ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2010/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 22 tháng 3 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP, ngày 28/9/2009 của Chính phủ Quy định về quản lý chiếu sáng đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1105/TTr-SXD, ngày 30/12/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG TẠI ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND, ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh)
Quy định về hoạt động chiếu sáng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế (gọi chung là hoạt động chiếu sáng đô thị) và khuyến khích áp dụng quy định này đối với các khu vực ngoài đô thị trên địa bàn tỉnh.
Quy định này áp dụng cho các sở ngành của tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý hoạt động chiếu sáng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Các quy định liên quan đến hoạt động chiếu sáng
1. Hoạt động quản lý chiếu sáng đô thị: Bao gồm quy hoạch, đầu tư phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Tổ chức chiếu sáng đô thị bao gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng, chiếu sáng mặt ngoài công trình, chiếu sáng quảng cáo, trang trí, chiếu sáng phục vụ lễ hội, chiếu sáng khuôn viên công trình.
2. Nguyên tắc quản lý và chính sách phát triển chiếu sáng đô thị
a) Chiếu sáng đô thị là một chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị được quản lý thống nhất và có phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể theo quy định pháp luật.
b) Chiếu sáng đô thị phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật.
c) Chiếu sáng đô thị phải được quy hoạch; việc phát triển và đầu tư chiếu sáng đô thị phải theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được phê duyệt.
d) Nhà nước có trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển chiếu sáng đô thị nhằm đầu tư xây dựng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm chất lượng chiếu sáng đô thị, từng bước hiện đại và phát triển đô thị bền vững.
e) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện.
f) Khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng tại các công trình xây dựng và công trình chiếu sáng đô thị có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải sử dụng nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc dán nhãn tiết kiệm năng lượng của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
3. Quy hoạch chiếu sáng đô thị: Là nội dung của quy hoạch xây dựng được lập, thẩm định và phê duyệt quản lý theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
a) Đối với các đô thị trên địa bàn tỉnh đã có quy hoạch đô thị được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, tiến hành lập bổ sung quy hoạch chiếu sáng đô thị.
b) Sở Xây dựng hướng dẫn về nội dung lập quy hoạch chiếu sáng đô thị.
4. Thiết kế chiếu sáng đô thị
a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị đối với từng loại công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng;
b) Bảo đảm các yếu tố trang trí, mỹ quan và phù hợp với chức năng của công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng;
c) Có các giải pháp sử dụng nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện trong thiết kế từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng.
d) Xây dựng, lắp đặt các công trình chiếu sáng đô thị phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, trong quá trình thi công phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và tuân thủ các quy định về quản lý xây dựng công trình.
e) Công tác duy trì, bảo dưỡng phải bảo đảm cho hệ thống chiếu sáng đô thị hoạt động ổn định; đạt hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm điện và an toàn cho người quản lý, vận hành và sử dụng.
5. Đầu tư phát triển chiếu sáng đô thị
a) Chương trình, dự án chiếu sáng đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn tài trợ nước ngoài và các nguồn vốn khác.
b) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển toàn bộ hoặc một phần hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được phê duyệt.
c) Lập Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng đô thị được lập hàng năm bao gồm: Các giải pháp, phương án đầu tư cho các nhiệm vụ xây mới, cải tạo, thay thế, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp chất lượng chiếu sáng và phát triển nguồn nhân lực... Phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch chiếu sáng đô thị đã được phê duyệt.
6. Quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
a) Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải có đủ năng lực về đội ngũ cán bộ và công nhân; trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành.
- Việc lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được thực hiện theo một trong các hình thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch, được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý, vận hành.
- Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định.
b) Nội dung quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị:
- Thực hiện tổ chức chiếu sáng công cộng đô thị theo đúng các quy trình kỹ thuật về chiếu sáng, bảo đảm an toàn và tiết kiệm điện, phòng, chống cháy nổ và thời gian vận hành theo quy định.
- Lập kế hoạch xây dựng mới, thay thế, cải tạo, duy trì bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
7. Các đơn vị tham gia quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
Quyền và trách nhiệm đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị như sau:
a) Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải có đủ năng lực về đội ngũ cán bộ và công nhân; trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành.
b) Quyền của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị:
- Được thanh toán đúng và đủ các chi phí theo quy định trong hợp đồng;
- Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đến chiếu sáng công cộng đô thị;
- Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn được giao quản lý; tham gia nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, xây dựng chiếu sáng đô thị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, trong quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
c) Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị:
- Đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ; các quy định về quản lý, vận hành đã cam kết trong hợp đồng;
- Báo cáo định kỳ tới chính quyền đô thị và cơ quan chuyên môn về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị do mình được giao;
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị đã được phê duyệt;
- Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hợp đồng ký kết với chính quyền đô thị;
- Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý.
- Cung cấp các dịch vụ chiếu sáng đô thị cho người sử dụng, bảo đảm chất lượng dịch vụ theo quy định.
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
8. Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động chiếu sáng đô thị, gồm:
a) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng các công trình: Gồm các công trình kiến trúc, xây dựng; các công trình di tích lịch sử, văn hóa, thể thao; tháp truyền hình; ăng ten thu, phát sóng có kiểu dáng, hình ảnh và vị trí tạo điểm nhấn của đô thị hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt kiến trúc và cảnh quan đô thị phải được chiếu sáng mặt ngoài hoặc một phần mặt ngoài của công trình theo thiết kế quy hoạch, có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị.
b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng các công trình (bao gồm tổ chức cá nhân) có khuôn viên ở tại các vị trí quan trọng trong đô thị được tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ
1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh.
2. Trình UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh.
3. Thực hiện quản lý nhà nước chung về quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn công tác lập quy hoạch chiếu sáng đô thị.
4. Phối hợp UBND huyện, thị căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Nhà nước và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị trên địa bàn do mình quản lý cho phù hợp.
5. Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng về quản lý chiếu sáng đô thị.
6. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quy hoạch, quản lý sử dụng hệ thống chiếu sáng đô thị.
7. Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, ban hành định mức dự toán về chiếu sáng, giá dịch vụ chiếu sáng đô thị do đơn vị quản lý chiếu sáng đô thị cung cấp đối với các chiếu sáng đô thị được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh hoặc của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư theo xã hội hóa chiếu sáng đô thị.
8. Định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Phối hợp Sở Xây dựng trong việc xây dựng định mức, giá dịch vụ chiếu sáng đô thị do đơn vị quản lý chiếu sáng đô thị cung cấp đối với các chiếu sáng đô thị được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh hoặc của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư theo xã hội hóa chiếu sáng đô thị trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành làm cơ sở cho các đơn vị lập dự toán, tổ chức đấu thầu thực hiện theo quy định.
1. Lập Kế hoạch vốn chiếu sáng đô thị trên cơ sở đề xuất của UBND huyện, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Trình UBND tỉnh phê duyệt phương án khai thác kinh doanh đối với chiếu sáng đô thị do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng.
Điều 7. UBND các huyện, thị xã, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế
1. UBND các huyện, thị xã, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm:
a) Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị sau khi hết thời hạn sử dụng, khai thác theo quy định.
c) Nhận bàn giao từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới là chủ sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
d) Nhận bàn giao từ các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị tự bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao theo quy định.
2. Thực hiện công tác xây dựng quản lý và sử dụng chiếu sáng đô thị trên địa bàn.
3. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chiếu sáng đô thị theo phân cấp, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia tổ chức chiếu sáng tại đô thị; quy định về quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
4. Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng cộng cộng đô thị được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách theo hình thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý, vận hành .
5. Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý khai thác chiếu sáng đô thị theo quy định
6. Chỉ đạo phòng ban chuyên môn thực hiện việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo hệ thống chiếu sáng đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị phục vụ công tác quản lý chiếu sáng trên địa bàn.
8. Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng điện chiếu sáng an toàn, đúng mục đích; sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chiếu sáng đô thị.
9. Báo cáo Sở Xây dựng và UBND tỉnh hàng năm về công tác quản lý chiếu sáng đô thị.
UBND các huyện, thị xã, Sở Xây dựng và các sở, ban ngành liên quan, các tổ chức và cá nhân thực hiện đúng Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn và giải quyết theo thẩm quyền./.
Quyết định 08/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý chiếu sáng tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- Số hiệu: 08/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Phạm Văn Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực