Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2013/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
Căn cứ Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú; Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 về cư trú;
Căn cứ Thông tư số 80/2011/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tại Tờ trình số 653/TTr-VP ngày 25 tháng 01 năm 2013 và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 201/TTr-STP-HT ngày 14 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Trưởng Công an các quận - huyện; Giám đốc Bảo hiểm xã hội các quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - phường - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC HỘ TỊCH, BẢO HIỂM Y TẾ VÀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Quy chế này quy định quy trình áp dụng cơ chế một cửa liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết hai (02) nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú:
1. Liên thông nhóm thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú cho trẻ em dưới 6 tuổi, gồm:
a) Đăng ký khai sinh - Cấp thẻ bảo hiểm y tế - Đăng ký thường trú: áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi có cha hoặc mẹ hay người nuôi dưỡng có đăng ký thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Đăng ký khai sinh - Cấp thẻ bảo hiểm y tế: áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi có cha hoặc mẹ hay người nuôi dưỡng có đăng ký tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Liên thông nhóm thủ tục hành chính đăng ký khai tử và xóa đăng ký thường trú đối với người chết có đăng ký thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Cá nhân có nhu cầu giải quyết các nhóm thủ tục hành chính được quy định tại Điều 1 Quy chế này.
2. Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã), Công an và Bảo hiểm xã hội quận - huyện (gọi tắt là Công an và Bảo hiểm xã hội cấp huyện).
Điều 3. Nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính
1. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ được nêu trong Quy chế này. Trường hợp yêu cầu của cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an và Bảo hiểm xã hội cấp huyện chịu trách nhiệm trong việc giải quyết từng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan mình và cùng phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện liên thông các nhóm thủ tục hành chính theo Quy chế này.
3. Trường hợp công dân có nhu cầu sử dụng Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, người nộp hồ sơ được quyền yêu cầu và được nhận trước bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử ngay trong ngày nộp hồ sơ. Nếu nộp hồ sơ sau 15 giờ thì người nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Điều 4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả, thu lệ phí đăng ký thường trú
1. Ủy ban nhân dân cấp xã là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết đối với các nhóm thủ tục được nêu tại Điều 1 Quy chế này và thu lệ phí đăng ký thường trú theo ủy quyền của Công an cấp huyện.
2. Công an và Bảo hiểm xã hội cấp huyện tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến và xử lý theo thẩm quyền, đúng thời gian quy định.
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH - CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ - ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI
Điều 5. Hồ sơ Đăng ký khai sinh - cấp Thẻ bảo hiểm y tế - Đăng ký thường trú cho trẻ em dưới 6 tuổi
Người đi đăng ký phải nộp một (01) bộ hồ sơ, xuất trình các giấy tờ và nộp lệ phí đăng ký thường trú theo quy định hiện hành tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ em thường trú.
1. Giấy tờ phải xuất trình
a) Giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký khai sinh;
b) Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Trường hợp cán bộ Tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Hồ sơ phải nộp
a) Tờ khai đăng ký khai sinh;
b) Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực;
c) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
d) Giấy tờ kèm theo gồm:
- Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo mẹ: Hộ khẩu của mẹ (bản chính);
- Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo cha: Hộ khẩu của cha (bản chính);
- Trường hợp trẻ em đăng ký thường trú theo người nuôi dưỡng: Hộ khẩu của người nuôi dưỡng (bản chính) và các giấy tờ chứng minh theo Điểm d Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú; Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ - CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về cư trú.
Điều 6. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả
1. Tiếp nhận hồ sơ:
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu thông tin, cấp biên nhận hồ sơ, thu và cấp biên lai thu lệ phí đăng ký thường trú cho đương sự.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cấp Giấy khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Chuyển thông tin đến Bảo hiểm xã hội cấp huyện thông qua mạng điện tử: họ và tên trẻ em; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; địa chỉ thường trú của trẻ em; họ tên mẹ hoặc cha hoặc người nuôi dưỡng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
- Chuyển hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an cấp huyện: bản sao Giấy khai sinh của trẻ em và các giấy tờ kèm theo được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
c) Giải quyết hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội và Công an cấp huyện:
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin qua mạng điện tử do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bảo hiểm xã hội cấp huyện xử lý hồ sơ và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Công an cấp huyện xử lý hồ sơ và thực hiện đăng ký thường trú.
d) Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nêu tại Điểm c Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau:
- Chuyển hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện;
- Nhận kết quả: Thẻ bảo hiểm y tế và Sổ hộ khẩu tại Bảo hiểm xã hội và Công an cấp huyện.
Trong thời hạn mười một (11) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả: Giấy khai sinh, Thẻ bảo hiểm y tế và Hộ khẩu.
Mục 2. ĐĂNG KÝ KHAI SINH - CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI
Điều 7. Hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
Người đi đăng ký phải nộp một (01) bộ hồ sơ và xuất trình các giấy tờ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ em đăng ký tạm trú.
1. Giấy tờ phải xuất trình
a) Chứng minh nhân dân của người đi đăng ký khai sinh;
b) Sổ tạm trú của cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ em;
c) Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Hồ sơ phải nộp
a) Tờ khai đăng ký khai sinh;
b) Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Điều 8. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả
1. Tiếp nhận hồ sơ:
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu thông tin và cấp biên nhận cho người nộp hồ sơ.
a) Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho trẻ em ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển các thông tin đến Bảo hiểm xã hội cấp huyện thông qua mạng điện tử: họ và tên trẻ em; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; địa chỉ thường trú của trẻ em; họ tên mẹ hoặc cha hoặc người nuôi dưỡng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
c) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin qua mạng điện tử do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Bảo hiểm xã hội cấp huyện xử lý hồ sơ và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
d) Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nêu tại Điểm c Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau:
- Chuyển hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện;
- Nhận kết quả: Thẻ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Trong thời hạn chín (09) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả: Giấy khai sinh và Thẻ bảo hiểm y tế.
Mục 3. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ - XÓA ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ
Điều 9. Hồ sơ đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú
Người đi đăng ký phải nộp một (01) bộ hồ sơ và xuất trình các giấy tờ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người chết.
1. Giấy tờ phải xuất trình:
Chứng minh nhân dân của người đi đăng ký khai tử.
2. Giấy tờ phải nộp:
a) Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
c) Hộ khẩu (bản chính) có đăng ký thường trú của người chết.
Điều 10. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả
1. Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin, tiếp nhận hồ sơ và cấp biên nhận cho người nộp hồ sơ.
2. Trình tự giải quyết hồ sơ
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cấp Giấy chứng tử ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng tử; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ xóa đăng ký thường trú đến Công an cấp huyện: bản sao Giấy chứng tử; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Hộ khẩu (bản chính) có đăng ký thường trú của người chết.
c) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Công an cấp huyện xử lý hồ sơ và xóa đăng ký thường trú.
d) Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nêu tại Điểm c Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã nhận kết quả xóa đăng ký thường trú tại Công an cấp huyện.
3. Trả kết quả:
Trong thời hạn sáu (06) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả: Giấy chứng tử và Hộ khẩu.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Công khai đầy đủ, rõ ràng các thủ tục hành chính, niêm yết tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giấy tờ, hồ sơ, mức thu lệ phí và thời gian giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông được quy định tại Quy chế này.
2. Thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp; thông báo thường xuyên đến Khu phố, Tổ dân phố, Ấp và phổ biến rộng rãi để người dân dễ tiếp cận và thực hiện khi có nhu cầu.
3. Tiếp nhận các khiếu nại của cá nhân có liên quan trong thực hiện các thủ tục hành chính tại Quy chế này và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại.
4. Giải quyết khiếu nại của cá nhân và xử lý các vướng mắc liên quan đến đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
5. Bố trí cán bộ Tư pháp - hộ tịch thực hiện nhiệm vụ liên thông.
6. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện được giữ lại 80% lệ phí đăng ký thường trú thu được để phục vụ hoạt động liên thông; đối với Ủy ban nhân dân phường thuộc quận thì được giữ lại 70% lệ phí đăng ký thường trú thu được để phục vụ hoạt động liên thông.
Điều 12. Trách nhiệm của Công an cấp huyện
1. Thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu cá nhân bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ.
2. Xem xét, giải quyết việc đăng ký thường trú và xóa đăng ký thường trú theo quy định hiện hành và được quyền từ chối giải quyết nếu yêu cầu bổ sung hồ sơ không được đáp ứng.
3. Giải quyết khiếu nại của cá nhân và xử lý các vướng mắc liên quan đến đăng ký thường trú và xóa đăng ký thường trú.
4. Chỉ đạo Công an cấp xã trong việc phối hợp kiểm tra hồ sơ đăng ký và xóa đăng ký thường trú, tiếp nhận chuyển giao và nhận kết quả hồ sơ đăng ký và xóa đăng ký thường trú giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp huyện.
5. Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thu lệ phí đăng ký thường trú.
Điều 13. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội cấp huyện
1. Thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu cá nhân bổ sung nếu hồ sơ không hợp lệ.
2. Xem xét, giải quyết việc cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định hiện hành và được quyền từ chối giải quyết nếu yêu cầu bổ sung hồ sơ không được đáp ứng.
3. Giải quyết khiếu nại của cá nhân và xử lý các vướng mắc liên quan đến cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp huyện triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, giao Sở Tư pháp chủ trì, làm đầu mối tiếp nhận thông tin, phối hợp với Công an Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố và các cơ quan có liên quan để trao đổi, thống nhất và trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
- 1Quyết định 30/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện liên thông về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 46/2014/QĐ-UBND Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú cho trẻ em dưới 6 tuổi của tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
- 4Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 5Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 07/2013/QĐ-UBND
- 2Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
- 3Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 4Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Luật Cư trú 2006
- 3Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Luật bảo hiểm y tế 2008
- 8Nghị định 62/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- 9Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 56/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú
- 11Thông tư 52/2010/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú, Nghị định 107/2007/NĐ-CP và 56/2010/NĐ-CP về cư trú do Bộ Công an ban hành
- 12Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
- 13Quyết định 30/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện liên thông về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 14Quyết định 46/2014/QĐ-UBND Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú cho trẻ em dưới 6 tuổi của tỉnh Phú Yên
Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 07/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/01/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Hoàng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra