ảnh

1

5

Loại B

0,7

Loại C

0,4

3

Hỏi đáp pháp luật

Loại A

½ trang A4

2

7

Loại B

1,5

Loại C

1

4

Bài trao đổi nghiệp vụ; bài tổng hợp; bài phân tích, nghiên cứu; bài phỏng vấn

Loại A

1 trang A4

3

20

Loại B

2

Loại C

1

2. Quy định về đơn vị độ dài tin

a) 1 trang A4 là một trang có số từ tương ứng với 500 từ

b) Cách tính số trang cụ thể:

N = Tổng số từ trong tác phẩm : 500 (trong đó N là số trang của tác phẩm)

Nếu phần thập phân của N ≤ 0,2 thì làm tròn là 0

Nếu 0,2 < phần thập phân của N ≤ 0,7 thì làm tròn là 0,5

Nếu 0,7 < phần thập phân của N < 1 thì làm tròn là 1

c) Ví dụ về cách tính số trang

Một tác phẩm có 680 từ thì được tính trang như sau: N = 680:500=1,36

Như vậy, tác phẩm này sẽ được tính là 1,5 trang (phần thập phân của N=0,36 > 0,2 nên được làm tròn là 0,5).

1. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác, được hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 50% nhuận bút của tác phẩm đó.

2. Tác phẩm là bài viết đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị được trả nhuận bút thấp hơn tác phẩm sử dụng lần đầu. Mức nhuận bút do Trưởng ban Ban Biên tập hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý Cổng/Trang thông tin điện tử quyết định nhưng không quá 50% nhuận bút của thể loại tương ứng được đăng lần đầu trên Cổng/Trang thông tin điện tử.

3. Đối với tác phẩm viết thông qua hình thức phỏng vấn (bài phỏng vấn) thì tỷ lệ hưởng nhuận bút giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn do hai bên tự thoả thuận.

4. Đối với tác phẩm không được quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng ban Ban Biên tập hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý Cổng/Trang thông tin điện tử căn cứ vào tính chất, đặc trưng của tác phẩm quyết định hệ số nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

5. Cách tính nhuận bút của một tác phẩm

Nhuận bút = Hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

Trong đó:

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương tối thiểu

Hệ số nhuận bút = Số lượng độ dài tin bài x hệ số giá trị tin bài

Ví dụ về cách tính nhuận bút:

TT

Thể loại

Đơn vị độ dài tin

Độ dài thực tế

Số lượng độ dài tin bài

Hệ số giá trị tin bài

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

(đồng)

Nhuận bút được hưởng

(đồng)

a

b

c

d

e

g

h

i=e*g*h

1

Tin loại A

½ trang A4

1 trang A4

2

1

115.000

230.000

2

Hỏi đáp pháp luật loại B

½ trang A4

½ trang A4

1

1,5

115.000

172.500

3

Bài trao đổi nghiệp vụ loại A

1 trang A4

8 trang A4

8

3

115.000

2.300.000

4

Tranh, ảnh minh họa loại C

1 Ảnh

1 Ảnh

1

0,4

115.000

46.000

Trường hợp bài trao đổi nghiệp vụ ở ví dụ trên, vì số lượng độ dài tin bài x hệ số giá trị tin bài (bằng 24) vượt qua khung hệ số nhuận bút nên chỉ được thanh toán tối đa theo khung hệ số nhuận bút (bằng 20).

Điều 8. Cách tính thù lao đối với tác phẩm

1. Cách tính thù lao

Thù lao = Hệ số thù lao x Giá trị một đơn vị hệ số thù lao

Trong đó:

Giá trị một đơn vị hệ số thù lao bằng 10% mức tiền lương tối thiểu

Hệ số thù lao = Số lượng độ dài tin bài x Hệ số giá trị tin bài

Tuỳ theo thể loại, chất lượng tác phẩm, Trưởng ban Ban biên tập hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý Cổng/Trang thông tin điện tử quyết định hệ số giá trị tin bài của tác phẩm không vượt quá Hệ số giá trị tin bài tối đa trong bảng dưới đây:

TT

Thể loại

Đơn vị độ dài tin

Hệ số giá trị tin bài tối đa

1

Tin trong nước và quốc tế (sưu tầm)

½ trang A4

0,2

2

Tranh, ảnh (sưu tầm)

1 Ảnh

0,2

3

Bài trao đổi nghiệp vụ, phỏng vấn (sưu tầm)

1 trang A4

0,3

4

Tin dịch xuôi

½ trang A4

0,5

5

Bài dịch xuôi

1 trang A4

1

6

Tin dịch ngược

½ trang A4

1

7

Bài dịch ngược

1 trang A4

1,5

Các quy định về cách tính nhuận bút quy định tại Điều 7 được áp dụng cho việc tính thù lao sưu tầm, cung cấp tin bài tại Điều này.

Ví dụ về cách tính thù lao sưu tầm, cung cấp thông tin:

TT

Thể loại

Đơn vị độ dài tin

Độ dài thực tế

Số lượng độ dài tin bài

Hệ số giá trị tin bài

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

(đồng)

Thù lao được hưởng

(đồng)

a

b

c

d

e

g

h

i=e*g*h

1

Tin (sưu tầm)

½ trang A4

½ trang A4

1

0,2

115.000

23.000

2

Ảnh (sưu tầm)

1 Ảnh

1 Ảnh

1

0,2

115.000

23.000

3

Bài tổng hợp; bài trao đổi nghiệp vụ (sưu tầm)

1 trang A4

2 trang A4

2

0,3

115.000

69.000

4

Bài dịch xuôi

1 trang A4

1 trang A4

1

1

115.000

115.000

5

Tin dịch ngược

½ trang A4

1 trang A4

2

1

115.000

230.000

3. Cán bộ làm công tác biên tập tin, bài được hưởng mức thù lao bằng 20% mức nhuận bút, thù lao (nếu là cán bộ kiêm nhiệm).

Ví dụ về cách tính thù lao cho cán bộ làm công tác biên tập:

TT

Thể loại

Đơn vị độ dài tin

Độ dài thực tế

Số lượng độ dài tin bài

Hệ số giá trị tin bài

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

(đồng)

Nhuận bút, thù lao được hưởng

(đồng)

Thù lao cho cán bộ làm công tác biên tập

a

b

c

d

e

g

h

i=e*g*h

j=i*20%

1

Tin loại A

½ trang A4

1 trang A4

2

1

115.000

230.000

46.000

2

Bài trao đổi nghiệp vụ loại A

1 trang A4

8 trang A4

8

3

115.000

2.300.000

460.000

3

Hỏi đáp pháp luật loại B

½ trang A4

½ trang A4

1

1,5

115.000

172.500

34.500

4

Tranh, ảnh minh họa loại C

1 Ảnh

1 Ảnh

1

0,4

115.000

46.000

9.200

5

Tin (sưu tầm)

½ trang A4

½ trang A4

1

0,2

115.000

23.000

4.600

Mục 2. CHI TRẢ TẠO LẬP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Điều 9. Nội dung chi

- Chi nhập dữ liệu (bao gồm nhập dữ liệu có cấu trúc và nhập dữ liệu phi cấu trúc);

- Chi tạo lập các trang siêu văn bản;

- Chi tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu điện tử có sẵn;

- Chi chuyển đổi thông tin;

- Chi số hóa thông tin.

Điều 10. Mức chi

1. Mức chi cụ thể đối với việc tạo lập thông tin điện tử:

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi tối đa (đồng)

1

Chi nhập dữ liệu

1.1

Nhập dữ liệu có cấu trúc

 

 

 

- Trường dữ liệu có số lượng ký tự trong 1 trường (n[1]) ≤ 15

1 trường

300

- Trường dữ liệu có số lượng ký tự trong 1 trường 15 < n ≤ 50

1 trường

375

- Trường dữ liệu có số lượng ký tự trong 1 trường (n) > 50

1 trường

450

1.2

Nhập dữ liệu phi cấu trúc

 

 

 

- Trang tài liệu chỉ gồm chữ cái, chữ số

1 trang

9.500

- Trang tài liệu có bảng biểu kèm theo

1 trang

11.700

- Trang tài liệu đặc biệt có nhiều công thức toán học, hoặc các ký tự đặc biệt

1 trang

14.000

2

Chi tạo lập các trang siêu văn bản

2.1

Trang siêu văn bản đơn giản

1 trang

12.000

2.2

Trang siêu văn bản phức tạp

1 trang

42.000

3.

Chi tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu điện tử có sẵn

1 trang

1.400

4.

Chi chuyển đổi thông tin

1 trang

2.850

5.

Chi số hóa thông tin

1 ảnh, hình ảnh, tờ gấp, tờ bướm, tờ rơi

850

Đơn giá trên bao gồm cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin; 1 trang văn bản tương ứng 46 dòng x 70 ký tự/dòng, tương đương bình quân.

Mức chi trên không bao gồm chi phí thiết kế giao diện, cấu trúc toàn trang.

2. Đối với công việc tạo lập thông tin điện tử bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số được phép tăng từ 10% đến 30% mức chi quy định tương ứng (không bao gồm chi phí thiết kế giao diện, cấu trúc toàn trang).

3. Mức chi cụ thể ở khoản 1 Điều 10 Quy chế này chỉ áp dụng trong việc tính toán chi phí để thuê các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Trường hợp do yêu cầu an toàn, bảo mật thông tin, hệ thống hoặc yêu cầu đặc thù về chuyên môn nghiệp vụ mà không thể thuê ngoài tạo lập thông tin điện tử, Thủ trưởng đơn vị xem xét lựa chọn hình thức thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo các quy định hiện hành của Nhà nước hoặc quyết định mức chi cụ thể nhưng tối đa không quá 50% mức chi áp dụng cho đối tượng thuê ngoài theo quy định ở trên đối với các công việc tương ứng để chi cho cán bộ, công chức trong đơn vị và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trên cơ sở nhiệm vụ cần thực hiện đồng thời không làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn và đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn, an ninh thông tin, hệ thống trong quá trình tạo lập thông tin điện tử.

Ví dụ về cách tính thù lao tạo lập thông tin điện tử cho cán bộ, công chức trong đơn vị:

a) Đối với thể loại là: Tin

Mục

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng thực tế

Mức chi tối đa

Thành tiền
(đồng)

a

c

d

e

g

h=e*g

1

Nhập dữ liệu có cấu trúc

1 trường: 15

5

375

1.875

2

Trang siêu văn bản phức tạp

trang

1

42.000

42.000

3

Số hóa thông tin

ảnh

5

850

4.250

4

Tổng tiền thù lao được thanh toán: mục 4 = mục (1+2+3)

48.125

5

Tổng tiền thù lao thực tế được hưởng: mục 5 = mục 4*50%[2]

24.063

b) Đối với thể loại là:Bài viết trao đổi nghiệp vụ

Mục

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng thực tế

Mức chi tối đa

Thành tiền
(đồng)

a

c

d

e

g

h=e*g

1

Nhập dữ liệu có cấu trúc

1 trường: 15

5

375

1.875

2

Trang siêu văn bản phức tạp

trang

5

42,000

210.000

3

Tổng tiền thù lao được thanh toán: mục 3 = mục (1 + 2)

211.875

4

Tổng tiền thù lao thực tế được hưởng: mục 4 = mục 3*50%

105.938

c) Đối với thể loại là: Các văn bản pháp luật, văn bản quản lý điều hành, Quyết định giám đốc thẩm, nhập liệu cho các phần mềm nội bộ

Mục

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng thực tế

Mức chi tối đa

Thành tiền
(đồng)

a

c

d

e

g

h=e*g

1

Nhập dữ liệu có cấu trúc

1 trường: 15

5

375

1.875

2

Trang siêu văn bản đơn giản

trang

6

12.000

72.000

3

Chuyển đổi thông tin

trang

6

2.850

17.100

4

Tổng tiền thù lao được thanh toán: mục 4 = mục (1+2+3)

90.975

5

Tổng tiền thù lao thực tế được hưởng: mục 5 = mục 4*50%

45.488

5. Tùy từng trường hợp cụ thể như: tạo lập, cập nhật thông tin, dữ liệu cho Cổng/Trang thông tin điện tử và phần mềm nội bộ, Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào cách tính chi phí tạo lập thông tin điện tử cho từng thể loại ở các ví dụ nêu trên để đưa ra mức khoán chi phí tạo lập thông tin điện tử phù hợp đối với từng thể loại nhưng tối đa không vượt quá định mức chi tạo lập thông tin điện tử quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê - Tổng hợp tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Quy chế này đối với các TAND.

- Đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của các Tòa án nhân dân.

2. Vụ Thống kê – Tổng hợp chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch – Tài chính hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thanh toán thù lao cho tạo lập thông tin điện tử trên Cổng/Trang thông tin điện tử và phần mềm nội bộ của các TAND theo đúng các quy định tại Quy chế này.

3. Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng Cổng/Trang thông tin điện tử và phần mềm nội bộ chấp hành nghiêm các quy định của Quy chế này.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Vụ Thống kê - Tổng hợp để tổng hợp, trình Chánh án TANDTC xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp./.



[1] n: là số lượng ký tự

[2] Vì đối tượng được hưởng là cán bộ, công chức của đơn vị nên theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế này chỉ được hưởng 50%/Tổng số tiền thù lao được thanh toán.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 09/QĐ-TA năm 2014 về Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Tòa án nhân dân

  • Số hiệu: 09/QĐ-TA
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/01/2014
  • Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
  • Người ký: Bùi Ngọc Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/01/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản