Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2007/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 08 tháng 02 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ về quy định quản lý Nhà nước về chất lượng sán phẩm hàng hoá;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh phúc tại tờ trình số: 574/TTr-SKHCN ngày 07 tháng 12 năm 2005.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số: 1716/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này xác định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo việc quản lý tập trung, thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và bản quy định này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP
Điều 3. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Xây dựng trình UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
2. Thực hiện viêc quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường và hàng hoá xuất nhập khẩu tại địa phương theo phân công, phân cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;
3. Xây dựng chương trình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, trình UBND tỉnh quyết định;
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh thường xuyên thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá;
5. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, UBND huyện, thành phố, thị xã tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phật vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
6. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Sở Y tế:
Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các loại nguyên liệu để làm thuốc và các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho người, các loại vacxin, sinh phẩm y tế; các loại vật tư vệ sinh, trang thiết bị y tế, xà phòng và hoá chất gia dụng, phấn rôm, thuốc đánh răng, mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm, nước ăn uống, nước sinh hoạt đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhân dân.
Điều 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi; thuốc thú y, vật tư nông nghiệp và lâm nghiệp, chất bảo quản nông sản, lâm sản và công trình thuỷ lợi; Thuỷ sản, thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giống thuỷ sản các loại vật tư, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; Ngư lưới, dụng cụ đánh bắt thuỷ sản; các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản.
Điều 6. Sở giao thông vận tải:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với phương tiện giao thông cơ giới và các thiết bị liên quan đến an toàn cho người và phương tiện giao thông vận tải (đường thuỷ, đường bộ, đường sắt); phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; container, nồi hơi, bình chịu áp lực và các thiết bị, phương tiện chuyên dùng khác sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ; phương tiện, thiết bị, công trình thăm dò và khai thác dầu khí trên biển; các công trình hạ tầng giao thông.
Điều 7. Sở Xây dựng:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với công trình xây dựng, vật liệu xây dựng, các sản phẩm về thiết kế xây dựng và tư vấn đầu tư xây dựng.
Điều 8. Sở Công nghiệp:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp; máy, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho công nghiệp và tiêu dùng; các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng sử dụng trong thăm dò, khai thác mỏ và luyện kim; các thiết bị sản xuất hoá chất, vật liệu nổ; các thiết bị sản xuất trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp chế biến khác.
Điều 9. Sở Lao động, thương binh và Xã hội:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, an toàn đối với công trình vui chơi công cộng
Điều 10. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm về đo đạc bản đồ và địa chất khoáng sản, các sản phẩm điều tra cơ bản và dự báo về tài nguyên môi trường; các thành phần môi trường như đất, nước, không khí.
Điều 11. Sở Thương mại:
Quản lý Nhà nước về các dịch vụ thương mại, thương mại điện tử.
Điều 12. Bưu chính, Viễn thông:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với: Sản phẩm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
Điều 13. Sở Văn hoá - thông tin:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm: Văn hoá, văn học nghệ thuật, thông tin báo chí.
Điều 14. Sở Giáo dục- Đào tạo:
Quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm: Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, thiết bị dùng trong nhà trường.
Điều 15. Công an tỉnh:
Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
1. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
2. Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiềm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo thẩm quyền.
Điều 17. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
1. Đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 18. Thanh tra chuyên ngành:
Thanh tra, kiểm tra, xử lý và đề nghị xử lý các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Quan hệ phổi hợp:
Các Sở Ban, Ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của Trung ương và bản quy định này.
Chương III
TỔ CHỰC THỰC HIỆN
Điều 20. Căn cứ các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị và quy định tại quy chế này thủ trường các Sở, Ban, Ngành liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo chương trình kế hoạch của ngành, địa phương về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Đài, Báo) để xây dựng kế hoạch tuyên truyền kịp thời các quy định của pháp luật vê quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 21. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện các vi phạm và giúp đỡ các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh phúc để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi bổ xung.
- 1Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công trách nhiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4Quyết định 07/2006/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 57/2005/QĐ-UBND
- 5Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 6Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công trách nhiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 179/2004/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- 3Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Quyết định 07/2006/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 57/2005/QĐ-UBND
Quyết định 09/2007/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 09/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/02/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra