Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2009/QĐ-UBND

Tân An, ngày 02 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG VIỆC THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02/4/2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29/11/2006, Bộ luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 21 tháng 6 năm 2007, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007- 2010;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 211/SLĐTBXH ngày 18/02/2009, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại tờ trình số 891/STP-VBQP ngày 09/10/2008, ý kiến của Sở Nội vụ tại văn bản số 1436/SNV-CCHC ngày 30/12/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành các thủ tục hành chính đối với công việc thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về lao động - thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh, như sau:

1. Cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

2. Gia hạn cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

3. Cấp sổ lao động cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

4. Đăng ký thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

5. Đăng ký thang bảng lương doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

6. Đăng ký sử dụng lao động doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

7. Thành lập lớp dạy nghề .
8. Thành lập trung tâm dạy nghề .

9. Thành lập trường trung cấp nghề.

10. Thành lập trường cao đẳng nghề .

11. Đăng ký hoạt động lớp dạy nghề .

12. Đăng ký hoạt động trung tâm dạy nghề .

13. Đăng ký hoạt động trường trung cấp nghề.

14. Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

15. Đăng ký nội qui lao động doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp).

16. Điều tra tai nạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng chết người.

17. Hoà giải tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh.

18. Thực hiện chính sách ưu đãi người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng tám năm 1945.

19. Liệt sỹ.

20. Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

21. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến.

22. Thương binh người hưởng chính sách như thương binh.

23. Bệnh binh.

24. Người hoạt động kháng chiến bị nhiểm chất động hóa học.

25. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

26. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc.

27. Người có công giúp đỡ cách mạng.

28. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995.

29. Người có công với cách mạng từ trần.

30. Thủ tục di chuyển và tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng.

31. Hồ sơ thực hiện chính sách theo Quyết định 290/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ, về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

32. Thủ tục hỗ trợ thân nhân đi thăm viếng mộ liệt sỹ và di chuyển hài cốt liệt sỹ.

33. Trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.

34. Cấp sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo.

35. Thành lập trung tâm hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

36. Đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm, bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh có nơi cư trú nhất định.

37. Đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.

38. Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh và huyện.

39. Nhận đối tượng tâm thần (lang thang) vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.

40. Nhận đối tượng già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần mãn tính (theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ) vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.

41. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do địa phương đề xuất.

42. Cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cao tuổi, người ở xã 135, đối tượng thuộc Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

43. Trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

44. Trợ cấp mai táng cho các đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

45. Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Quyết định 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Các thủ tục hành chính đối với công việc quy định tại Điều 1 của Quyết định này được áp dụng theo các phụ lục đính kèm, như sau:

1. Phụ lục I: Danh mục công việc, thời hạn giải quyết, trả kết quả, phí và lệ phí;

2. Phụ lục II: Danh mục các loại công việc, giấy tờ thủ tục hành chính;

Điều 3. Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và niêm yết các thủ tục hành chính nêu tại quyết định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát và thực hiện.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, thủ trưởng các sở ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm triển khai thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TBXH;
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU,TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT. UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Lưu: VT, SLĐTBXH, V.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 


PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÔNG VIỆC, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT, PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 08 /2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Long An)

TT

Tên công việc

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Thời gian giải quyết

Kết quả giải quyết

Phí, lệ phí

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1.

Cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

+ Trường hợp cấp phép lao động số lượng trên 20 giấy phép

Sở LĐ-TB&XH

15 ngày

20-30 ngày

Giấy phép người lao động là người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp

400.000 đ/giấy phép

2.

Gia hạn cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài lần I (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Gia hạn cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài lần II (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

+ Trường hợp gia hạn giấy phép số lượng trên 20 giấy phép

Sở LĐ-TB&XH

7 ngày

 

15 ngày

10-20 ngày

Gia hạn giấy phép người lao động là người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp

200.000 đ/giấy phép

3.

- Cấp sổ lao động cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp số lượng dưới 50 sổ lao động (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

- Cấp sổ lao động cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp số lượng trên 50 sổ lao động (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Sở LĐ-TB&XH

15 ngày

 

20-45 ngày

Sổ lao động cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Không

4.

Đăng ký thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Bản đăng ký thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Không

5.

Đăng ký thang bảng lương doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Sở LĐ-TB&XH

15 ngày

Duyệt đăng ký thang bảng lương tại doanh nghiệp

Không

6.

Đăng ký sử dụng lao động doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Khai trình tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp

Không

7.

Thành lập Lớp Dạy nghề

Sở LĐ-TB&XH

20 ngày

Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Không

8.

Thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề

 

Quyết định thành lập trung tâm dạy nghề

Sở LĐ-TB&XH

UBND tỉnh

15 ngày

 

10 ngày

Thẩm định, trình UBND tỉnh ra QĐ thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm

Không

 

không

9.

Thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp nghề

 

Quyết định thành lập trường trung cấp nghề

Sở LĐ-TB&XH

UBND tỉnh

20 ngày

 

10 ngày

Thẩm định, trình UBND tỉnh ra QĐ thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp nghề

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp nghề

Không

 

không

10.

Thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng nghề

Sở LĐ-TB&XH

20 ngày

Thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành công văn thỏa thuận việc thành lập trường cao đẳng nghề để gửi Tổng Cục dạy nghề

Không

11.

Đăng ký hoạt động lớp dạy nghề (10 người trở lên có thu học phí)

 

Đăng ký hoạt động lớp dạy nghề (dưới 10 người học có thu học phí)

Sở LĐ-TB&XH

Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã

20 ngày

 

20 ngày

Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Không

 

Không

12.

Đăng ký hoạt động trung tâm dạy nghề

Sở LĐ-TB&XH

20 ngày

Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Không

13.

Đăng ký hoạt động trường trung cấp nghề

Sở LĐ-TB&XH

15 ngày

Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Không

14.

Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động,vệ sinh lao động

Không

15.

Đăng ký nội qui lao động doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Bản đăng ký nội qui lao động doanh nghiệp

Không

16.

Điều tra tai nạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng chết người

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Biên bản điều tra tai nạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng chết người

không

17.

Hòa giải tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh

Sở LĐ-TB&XH

07 ngày

Kết quả hòa giải tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh

không

18.

Thực hiện chính sách ưu đãi người hoạt cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng tám năm 1945

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị chính sách trợ cấp người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945

Không

19.

Liệt sỹ

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị công nhận liệt sỹ

Không

20.

Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị công nhận và giải quyết trợ cấp chính sách Bà Mẹ VNAH

Không

21.

Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến.

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Trợ cấp chính sách Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động

Không

22.

Thương binh người hưởng chính sách như thương binh

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị công nhận thương binh và giải quyết trợ cấp chính sách thương binh

Không

23.

Bệnh binh

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Trợ cấp chính sách bệnh binh

Không

24.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất động hóa học

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị trợ cấp chính sách người có công bị nhiễm chất độc hóa học

Không

26.

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị trợ cấp chính sách người có công bị địch bắt tù đày

Không

27.

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị trợ cấp chính sách người có công hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

Không

28.

Người có công giúp đỡ cách mạng

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Trợ cấp chính sách người có công giúp đỡ cách mạng

Không

29.

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995.

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị trợ cấp chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995

Không

30.

Hồ sơ người có công với cách mạng từ trần

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Trợ cấp chế độ người có công với cách mạng từ trần

Không

31.

Thủ tục di chuyển và tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng

Sở LĐ-TB&XH

01 ngày

Di chuyển và tiếp nhận hồ sơ người có công.

Không

32.

Hồ sơ thực hiện chính sách theo Quyết định 290/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị chế độ trợ cấp người có công theo QĐ 290/2005/TTg của Thủ tướng Chính Phủ

Không

33.

Thủ tục hỗ trợ thân nhân đi thăm giếng mộ liệt sỹ và di chuyển hài cốt liệt sỹ

Sở LĐ-TB&XH, Phòng LĐTBXH huyện, Chủ tịch UBND huyện

01 ngày

Hỗ trợ chế độ thân nhân đi thăm viếng mộ liệt sỹ và di chuyển hài cốt liệt sỹ

Không

34.

Trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

Không

35.

Cấp sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Cấp sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

Không

36.

Thành lập trung tâm hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Sở LĐ-TB&XH

60 ngày

Đề nghị cấp giấy phép thành lập trung tâm hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Không

37.

Đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm, bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh mà có nơi cư trú nhất định

Chủ tịch UBND huyện, thị xã

35 ngày

Người nghiện ma tuý, người bán dâm đưa vào cai nghiện, chữa bệnh tại TTGDXH

không

38.

Đưa người nghiện ma tuý , người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh

Trưởng Công An huyện , thị xã

24 giờ

Người nghiện ma tuý, người bán dâm đưa vào cai nghiện, chữa bệnh tại TTGDXH

Không

39.

- Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội cấp tỉnh.

-Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội cấp huyện.

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở BTXH

không

40.

- Nhận đối tượng tâm thần (lang thang) vào TT Bảo trợ xã hội.

Sở LĐ-TB&XH

01 ngày

Tiếp nhận đối tượng vào trung tâm Bảo trợ xã hội

không

41.

Nhận đối tượng già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần mãn tính (theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ) vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Tiếp nhận đối tượng vào trung tâm Bảo trợ xã hội

không

42.

Trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do địa phương đề xuất.

Sở LĐ-TB&XH

10 ngày

Đối tượng được nhận trợ cấp

không

43.

Cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cao tuổi , người ở xã 135, đối tượng thuộc Nghị định 67/2007/NĐ-CP

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cao tuổi , người ở xã 135, đối tượng NĐ 67/2007/NĐ-CP

không

44.

Trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP

Chủ tịch UBND huyện, thị xã

30 ngày

Đối tượng đuợc nhận trợ cấp xã hội

không

45.

Trợ cấp mai táng phí cho các đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP

Chủ tịch UBND huyện, thị xã

30 ngày

Trợ cấp mai táng phí

không

46.

Hổ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Quyết định 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở LĐ-TB&XH

30 ngày

Hổ trợ phổ cập giáo dục

không

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC LOẠI CÔNG VIỆC, GIẤY TỜ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08 /2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Long An)

TT

Tên công việc và giấy tờ, thủ tục

Ký hiệu biểu mẫu

Số lượng giấy tờ (bản, bộ)

Loại giấy tờ, thủ tục

Bản chính

Bản sao có Chứng thực

Bản sao có Công chứng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I/- LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

1

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc:cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

(1bộ)

 

 

 

 

 

1- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài.

Mẫu số 1, Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà người nước ngoài cư trú cấp trước khi đến Việt Nam (Trường hợp cư trú tại Việt Nam trên 6 tháng thì chỉ cần lý lịch do Sơ Tư pháp cấp).

 

1

1

 

 

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp thức hoá lãnh sự

 

3- Bản lý lịch tự thuật.

Mẫu số 2 , Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

4- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc bệnh viện cấp tỉnh, thành phố.

 

1

1

 

 

Chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài phải được dịch thuật và chứng thực

 

5- Chứng nhận về trình độ chuyên môn, tay nghề.

 

1

 

1

 

 

 

6- Ảnh màu (3x4cm)

 

3

3

 

 

 

 

7- Giấy đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Mẫu 4 , Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

8- Giao kết hợp đồng lao động sau 5 ngày khi được cấp giấy phép lao động.

Mẫu số 1, Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH

1

 

1

 

 

2

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: gia hạn cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

1 bộ

 

 

 

 

 

1- Đơn xin gia hạn giấy phép lao động.

Mẫu 5, Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2- Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài

 

1

 

1

 

 

 

3- Giấy phép lao động đã được cấp.

 

1

1

 

 

 

3

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc:cấp sổ lao động cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

1 bộ

 

 

 

 

 

1- Danh sách đề nghị cấp sổ lao động (ghi đầy đủ thông tin của người lao động)

 

1

1

 

 

 

 

2- Sổ lao động ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu (dán ảnh 4x6cm).

 

1

1

 

 

 

 

3- Tờ khai sổ lao động mỗi người một tờ.

 

1

1

 

 

 

4

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc:đăng ký thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

3 bộ

 

 

 

 

 

1- Đơn đăng ký

 

3

3

 

 

 

 

2- Bản dự thảo thỏa ước lao động

 

3

3

 

 

 

 

3- Biên bản đại hội công nhân viên chức (tham gia ý kiến về thỏa ước lao động)

 

3

3

 

 

 

5

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: đăng ký thang bảng lương doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1- Công văn đăng ký

 

2

2

 

 

 

 

2- Thang bảng lương mà doanh nghiệp áp dụng

3-Bảng quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang bảng lương.

4- Ý kiến tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp.

 

2

2

 

 

2

2

2

 

 

2

 

 

 

6

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: đăng ký sử dụng lao động doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

1- Danh sách báo cáo khai trình tình hình sử dụng lao động

2- Công văn đăng ký

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

2

 

 

 

II/-THÀNH LẬP CƠ SỞ DẠY NGHỀ

 

 

 

 

 

 

7

Thuộc Sở Lao động –TB&XH
Tên công việc:Lớp Dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

1-Đơn xin thành lập lớp

Mẫu số 1,Thông tư 01/2002/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2-Đề án mở lớp dạy nghề

Mẫu số 7,Thông tư 01/2002/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

3-Chương trình dạy nghề

 

1

1

 

 

 

 

4-Bằng cấp giáo viên

 

1

 

 

1

 

 

5-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà tại vị trí xin mở lớp (hoặc hợp đồng thuê nhà, đất)

 

1

 

 

1

 

8

Thuộc Sở Lao động – TB&XH
Tên công việc:trung tâm dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

1- Đơn đề nghị thành lập

Mẫu số 3a,3b, Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐBXH,

3

3

 

 

 

 

2- Đề án thành lập

Mẫu số 4,Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐBXH

3

3

 

 

 

 

3-Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc

 

3

3

 

 

 

 

4-Chương trình dạy nghề

 

3

3

 

 

 

 

5-Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm (xây dựng theo QĐ số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ LĐTBXH)

 

3

3

 

 

 

 

6-Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà, đất tại vị trí thành lập trung tâm.

 

3

 

 

3

 

 

7- Văn bản xác nhận của ngân hàng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm (đối với trung tâm dạy nghề tư thục)

 

3

1

 

2

 

9

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: trường trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

 

1- Đơn đề nghị thành lập trường

Mẫu 3a hoặc 3b,Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐBXH

3

3

 

 

 

 

2- Đề án thành lập trường

Mẫu 4,Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐBXH

3

3

 

 

 

 

3- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền)

 

3

3

 

 

 

 

4- Chương trình dạy nghề

 

3

3

 

 

 

 

5- Dự thảo điều lệ trường (căn cứ quyết định số 52/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ LĐTBXH ban hành điều lệ mẫu trường trung cấp nghề)

 

3

3

 

 

 

 

6- Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà, đất tại vị trí thành lập trung tâm.

 

3

 

 

3

 

 

7- Văn bản của ngân hàng xác nhận khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường (đối với trường tư thục)

 

3

1

 

2

 

10

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành công văn thỏa thuận thành lập trường Cao đẳng nghề, để gửi Tổng cục Dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

1- Đơn đề nghị thành lập trường

Mẫu số 5, Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH

3

3

 

 

 

 

2- Đề án thành lập trường

 

3

3

 

 

 

 

3- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng

 

3

3

 

 

 

 

4- Chương trình dạy nghề

 

3

3

 

 

 

 

5- Dự thảo điều lệ trường( căn cứ quyết định số 51/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 05/5/2008) của Bộ LĐTBXH ban hành điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề.

 

3

3

 

 

 

 

6-Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà, đất tại vị trí thành lập trung tâm.

 

3

 

 

3

 

 

7- Văn bản của ngân hàng xác nhận khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường (đối với trường tư thục)

 

3

1

 

2

 

III/-ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

 

 

 

 

 

 

11

Thuộc Sở Lao động – TB&XH
Tên công việc: lớp dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

1. Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề

Mẫu số 3, Thông tư số 01/2002/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

12

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc:trung tâm dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

1- Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề

Mẫu số 3,Thông tư số 01/2002/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2- Chương trình dạy nghề

 

1

1

 

 

 

 

3- Bằng cấp giáo viên

 

1

 

 

1

 

 

4-Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề đã được phê duyệt

 

1

 

1

 

 

 

5- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm

 

1

 

1

 

 

 

6- Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận Giám đốc trung tâm

 

1

 

1

 

 

13

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: trường trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

 

1-Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề

Mẫu số 5,Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2-Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường

 

1

 

1

 

 

 

3-Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng trường

 

1

 

1

 

 

 

4-Điều lệ trường đã được phê duyệt

 

1

 

1

 

 

 

5-Báo cáo thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình đối với các nghề đăng ký hoạt động

Mẫu số 6,Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

6-Bằng cấp giáo viên

 

1

 

 

1

 

V/-AN TÒAN VỆ SINH LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

14

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

1- Danh sách người sử dụng lao động tham dự huấn luyện ATVSLĐ

 

2

2

 

 

 

15

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: đăng ký nội qui lao động doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

1- Công văn đăng ký nội quy lao động doanh nghiệp

 

1

1

 

 

 

 

2- Bản nội quy lao động (đánh máy vi tính).

 

3

3

 

 

 

16

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: điều tra tai nạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng chết người

 

4 bộ

 

 

 

 

 

1- Nội dung khai báo tai nạn lao động

Mẫu số 1, Thông tư Liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

1

1

 

 

 

 

2- Biên bản điều tra tai nạn lao động nặng và nhẹ theo mẫu quy định đánh máy vi tính.

Mẫu số,5 6,Thông tư Liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

4

4

 

 

 

 

3- Lời khai các nhân chứng có liên quan sự việc ( nếu bị tai nạn trong phạm vi cơ quan, doanh nghiệp hoặc nơi thao tác công việc được giao)

 

4

1

 

3

 

 

4- Biên bản điều tra kết luận của cơ quan công an (nếu là tai nạn giao thông có liên quan đến nhiệm vụ công việc được giao hoặc trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại) được coi là tai nạn lao động.

 

4

 

 

4

 

 

5- Chứng từ của cơ quan Y tế có thẩm quyền về tình trạng thương tích, thời gian điều trị.

 

4

1

 

3

 

17

Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Tên công việc: hòa giải tranh chấp lao động tập thể của Hội đồngTrọng tài lao động cấp tỉnh

 

1 bộ

 

 

 

 

 

1- Đơn đề nghị hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Mẫu số 3, Thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2- Biên bản hòa giải tranh chấp lao động tập thể

 

3- Quyết định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Mẫu 4,Thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH

 

Mẫu 5,Thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH

1

 

1

 

1

1

 

1

 

1

 

 

 

 

4- Các chứng cứ có liên quan đến vụ tranh chấp lao động tập thể

 

1

1

 

 

 

VI/-THƯƠNG BINH LIỆT SỸ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG

 

 

 

 

 

 

18

Thuộc Sở Lao động – TB&XH; Ban ngành tỉnh

Tên công việc: thực hiện chính sách ưu đãi người hoạt cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng tám năm 1945

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc Ban Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Mẫu số 1-LT1 hoặc Mẫu số 1-LT2;

Mẫu số 2-TKN1 hoặc mẫu số 2-TKN2 hoặc mẫu số 2-TKN3, Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, nơi người hoạt động cách mạng cư trú

Mẫu số 1-LT3 hoặc Mẫu số 2-TKN4.,Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.3. Phiếu trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

Mẫu số 1-LT4 hoặc Mẫu số 2-TKN5.Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy, Vụ Tổ chức các Bộ, ban, ngành (gọi chung là cơ quan tổ chức) căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương lập hồ sơ xem xét các trường hợp đủ điều kiện trình Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc các ban Đảng, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương xét ra quyết định công nhận và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh Xã hội nơi người có công cư trú để đăng ký quản lý và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp; lập phiếu trợ cấp, phụ cấp và thực hiện chế độ ưu đãi.

 

 

 

 

 

 

19

Tên công việc: Lập hồ sơ Liệt sỹ

 

2 bộ

2

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1.Giấy báo tử

* Thẩm quyền cấp giấy báo tử:

- Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

- Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) kể cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

- Người hy sinh thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 do Tổng giám đốc tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

Mẫu số 3-LS1, Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

*Thuộc UBND xã, phường , thị trấn:

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Mẫu số 3-LS2,Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

* Thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

 

 

 

 

 

 

 

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 3-LS3,Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.4. Phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 3-LS4,Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1 Bộ, ban, ngành Trung ương, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng Công ty 91 (gọi chung là cơ quan Trung ương), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có người hy sinh có trách nhiệm:

 

 

 

 

 

 

 

a) Lập hồ sơ theo quy định và lập tờ trình kèm theo danh sách trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công” gửi Bộ LĐTBXH.

Mẫu số 3-LS5,Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

b) Bộ LĐTBXH tiếp nhận, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển đến cơ quan Trung ương, cấp tỉnh có người hy sinh

 

 

 

 

 

 

 

c) Cơ quan có người hy sinh chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ liệt sĩ đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú.

 

2

2

 

 

 

 

2.2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ do các cơ quan chuyển đến.

 

2

2

 

 

 

 

b) Ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất; lập phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

 

4

2

 

 

 

 

c) - Chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công”.

- Chuyển quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất về Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội để phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức báo tử và thực hiện chế độ ưu đãi.

 

1

 

2

1

 

2

 

 

 

20

Tên công việc: lập Hồ sơ đề nghị xét phong tặng hoặc truy tặng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng

 

4 bộ

 

 

 

 

 

* Thuộc UBND xã ,phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

- Bản khai (của đối tượng hoặc thân nhân gia đình BMVNAH) đề nghị tuyên dương danh hiệu bà Mẹ VNAH

- Biên bản của cấp xã về xét duyệt đề nghị tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ VNAH

-Danh sách của cấp xã về việc đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ VNAH

 

- Tổng hợp số liệu của cấp xã về việc đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ VNAH

 

- Báo cáo tình hình thờ cúng Bà Mẹ VNAH của cấp xã

- Báo cáo điều tra tình hình đời sống Bà Mẹ VNAH của cấp xã,

Mẫu số 2, Nghị định 210/CP

Mẫu số 1,Nghị định 210/CP

Mẫu số 3,Nghị định 210/CP

 

Mẫu số 4,Nghị định 210/CP

Mẫu số 5,Nghị định 210/CP

Mẫu số 6, Nghị định 210/CP

4

 

4


4

 

 

4

 

4


4

4

 

4


4

 

 

4

 

4


4

 

 

 

 

*Thuộc UBND huyện, thị xã

- Biên bản của cấp huyện ,thị xã về xét duyệt đề nghị tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ VNAH ( 4 bộ)

-Danh sách của cấp huyện, thị xã về việc đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ VNAH ( 4 bộ)

- Tổng hợp số liệu của cấp huyện, thị xã về việc đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ VNAH ( mỗi cấp 4 bộ)

- Báo cáo tình hình thờ cúng Bà Mẹ VNAH của cấp huyện, thị xã (4 bộ)

- Báo cáo điều tra tình hình đời sống Bà Mẹ VNAH của cấp huyện, thị xã, (4 bộ)

Mẫu số 1,Nghị định 210/CP

Mẫu số 3,Nghị định 210/CP

Mẫu số 4,Nghị định 210/CP

Mẫu số 5,Nghị định 210/CP

Mẫu số 6,Nghị định 210/CP

 

4


4


4


4


4

 

4


4


4


4


4

 

 

 

 

* Thuộc Cơ quan Sở ban ngành cấp tỉnh

- Biên bản của cấp tỉnh về xét duyệt đề nghị tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ VNAH ( 4 bộ)

-Danh sách của cấp tỉnh về việc đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ VNAH ( 4 bộ)

- Tổng hợp số liệu của cấp tỉnh về việc đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ VNAH ( 4 bộ)

- Báo cáo tình hình thờ cúng Bà Mẹ VNAH của cấp tỉnh ( 4 bộ)

- Báo cáo điều tra tình hình đời sống Bà Mẹ VNAH của tỉnh ( 4 bộ)

-Tờ trình của UBND tỉnh

- Quyết định phong tặng (hoặc truy tặng)

 

Mẫu số 1,Nghị định 210/CP

Mẫu số 3,Nghị định 210/CP

Mẫu số 4,Nghị định 210/CP

Mẫu số 5,Nghị định 210/CP

Mẫu số 6,Nghị định 210/CP

 



4


4


4


4

4

2

2



4


4


4


4

4

2

2

 

 

 

 

- Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần

Mẫu số 3a-AH; Nghị định 210/CP

Mẫu số 3b-AH, Nghị định 210/CP

2

2

 

 

 

21

Tên công việc: lập hồ sơ trợ cấp chế độ ưu đãi Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến.

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bản sao Bằng Anh hùng.

 

2

 

 

2

 

 

1.2. Quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 4a-AH,Mẫu số 4b-AH,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thuộc UBND xã, phường, thị trấn

- Người có công hoặc thân nhân (trong trường hợp được truy tặng) lập bản khai.

-Kèm bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.

 

 

Mẫu số 4c-AH,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

 

 

2

 

2

 

 

2

 

 

 

 

 

2

 

 

2.2. Thuộc Phòng LĐ-TBXH huyện, thị xã

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Sở Lao động – TB&XH

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp ưu đãi.

 

2

2

 

 

 

22

Tên công việc: lập hồ sơ thương binh người hưởng chính sách như thương binh

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy chứng nhận bị thương

a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương:

- Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

- Người bị thương là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan cấp huyện (kể cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn) hoặc thuộc cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

- Người bị thương thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 do Tổng giám đốc tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

Mẫu số 5-TB1,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định Y khoa:

- Người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

- Người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh

Mẫu số 5-TB2a,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

Mẫu số 5-TB2b,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

 

 

2

 

2

 

 

2

 

2

 

 

 

 

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp:

- Thương binh: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

Mẫu số 5-TB3a,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH, Mẫu số 5-TB3c,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

 

2

 

2

 

 

 

 

- Người hưởng chính sách như thương binh: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp

Mẫu số 5-TB3b,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH,Mẫu số 5-TB3d,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.4. Phiếu trợ cấp thương tật:

- Thương binh: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

 

- Người hưởng chính sách như thương binh: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp

 

Mẫu số 5-TB4a,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH,

Mẫu số 5-TB4b,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ thuộc các cấp sau:

2.1. Người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân:

 

 

 

 

 

 

 

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi nguời bị thương cư trú chính thức.

 

2

2

 

 

 

 

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu giám định thương tật.

 

1

1

 

 

 

 

c) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh căn cứ vào giấy chứng nhận bị thương để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

 

2

2

 

 

 

 

d) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh Xã hội căn cứ biên bản giám định thương tật ra quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, thực hiện chế độ ưu đãi.

 

2

2

 

 

 

23

Tên công việc: lập hồ sơ Bệnh binh

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy chứng nhận bệnh tật:

* Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật: do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp như quy định cấp giấy chứng nhận bị thương với quân nhân, công an nhân dân. Căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật sau khi điều trị và kèm theo các giấy tờ sau:

Mẫu số 6-BB1, Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

+ Đơn trình bày của thân nhân hoặc đề nghị của chính quyền địa phương về tình trạng bệnh tật kèm bản sao bệnh án điều trị hoặc giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp xã. (đối với trường hợp đã nghỉ việc)

 

2

2

 

 

 

 

+ Quyết định xuất ngũ.

-Trường hợp không còn quyết định xuất ngũ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan quân sự cấp huyện hoặc công an cấp huyện nơi cư trú về quá trình phục vụ trong quân đội, công an.

 

2

 

2

1

 

2

 

1

 

 

Thuộc UBND xã, phường, thị trấn:

+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận cấp xã thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc

Mẫu số 6-BB5,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa quân đội hoặc công an

Mẫu số 6-BB2 Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh ;

Phiếu lập trợ cấp bệnh binh do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Chuyển hồ sơ bệnh binh đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh cư trú chính thức để thực hiện chế độ ưu đãi.

Mẫu số 6-BB3;Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH, Mẫu số 6-BB4,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

22

Tên công việc: lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiểm chất động hóa học

 

2 bộ

 

 

 

 

 

Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

Căn cứ để cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm:

 

Mẫu số 7-HH1 Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

a) Bản khai cá nhân

Mẫu số 7-HH2, Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

b) Một trong các giấy tờ: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác.

 

2

1

 

1

 

 

c) Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

 

2

1

 

1

 

 

d) Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.

Biên bản đề nghị phải có chữ ký và đóng dấu của: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Mẫu số 7-HH3, Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Biên bản của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh xác định suy giảm khả năng lao động

Mẫu số 7-HH6,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.3. Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Mẫu số 7-HH4a, Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Mẫu số 7-HH4b,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.4. Phiếu trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 7-HH5a và Mẫu số 7- HH5b, Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người hoạt động kháng chiến hoặc thân nhân làm bản khai cá nhân kèm một trong các giấy tờ theo quy định chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp xã.

 

2

2

 

 

 

 

2.2. Thuộc UBND xã, phường, thị trấn

a) Xác nhận các yếu tố trong bản khai cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học hoặc thân nhân:

- Tình trạng sức khoẻ của người tham gia kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

- Tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

- Trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi về địa phương không sinh con được và bị suy giảm khả năng lao động.

- Trường hợp có vợ (chồng) nhưng vô sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của bệnh viện y tế cấp tỉnh.

 

2

2

 

 

 

 

b) Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét từng trường hợp và lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

 

2

2

 

 

 

 

c) Chuyển các giấy tờ trên kèm danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể cả đối với quân nhân, công an nhân dân đang tại ngũ.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội:

Kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chuyển danh sách kèm theo hồ sơ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.4. Thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

 

 

1

 

1

 

 

 

 

b) Quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp.

 

2

2

 

 

 

25

Tên công việc: lập hồ sơ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân

Mẫu số 8-TĐ1,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

 

2

 

 

2

 

 

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 8-TĐ2,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người bị địch bắt tù đày làm bản khai kèm một trong những giấy tờ sau:

Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

 

2

 

 

2

 

 

2.2. Thuộc UBND xã, phường , thị trấn

Căn cứ các giấy tờ theo quy định để xác nhận vào bản khai của từng người, chuyển danh sách những người đủ điều kiện kèm các giấy tờ trên về Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội

kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ chuyển Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.4. Thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

Căn cứ hồ sơ quyết định trợ cấp một lần

 

2

2

 

 

 

26

Tên công việc: lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân

Mẫu số 9-KC1,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

 

2

 

 

2

 

 

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

Mẫu số 9-KC2,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người hoạt động kháng chiến làm bản khai kèm Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

 

2

2

 

 

 

 

2.2. Thuộc UBND xã, phường, thị trấn: căn cứ các giấy tờ trên để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.4. Thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

Kiểm tra, quyết định trợ cấp một lần.

 

2

2

 

 

 

27

Tên công việc: lập hồ sơ người có công giúp đỡ cách mạng

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân

Mẫu số 10-CC1,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

 

2

 

2

 

 

1

 

2

 

1

 

 

1.3. Quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 10-CC2, Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH;Mẫu số 10-CC3,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công giúp đỡ cách mạng làm bản khai kèm bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện

 

2

2

 

 

 

 

2.2. Thuộc UBND xã, phường, thị trấn:

Căn cứ các giấy tờ quy định trên để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.4. Thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

Kiểm tra, quyết định trợ cấp.

 

2

2

 

 

 

28

Tên công việc: lập hồ sơ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995.

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật

Mẫu số 11,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2. Bản sao một trong những giấy tờ sau:

- Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày.

- Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.

- Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

 

2

 

 

2

 

 

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

Mẫu số 11-QĐ,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật nộp các giấy tờ theo quy định cho Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thân nhân có trách nhiệm cung cấp bản chính những giấy tờ trên để Uỷ ban nhân dân cấp xã đối chiếu.

 

2

2

 

 

 

 

2.2.Thuộc UBND cấp xã, phường, thị trấn:

Kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội
Tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách những hồ sơ hợp lệ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.4. Thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh sách của cấp huyện đã nộp để tránh trùng lặp đối với trường hợp được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

- Đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước thì đối chiếu hồ sơ gốc đang lưu giữ, kiểm tra những hồ sơ di chuyển đến, liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi nguyên quán để tránh việc giải quyết trùng lặp.

-Lập danh sách trợ cấp một lần.

 

2

2

 

 

 

29

Tên công việc: lập hồ sơ người có công với cách mạng từ trần

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1. Hồ sơ:

1.1. Hồ sơ tuất từ trần:

a) Hồ sơ của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

 

2

2

 

 

 

 

b) Giấy khai tử do Uỷ ban nhân dân xã cấp.

 

2

 

 

2

 

 

c) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã

Mẫu số 12-TT1,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH:

2

2

 

 

 

 

d) Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Mẫu số 12-TT2,Thông tư 07/2006/TT- BLĐTBXH

2

2

 

 

 

 

1.2 Hồ sơ hưởng mai táng phí và trợ cấp một lần:

a) Hồ sơ người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến.

 

2

2

 

 

 

 

b) Các giấy tờ theo quy định nêu trên.

 

 

 

 

 

 

 

1.3. Hồ sơ hưởng mai táng phí:

a) Hồ sơ người có công với cách mạng hưởng trợ cấp một lần gồm: người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.

 

2

2

 

 

 

 

b) Các giấy tờ theo quy định nêu trên .

 

 

 

 

 

 

 

2.Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thân nhân lập bản khai người có công với cách mạng từ trần kèm giấy khai tử.

 

2

2

 

 

 

 

2.2 Thuộc UBND xã, phường, thị trấn:

Xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.3. Thuộc Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội

Lập danh sách kèm giấy tờ chuyển Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

 

2

2

 

 

 

 

2.4.Thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:

a) Ghép hồ sơ người có công đang quản lý với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ tuất.

 

2

2

 

 

 

 

b) Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp.

 

2

2

 

 

 

30

Tên công việc: thủ tục di chuyển và tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng

1. Hồ sơ người có công với cách mạng đang quản lý tại địa phương:

Hồ sơ của người có công với cách mạng được quản lý ở địa phương tại nơi có hộ khẩu thường trú. Trường hợp thay đổi chỗ ở thì hồ sơ được chuyển về nơi cư trú mới theo quy định như sau:

 

1 bộ

1

 

 

Sở LĐTBXH

 

1.1 Nơi đi:

- Giấy đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng.

 

1

1

 

 

 

 

- Bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới.

 

1

 

 

1

 

 

- Phiếu di chuyển của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kèm theo toàn bộ hồ sơ của người có công với cách mạng. Hồ sơ được niêm phong và giao cho người có công (có ký nhận bàn giao hồ sơ). Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký phiếu di chuyển người có công phải nộp hồ sơ tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi đến.

 

1

1

 

 

 

 

1.2. Nơi đến:

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.

 

 

 

 

 

 

31

- Tên công việc: lập hồ sơ thực hiện chính sách theo Quyết định 290/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ, về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, hồ sơ gồm ( 2 bộ):

 

2 bộ

 

 

 

 

 

1.Đối với đối tượng hoặc thân nhân:

- Bản khai cá nhân hoặc của thân nhân đối với đối tượng đã từ trần

Mẩu 1A,2A,3A;1B,2B,3B , Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

- Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên quan có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường,thị trấn

 

2

 

 

2

 

 

-Bản trích sao quá trình công tác của cá nhân do cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp

Mẫu 2C, Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

Qui trình tiếp nhận:

 

 

 

 

 

 

 

* Đối với ấp:

- Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân hoặc của thân nhân

- Tổ chức họp hội nghị liên tịch của ấp kèm theo biên bản của hội nghị ( trưởng ấp, cho bộ, HCCB,Hội người cao tuổi, cán bộ lão thành).

* Đối với cấp xã:

-Tiếp nhận hồ sơ của ấp

- Biên bản xác nhận và đề nghị của BCH HCCB xã đối với từng người

-Công văn đề nghị của UBND xã đối với từng người

Mẫu số 4,Quyết định số 290/2006/TTg

Mẫu 6,Quyết định số 290/2006/TTg

Mẫu 7A,Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

-Biên bản xem xét và xác nhận đối tượng của Hội đồng xét duyệt xã

 

2

2

 

 

 

 

-Công văn đề nghị của UBND xã kèm theo danh sách của từng đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần

Mẫu 8A, Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

-Thuộc UBND huyện, thị xã

Công văn đề nghị của UBND huyện, thị xã kèm theo danh sách của đối tượng chưa được hưởng chế độ, chính sách (mẫu 9A) hoặc đối với đối tượng hưởng trợ cấp B,C,K (mẫu 9B)

Mẫu 8A,Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

2. Đối với cán bộ dân chính Đảng có tham gia kháng chiến chống Mỹ hiện nay đang công tác thì hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân

Mẫu 2A,Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

- Bản trích sao quá trình công tác được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch hoặc bản trích sao quá trình công tác do cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp.

Mẫu 2C, Quyết định số 290/2006/TTg

2

 

 

2

 

 

- Công văn đề nghị của thủ trưởng cơ quan kèm theo danh sách của từng đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần.

Mẫu 8A, Quyết định số 290/2006/TTg

2

2

 

 

 

 

3. Đối với những đối tượng không còn giấy tờ gốc, không có các giấy tờ liên quan, hồ sơ gồm có:

- Ngoài bản khai của cá nhân hoặc của thân nhân đối tượng còn có giấy tờ liên quan , thì do UBND xã , phường cử người đi xác minh hoặc có công văn đề nghị địa phương nơi nguyên quán của đối tượng theo bản khai, mà không bắt buộc phải có giấy xác nhận của 2 người cùng công tác chung chứng nhận

 

2

1

 

1

 

32

Tên công việc: hỗ trợ thân nhân đi thăm viếng mộ liệt sỹ và di chuyển hài cốt liệt sỹ

*Đối tượng:

- Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ, anh, chị, em ruột của liệt sỹ hoặc người được sự ủy quyền của thân nhân liệt sỹ (có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú).

1.Hồ sơ thăm viếng mộ liệt sỹ gồm:

- Giấy báo tin mộ liệt sỹ của Sở Lao động – TBXH hoặc giấy xác nhận mộ của cơ quan quản lý nghĩa trang nơi an táng mộ liệt sỹ.

- Giấy đề nghị đi thăm viếng mộ liệt sỹ có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú.

- Giấy giới thiệu của Phòng Lao động –TBXH huyện, thị nơi thân nhân liệt sỹ cư trú.

- Vé tàu, xe (bản chính).

2.Hồ sơ di chuyển hài cốt liệt sỹ:

- Giấy báo tin mộ liệt sỹ của Sở Lao động – TBXH hoặc giấy xác nhận mộ của cơ quan LĐTBXH nơi quản lý nghĩa trang liệt sỹ.

- Giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sỹ của thân nhân liệt sỹ ( có xác nhận của UBND xã phường nơi đang cư trú, và ghi rõ họ tên năm sinh và quan hệ đối với tất cả các thành phần khi di chuyển hài cốt liệt sỹ).

- Phòng Lao động – TBXH nơi thân nhân liệt sỹ cư trú cấp giấy giới thiệu thân nhân di chuyển hài cốt liệt sỹ.

- Biên bản bàn giao hài cốt liệt sỹ.

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1


1


1

 

1

 

3

 

 

 

1

 

 

1

 

1


1


1

 

1

 

3

 

 

Phòng LĐTBXH

Nơi quản lý mộ liệt sỹ.

Sở LĐTBXH hoặc Chủ tịch UBND huyện

33

Tên công việc: trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

- Tờ khai

- 01 ảnh 3x4cm

- Giấy chỉ định của Giám đốc bệnh viện huyện, thị

- Danh sách đề nghị của phòng LĐTBXH huyện,thị

Mẫu 4, Thông tư liên tịch 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT

 

 

1

1

1

2

 

 

1

1

1

2

 

 

 

34

Tên công việc: cấp sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

Thuộc Sở LĐ-TB&XH

1-Tờ khai cấp sổ ưu đãi

2-Bản sao giấy khai sinh

3-Một tấm ảnh 3 x 4 cm

 

Mẫu 1, Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC

 

 

1

1

1

 

 

1

 

1

 

 

 

 

1

 

 

VII/-PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

35

Tên công việc: lập hồ sơ thành lập trung tâm hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Thuộc Sở LĐ-TB&XH

 

1 bộ

1

 

 

 

 

1. Đơn xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện

Mẫu 1,Thông tư liên tịch số 12/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT

1

1

 

 

 

 

2. Sơ yếu lý lịch.

Mẫu 2,Thông tư liên tịch số 12/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT

1

1

 

 

 

 

3. Bản sao hợp pháp văn bằng (có công chứng), chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ

 

1

 

 

1

 

 

4. Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan Y tế từ cấp huyện trở lên.

 

1

1

 

 

 

 

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh do Sở Y tế cấp về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ.

Mẫu 3,Thông tư liên tịch số 12/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT

1

1

 

 

 

 

6. Phải có đất ( hồ sơ sử dụng đất hoặc cấp có thẩm quyền cho thuê đất) và được sự đồng ý của chính quyền địa phương (huyện, thị xã) thành lập cơ sở cai nghiện tự nguyện.

 

1

 

 

1

 

36

Tên công việc: đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm, bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh mà có nơi cư trú nhất định

 

1 bộ

1

 

 

Thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND huyện, thị xã

 

1. Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh;

Mẫu 3, Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA

1

1

 

 

 

 

2. Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng;

 

1

1

 

 

 

 

3. Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của UBMTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ cùng cấp mà người đó là thành viên;

 

1

1

 

 

 

 

4. Bệnh án (nếu có).

 

1

 

 

1

 

 

5. Trình tự và thời gian giải quyết:

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nói trên, chủ tịch UBND cấp huyện giao cho thủ trưởng cơ quan LĐ-TB&XH cùng cấp;

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, thủ trưởng cơ quan LĐ-TB&XH phối hợp với thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng tư vấn;

- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xét duyệt xong hồ sơ;

- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn, chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh;

-Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.

 

 

 

 

 

 

37

Tên công việc: đưa người nghiện ma tuý , người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh

 

1 bộ

 

 

 

Thuộc thẩm quyền Trưởng Công An huyện , thị xã

 

1- Biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của người đó và biên bản xét nghiệm chất ma túy có kết quả dương tính (đối với người nghiện ma túy).

Mẫu số 1, Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA

Mẫu số 2,Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA

1

1

 

 

 

 

2. Bản lý lịch tự khai của người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh

Mẫu số 3,Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA

1

1

 

 

 

 

3. Bản xác minh đối tượng không có nơi cư trú nhất định tại địa bàn xã của Công an cấp xã nơi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật

Mẫu số 4,Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA

1

1

 

 

 

 

4. Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật (các tài liệu chứng minh hành vi nghiện ma túy, hành vi bán dâm của người bị tạm giữ) và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng (nếu có).

 

1

1

 

 

 

 

5. Quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh của trưởng Công an cấp huyện.

Mẫu số 5,Thông tư liên tịch số 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA

1

1

 

 

 

 

6. Trình tự và thời gian giải quyết:

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh, cơ quan Công an cấp huyện nơi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật có trách nhiệm đưa đối tượng phải chấp hành quyết định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh; đối với các vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không vượt quá 48 giờ. Trong thời gian trên, đối tượng được tạm giữ tại Công an huyện.

 

 

 

 

 

 

VIII/-BẢO TRỢ XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

38

Tên công việc: thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội theo Nghị định 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ

- Thuộc Sở Lao động – TB&XH

 

1 bộ

 

 

 

 

 

1- Đơn xin thành lập cơ sở BTXH

 

1

1

 

 

 

 

2- Đề án thành lập cơ sở BTXH (theo khoản 1, điều 6, NĐ 68/2008/NĐ-CP .

 

1

1

 

 

 

 

3- Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở BTXH.

 

1

 

1

 

 

 

4- Dự thảo quy chế hoạt động

 

1

1

 

 

 

 

5- Sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở BTXH, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở BTXH.

 

1

1

 

 

 

 

6- Ý kiến bằng văn bản của UBND cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở BTXH đặt trụ sở hoạt động.

 

1

1

 

 

 

 

7- Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở BTXH của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh

 

1

1

 

 

 

39

Tên công việc: nhận đối tượng tâm thần (lang thang) và người cao tuổi cô đơn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội

Thuộc Sở LĐ-TB&XH

1-Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã

2-Công văn của Phòng LĐTBXH huyện , thị

3-Giấy xác nhận tâm thần của Bệnh viện cấp tỉnh ( đối tượng tâm thần)

4- Giấy khám sức khỏe (đối tượng người cao tuổi cô đơn)

Mẫu số 2, Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

 

1

 

1

1

1

 

 

1

1

1

1

 

 

 

40

Tên công việc: nhận đối tượng già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần mãn tính không nơi nương tựa (theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ) vào TT Bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

1. Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (sổ hộ nghèo kèm theo);

Mẫu số 1c,Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng;

 

1

1

 

 

 

 

3. Thuộc UBND xã, phường , thị trấn:

- Biên bản của hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có);

Mẫu số 2, Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

4. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;

 

1

1

 

 

 

 

5. Thuộc Phòng LĐ-TB&XH:

-Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi Sở Lao động TB&XH;

 

1

1

 

 

 

 

6. Thuộc Sở LĐ-TB&XH:

Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động TB&XH;

 

3

3

 

 

 

41

Tên công việc:trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do địa phương đề xuất

 

 

 

 

 

 

 

1. Đơn xin trợ cấp khó khăn đột xuất có xác nhận của địa phương,

 

1

1

 

 

 

 

2. Công văn của Phòng LĐ-TB&XH và đề nghị của UBND cấp huyện

 

1

1

 

 

 

 

3. Hồ sơ bệnh án hoặc chứng nhận của bệnh viện (nếu có)

 

1

 

1

 

 

42

Tên công việc:cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cao tuổi, người ở xã 135, đối tượng thuộc Nghị định 67/2007/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

1.Thuộc UBND xã, phường, thị trấn:

- Danh sách đề nghị cấp thẻ (theo đối tượng) có xác nhận của cấp xã;

 

2

2

 

 

 

 

2. Thuộc Phòng LĐ-TB&XH

- Bảng tổng hợp của Phòng LĐTB&XH;

 

2

2

 

 

 

 

- Công văn đề nghị cấp thẻ BHYT của Phòng LĐTB&XH thông qua UBND huyện, thị xã

 

2

2

 

 

 

 

* Hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT bổ sung cho người nghèo:

 

 

 

 

 

 

 

1. Phiếu khảo sát hộ nghèo;

Mẫu số 1, Thông tư 25/2008/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2. Biên bản họp xét hộ nghèo ở địa phương;

 

1

1

 

 

 

 

3. Bản sao sổ hộ nghèo (nếu đã cấp);

 

1

 

1

 

 

 

4. Công văn đề nghị cấp thẻ BHYT của Phòng LĐTB&XH

 

1

1

 

 

 

 

* Hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT bổ sung cho học sinh xã 135

 

 

 

 

 

 

 

1. Danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT được ban giám hiệu trường thông qua;

 

2

2

 

 

 

 

2. Công văn của Phòng LĐ-TB&XH thông qua UBND huyện, thị xã

 

2

2

 

 

 

 

* Hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT bổ sung cho đối tượng bảo trợ xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

1. Danh sách người cao tuổi có xác nhận của UBND huyện, thị xã hoặc bản sao quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng của từng đối tượng

 

2

2

 

 

 

 

2. Công văn của Phòng LĐTB&XH

 

2

2

 

 

 

43

Tên công việc: trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo NĐ 67/2007/NĐ-CP

 

 

 

 

 

Thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện

 

1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp.

Mẫu số 1,Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2- Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp có xác nhận của UBND cấp xã.

 

1

1

 

 

 

 

3. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;

4- Biên bản xét duyệt của Hội đồng cấp xã.

Mẫu số 2,Thông tư 09/2007TT-BLĐTBXH

1

 

1

1

 

1

 

 

 

 

Thuộc UBND huyện, thị xã:

5- Quyết định hưởng trợ cấp của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Mẫu số 3, Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

6- Quyết định trợ cấp điều chỉnh trợ cấp của Chủ tịch UBND cấp huyện, thị.

7- Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã.

Mẫu số 3a, Thông 09/2007/TT-BLĐTBXH

Mẫu số 4,Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

1

1

1

1

 

 

 

44

Tên công việc: hỗ trợ kinh phí mai táng cho các đối tượng theo NĐ 67/2007/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

1.Thuộc UBND xã, phường, thị trấn:

- Đơn đề nghị của gia đình, cá nhân hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

Mẫu số 1a, Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

 

2. Bản sao giấy khai tử (nếu có);

 

1

1

 

 

 

 

2. Thuộc UBND huyện, thị xã

- Quyết định hỗ trợ kinh phí mai táng của Chủ tịch UBND cấp huyện

Mẫu số 6, Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

1

1

 

 

 

45

Tên công việc: hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Quyết định 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

1.Thuộc UBND xã, phường, thị trấn:

- Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục phải có UBND xã xác nhận, nếu học sinh tàn tật thì phải có xác nhận của trưởng trạm y tế cấp xã

Mẫu số 01, Quyết định 62/2005/QĐ-TTg

2

2

 

 

 

 

2. Phiếu xác nhận do nhà trường cấp (dành cho học sinh được trợ cấp 1 lần để mua sách vở đồ dùng học tập)

Mẫu số 02,Quyết định 62/2005/QĐ-TTg

1

2

 

 

 

 

3. Trường lập danh sách

Mẫu số 3A, Quyết định 62/2005/QĐ-TTg

1

1

 

 

 

 

4.Thuộc Phòng LĐ-TB&XH

- Lập dự toán danh sách các đối tượng được hưởng trợ cấp gửi đến Sở Lao động –TB&XH

5. Thuộc Sở Lao động – TB&XH

- Xét duyệt kinh phí dự toán

Mẫu số 3B,Quyết định 62/2005/QĐ-TTg

3

3

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về các thủ tục hành chính đối với các công việc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động - thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh Long An

  • Số hiệu: 08/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/03/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Dương Quốc Xuân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản