- 1Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động - Lao động và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2008/QĐ-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề trực thuộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về tự kiểm định chất lượng dạy nghề; đăng ký kiểm định chất lượng; kiểm định chất lượng dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề; khen thưởng, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Quy định này áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; chương trình dạy nghề của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; chương trình dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) thuộc các loại hình công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề
Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề gồm bốn bước sau:
1. Tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
2. Đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
3. Kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức thực hiện;
4. Công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và cấp giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 3. Mục đích của kiểm định chất lượng dạy nghề
Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của cơ sở dạy nghề trong từng giai đoạn nhất định, giúp cơ sở dạy nghề tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tự kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động tự đánh giá của chính cơ sở dạy nghề căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành để chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề đã đề ra.
2. Kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động đánh giá của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề, căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề là hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
4. Kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề là hoạt động đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung dạy nghề của chương trình đào tạo một nghề cụ thể.
Điều 5. Nguyên tắc kiểm định chất lượng dạy nghề
Việc kiểm định chất lượng dạy nghề phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
2. Trung thực, công khai và minh bạch.
TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
Điều 6. Quy trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề
Quy trình tự kiểm định của cơ sở dạy nghề gồm các bước sau:
1. Thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề;
2. Xác định mục đích, phạm vi tự kiểm định;
3. Xây dựng kế hoạch tự kiểm định;
4. Thu nhập thông tin và những chứng cứ để minh chứng;
5. Xử lý phân tích các thông tin và những chứng cứ thu được để minh chứng;
6. Đánh giá mức độ mà cơ sở dạy nghề đã đạt được theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;
7. Viết báo cáo kết quả tự kiểm định;
8. Công bố công khai kết quả tự kiểm định trong nội bộ cơ sở dạy nghề.
Điều 7. Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề
1. Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề do hiệu trưởng, giám đốc cơ sở dạy nghề (sau đây gọi là Người đứng đầu) quyết định thành lập.
2. Hội đồng kiểm định chất lượng có ít nhất 9 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Người đứng đầu hoặc cấp phó phụ trách công tác đào tạo được Người đứng đầu cơ sở dạy nghề ủy quyền;
b) Thư ký Hội đồng kiểm định chất lượng là Người đứng đầu đơn vị phụ trách công tác kiểm định (phòng hoặc trung tâm hoặc bộ phận) hoặc Trưởng phòng Đào tạo của cơ sở dạy nghề;
c) Các thành viên Hội đồng là đại diện hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị; các trưởng phòng, ban, khoa, bộ môn có liên quan; đại diện các tổ chức đoàn thể thuộc cơ sở dạy nghề; giảng viên, giáo viên có uy tín.
3. Các thành viên Hội đồng phải có thẻ kiểm định viên hoặc có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề
1. Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề giúp Người đứng đầu cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở mình và tư vấn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề. Hội đồng có trách nhiệm sau:
a) Hướng dẫn các đơn vị của cơ sở dạy nghề tiến hành tự đánh giá;
b) Thu thập tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của cơ sở dạy nghề, đối chiếu các kết quả đạt được với mục tiêu đề ra;
c) Đối chiếu, so sánh với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, xác định mức độ đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo các cấp độ;
d) Viết báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở hoặc chương trình dạy nghề trình Người đứng đầu cơ sở dạy nghề;
đ) Tư vấn giúp Người đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy nghề;
e) Tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng của cơ sở dạy nghề, bao gồm: thông tin chung về cơ sở; kết quả điều tra tình hình dạy nghề; tình hình người tốt nghiệp có việc làm và các vấn đề khác hỗ trợ cho việc duy trì và nâng cao chất lượng dạy nghề.
2. Chủ tịch Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng.
ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm định
Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề gồm:
1. Đơn đăng ký kiểm định chất lượng theo Mẫu số 1;
2. Báo cáo kết quả tự kiểm định của cơ sở dạy nghề và các văn bản, tài liệu minh chứng kèm theo.
Điều 10. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm định
1. Tổng cục Dạy nghề tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề (trong đó xác định thời gian kiểm định) và thông báo cho cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định biết.
Điều 11. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề có từ 5 đến 7 thành viên, gồm trưởng đoàn, thư ký và các thành viên. Các thành viên Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề là những người đã được cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc những người đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên chất lượng giáo dục dạy nghề của nước ngoài.
2. Trưởng đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề là người có kinh nghiệm triển khai các hoạt động kiểm định. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Đoàn.
Thư ký Đoàn là người am hiểu về kiểm định chất lượng dạy nghề có nhiệm vụ giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động và chuẩn bị các báo cáo của Đoàn. Các thành viên Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề làm việc theo sự phân công của Trưởng đoàn.
3. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Tổng cục Dạy nghề.
Các thành viên Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và các kết quả kiểm định của Đoàn trước khi Đoàn thông báo kết quả cho cơ sở dạy nghề, trừ trường hợp cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 12. Quy trình, nhiệm vụ kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề
Quy trình và nhiệm vụ của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề được quy định như sau:
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề và thông báo cho cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định;
2. Nghiên cứu báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định và các văn bản, tài liệu minh chứng kèm theo;
3. Thu thập thêm tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của cơ sở dạy nghề được kiểm định và những chứng cứ để minh chứng;
4. Tiến hành khảo sát thực tế và thảo luận với các đơn vị thuộc cơ sở dạy nghề, các giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người đọc;
5. Đối chiếu, so sánh với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, đánh giá mức độ mà cơ sở dạy nghề đã đạt được theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;
6. Viết báo cáo kết luận kiểm định gửi Tổng cục Dạy nghề, trong đó có đề xuất về việc công nhận hoặc không công nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 13. Thông báo kết quả kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề
Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề gửi dự thảo báo cáo kết luận kiểm định cho cơ sở dạy nghề để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kết luận kiểm định, nếu cơ sở dạy nghề không có ý kiến phản hồi, coi như đồng ý. Sau khi có ý kiến phản hồi của cơ sở dạy nghề, Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề hoàn thiện báo cáo, ký gửi cho cơ sở dạy nghề và trình Tổng cục Dạy nghề. Báo cáo này phải được 2/3 trở lên số thành viên của Đoàn nhất trí thông qua.
Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề tổ chức cuộc họp với Ban lãnh đạo (Ban giám hiệu) cơ sở dạy nghề để thông báo kết quả kiểm định.
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
Điều 14. Các cấp độ của kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề được chia theo ba cấp độ sau:
1. Cấp độ 1: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt dưới 50% hoặc từ 50 đến dưới 80% nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 2;
2. Cấp độ 2: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 50% đến dưới 80% và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa hoặc 80% trở lên nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 3;
3. Cấp độ 3: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80% trở lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa, trong đó ba tiêu chí sau: giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa của từng tiêu chí.
Điều 15. Công nhận kết quả kiểm định
1. Căn cứ báo cáo kết quả tự kiểm định và hồ sơ đăng ký kiểm định của cơ sở dạy nghề cùng với báo cáo kết luận kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề xem xét trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định công nhận cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy định này.
2. Trường hợp cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy định này thì thời hạn tối thiểu sau một năm được phép đăng ký kiểm định lại.
3. Trường hợp cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Quy định này thì thời hạn tối thiểu sau hai năm được phép đăng ký kiểm định lại.
Điều 16. Chứng nhận cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
1. Cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đã được kiểm định chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy định này thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn năm năm kể từ ngày cấp.
3. Kết quả kiểm định được công bố công khai trên website của Tổng cục Dạy nghề để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
Điều 17. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề có kích thước 21cm x 29cm, có nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, ở giữa có hình Quốc huy in chìm. Ở bên phải viết nội dung bằng tiếng Việt và bên trái viết nội dung bằng tiếng Anh. Dòng chữ tiếng Việt “GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ” và dòng chữ tiếng Anh “CERTIFICATE CỦA VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION” in màu đỏ tươi. Các nội dung khác in màu đen.
Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo Mẫu số 2. Giấy chứng nhận chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo Mẫu số 3.
2. Các nội dung ghi vào giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề được viết bằng loại mực màu đen, chữ viết rõ ràng, tên cơ sở dạy nghề được cấp viết kiểu chữ in hoa.
Điều 18. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp cho cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy định này.
Điều 19. Thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
Trường hợp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng dạy nghề còn trong thời hạn mà cơ sở dạy nghề vi phạm pháp luật hoặc không còn đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề xem xét trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền về kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
Điều 22. Khiếu nại kết luận kiểm định và trách nhiệm giải quyết khiếu nại
1. Trường hợp không đồng ý với kết luận kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thì cơ sở dạy nghề có quyền khiếu nại với Tổng cục Dạy nghề.
2. Tổng cục Dạy nghề chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề
1. Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề
2. Biên soạn tài liệu hướng dẫn tự kiểm định cho các cơ sở dạy nghề.
3. Tổ chức triển khai hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Công bố kết quả công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề trên website của Tổng cục Dạy nghề, website của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
6. Thẩm định và giải quyết khiếu nại của cơ sở dạy nghề về kết luận kiểm định chất lượng dạy nghề.
7. Định kỳ hàng năm, Tổng cục Dạy nghề tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ sở dạy nghề được kiểm định
1. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, tổ chức tự kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí, tiêu chuẩn.
2. Đăng ký kiểm định theo hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề.
3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện kiểm định tại cơ sở mình.
4. Phân công một lãnh đạo và cán bộ chuyên trách làm đầu mối làm việc với Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Lập kế hoạch và bố trí các bộ phận, đơn vị làm việc với Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề.
6. Hợp tác, trao đổi, thảo luận công khai với Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề về kết quả nghiên cứu báo cáo tự kiểm định và kết quả kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề.
7. Duy trì và nâng cao chất lượng dạy nghề của cơ sở mình.
8. Hàng năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, cơ sở dạy nghề tổ chức tự kiểm định và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định của cơ sở dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề.
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề trực thuộc; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề và phối hợp với Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 27. Lập kế hoạch thực hiện
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lập kế hoạch kiểm định chất lượng dạy nghề theo kế hoạch chung của ngành lao động - thương binh và xã hội.
2. Các cơ sở dạy nghề lập kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho từng giai đoạn.
1. Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề công lập được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương theo phân cấp quản lý nhà nước hiện hành và nguồn thu hợp pháp của cơ sở dạy nghề. Việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật hiện hành.
2. Đối với các cơ sở dạy nghề tư thục: Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề được tính vào chi phí hợp lý của đơn vị.
3. Các cơ sở dạy nghề được phép nhận các tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ các hoạt động liên quan đến đảm bảo và kiểm định chất lượng dạy nghề./.
(TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày… tháng… năm…… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ[2]
Kính gửi: Tổng cục Dạy nghề
Tên cơ sở dạy nghề:............................................................................................................
Cơ quan chủ quản:...............................................................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Điện thoại......................................................... ; Fax:..........................................................
E-mail:............................................................. ; Website:...................................................
Đăng ký kiểm định chất lượng:
Cơ sở dạy nghề:..................................................................................................................
Chương trình dạy nghề:........................................................................................................
..........................................................................................................................................
(Có hồ sơ đăng ký kèm theo)
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ DẠY NGHỀ |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CERTIFICATE OF VOCATIONAL TRAINING | ĐẠT TIÊU GIẤY CHỨNG NHẬN CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ |
MINISTER OF LABOUR - INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS Based on the Recommendation of the General Director - General Department of Vocational Training | BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề |
RECOGNIZES | CÔNG NHẬN |
………………………………………………………………………………….. | ………………………………………………………………………………….. |
has met the required vocational training accreditation. | Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. |
According to Decision No:……/QD-TCDN dated………………… of Director General of General Department of Vocational Training. | Theo Quyết định số:……/QĐ-TCDN ngày…… tháng…… năm…… của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. |
Date of issue …………………………………………………………………. Date of expiry ………………………………………………………………… | Ngày cấp: …………………………………………………………………….. Có giá trị đến: ………………………………………………………………… |
Given under the seal of | Hà Nội, ngày…… tháng…… năm…… |
Registration N0: ……………………………… | Số đăng ký: ……………………………… |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CERTIFICATE OF VOCATIONAL TRAINING | GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ |
MINISTER OF LABOUR - INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS Based on the Recommendation of the General Director - General Department of Vocational Training | BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề |
RECOGNIZES | CÔNG NHẬN |
………………………………………………………………………………….. | ………………………………………………………………………………….. |
has vocational training programs: …………………………………………... ……………………………………………………………………………………. has met the required vocational training accreditation. | Có các chương trình dạy nghề: …………………………………………….. …………………………………………………………………………………… Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. |
According to Decision No:……/QD-TCDN dated………………… of Director General of General Department of Vocational Training. | Theo Quyết định số:……/QĐ-TCDN ngày…… tháng…… năm…… của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. |
Date of issue …………………………………………………………………. Date of expiry ………………………………………………………………… | Ngày cấp: …………………………………………………………………….. Có giá trị đến: ………………………………………………………………… |
Given under the seal of | Hà Nội, ngày…… tháng…… năm…… |
Registration N0: ……………………………… | Số đăng ký: ……………………………… |
[1] Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
[2] Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
- 1Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động - Lao động và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động - Lao động và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
Quyết định 08/2008/QĐ-BLĐTBXH quy định quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 08/2008/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đàm Hữu Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 221 đến số 222
- Ngày hiệu lực: 25/04/2008
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực