Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2008/QĐ-UBND | Tân An, ngày 04 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội;
Căn cứ Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ;
Căn cứ Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 128/TTr-STP ngày 12/02/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy chế phối hợp công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan, chủ tịch UBND huyện, thị xã thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP CÔNG TÁC VIỆC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI, VIỆC THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ, VIỆC THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CHO HƯỞNG ÁN TREO.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 04/3 /2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác phối hợp giữa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn với các đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan và gia đình trong việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Nguyên tắc và nội dung phối hợp
1. Nguyên tắc phối hợp
a) Công tác phối hợp dựa trên nguyên tắc kịp thời, hiệu quả, tuân thủ đúng pháp luật, nhằm phát huy sức mạnh và hiệu quả trong công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.
b) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội đã được pháp luật quy định để thực hiện nhiệm vụ phối hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của các ngành, đơn vị, tổ chức đoàn thể có liên quan.
c) Trong quá trình phối hợp, việc cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh về hoạt động quản lý công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo phải được thực hiện việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ, theo dõi thường xuyên liên tục, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
d) Việc xử lý các vụ việc liên quan đến công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo phải thực hiện theo nguyên tắc: vụ việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xử lý, các đơn vị khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp khi có yêu cầu và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung phối hợp
a) Phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người đang thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.
b) Phối hợp thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo hiệu quả đối với người chưa thành niên phạm tội, người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian chấp hành hình phạt.
c) Phối hợp trong việc cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội.
d) Phối hợp trong việc tham mưu, đề xuất quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách, kiểm điểm trước tập thể.
đ) Phối hợp trong việc tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền, các cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng vi phạm pháp luật, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
e) Phối hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục người chưa thành niên phạm tội, chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.
Người trực tiếp giám sát trong quy định này được hiểu là người được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức đoàn thể xã hội ở xã, phường, thị trấn trực tiếp giao giám sát giáo dục người chưa thành niên phạm tội, người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đoàn thể xã hội được giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:
a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
b) Tạo điều kiện giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống;
c) Yêu cầu người chưa thành niên phạm tội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
d) Kịp thời biểu dương khi người chưa thành niên phạm tội có tiến bộ, tích cực tham gia hoạt động xã hội hoặc lập công;
đ) Xem xét giải quyết cho người chưa thành niên phạm tội vắng mặt ở nơi cư trú;
e) Tự mình hoặc theo đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này khi người đó chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ;
g) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người chưa thành niên phạm tội.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, Đoàn thể xã hội giám sát, giáo dục người bị kết án cải tạo không giam giữ có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án;
b) Tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hòa nhập vào cuộc sống của cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương mình;
c) Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
d) Kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và lập công;
đ) Cho phép người bị kết án được vắng mặt ở nơi cư trú;
e) Tự mình hoặc theo đề nghị của người bị kết án đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi người đó đang chấp hành hình phạt xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ;
g) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho người bị kết án;
h) Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án khi người đó chuyển đi nơi khác;
i) Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án theo quyết định của Tòa án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đoàn thể xã hội giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Tạo điều kiện để người được hưởng án treo tham gia vào hoạt động chung của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nơi người đó làm việc hoặc cư trú;
c) Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người được hưởng án treo có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
d) Kịp thời biểu dương khi người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;
đ) Cho phép người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú;
e) Tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ;
g) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo theo mẫu thống nhất;
h) Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi người được hưởng án treo về quá trình thử thách của người đó chuyển đi nơi khác.
1. Người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:
a) Đề xuất với chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có biện pháp cụ thể trong việc phối hợp với gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức hữu quan nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú trong việc quản lý, giáo dục người đó;
b) Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên phạm tội để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, tâm tư nguyện vọng và giải thích, hướng dẫn người đó chấp hành tốt các nghĩa vụ của mình;
c) Phối hợp với cảnh sát khu vực hoặc công an xã, tổ trưởng tổ dân phố, ấp, nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú để giám sát, giáo dục, giúp người đó;
d) Kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để có biện pháp thích hợp ngăn ngừa, xử lý khi người chưa thành niên phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội khi có yêu cầu;
e) Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội.
2. Người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chủ động gặp gỡ người bị kết án để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, tâm tư nguyện vọng của người đó và giải thích, hướng dẫn người đó chấp hành tốt các nghĩa vụ của mình;
b) Ba tháng một lần báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức đoàn thể giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, trừ trường hợp đột xuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;
c) Khi người bị kết án đã đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Bộ luật Hình sự, thì báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong hình phạt thì đề nghị thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cho người đó;
d) Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người bị kết án, với các tổ chức xã hội nơi người đó chấp hành hình phạt trong việc giám sát, giáo dục người đó;
đ) Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, ấp, nơi người bị kết án cư trú trong việc giám sát, giáo dục người đó;
e) Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người bị kết án vào sổ theo dõi;
g) Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành hình phạt của người bị kết án.
3. Người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chủ động gặp gỡ để động viên, giúp đỡ người đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân trong thời gian thử thách;
b) Ba tháng một lần báo báo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành án treo, trừ trường hợp đột xuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;
c) Khi người được hưởng án treo đã đủ điều kiện xét giảm thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật Hình sự, thì báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thử thách. Trong trường hợp người đó đã chấp hành xong thời gian thử thách thì đề nghị thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người đó;
d) Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người được hưởng án treo, với các tổ chức nơi người đó được hưởng án treo chịu thử thách trong việc giám sát, giáo dục người đó;
e) Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, ấp, nơi người được hưởng án treo cư trú trong việc giám sát, giáo dục người đó;
g) Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người được hưởng án treo vào sổ theo dõi;
h) Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành án treo của người được hưởng án treo.
1. Gia đình của người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:
a) Cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
b) Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên phạm tội gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có tài sản để bồi thường;
c) Quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội nhận rõ lỗi lầm của mình, tích cực sửa chữa, không vi phạm pháp luật, kịp thời nhắc nhở, góp ý khi người đó có hành vi sai trái;
d) Chia sẻ, cảm thông với những khó khăn, lỗi lầm của người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp đỡ người đó xóa bỏ mặc cảm, sớm hòa nhập với cuộc sống chung của gia đình và cộng đồng;
đ) Liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để có biện pháp phối hợp cụ thể trong việc giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội;
e) Báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người chưa thành niên phạm tội;
g) Tham dự các cuộc họp kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội.
2. Gia đình của người bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ có trách nhiệm:
a) Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người bị kết án sửa chữa lỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời khi người đó có hành vi sai trái;
b) Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án trong việc quản lý, giáo dục người đó; trong trường hợp người bị kết án là người chưa thành niên thì gia đình của người đó phải có bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục;
c) Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người bị kết án là người chưa thành niên gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường;
d) Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu;
đ) Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người bị kết án.
3. Gia đình của người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người được hưởng án treo sửa chữa lỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật; nhắc nhở, uốn nắn kịp thời khi người đó có hành vi sai trái;
b) Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong việc quản lý, giáo dục người đó; trong trường hợp, người bị kết án là người chưa thành niên, thì gia đình của người đó phải có bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục;
c) Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu;
d) Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo;
đ) Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người được hưởng án treo là người chưa thành niên gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường.
Mục I. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Điều 7. Người chưa thành niên phạm tội có nghĩa vụ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân và quy ước của khu phố, ấp, cụm dân cư nơi mình cư trú;
2. Làm bản cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ các biện pháp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm; học tập, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng dân cư nơi mình cư trú.
4. Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc của cảnh sát khu vực, công an xã, trưởng khu phố, ấp nơi người đó cư trú.
5. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì báo cáo và trong thời gian tạm trú phải có nhận xét của Cảnh sát khu vực hoặc Công an xã nơi người chưa thành niên phạm tội đến tạm trú.
Điều 8. Người chưa thành niên phạm tội có quyền
1. Không bị phân biệt đối xử vì lỗi lầm đã phạm.
2. Được giúp đở để tham gia lao động, học tập tại nơi cư trú; được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng như mọi công dân khác.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục làm thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chưa thành niên phạm tội có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng, nhưng phải tuân theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú qua đêm, thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục; khi đến nơi phải trình báo ngay với cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến cư trú.
b) Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải làm đơn xin phép chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục. Đơn xin phép phải có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chưa thành niên phạm tội đến tạm trú để phối hợp giám sát, giáo dục.
Khi hết thời hạn cho phép tạm trú, người chưa thành niên phạm tội phải làm báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của quy định này và phải có xác nhận của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó tạm trú.
c) Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi cư trú, đi học hoặc có việc làm ổn định ở địa phương khác thì người chưa thành niên phạm tội phải làm đơn đề nghị có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục phải gửi toàn bộ hồ sơ của người chưa thành niên phạm tội cho Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáp dục tại xã, phường, thị trấn để làm các thủ tục cần thiết giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội nơi người đó chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục.
5. Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục xem xét hoặc theo đơn đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này.
Mục II. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
Điều 9. Người bị kết án cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của khu phố, ấp, cụm dân cư nơi mình cư trú;
2. Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục (sau đây gọi là người trực tiếp giám sát, giáo dục);
3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú;
4. Ghi chép đấy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ;
5. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);
6. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;
7. Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình nói tại điểm 2 Điều này trước tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ;
8. Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
9. Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;
10. Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú:
a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;
b) Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnh đạo cơ sở giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;
c) Nếu là người được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;
d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 10 Điều này, nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.
Điều 10. Người bị kết án cải tạo không giam giữ có quyền
1. Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm.
2. Người bị kết án là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở đó thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.
3. Người bị kết án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú trước khi phạm tội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống.
4. Người bị kết án thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định hiện hành.
5. Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công chức quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian chấp hành hình phạt cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hành hình phạt được tính từ ngay cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.
6. Người bị kết án có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi mình làm việc hoặc cư trú xem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
Người bị kết án là người chưa thành niên đã chấp hành được một phần tư thời hạn cải tạo không giam giữ thì được xét giảm hình phạt. Trong trường hợp người chưa thành niên lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó cư trú xét giảm thời gian chấp hành hình phạt ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Mục III. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO
Điều 11. Người được hưởng án treo có nghĩa vụ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của khu phố, ấp, cụm dân cư nơi mình cư trú;
2. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời gian thử thách;
3. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);
4. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;
5. Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp nơi người đó cư trú;
6. Làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải nộp lại sổ theo dõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát, giáo dục;
7. Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú:
a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp nơi mình cư trú;
b) Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp nơi mình cư trú;
c) Nếu là người được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;
d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.
Điều 12. Người được hưởng án treo có quyền
1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động làm công ăn lương theo công việc mà mình đảm nhiệm.
2. Người được hưởng án treo là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo cũ thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.
3. Người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, giúp đỡ tìm việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.
6. Người được hưởng án treo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi mình đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo lại phạm tội mới, thì không được tiếp tục hưởng án treo mà phải chấp hành toàn bộ hình phạt tù của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Bộ luật Hình sự.
Điều 13. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể xã hội và gia đình của người chưa thành niên phạm tội, người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo phối hợp thực hiện tốt theo nội dung quy định tại quy chế này và các quy định khác có liên quan đến việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo Nghị định 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ; việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo Nghị định 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ, việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo theo Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan khác.
- 1Quyết định 36/2011/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành
- 2Chỉ thị 24/2013/CT-UBND tổ chức thi hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Chỉ thị 14/2006/CT-UBND về tăng cường công tác giám sát, quản lý giáo dục người đang thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ và thi hành án dân sự ở xã, phường, thị trấn do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Chỉ thị 04/2002/CT-UB về tổ chức thực hiện các Nghị định 59, 60, 61 quy định thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội; cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án treo do tỉnh Bến Tre ban hành
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Nghị định 60/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ
- 3Nghị định 61/2000/NĐ-CP thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo
- 4Nghị định 59/2000/NĐ-CP thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 24/2013/CT-UBND tổ chức thi hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7Chỉ thị 14/2006/CT-UBND về tăng cường công tác giám sát, quản lý giáo dục người đang thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ và thi hành án dân sự ở xã, phường, thị trấn do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Chỉ thị 04/2002/CT-UB về tổ chức thực hiện các Nghị định 59, 60, 61 quy định thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội; cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án treo do tỉnh Bến Tre ban hành
Quyết định 09/2008/QĐ-UBND quy chế phối hợp công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù cho hưởng án treo địa bàn tỉnh Long An do UBND tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 09/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra