ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 03 tháng 3 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ KHEN THƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng), Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
XÉT KHEN THƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09 /2012/QĐ-UBND Ngày 03 tháng 3 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Quy chế này quy định về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng và mức thưởng; hồ sơ, thủ tục và quy trình xét khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ của UBND thành phố Đà Nẵng.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ quy định trong quy chế này bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ; hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bao gồm hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động phát triển công nghệ:
a) Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn;
b). Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm:
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới;
- Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.
c) Công trình khoa học và công nghệ là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
3. Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất là các hoạt động tạo ra sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế:
a) Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý hoặc giải pháp tổ chức sản xuất mới, có khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nhận đăng ký;
b) Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
4. Hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ là hoạt động phối kết hợp với các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của thành phố.
5. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là hoạt động ứng dụng các kết quả nghiên cứu, giải pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào thực tế sản xuất, đời sống, công tác quản lý.
6. Tác giả công trình; tác giả sáng kiến, sáng chế là người bằng lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra công trình, sáng kiến, sáng chế.
7. Đồng tác giả công trình, sáng kiến, sáng chế là hai hoặc nhiều người bằng lao động của mình cùng trực tiếp sáng tạo ra công trình, sáng kiến, sáng chế. Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí cho tác giả, đồng tác giả mà không trực tiếp tham gia sáng tạo ra công trình, sáng kiến, sáng chế thì không phải là tác giả, đồng tác giả của công trình, sáng kiến, sáng chế.
Cá nhân là công dân Việt Nam và người nước ngoài có thành tích xuất sắc trong các hoạt động khoa học và công nghệ sau đây trên địa bàn thành phố:
1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
2. Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất;
3. Hợp tác về khoa học và công nghệ;
4. Chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
1. Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời;
2. Dựa vào thành tích đạt được để khen thưởng, không căn cứ vào mức khen thưởng trước đó;
3. Mỗi thành tích chỉ được xét khen thưởng một lần theo Quy chế này;
4. Kết hợp chặt chẽ việc động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
5. Đảm bảo thủ tục hồ sơ, qui trình xét duyệt và thời gian đề nghị xét khen thưởng theo quy định.
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN XÉT KHEN THƯỞNG, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ MỨC THƯỞNG
Điều 5. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Điều kiện được đề nghị xét khen thưởng
Công trình đề nghị xét khen thưởng phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:
a) Công trình đề nghị xét khen thưởng phải được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét thưởng;
b) Không có tranh chấp về quyền tác giả; không có khiếu kiện, tố cáo về nội dung và kết quả công trình tại thời điểm xét thưởng.
2. Tiêu chuẩn xét khen thưởng
Công trình được xét thưởng phải đáp ứng đủ 02 tiêu chuẩn sau đây:
a) Các công trình khoa học và công nghệ cấp thành phố hoặc các công trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tương ứng nghiệm thu đạt loại Giỏi trở lên (Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp thành phố nghiệm thu công trình cấp thành phố; Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp nhà nước nghiệm thu công trình cấp nhà nước);
b) Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tiễn công tác quản lý, sản xuất, đời sống, xã hội và môi trường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ của thành phố.
3. Cơ cấu giải thưởng, hình thức khen thưởng và mức thưởng
a) Cơ cấu giải thưởng gồm: giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích.
b) Hình thức khen thưởng: Giấy chứng nhận giải thưởng của Chủ tịch UBND thành phố.
c) Mức tiền thưởng cho tác giả (hoặc đồng tác giả) công trình khoa học và công nghệ tương ứng với cơ cấu giải thưởng cụ thể như sau:
- Giải nhất: 20 lần mức lương tối thiểu chung;
- Giải nhì: 15 lần mức lương tối thiểu chung;
- Giải ba: 10 lần mức lương tối thiểu chung;
- Giải khuyến khích: 5 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 6. Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất
1. Đối với hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đạt giải cấp thành phố:
a) Tiêu chuẩn xét khen thưởng: Các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tổ chức sản xuất đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố.
b) Cơ cấu giải thưởng, hình thức khen thưởng và mức thưởng:
- Cơ cấu giải thưởng gồm: giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích;
- Hình thức khen thưởng: Giấy chứng nhận giải thưởng của Chủ tịch UBND thành phố;
- Mức tiền thưởng cho tác giả (hoặc đồng tác giả) của các giải pháp, sáng kiến tương ứng với cơ cấu giải thưởng cụ thể như sau:
+ Giải nhất: 15 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải nhì: 10 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải ba: 8 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải khuyến khích: 4 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đạt giải quốc gia:
a) Tiêu chuẩn xét khen thưởng: Bên cạnh các giải thưởng đã nhận được ở cấp khen thưởng, Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen và thưởng thêm cho tác giả (hoặc đồng tác giả) đạt được một trong các thành tích sau:
- Có sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng;
- Có giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc;
- Có công trình đạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học – Công nghệ Việt Nam (giải VIFOTEC).
b) Điều kiện được thành phố khen thưởng nội dung này phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Tác giả (hoặc đồng tác giả) công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Đà Nẵng;
- Sáng kiến, giải pháp, công trình được áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt cho sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng.
- Tác giả (hoặc đồng tác giả) có quá trình sinh sống, học tập, công tác lâu dài, gắn bó với thành phố Đà Nẵng (Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất cụ thể);
c) Hình thức khen thưởng và mức thưởng:
- Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố kèm theo tiền thưởng là 15 lần mức lương tối thiểu chung cho tác giả (hoặc đồng tác giả) có sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng;
- Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố kèm theo tiền thưởng cho tác giả (hoặc đồng tác giả) có các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tổ chức sản xuất đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc như sau:
+ Giải nhất: 10 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải nhì: 8 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải ba: 5 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải khuyến khích: 3 lần mức lương tối thiểu chung.
- Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố kèm theo tiền thưởng cho tác giả (hoặc đồng tác giả) có công trình đạt giải thưởng Sáng tạo Khoa học-Công nghệ Việt Nam (giải VIFOTEC) như sau:
+ Giải nhất: 15 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải nhì: 10 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải ba: 8 lần mức lương tối thiểu chung;
+ Giải khuyến khích: 4 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 7. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Tiêu chuẩn xét khen thưởng: Các hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào thực tiễn mang lại hiệu quả rõ rệt trên địa bàn thành phố (Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố xem xét và đề xuất trong từng trường hợp cụ thể). Hiệu quả ứng dụng phải được đánh giá ít nhất trong thời gian 1 năm kể từ khi chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến thời điểm nộp hồ sơ xét thưởng. Hiệu quả hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đánh giá qua các nội dung sau đây:
a) Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm rõ rệt so với trước khi ứng dụng;
b) Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường tại địa phương;
c) Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn rõ rệt so với trước khi ứng dụng.
2. Hình thức khen thưởng và mức thưởng: Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố kèm theo tiền thưởng là 8 lần mức lương tối thiểu chung cho các cá nhân chủ trì thực hiện các hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào thực tiễn đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều này.
Điều 8. Hoạt động Hợp tác về khoa học và công nghệ
1. Tiêu chuẩn xét khen thưởng
Các cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích trong công tác thu hút các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực kinh tế, công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố (Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố xem xét và đề xuất trong từng trường hợp cụ thể);
b) Có thành tích trong công tác thu hút các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực khoa học và công nghệ (giá trị của dự án do Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố đề xuất trong từng trường hợp cụ thể).
2. Hình thức khen thưởng và mức thưởng: Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố kèm theo tiền thưởng là 8 lần mức lương tối thiểu chung cho các cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, Điều này.
1. Tờ trình đề nghị khen thưởng của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình Chủ tịch UBND thành phố (qua Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ);
2. Văn bản đề nghị xét khen thưởng của đơn vị có cá nhân được xét khen thưởng. Đối với cá nhân không được đơn vị phụ trách đề nghị xét khen thưởng hoặc không thuộc một tổ chức nào thì tự làm văn bản đề nghị và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. Đối với cá nhân là người nước ngoài (hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) tự làm văn bản đề nghị ghi rõ họ tên, quốc tịch và lý do đề nghị xét khen thưởng; Trong trường hợp cơ quan, đơn vị, cá nhân không tự đề nghị nhưng có văn bản đề cử của một tổ chức, cá nhân khác thì cũng được xem xét đề nghị khen thưởng;
3. Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng.
Điều 10. Hồ sơ đặc thù theo từng đối tượng
1. Đối với Giải thưởng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
a) Biên bản họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu công trình khoa học và công nghệ ở cấp quản lý tương ứng;
b) Xác nhận của cơ quan quản lý tương ứng về tiến độ thực hiện và giá trị ứng dụng của công trình (Sở Khoa học và Công nghệ xác nhận đối với công trình khoa học và công nghệ cấp thành phố; Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận đối với công trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước);
c) Báo cáo đánh giá kết quả ứng dụng vào thực tiễn của công trình có chữ ký của tác giả và xác nhận của đơn vị triển khai ứng dụng.
2. Đối với hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất:
a) Đối với các giải thưởng cấp thành phố: Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố;
b) Đối với sáng chế được cấp văn bằng: Văn bằng của Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho sáng chế (bản phô tô có công chứng);
c) Đối với các giải thưởng cấp quốc gia và giải VIFOTEC: Chứng nhận đoạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc hoặc chứng nhận đoạt giải VIFOTEC (bản phô tô có công chứng).
3. Đối với hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cần có văn bản xác nhận hiệu quả của tổ chức, cá nhân được chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
4. Đối với hoạt động Hợp tác về khoa học và công nghệ cần có văn bản xác nhận của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.
Đối với các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 11 và khoản 5 Điều 13 thực hiện theo thủ tục đơn giản.
Điều 11. Trách nhiệm trình hồ sơ xét khen thưởng
1. Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, tổng hợp và xin ý kiến Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố để xét chọn hồ sơ trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng;
2. Đối với trường hợp khen thưởng cho người nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài) đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra trong Chương II của Quy chế này, trước khi xin ý kiến Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ xin ý kiến các ngành liên quan;
3. Đối với những trường hợp đặc biệt chưa được quy định tại Quy chế này nhưng các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các hoạt động khoa học và công nghệ được các tổ chức quốc tế có uy tín công nhận, tùy theo từng trường hợp cụ thể Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xem xét trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng;
4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ, xem xét các vấn đề liên quan đến cá nhân được đề nghị khen thưởng, tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố (có mời đại diện Ban Thi đua -Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ thành phố và Văn phòng UBND thành phố) để xét chọn hồ sơ trước khi trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng.
Điều 12. Trách nhiệm của Hội đồng khoa học và Công nghệ thành phố
Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố có trách nhiệm xem xét các hồ sơ do Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị và xét chọn hồ sơ để trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng.
Điều 13. Thời gian và quy trình thực hiện việc xét khen thưởng
1. Việc xét thưởng được tiến hành 2 năm một lần vào quý IV của năm thứ hai;
2. Sở Khoa học và Công nghệ bắt đầu nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm xét khen thưởng;
3. Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra, thẩm định hồ sơ trình Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố xét chọn trước ngày 30 tháng 8 của năm xét khen thưởng; hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND thành phố (qua Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ thành phố) trước ngày 30 tháng 9 của năm xét khen thưởng;
4. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng thẩm tra hồ sơ và trình Chủ tịch UBND thành phố trong quý IV của năm xét khen thưởng;
5. Đối với những trường hợp khen thưởng đột xuất, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xem xét trình Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng từng trường hợp cụ thể.
Kinh phí khen thưởng các hoạt động khoa học và công nghệ thành phố được chi từ các nguồn:
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thành phố: Chi cho khen thưởng trong hoạt động Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất (Thực hiện theo Công văn số 1812/BKHCN-KHTC ngày 27/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về nguồn kinh phí khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ);
2. Quỹ thi đua khen thưởng của thành phố: Chi cho khen thưởng trong hoạt động Hợp tác về khoa học và công nghệ; Hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Điều 15. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo
Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo trong việc khen thưởng các hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chế này và báo cáo tình hình cho UBND thành phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về UBND thành phố (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 151/2007/QĐ-UBND Quy định về chế độ khen, thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học công nghệ và kỹ thuật, văn học nghệ thuật do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về quy chế khen thưởng về các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 438/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời xét khen thưởng hoạt động khoa học và công nghệ do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 72/2012/QĐ-UBND quy định khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 41/2013/QĐ-UBND Quy chế khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 34/2015/QĐ-UBND về Quy chế khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy định về hoạt động xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố Đà Nẵng
- 1Thông tư 52/2007/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 151/2007/QĐ-UBND Quy định về chế độ khen, thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học công nghệ và kỹ thuật, văn học nghệ thuật do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về quy chế khen thưởng về các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 438/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời xét khen thưởng hoạt động khoa học và công nghệ do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 72/2012/QĐ-UBND quy định khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 41/2013/QĐ-UBND Quy chế khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy định về hoạt động xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố Đà Nẵng
Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Quy chế khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 09/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Văn Hữu Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2012
- Ngày hết hiệu lực: 19/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực