THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2014/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2014 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định nghĩa vụ tài chính của Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân, phương thức quản lý nguồn tài chính đảm bảo chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân,
Quyết định này quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trích, lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Quyết định này áp dụng đối với Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc trích, lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Điều 3. Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính
Quỹ đảm bảo nghĩa vụ tài chính (sau đây gọi tắt là Quỹ): Là quỹ do Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân quản lý, được thành lập nhằm bảo đảm đủ nguồn kinh phí cho việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
1. Đảm bảo các nhiệm vụ thu và sử dụng nguồn vốn của Quỹ thực hiện theo đúng quy định của Quyết định này và pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Bảo đảm an toàn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Quỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ.
3. Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn thu của Quỹ bao gồm:
a) Nguồn tích lũy từ doanh thu bán điện: Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải trích từ doanh thu bán điện hàng năm để nộp vào Quỹ; nguồn tích lũy này được hạch toán vào giá thành sản xuất điện của nhà máy điện hạt nhân. Tỷ lệ trích trên doanh thu bán điện hàng năm của nhà máy điện hạt nhân như sau:
- Trong 5 năm hoạt động đầu tiên: Tỷ lệ trích bằng 1%;
- Trong 5 năm hoạt động tiếp theo: Tỷ lệ trích bằng 2%;
- Trong thời gian hoạt động tiếp theo: Định kỳ 5 năm một lần, Bộ Công Thương chủ trì xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh tỷ lệ trích trên cơ sở đề nghị của Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân và Kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn thu khác:
- Tiền lãi phát sinh hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được nhập vào Quỹ;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Thời điểm trích, nộp Quỹ:
a) Quỹ được tính toán trích, nộp từ thời điểm nhà máy điện hạt nhân đưa vào vận hành thương mại.
b) Định kỳ hàng năm, trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải nộp khoản tiền được tính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này vào Quỹ.
3. Điều chỉnh nguồn thu của Quỹ:
a) Trong thời hạn 05 năm trước thời điểm thực hiện tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải đánh giá số dư Quỹ, dự toán tổng chi phí cần thiết cho việc thực hiện chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Trường hợp số dư của Quỹ không đủ so với kinh phí cần thiết cho việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy, Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập kế hoạch để huy động đủ nguồn kinh phí bổ sung vào Quỹ trước thời điểm bắt đầu tháo dỡ nhà máy 01 năm.
b) Trong trường hợp thiên tai, thảm họa bất khả kháng, phải tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân, trường hợp số dư của Quỹ không đủ, phần kinh phí cho tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân còn thiếu được huy động từ Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
Quỹ được sử dụng cho mục đích đảm bảo chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân được sử dụng số tiền trong Quỹ để thực hiện các công việc liên quan đến việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân theo kế hoạch chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 7. Đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ
Quỹ có trách nhiệm thông qua các nghiệp Vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường nhằm đảm bảo có đủ nguồn ngoại tệ cần thiết cho việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Điều 8. Sử dụng tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ
1. Trong thời gian chưa dùng đến, số tiền trong Quỹ phải được bảo toàn và phát triển thông qua các nghiệp vụ quản lý sau:
a) Cho ngân sách nhà nước vay hoặc mua trái phiếu Chính phủ theo khả năng cân đối nguồn của Quỹ. Thời hạn và các điều kiện cho vay, mua trái phiếu Chính phủ do cấp có thẩm quyền quyết định cho từng đợt vay theo quy định. Ngân sách nhà nước có trách nhiệm bố trí hoàn trả cho Quỹ khi đến hạn.
b) Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Tổ chức có nhà máy điện, hạt nhân và được Thủ tướng Chính phủ cho phép; tổ chức tài chính, ngân hàng được chọn trên cơ sở chào lãi suất cạnh tranh.
c) Sử dụng dịch vụ ủy thác quản lý vốn của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước có uy tín của Việt Nam theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Khoản sinh lời của Quỹ từ việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được dùng để xử lý các rủi ro trong hoạt động cho vay lại và bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ.
3. Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời chưa dùng đến của Quỹ, đảm bảo an toàn, tính thanh khoản và hiệu quả.
1. Quỹ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước.
2. Tài khoản giao dịch được mở có các tiểu khoản theo nội dung và các loại ngoại tệ tương ứng để theo dõi từng nguồn thu theo quy định.
Định kỳ quý I hàng năm, Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo về tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của Quỹ trong năm trước, gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Điều 11. Giám sát và kiểm toán hoạt động của Quỹ
1. Các Bộ: Công Thương, Tài chính tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý Quỹ theo các quy định tại Quyết định này và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Quỹ có trách nhiệm thuê tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hàng năm theo quy định và chịu sự kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 12. Quản lý và điều hành Quỹ
1. Quỹ không tổ chức thành lập pháp nhân riêng. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân bổ nhiệm người làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và phân công một số cán bộ làm nhiệm vụ quản lý Quỹ.
2. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân quy định cụ thể về quản lý, điều hành Quỹ và nhiệm vụ quyền hạn của chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và các cán bộ có liên quan đến quản lý Quỹ.
1. Sau khi kết thúc việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân, Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập hồ sơ quyết toán theo quy định, trình Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt.
2. Trường hợp Quỹ vẫn còn dư sau khi quyết toán, số tiền dư được nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Bộ Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát tình hình trích, nộp, quản lý và sử dụng Quỹ;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn:
+ Nội dung báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ;
+ Hồ sơ, trình tự và thủ tục thực hiện: Điều chỉnh tỷ lệ trích, nộp Quỹ; thẩm định, phê duyệt quyết toán Quỹ.
2. Bộ Tài chính ban hành quy định việc quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời chưa dùng đến của Quỹ; phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 03 năm 2014.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 506/BTC-TCDN về trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 60/2012/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 1216/BTC-TCT về nghĩa vụ thuế đối với Nhà thầu nước ngoài mua, bán hàng hoá theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 4283/TCT-CS về nghĩa vụ tài chính đối với đất đã giao cho tổ chức để xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên trước ngày 15/10/1993 do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 1669/TCT-CS xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật năng lượng nguyên tử 2008
- 3Nghị định 70/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân
- 4Công văn 506/BTC-TCDN về trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 60/2012/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 1216/BTC-TCT về nghĩa vụ thuế đối với Nhà thầu nước ngoài mua, bán hàng hoá theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 4283/TCT-CS về nghĩa vụ tài chính đối với đất đã giao cho tổ chức để xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên trước ngày 15/10/1993 do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 1669/TCT-CS xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 09/2014/QĐ-TTg nghĩa vụ tài chính của Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân, phương thức quản lý nguồn tài chính đảm bảo chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 09/2014/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 169 đến số 170
- Ngày hiệu lực: 10/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực