Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 09/2009/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Chỉ thị số 04/2006/CT-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo;
Căn cứ Nghị quyết số 68/2008/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân thành phố khóa VII, nhiệm kỳ 2004 - 2009, kỳ họp thứ 12 Về nhiệm vụ năm 2009;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung, những hộ hiện tại có cuộc sống khó khăn với mức thu nhập thấp nói riêng; để đến năm 2015 cơ bản không còn hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn trở xuống. Theo kết quả điều tra, trong tổng số 170.268 hộ thì có 32.796 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,26% (Phụ lục số 1).

Đảm bảo cho mọi người dân có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ những thành quả về hạ tầng cơ sở, văn hoá, giáo dục, y tế, an sinh xã hội ... và nâng cao dân trí, góp phần phát triển thành phố Đà Nẵng giàu mạnh, văn minh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn năm 2009 - 2010

Tập trung các nguồn lực để giải quyết cơ bản một số mục tiêu và nhu cầu cấp bách:

+ Giảm ít nhất 40% số hộ nghèo trong chương trình; tương ứng giảm 3,50% - 4,50% hộ nghèo/tổng số hộ/năm.

+ Xoá ít nhất 80% nhà tạm cho hộ nghèo có đất ở ổn định.

+ Đảm bảo 100% hộ nghèo được tiếp cận hỗ trợ các nguồn lực và dịch vụ, nhất là y tế, giáo dục và vay vốn để làm ăn.

- Giai đoạn năm 2011 - 2015

+ Giảm 2,00% - 3,20% hộ nghèo/năm, đến 2015 cơ bản không còn hộ nghèo.

+ Chất lượng cuộc sống của hộ thu nhập thấp được nâng lên cả về vật chất và tinh thần; là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Phạm vi

Về thời gian, Đề án thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015; ưu tiên các mục tiêu cơ bản trong giai đoạn 2009 - 2010. Về xã hội, không những chỉ hộ nghèo mà toàn xã hội cần nhận thức một cách đầy đủ về sự nghèo đói và vai trò của công tác giảm nghèo; huy động đầu tư các nguồn lực xã hội, đảm bảo cho người nghèo được thụ hưởng bình đẳng các thành quả chung của xã hội để thoát nghèo bền vững.

3. Quan điểm chỉ đạo

a) Xem Đề án giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu của Đề án là mục tiêu chiến lược của quy hoạch kinh tế - xã hội của thành phố.

b) Tập trung trợ giúp cho người nghèo nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua được ngưỡng khó khăn mà tự họ không thể vượt qua trong một điều kiện nhất định, ở một thời điểm nhất định, chứ không trợ giúp lâu dài; người nghèo phải tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

c) Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp để người nghèo tiếp cận tốt các nội dung hỗ trợ và là đầu mối tập trung hỗ trợ nguồn lực cho hộ nghèo.

d) Huy động các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội; tranh thủ và phát huy hiệu quả cao nhất mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư hỗ trợ người nghèo có trọng tâm, trọng điểm.

đ) Ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn lao động của hộ nghèo và nhận thức tự vươn lên của người nghèo; đồng thời, có sự can thiệp, cải thiện điều kiện lao động để cuộc sống của hộ thoát nghèo được ổn định bền vững lâu dài.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, từ năm 2009 đến năm 2015, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và các chính sách cụ thể sau:

1. Chính sách - giải pháp và nhiệm vụ để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập

a) Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

- Đảm bảo cho 100% hộ nghèo được vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố với điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; đồng thời, có sự hướng dẫn sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

- Bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố tiếp tục đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội Trung ương bổ sung vốn mới 23.634 triệu đồng (trong 2 năm 2009 - 2010), thành phố bổ sung thêm 4.738 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của hộ nghèo bình quân 10 triệu đồng/hộ (Phụ lục số 3). Đồng thời, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh có hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.

- Đảm bảo nguồn kinh phí cho học sinh, sinh viên hộ nghèo vay theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Không để học sinh, sinh viên hộ nghèo do không vay được tiền phải bỏ học.

- Thông qua tín dụng ưu đãi, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo.

- Các tổ chức hội, đoàn thể tiếp tục phát động phong trào giúp đỡ nhau nguồn vốn làm kinh tế để thoát nghèo.

b) Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

c) Hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo.

- Tạo mọi điều kiện để hộ nghèo tiếp cận và tiếp thu kỹ thuật sản xuất tiên tiến, rèn luyện kỹ năng và phương pháp làm ăn với những mô hình thiết thực nhất, đơn giản và có hiệu quả.

- Thực hiện Dự án Khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề theo Thông tư số 78/2007/TT-BNN ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn cụ thể các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, bảo quản, sơ chế, chế biến nông lâm ngư sản và phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với điều kiện của từng địa phương để các hộ nghèo có thể áp dụng được; hỗ trợ hộ nghèo mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày, vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ để hộ nghèo nắm bắt nhanh và ứng dụng ngay trong sản xuất, nâng cao thu nhập.

d) Dạy nghề cho người nghèo

- Tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định.

- Thực hiện Dự án dạy nghề cho người nghèo trong độ tuổi lao động nhưng chưa qua đào tạo, theo các hình thức: dạy nghề gắn với tạo việc làm; dạy nghề gắn với giáo dục định hướng cho người nghèo đi xuất khẩu lao động; dạy nghề để chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác..., người nghèo đi học nghề được miễn tiền học phí, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, giới thiệu tìm việc làm theo quy định hiện hành.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí dạy nghề 16.000 triệu đồng (thành phố 50%, chương trình mục tiêu TW 50%) để dạy nghề miễn phí và hỗ trợ tiền ăn cho lao động hộ nghèo học nghề.

- Các địa phương, hội, đoàn thể vận động chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh bảo trợ, đỡ đầu giúp đỡ hộ nghèo có nghề, có việc làm, có thu nhập ổn định.

đ) Nhân rộng mô hình giảm nghèo

Nhân rộng, phổ biến các mô hình, kinh nghiệm giải quyết việc làm, giảm nghèo có hiệu quả, đặc biệt là mô hình hội đoàn thể giúp hộ nghèo làm kinh tế, hỗ trợ xóa nhà tạm, hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ khám chữa bệnh... Tổ chức cho người nghèo tham quan những mô hình hiệu quả cao; cán bộ tham gia chương trình nghiên cứu các mô hình thích hợp để phổ biến cho người nghèo ở địa phương. Ưu tiên nguồn kinh phí để tập trung phát triển các làng nghề truyền thống nhằm giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho các hộ nghèo; mở rộng và phát triển du lịch sinh thái đến các vùng nông thôn.

2. Chính sách - giải pháp và nhiệm vụ tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội

a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo

- Đảm bảo cho 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tiếp tục thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; thành phố mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; người bị bệnh hiểm nghèo, mắc bệnh nặng hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ gia đình thoát nghèo trong thời hạn 2, năm thông qua Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Tổng kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế khoảng 106.428 triệu đồng (Phụ lục số 4);

- Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp cho Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Vận động các hội đoàn thể tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Lồng ghép các chương trình y tế quốc gia để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và người nghèo.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ của Nhà nước. Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo.

b, Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

- Đảm bảo 100% học sinh nghèo các cấp học được miễn giảm học phí, học sinh - sinh viên nghèo được vay vốn ưu đãi để học tập;

- Thực hiện chế độ miễn học phí đối với con hộ nghèo, con hộ thoát nghèo trong thời hạn 2 năm tiếp theo. Tổng kinh phí khoảng 6.596 triệu đồng (Phụ lục số 5);

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục, vận động các tổ chức, hội đoàn thể tạo điều kiện cho con hộ nghèo đến trường bằng nhiều hình thức: hỗ trợ học bổng, dụng cụ học tập, sách, vở, phương tiện đi lại...

c) Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt

- Trợ giúp cho người nghèo chưa có nhà ở ổn định hoặc nhà tạm bợ, hư hỏng nặng có nhà ở ổn định để tập trung lao động sản xuất ổn định cuộc sống và vươn lên;

- Phấn đấu đến năm 2011, toàn thành phố không còn nhà tạm, 100% hộ có điện và nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Lồng ghép Chương trình “Có nhà ở” của thành phố, quan tâm đến những hộ nghèo đang ở nhà thuê, bức xúc về nhà ở được thuê nhà chung cư với giá ưu đãi. Phấn đấu xóa hết 235 căn nhà tạm và nâng cấp sửa chữa 1.430 nhà hư hỏng nặng, với tổng kinh phí ước tính 10.675 triệu (Phụ lục số 6);

- Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp vào Quỹ vì người nghèo để có nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở, bắc điện, nước, hỗ trợ khám chữa bệnh, hỗ trợ phương tiện làm ăn cho hộ nghèo.

d) Chính sách trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho những hộ nghèo có nhu cầu về các lĩnh vực: đất đai, nhà ở, thừa kế, hộ khẩu, hộ tịch, hôn nhân gia đình, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, lao động việc làm, ...

e) Chính sách bảo trợ xã hội

- Trợ cấp đột xuất cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do tai nạn, thiên tai, bệnh hiểm nghèo; trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người nghèo đơn thân đang nuôi con nhỏ, theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Lồng ghép các chương trình, dự án của các đơn vị, hội đoàn thể giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt quan tâm hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội.

3. Giải pháp nâng cao năng lực và nhận thức

- Các cấp, các ngành, hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức để người nghèo hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng xã hội, trách nhiệm của bản thân để tự phấn đấu vươn lên;

- Vận động toàn xã hội giúp đỡ người nghèo; tộc, họ, tổ/thôn, nhóm nhận đỡ đầu giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để sớm thoát nghèo, ổn định cuộc sống;

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo của các cấp, nhất là cán bộ giảm nghèo ở xã, phường, các hội đoàn thể, nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp phân tích, theo dõi, đánh giá diễn biến nghèo trên địa bàn, đề xuất giải pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả;

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, dự án. Thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin ở các cấp, quản lý hộ nghèo bằng phần mềm tin học. Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Đề án giảm nghèo theo biểu mẫu thống nhất, khoa học.

III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

1. Tổng nguồn vốn cho giảm nghèo trong cả giai đoạn khoảng 467.657 triệu đồng (Phụ lục số 7), trong đó:

a) Ngân sách thành phố là 135.427 triệu đồng;

b) Huy động cộng đồng và các tổ chức khác là 4.270 triệu đồng;

c) Vốn tín dụng là 327.960 triệu đồng.

2. Sử dụng kinh phí

a) Ngân sách Nhà nước:

- Ngân sách Trung ương cấp chi thường xuyên cho chương trình tín dụng, định canh định cư, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, dạy nghề, nâng cao năng lực;

- Ngân sách thành phố chi hỗ trợ giáo dục, y tế, xóa nhà tạm, hướng dẫn cách làm ăn, trợ giúp pháp lý, và ủy thác bổ sung nguồn vốn tín dụng.

b) Huy động cộng đồng tập trung xóa nhà tạm

c) Huy động các nguồn lực khác như: Hợp tác quốc tế, các tổ chức xã hội từ thiện, tổ chức, cá nhân huy động hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở, công trình vệ sinh, nước sạch sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất, vốn, y tế, giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội, đóng góp Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo...

IV. CƠ CHẾ THỰC HIỆN

1. Huy động nguồn lực theo cơ chế đa nguồn: Ngoài ngân sách của Trung ương, thành phố; ngân sách của quận, huyện phải bố trí để thực hiện Đề án; huy động doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân, vận động tài trợ quốc tế của các tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ;

Ưu tiên nguồn kinh phí cho những nơi khó khăn, nguồn hỗ trợ của địa phương không đảm bảo và nơi có nhiều hộ nghèo;

2. Triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tính dân chủ, công khai và minh bạch, có sự tham gia của người dân;

3. Ngân sách nhà nước trực tiếp hỗ trợ người nghèo các chi phí về giáo dục, y tế, dạy nghề;

4. Phân cấp cho cấp xã, phường trong việc quản lý hộ nghèo và triển khai thực hiện Đề án;

5. Để hộ nghèo thoát nghèo bền vững, tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ trong thời hạn 02 năm đối với các hộ sau khi thoát nghèo về: y tế, giáo dục, tín dụng;

6. Những hộ nghèo không có lao động, không nguồn thu nhập, chỉ có đối tượng bảo trợ xã hội được theo dõi riêng và sẽ thực hiện các chính sách an sinh xã hội kết hợp với vận động các tổ chức, hội đoàn thể hỗ trợ lâu dài;

7. Cương quyết đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo những hộ không chịu làm ăn, chây lười, mắc các tệ nạn xã hội.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Là Cơ quan thường trực của Đề án, giúp Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố chỉ đạo thực hiện Đề án; chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo UBND thành phố;

b) Chủ trì tổ chức thực hiện một số dự án: dạy nghề cho người nghèo; nâng cao năng lực giảm nghèo; hoạt động giám sát đánh giá;

c) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án của các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, xã, phường.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm cân đối và phân bổ nguồn lực cho Đề án; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách cho các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, thực hiện dự án khuyến nông - lâm - ngư và phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo. Tổ chức vận động và tạo mọi điều kiện để con hộ nghèo được đến trường hoặc tham gia các chương trình phổ cập giáo dục.

6. Sở Y tế chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo; quản lý và vận động Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động các hộ gia đình nghèo áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và thực hiện mô hình gia đình ít con (1 hoặc 2 con).

7. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế thành phố, các ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn; chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất ở đối với hộ nghèo.

8. Sở Xây dựng chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo; lồng ghép Chương trình “Có nhà ở” của thành phố để đề xuất hộ nghèo đang ở nhà thuê, bức xúc về nhà ở được thuê chung cư với giá ưu đãi.

9. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

10. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm nghiên cứu các chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; đề xuất kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo để thực hiện tốt Đề án.

11. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo; giới thiệu các điển hình, mô hình giảm nghèo tiêu biểu để nhân rộng.

12. Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) tài trợ cho các chương trình, dự án giảm nghèo của thành phố.

13. Công an thành phố chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hộ khẩu, nhân khẩu; hỗ trợ, giúp đỡ trong việc đăng ký hộ khẩu cho những hộ nghèo đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu ở thành phố, theo dõi biến động về nhân khẩu, hộ khẩu nhất là các hộ ở các khu vực phải di dời giải toả; tham mưu cho các cấp chính quyền và phối hợp các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội giúp đỡ những hộ nghèo có người mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật để vay vốn làm ăn, ổn định cuộc sống.

14. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh; kết hợp giữa cho hộ nghèo vay vốn với hướng dẫn cách làm ăn, cho học sinh - sinh viên hộ nghèo học đại học, cao đẳng và học nghề vay vốn để học tập; chủ động đề xuất Ngân hàng chính sách xã hội Trung ương bổ sung nguồn vốn vay. Thường xuyên giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay, chống thất thoát, nợ quá hạn...

15. UBND các quận, huyện:

Căn cứ Đề án này, xây dựng Kế hoạch giảm nghèo của địa phương; chủ động huy động các nguồn lực. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo UBND các xã, phường triển khai và theo dõi thực hiện Đề án một cách chặt chẽ, có hiệu quả; chủ động phối hợp với Sở Ngoại vụ lập dự án cơ hội vận động viện trợ;

Định kỳ 06 tháng, một năm báo cáo Chủ tịch UBND thành phố về tình hình thực hiện Đề án (thông qua Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo thành phố).

16. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tham gia thực hiện Đề án và giám sát việc thực hiện Đề án ở các cấp, các địa phương; vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”; thông qua phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá, vận động nhân dân hỗ trợ giúp đỡ người nghèo.

17. Đề nghị các hội, đoàn thể tham gia thực hiện Đề án, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo; đăng ký giúp đỡ hộ nghèo sớm thoát nghèo bền vững. Tổ chức các lớp tập huấn các lớp ngắn ngày hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo; tổ chức các “Tổ tiết kiệm- Tín dụng”, “Tổ tương trợ”, nhân rộng các mô hình điển hình.

18. Đề nghị các tổ chức xã hội, nhân đạo tham gia huy động đóng góp nguồn lực với mục tiêu hỗ trợ người nghèo về nhà ở, học tập (học bổng, trợ cấp sách vở...), khám chữa bệnh miễn phí, trợ cấp khó khăn...

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Bãi bỏ Quyết định số 41/2005/QĐ-UB ngày 11 tháng 4 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án Giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Minh

 


 

PHỤ LỤC 1

SỐ HỘ NGHÈO VÀ KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

(Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

T T

Đơn vị

Tổng số hộ dân cư

Tổng số hộ nghèo theo chuẩn mới

Tỷ lệ (%)

KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO CÁC NĂM

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số hộ

Nhân khẩu

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

1

Hải Châu

39,650

5,080

23,011

12.81

1,300

3.28

1,000

2.52

900

2.27

700

1.77

600

1.51

580

1.46

 -

0.00

2

Thanh Khê

32,684

4,804

23,442

14.70

1,300

3.98

900

2.75

800

2.45

700

2.14

600

1.84

400

1.22

 104

0.32

3

Sơn Trà

23,275

4,955

25,336

21.29

1,200

5.16

900

3.87

800

3.44

700

3.01

600

2.58

500

2.15

 255

1.10

4

Ngũ H.Sơn

12,039

3,426

14,263

28.46

700

5.81

600

4.98

600

4.98

500

4.15

400

3.32

400

3.32

 226

1.88

5

Liên Chiểu

19,872

4,922

21,020

24.77

1,000

5.03

900

4.53

800

4.03

700

3.52

700

3.52

500

2.52

 322

1.62

6

Cẩm Lệ

16,303

2,313

9,762

14.19

600

3.68

500

3.07

400

2.45

300

1.84

200

1.23

150

0.92

 163

1.00

7

Hoà Vang

26,445

7,296

28,491

27.59

1,500

5.67

1,200

4.54

1,200

4.54

1,000

3.78

900

3.40

800

3.03

 696

2.63

 

Tổng cộng

170,268

32,796

145,325

19.26

7,600

4.46

6,000

3.52

5,500

3.23

4,600

2.70

4,000

2.35

3,330

1.96

1,766

1.04

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

BẢNG PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NGHÈO

( Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: Hộ

TT

Nguyên nhân nghèo

PHÂN THEO CÁC ĐƠN VỊ

Tổng cộng

GHI CHÚ

Hải Châu

Thanh Khê

Sơn Trà

Ngũ Hành Sơn

Liên Chiểu

Cẩm Lệ

Hoà Vang

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Thiếu kinh nghiệm làm ăn

293

 334

579

447

327

233

595

2,808

 

2

Thiếu lao động

997

1,112

716

813

752

741

1,340

6,471

 

3

Đông người phụ thuộc

1,888

2,052

1,976

1,439

1,847

1,525

2,033

12,760

 

4

Thiếu vốn

2,307

2,620

1,925

1,052

2,268

1,196

2,385

13,753

 

5

Thiếu đất, phương tiện sản xuất

93

130

117

281

132

229

1,131

2,113

 

6

Có người mắc tệ nạn xã hội, lười LĐ

37

37

20

20

32

20

46

212

 

7

Tai nạn rủi ro

54

52

41

23

49

64

65

348

 

8

Có người ốm đau, tàn tật

1,575

1,539

1,162

883

1,261

1,022

2,289

9,731

 

9

Thiếu việc làm

2,053

2,398

2,210

1,444

1,992

1,458

2,305

13,860

 

10

Nguyên nhân khác

545

542

364

472

562

558

487

3,530

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

NGUỒN VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO

( Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Trung bình 1 hộ nghèo được vay vốn: 10.000.000 đồng

TT

Nội dung

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

I

Tổng nguồn vốn cho vay

314,088

327,960

327,960

327,960

327,960

327,960

327,960

327,960

1

Trung ương

306,326

317,960

317,960

317,960

317,960

317,960

317,960

317,960

 

 - Hiện có

294,326

306,326

 

 

 

 

 

294,326

 

 - Bổ sung

12,000

11,634

 

 

 

 

 

23,634

2

Thành phố

7,762

10,000

10,000

10,000

10,000

10,000

10,000

10,000

 

 - Hiện có

5,262

7,762

 

 

 

 

 

5,262

 

 - Bổ sung

2,500

2,238

 

 

 

 

 

4,738

 

PHỤ LỤC SỐ 4

KINH PHÍ MUA BẢO HIỂM Y TẾ

( Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND Thành phố Đà Nẵng)

TT

Diễn giải

Mua BHYT các năm

Tổng số người đề nghị mua thẻ BHYT

Kinh phí (Triệu đồng)

1

Năm 2009:

101,728

19,775.83

 

Tổng số người đề nghị mua thẻ BHYT = Tổng số nhân khẩu x 70% x mệnh giá: 194.400 đồng/thẻ

 

 

2

Năm 2010:

101,728

19,775.83

3

Năm 2011:

101,728

19,775.83

4

Năm 2012:

89,326

17,364.90

 

Giảm nghèo năm 2009: 7.600 hộ = 33.668 khẩu

 

 

 

Tổng số người đề nghị mua thẻ BHYT = Tổng số khẩu còn lại của năm 2010 x 80% x 194.400 đồng/thẻ

 

 

5

Năm 2013:

67,743

13,169.28

 

Giảm nghèo năm 2010: 6.000 hộ = 26.580 khẩu

 

 

 

Tổng số người đề nghị mua thẻ BHYT= khẩu nghèo còn lại của 2011 x 80% x 194.400 đồng/thẻ

 

 

6

Năm 2014:

51,267

9,966.29

 

Giảm nghèo năm 2011: 5.500 hộ = 24.365 khẩu

 

 

 

Tổng số người đề nghị mua thẻ BHYT= khẩu nghèo còn lại của 2011 x 85% x 194.400 đồng/thẻ

 

 

7

Năm 2015:

33,946

6,599.02

 

Giảm nghèo năm 2012: 4.600 hộ = 20.378 khẩu

 

 

 

Tổng số người đề nghị mua thẻ BHYT = khẩu nghèo còn lại của 2012 x 85% x 194.400 đồng/thẻ

 

 

 

Tổng cộng

 

106,426.96

 

PHỤ LỤC SỐ 5

KINH PHÍ THỰC HIỆN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

( Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Thời gian

Số học sinh được miễn giảm (em)

Mức miễn giảm Bình quân (đồng/năm)

Số tiền miễn giảm (Tr.đồng)

Ghi chú

2009

32,700

 40,000

 1,308

 

2010

32,700

 40,000

 1,308

 

2011

32,700

 40,000

 1,308

 

2012

25,100

 40,000

 1,004

Trừ thoát nghèo 2009:7600

2013

19,100

 40,000

 764

Trừ thoát nghèo 2010:6.000

2014

13,600

 40,000

 544

Trừ thoát nghèo 2011:5.500

2015

9,000

 40,000

 360

Trừ thoát nghèo 2012:4.600

 

Tổng cộng giai đoạn

 

 6,596

 

 

PHỤ LỤC SỐ 6

KINH PHÍ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

( Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Kinh phí hỗ trợ xây dựng cho 1 nhà: 15.000.000 đồng

Kinh phí hỗ trợ nâng cấp sửa chữa cho 1 nhà: 5.000.000 đồng

TT

Đơn vị

Tổng số nhà tạm

Số nhà xuống cấp cần sửa chữa

Kinh phí hỗ trợ xoá nhà tạm và nâng cấp sửa chữa nhà (triệu đồng)

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng cộng

Trong đó: Xoá nhà tạm

Tổng số

Tr.đó: Xoá nhà tạm

Tổng số

Tr.đó: Xoá nhà tạm

Tổng số

Tr.đó: Xoá nhà tạm

Tổng số

Tr.đó: Xoá nhà tạm

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Hải Châu

40

346

800

300

800

300

 730

 

 

 

 2,330

 600

2

Thanh Khê

33

238

600

300

600

195

485

 

 

 

 1,685

495

3

Sơn Trà

42

105

550

300

495

255

 110

75

 

 

 1,155

 630

4

Ngũ Hành Sơn

11

65

 300

165

 190

 

 

 

 

 

 490

 165

5

Liên Chiểu

15

124

400

150

300

75

 145

 

 

 

 845

 225

6

Cẩm Lệ

30

94

400

225

300

225

 220

 

 

 

 920

 450

7

Hoà Vang

64

458

900

360

800

300

 800

 300

750

 

 3,250

 960

 

Tổng cộng

235

1,430

3,950

1,800

3,485

1,350

2,490

375

750

0

10,675

3,525

 

PHỤ LỤC SỐ 7

TỔNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

( Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

CHỈ TIÊU

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

I

Nguồn vốn đầu tư trong năm

28,033.83

27,568.83

26,073.83

21,618.90

15,933.28

12,010.29

8,459.02

139,697.96

1

Ngân sách thành phố

24,953.83

24,674.83

23,827.83

20,068.90

14,933.28

11,260.29

7,709.02

127,427.96

 

 - Hỗ trợ về y tế (Mua thẻ BHYT)

19,775.83

19,775.83

19,775.83

17,364.90

13,169.28

9,966.29

6,599.02

106,426.96

 

 - Hỗ trợ về giáo dục (Miễn giảm học phí)

1,308

1,308

1,308

1,004

764

544

360

6,596

 

 - Hỗ trợ về dạy nghề

1,500

1,500

1,250

1,250

1,000

750

750

8,000

 

 - Hỗ trợ về nhà ở

2,370

2,091

1,494

450

0

0

0

6,405

2

Ngân sách trung ương

1,500

1,500

1,250

1,250

1,000

750

750

8,000

 

 - Hỗ trợ dạy nghề

1,500

1,500

1,250

1,250

1,000

750

750

8,000

3

Huy động cộng đồng

1,580

1,394

996

300

0

0

0

4,270

 

 - Hỗ trợ về nhà ở

1,580

1,394

996

300

0

0

0

4,270

II

Nguồn vốn cho vay

314,088

327,960

327,960

327,960

327,960

327,960

327,960

327,960

1

 Vốn thành phố uỷ thác

7,762

10,000

10,000

10,000

10,000

10,000

10,000

 

 

 - Trong đó bổ sung trong năm

2,500

2,238

0

0

0

0

0

 

2

Vốn Ngân hàng CSXH

306,326

317,960

317,960

317,960

317,960

317,960

317,960

 

 

 - Trong đó bổ sung trong năm

12,000

11,634

0

0

0

0

0

 

 

Tổng nguồn (I+II)

342,121.83

355,528.83

354,033.83

349,578.90

343,893.28

339,970.29

336,419.02

467,657.96