Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2012/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 27 tháng 4 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của liên Bộ: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 52/TTr-SGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về chế độ quản lý giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, Trường Chính trị tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm: Tiêu chuẩn, định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo, nhà khoa học được mời thỉnh giảng (sau đây gọi là giảng viên thỉnh giảng), hợp đồng thỉnh giảng, trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên thỉnh giảng, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc mời giảng viên thỉnh giảng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có nhà giáo, nhà khoa học được mời thỉnh giảng.
2. Văn bản này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; các nhà giáo, nhà khoa học đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoặc nhà giáo, nhà khoa học độc lập được mời đến giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Sơn La.
Điều 2. Thỉnh giảng và các hoạt động thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến giảng dạy tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Các hoạt động thỉnh giảng bao gồm:
a) Giảng dạy các môn học, các chuyên đề và hướng dẫn thực hành, thực tập, thí nghiệm theo các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đang áp dụng (gọi chung là giảng dạy các môn học);
b) Hướng dẫn sinh viên và học viên làm Đồ án tốt nghiệp, Luận văn và tham gia các Hội đồng chấm thi, chấm khoá luận, Đồ án tốt nghiệp, Luận văn (gọi chung là hướng dẫn và chấm Luận văn tốt nghiệp);
c) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo (gọi chung là biên soạn tài liệu giảng dạy).
1. Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc thu hút đội ngũ nhà giáo, nhà
khoa học trình độ cao tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Tạo điều kiện gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn, gắn kết giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở giáo dục khác, với viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức khác bên ngoài.
3. Tạo điều kiện để các giảng viên của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có điều kiện tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm của giảng viên thỉnh giảng và dành thời gian nghiên cứu khoa học.
Điều 4. Thực hiện chế độ thỉnh giảng
1. Khuyến khích thực hiện chế độ thỉnh giảng ở tất cả các môn học thuộc các chương trình đào tạo mà cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế về đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ).
2. Thực hiện chế độ thỉnh giảng ở các bộ môn của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đội ngũ giảng viên cơ hữu của bộ môn có tổng số giờ giảng dạy quy chuẩn vượt quá 2 lần tổng số giờ chuẩn định mức giảng dạy của bộ môn trong một năm học theo quy định của nhà trường;
b) Đối với các bộ môn đang quản lý ngành đào tạo mà chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ môn đang quản lý chuyên ngành đào tạo thạc sĩ;
c) Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của bộ môn ở dưới mức trung bình chung của nhà trường;
d) Môn học mới chưa có giảng viên dạy.
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện chế độ thỉnh giảng
1. Đảm bảo sự tự nguyện của nhà giáo, nhà khoa học trên cơ sở thỏa thuận và hợp tác.
2. Đảm bảo lợi ích của giảng viên thỉnh giảng, của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, của cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có nhà giáo, nhà khoa học đi thỉnh giảng.
3. Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC GIỜ CHUẨN CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG, HỢP ĐỒNG THỈNH GIẢNG
Điều 6. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng
Bảo đảm tiêu chuẩn chung tại Điều 3 của Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của liên Bộ: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 5 Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.
Nhà giáo, nhà khoa học tham gia thỉnh giảng phải có đủ các tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục với các yêu cầu cụ thể sau đây:
1. Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách tốt.
2. Về trình độ chuẩn được đào tạo.
a) Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giảng viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
b) Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, giảng viên thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
c) Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giảng viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
d) Đối với hoạt động hướng dẫn, tham gia chấm, Hội đồng chấm Đề án, khoá luận tốt nghiệp, tham gia Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
đ) Đối với hoạt động, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành thực tập theo các chương trình giáo dục, giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
e) Đối với hoạt động tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
- Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
- Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
- Có Đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
- Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
3. Về nghiên cứu khoa học:
Trong 3 năm gần nhất trong lĩnh vực liên quan đến môn học thỉnh giảng phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Có chức danh Phó Giáo sư hoặc Giáo sư (trừ một số môn học đặc thù chỉ cần người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ);
b) Có Đề tài nghiên cứu (cấp cơ sở trở lên) đã nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên và được áp dụng có hiệu quả;
c) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
4. Về nghiệp vụ sư phạm:
Người được mời thỉnh giảng thực hiện hoạt động giảng dạy các môn học theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 2 của Quy định này, phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Có ngoại ngữ trình độ B, C; tin học trình độ B, C trở lên (theo quy định tại Điều 4 Chương 2 của Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo).
5. Có đủ sức khoẻ để giảng dạy theo yêu cầu của môn học.
Điều 7. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng
1. Tổng số giờ chuẩn thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo, nhà khoa học đang làm việc ở cơ quan, tổ chức không vượt quá 1/3 số giờ định mức quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Liên Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tổng số giờ chuẩn thỉnh giảng trong một năm học của một nhà khoa học hoạt động độc lập không vượt quá 260 tiết đối với giảng viên cao cấp, 360 tiết đối với giảng viên chính, 460 tiết đối với giảng viên.
1. Trên cơ sở đề nghị của các các bộ môn, khoa, nhà trường ký kết hợp đồng thỉnh giảng trực tiếp với nhà giáo, nhà khoa học. Giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo tiêu chuẩn nghiệp vụ được quy định tại Điều 6 của Quy định này. Đối với nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, công chức (đảm bảo các tiêu chuẩn quy định) đang làm việc ở cơ quan, tổ chức thì phải có văn bản đồng ý của Thủ trưởng đơn vị và Quyết định của UBND tỉnh (Tờ trình trước khi gửi UBND tỉnh quyết định gửi qua Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định);
2. Cơ quan tổ chức có cán bộ công chức tham gia thỉnh giảng có trách nhiệm tạo điều kiện, bố trí thời gian cũng như các điều kiện khác phục vụ cho việc giảng dạy để giảng viên thỉnh giảng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Hợp đồng thỉnh giảng phải đảm bảo các nội dung theo Mẫu quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi kết thúc hợp đồng thỉnh giảng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Đối với các hợp đồng thỉnh giảng hoàn thành đúng yêu cầu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sẽ cấp giấy xác nhận hoàn thành nhiệm vụ thỉnh giảng cho giảng viên thỉnh giảng.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG
Điều 9. Trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng
1. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật.
2. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn và các quy định tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng các điều khoản của hợp đồng (quy chế về giảng dạy, thi cử, đánh giá kết quả học tập).
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên; tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
4. Giảng viên tham gia ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác phải hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị mình công tác, được sự đồng ý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và phải báo cáo với Thủ trưởng đơn vị về hợp đồng và kế hoạch thỉnh giảng.
5. Giảng viên thỉnh giảng đang làm việc ở doanh nghiệp có trách nhiệm tư vấn cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về việc sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp để phục vụ thực tập, giảng dạy và nghiên cứu; tạo điều kiện để sinh viên, học viên cao học tham gia đề tài nghiên cứu, hợp đồng chuyển giao công nghệ do mình chủ trì.
Điều 10. Chế độ và quyền lợi của giảng viên thỉnh giảng
1. Được hưởng thù lao thỉnh giảng theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (theo Quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành).
2. Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, tham gia nghiên cứu khoa học tại bộ môn, khoa quản lý.
3. Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ cung cấp các tài liệu, xác nhận hồ sơ xét các danh hiệu, chức danh, khen thưởng khi có thành tích đóng góp cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
4. Giảng viên thỉnh giảng được hưởng các chế độ căn cứ theo hợp đồng đã ký kết với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và theo các quy định của Nhà nước.
5. Giảng viên thỉnh giảng được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phương pháp sư phạm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đài thọ (nếu có); được xét bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành; được xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” khi có đủ các điều kiện theo quy định.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
1. Trên cơ sở kế hoạch đăng ký mời giảng viên thỉnh giảng của các Khoa/bộ môn, lập kế hoạch mời thỉnh giảng trong kế hoạch đào tạo năm học trình Hiệu trưởng quyết định.
2. Các Phòng, Khoa trình Hiệu trưởng để thông báo công khai nhu cầu thỉnh giảng, điều kiện và chế độ đối với giảng viên thỉnh giảng.
3. Trên cơ sở hồ sơ đăng ký thỉnh giảng giới thiệu của các Khoa, bộ môn, nhà trường lựa chọn các nhà giáo, nhà khoa học đáp ứng tiêu chuẩn và ký kết hợp đồng thỉnh giảng theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Quy định này.
4. Tạo điều kiện cho giảng viên thỉnh giảng thực hiện hợp đồng thỉnh giảng, sử dụng trang thiết bị thí nghiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
5. Các Khoa, bộ môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng (thông qua việc thăm dò sự hài lòng của người học đối với giảng viên sau khi kết thúc học phần).
6. Giải quyết các quyền của giảng viên thỉnh giảng theo quy định.
7. Cấp giấy xác nhận hoàn thành nhiệm vụ thỉnh giảng sau khi giảng viên thỉnh giảng hoàn thành nhiệm vụ.
8. Quản lý, lưu giữ hồ sơ thỉnh giảng bao gồm hợp đồng thỉnh giảng và các phụ lục, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy xác nhận hoàn thành nhiệm vụ thỉnh giảng theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động ký kết hợp đồng giảng viên thỉnh giảng đào tạo và xử lý sai phạm trong việc quản lý, sử dụng giáo viên thỉnh giảng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh về Quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.
Điều 13. Tổ chức và quản lý công tác thỉnh giảng
Các Khoa, bộ môn căn cứ Quy định này để lập kế hoạch mời giảng viên thỉnh giảng trình hiệu trưởng quyết định thông qua kế hoạch đào tạo hàng năm.
Căn cứ kế hoạch, các khoa, bộ môn liên hệ, tổng hợp hồ sơ và đề xuất cụ thể danh sách giảng viên thỉnh giảng; tập hợp đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều 6; cung cấp đầy đủ kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy của các học phần cho giảng viên thỉnh giảng.
Các phòng chức năng có liên quan tham mưu trình Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ký hợp đồng thỉnh giảng theo Mẫu quy định.
Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo dõi, kiểm tra tình hình và chất lượng của giảng viên thỉnh giảng; theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng và thanh lý theo hợp đồng theo đúng quy định./.
- 1Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế giảng viên kiêm chức do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định chế độ đối với giảng viên, báo cáo viên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3Quyết định 3046/2005/QĐ-UBND Quy chế tạm thời về xét tuyển giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Quyết định 59/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý giảng viên kiêm chức tỉnh Lào Cai
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế giảng viên kiêm chức do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 5Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định chế độ đối với giảng viên, báo cáo viên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 6Quyết định 3046/2005/QĐ-UBND Quy chế tạm thời về xét tuyển giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 7Thông tư liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Quyết định 59/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý giảng viên kiêm chức tỉnh Lào Cai
Quyết định 07/2012/QĐ-UBND quy định quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 07/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra