Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/QĐ-UBND | Thành phố Cao Lãnh, ngày 3 tháng 4 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Trưởng ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao (Bộ Xây dựng) về việc ban hành Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành Xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế cho Quyết định số 83/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Giao cho Giám đốc Sở Xây dựng (thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng) tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7/2009/QĐ-UBND ngày 3 tháng 4 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
1. Quy chế này quy định trình tự đăng ký, hồ sơ đăng ký và tiêu chuẩn xét công nhận các công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao.
2. Tiêu chuẩn xét khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích trong thực hiện thi công xây dựng công trình xây dựng và sản xuất sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng đạt chất lượng cao.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Các công trình xây dựng, sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng; các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Công nhận và khen thưởng các công trình xây dựng có đăng ký tham gia cuộc vận động đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng theo Quy chế này.
Trường hợp các công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng vừa đăng ký công trình chất lượng cao vừa đăng ký công trình thi đua theo kế hoạch thi đua của địa phương do Uỷ ban nhân dân Tỉnh hoặc Liên đoàn Lao động tỉnh phát động; nếu vừa đạt chất lượng, vừa đạt tiến độ thời gian đăng ký thi đua thì được khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Liên đoàn Lao động Tỉnh.
Điều 3. Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh
1. Uỷ ban nhân dân Tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng Tỉnh (gọi tắt Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh).
a) Thành phần Ban Chỉ đạo:
- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Trưởng ban.
- Lãnh đạo Sở Xây dựng, Phó Trưởng ban.
- Lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan, Uỷ viên.
- Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo:
+ Cán bộ, công chức Sở Xây dựng, Tổ trưởng.
+ Chuyên viên nghiên cứu lĩnh vực xây dựng cơ bản Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Tổ phó.
+ Cán bộ, công chức các sở, ban ngành có liên quan, Tổ viên.
b) Nhiệm vụ:
- Vận động các đơn vị, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tỉnh hưởng ứng và đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng.
- Tổ chức, đánh giá, đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao.
- Cơ quan tổng hợp tại địa phương giúp các đơn vị, cá nhân thực hiện đăng ký và gởi về thường trực Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao (Bộ Xây dựng) và báo cáo đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao và khen thưởng đơn vị, cá nhân theo quy định.
c) Sở Xây dựng là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức vận động, tiếp nhận các hồ sơ đăng ký; tổ chức kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị thi công trong quá trình thực hiện; dự thảo các văn bản đánh giá và đề xuất xét chọn công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao.
d) Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm chất lượng cao Tỉnh trích từ quỹ chất lượng của tỉnh do các doanh nghiệp đóng góp, ủng hộ.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành phố (gọi là cấp huyện) tổ chức bộ phận chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao cấp huyện chịu trách nhiệm:
a) Phát động thi đua và vận động các chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị sản xuất tham gia thi công xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao đối với các công trình, sản phẩm do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.
b) Tham gia với Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh trong quá trình đánh giá công nhận; kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện đối với các các công trình đăng ký chất lượng cao do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.
1. Thủ trưởng đơn vị thi công quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cơ sở.
2. Ban Chỉ đạo cơ sở chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và phát động thi đua tại công trình, đơn vị sản xuất sản phẩm xây dựng đăng ký chất lượng cao; tổ chức kiểm tra, kiểm soát ở mọi giai đoạn để công trình, sản phẩm xây dựng của đơn vị mình đảm bảo chất lượng.
3. Thành phần Ban Chỉ đạo cơ sở:
a) Trưởng ban là lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
b) Thường trực Ban Chỉ đạo là bộ phận chuyên môn kỹ thuật.
c) Uỷ viên là đại diện công đoàn, bộ phận kỹ thuật và Chỉ huy trưởng công trình đăng ký chất lượng cao hoặc Quản đốc phân xưởng sản xuất sản phẩm đăng ký chất lượng cao.
1. Đối với dự án nhiều hạng mục công trình có quy mô tương tự nhau: phải là một hạng mục công trình hoàn chỉnh.
2. Quy mô công trình:
a) Công trình dân dụng và công nghiệp nhẹ: Có chi phí xây dựng lớn hơn 2 tỷ đồng.
b) Công trình thủy lợi: Có chi phí xây dựng lớn hơn 7 tỷ đồng.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Có chi phí xây dựng lớn hơn 10 tỷ đồng.
d) Công trình giao thông, công trình điện: Có chi phí xây dựng lớn hơn 15 tỷ đồng.
đ) Trường hợp chi phí xây dựng thấp hơn mức trên nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam xem xét công nhận ở mức Bằng chất lượng cao hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh khen thưởng.
3. Công trình xây dựng phải được đăng ký tham gia cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng ngay từ khi khởi công xây dựng.
1. Hồ sơ đăng ký: Bản đăng ký công trình xây dựng chất lượng cao tham gia cuộc vận động đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng công trình xây dựng do đơn vị thi công lập (Phụ lục 1).
2. Hồ sơ đăng ký lập thành 02 bản gởi về thường trực Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh ngay từ khi khởi công xây dựng công trình; Ban Chỉ đạo sẽ xem xét và gởi 01 bộ hồ sơ về Thường trực Ban Chỉ đạo công trình chất lượng cao của Bộ Xây dựng (Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng).
Điều 7. Hồ sơ đề nghị công nhận đối với công trình xây dựng
1. Bản đăng ký công trình xây dựng chất lượng cao của đơn vị thi công xây dựng.
2. Công văn đề nghị xét duyệt công trình xây dựng đạt chất lượng cao của Ban Chỉ đạo cơ sở.
3. Báo cáo của đơn vị thi công về quy mô và kế hoạch đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng (Phụ lục 2).
4. Hồ sơ hệ thống đảm bảo chất lượng thi công xây dựng, gồm:
a) Kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình và các chỉ dẫn thực hiện.
b) Quy trình và biện pháp thi công (thiết kế thi công và tổ chức thi công).
c) Danh sách lực lượng quản lý chất lượng tại công trình, lực lượng công nhân có tay nghề và trang thiết bị tại công trình (kèm các văn bản liên quan - nếu có).
d) Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, hoàn thành giai đoạn xây lắp, biên bản chạy thử, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng.
đ) Các hồ sơ kỹ thuật đã thực hiện để chứng minh công trình xây dựng thoả mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của thiết kế:
- Danh mục bản vẽ hoàn công.
- Chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng, phiếu kết quả thí nghiệm của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị kỹ thuật và máy móc thiết bị thi công sử dụng trong công trình.
- Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún, biến dạng của công trình.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng, điện trở nối đất,...).
5. Biên bản thử các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ; các chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy, kiểm định môi trường, môi sinh do chủ đầu tư cung cấp (phù hợp quy định đối với từng loại công trình).
6. Bảng tự đánh giá chất lượng công trình theo thang điểm chi tiết đánh giá công trình xây dựng của Ban Chỉ đạo cơ sở (theo Điều 15 Quy chế này).
7. Ý kiến đánh giá của chủ đầu tư về chất lượng công trình xây dựng và bảng chấm điểm của chủ đầu tư.
8. Ảnh chụp tổng thể công trình cỡ (18 x 25)cm và 10 ảnh cỡ (10 x 15)cm chi tiết quá trình thi công, nội ngoại thất công trình; đĩa ghi lại quá trình thi công bằng hình ảnh hoặc phim; đặc biệt là các hình ảnh ghi lại các sáng kiến và áp dụng công nghệ mới do đơn vị thi công cung cấp.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân
1. Công văn đề nghị xét khen thưởng đơn vị, cá nhân của Ban Chỉ đạo cơ sở và Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh.
2. Báo cáo của đơn vị được đề nghị khen thưởng (Phụ lục 3).
3. Bản sao các hình thức công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng.
4. Quyết định của đơn vị phân công cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
1. Sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng thuộc các thành phần kinh tế trong Tỉnh đều được quyền đăng ký thi đua sản xuất chất lượng cao hưởng ứng cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng do Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng Tỉnh phát động.
2. Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng:
a) Những sản phẩm có số lượng sản xuất lớn.
b) Sản phẩm đơn chiếc phải có giá trị lớn.
c) Sản phẩm sản xuất hàng loạt không giới hạn giá thành sản phẩm.
1. Hồ sơ đăng ký: Bản đăng ký sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng chất lượng cao tham gia cuộc vận động đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng công trình xây dựng do đơn vị sản xuất sản phẩm lập (Phụ lục 4).
2. Hồ sơ đăng ký lập thành 03 bản gởi về thường trực Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh; Ban Chỉ đạo sẽ xem xét và gởi 01 bộ hồ sơ về Thường trực Ban Chỉ đạo công trình chất lượng cao của Bộ Xây dựng (Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng); 01 bộ hồ sơ về Vụ Vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị công nhận đối với sản phẩm xây dựng
1. Bản đăng ký sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng chất lượng cao tham gia cuộc vận động đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng công trình xây dựng do đơn vị sản xuất sản phẩm lập (Phụ lục 4).
2. Công văn đề nghị xét duyệt sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của Ban Chỉ đạo cơ sở.
3. Báo cáo của đơn vị sản xuất về mục tiêu và chính sách chất lượng, kế hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm (khuyến khích các đơn vị có chứng chỉ ISO).
4. Bảng tự đánh giá chất lượng sản phẩm xây dựng theo thang điểm chuẩn (theo Điều 20 Quy chế này).
5. Các tài liệu, hồ sơ xác định tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với các mức chỉ tiêu chất lượng đăng ký. Các kết quả kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý chất lượng xác định phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và không bị khách hàng khiếu nại về mức không đạt tiêu chuẩn đăng ký.
6. Đĩa ghi quá trình sản xuất, ảnh chụp sản phẩm.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân
1. Công văn đề nghị xét khen thưởng đơn vị, cá nhân của Ban Chỉ đạo cơ sở.
2. Báo cáo của đơn vị được đề nghị khen thưởng (Phụ lục 3).
3. Bản sao các hình thức công nhận công trình xây dựng đạt chất lượng.
4. Quyết định của đơn vị phân công cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
CÁC TIÊU CHUẨN XÉT CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Để xét công nhận công trình đạt chất lượng cao: Công trình có giá trị dự toán được duyệt theo Điều 6 Quy chế này.
2. Công trình xây dựng đã đăng ký tham gia cuộc vận động đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng công trình ngay từ khi khởi công và được đánh giá sau khi đã đưa vào khai thác sử dụng từ 6 tháng trở lên.
3. Công trình xây dựng triển khai đúng các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quy định về quản lý chất lượng công trình; thi công đúng thiết kế được duyệt, đúng tiến độ xây dựng; đảm bảo an toàn công trình, an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ.
4. Đối với hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp thi công xây dựng:
a) Có hệ thống đảm bảo chất lượng và lập kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình.
b) Chỉ đạo, điều hành đảm bảo tiến độ thi công.
c) Nhân lực tại công trường phù hợp với hồ sơ dự thầu, phù hợp yêu cầu của công trình.
d) Có kế hoạch, quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ và của thầu phụ (nếu có).
đ) Thiết bị thi công phù hợp với hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn phục vụ thi công. Cơ sở vật chất phục vụ thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
e) Có bộ phận nghiên cứu thiết kế nhằm phát hiện và đề nghị sửa đổi những chỗ chưa hợp lý trong thiết kế.
g) Lập thiết kế thi công và tổ chức thi công.
h) Vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và được bảo quản tốt.
i) Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng và các đầu vào khác.
k) Thực hiện công tác nghiệm thu theo quy định.
5. Đối với chất lượng công trình xây dựng hoàn thành:
Sau khi công trình đã đưa vào khai thác sử dụng sẽ đánh giá chất lượng công trình hoàn thành tại hiện trường về các mặt: kiến trúc, kết cấu và trang thiết bị lắp đặt vào công trình so với thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
6. Đối với hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng công trình.
Đánh giá tình trạng hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng công trình đã lập so với các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7. Khai thác sử dụng.
Đánh giá sự phù hợp với thiết kế khi đưa công trình vào khai thác sử dụng và đánh giá khai thác sử dụng công trình đúng với công năng thiết kế, giữ gìn tuổi thọ và chống xuống cấp công trình.
Điều 14. Phương pháp đánh giá và bảng thang điểm chi tiết đánh giá công trình xây dựng
1. Phương pháp đánh giá và bảng thang điểm chi tiết đánh giá công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Phụ lục 5 của Quy chế này.
2. Ban Chỉ đạo cơ sở, chủ đầu tư, Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh căn cứ vào phương pháp đánh giá, bảng thang điểm chi tiết và tình hình thực tế xây dựng để tổ chức đánh giá.
Điều 15. Tiêu chuẩn xét công nhận đối với công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng nếu đạt 85 - 100 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Bộ Xây dựng công nhận mức Huy chương vàng chất lượng cao theo Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Trưởng ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao (Bộ Xây dựng).
2. Công trình xây dựng nếu đạt 80 - 85 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Bộ Xây dựng công nhận mức Bằng chất lượng cao theo Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Trưởng ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao (Bộ Xây dựng).
Điều 16. Tiêu chuẩn xét khen thưởng đối với các đơn vị
1. Đơn vị thi công xây dựng thực hiện một công trình xây dựng đạt 75 - 100 điểm thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen.
2. Đơn vị thi công xây dựng có tối thiểu 03 công trình được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao trong 01 năm và liên tục trong 02 năm liền có công trình được công nhận đạt chất lượng cao thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam công nhận Cờ đơn vị đảm bảo chất lượng. Nếu có ít nhất 2 công trình được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao thì được xem xét tặng Bằng khen.
3. Ban Quản lý dự án (trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án) và chủ đầu tư có công trình xây dựng đạt chất lượng cao thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen hoặc đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng Bằng khen.
Điều 17. Tiêu chuẩn xét khen thưởng đối với cá nhân thuộc đơn vị thi công
1. Chỉ huy trưởng công trường thực hiện công trình xây dựng đạt chất lượng cao thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen.
2. Chỉ huy trưởng công trường thực hiện công trình xây dựng được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh sẽ xem xét và đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng Bằng khen.
3. Đối với cá nhân khác tham gia ít nhất 02 công trình được công nhận đạt Bằng chất lượng cao và có sáng kiến cải tiến sẽ được Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng Bằng khen.
CÁC TIÊU CHUẨN XÉT CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XÂY DỰNG
Sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng đạt chất lượng cao ngành xây dựng là sản phẩm đạt các yêu cầu sau:
1. Sản phẩm được đăng ký hoặc tự công bố theo các tiêu chuẩn hiện hành.
2. Sản phẩm được triển khai sản xuất theo hệ quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế ISO 9000.
3. Sản phẩm có đầy đủ hồ sơ xác định tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với các mức chỉ tiêu chất lượng đăng ký.
4. Sản phẩm có các chỉ tiêu kinh tế ưu việt (sử dụng định mức vật tư trong sản xuất, hạ giá thành v.v..) so với năm trước năm đăng ký.
5. Các kết quả kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm của các cơ quan quản lý chất lượng xác định tính phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và không bị khách hàng khiếu nại về mức chất lượng.
Điều 19. Phương pháp đánh giá và bảng thang điểm chi tiết đánh giá sản phẩm xây dựng
1. Phương pháp đánh giá và bảng thang điểm chi tiết đánh giá công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Phụ lục 6 của Quy chế này.
2. Ban Chỉ đạo cơ sở, chủ đầu tư, Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh căn cứ vào phương pháp đánh giá, bảng thang điểm chi tiết và tình hình thực tế xây dựng để tổ chức đánh giá.
Điều 20. Tiêu chuẩn xét công nhận đối với sản phẩm xây dựng
1. Sản phẩm xây dựng nếu đạt 185 - 200 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Bộ Xây dựng công nhận mức Huy chương vàng chất lượng cao theo Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Trưởng ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao (Bộ Xây dựng).
2. Sản phẩm xây dựng nếu đạt 165 - 184 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Bộ Xây dựng công nhận mức Bằng chất lượng cao theo Quyết định số 1547/QĐ-BCĐ ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Trưởng ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao (Bộ Xây dựng).
Điều 21. Tiêu chuẩn xét khen thưởng đối với đơn vị sản xuất
1. Đơn vị sản xuất thực hiện một sản phẩm xây dựng đạt 150 - 200 điểm thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen.
2. Đơn vị sản xuất có sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao liên tục 2 năm; có phong trào thi đua sản xuất đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm; đơn vị có sơ kết, tổng kết hàng năm về công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm; không có tai nạn lao động nghiêm trọng trong sản xuất thì Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng Cờ đảm bảo chất lượng. Nếu có ít nhất 1 sản phẩm được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao thì được xem xét tặng Bằng khen.
Điều 22. Tiêu chuẩn xét khen thưởng đối với cá nhân thuộc đơn vị sản xuất
1. Cá nhân thoả mãn các tiêu chuẩn sau sẽ được Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen:
a) Tích cực tham gia sản xuất sản phẩm xây dựng đạt 150 - 200 điểm hoặc có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua chất lượng cao của đơn vị.
b) Trong năm không có vi phạm kỹ thuật trong quy trình sản xuất sản phẩm.
c) Đảm bảo năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu so với định mức quy định.
d) Đảm bảo an toàn trong sản xuất.
2. Nếu cá nhân thoả mãn các tiêu chuẩn tại khoản 1 và có sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao được Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh xem xét và đề nghị Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng Bằng khen.
Điều 23. Thời gian xét khen thưởng
1. Công trình xây dựng; đơn vị, cá nhân tham gia được xét công nhận, khen thưởng hàng năm.
2. Thời gian thẩm định, xét duyệt: Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất.
Quỹ khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, sự đóng góp của các doanh nghiệp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng.
Đơn vị được tặng các hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, được sử dụng biểu tượng của các hình thức khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.
Tên đơn vị đăng ký | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày tháng năm 200…. |
ĐĂNG KÝ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO.
(Theo quy chế vận động và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành Xây dựng 2006-2010).
Tên công trình xây dựng:
Địa điểm xây dựng:
Đơn vị đăng ký:
Địa chỉ:
Địa chỉ liên lạc làm việc: Điện thoại:
Chủ đầu tư: Điện thoại:
Ngày khởi công xây dựng:
Ngày hoàn thành công trình:
Giá trị dự toán xây lắp:
Ngày đề nghị phúc tra để xét duyệt công nhận chất lượng cao: (dự kiến).
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Tên đơn vị đăng ký | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày tháng năm 200…. |
BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ QUY MÔ VÀ KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH.
1. Tên công trình xây dựng:
2. Hạng mục:
3. Tổng kinh phí đầu tư (xây dựng, thiết bị công nghệ):
4. Nguồn vốn:
5. Quy mô công trình:
6. Tiến độ thi công:
- Thời gian khởi công:
- Thời gian hoàn thành:
7. Chủ đầu tư: Hình thức quản lý dự án:
8. Tổ chức thiết kế:
9. Tổ chức tư vấn giám sát:
10. Tổ chức thi công: Phương thức giao nhận thầu:
11.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình:
Nhà thầu phải đảm bảo chất lượng công tác thi công xây lắp của mình thông qua một hệ thống có năng lực kiểm soát chặt chẽ chất lượng nội bộ, trong báo cáo yêu cầu nhà thầu phải mô tả được hệ thống đảm bảo chất lượng, các công tác tối thiểu kiểm tra hệ thống này gồm:
a) Sơ đồ tổ chức của đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng của nhà thầu:
Tuỳ theo quy mô của công trình đảm nhận, nhà thầu phải tổ chức một đội ngũ cán bộ giám sát tương ứng với khả năng đảm nhận phạm vi bao trùm tất cả các công đoạn liên quan tới chất lượng cuối cùng của công tác thi công.
b) Năng lực chuyên môn của đội ngũ đảm bảo chất lượng:
Nghiên cứu kỹ thiết kế nhằm phát hiện kịp thời những chỗ chưa hợp lý trong thiết kế để đề nghị sửa đổi, hạn chế thấp nhất những phát sinh trong quá trình thi công do thiết kế không phù hợp.
Để có thể phát hiện và ngăn chặn các sai sót kịp thời trong quá trình thi công, đội ngũ đảm bảo chất lượng phải là những người có đủ năng lực kinh nghiệm và trình độ chuyên môn về các lĩnh vực liên quan tới phạm vi thi công của nhà thầu. Đội ngũ này phải có quy trình theo dõi và kiểm soát chất lượng căn cứ vào yêu cầu của thiết kế và chủ đầu tư.
c) Hồ sơ hệ thống đảm bảo chất lượng - yêu cầu báo cáo phải nêu rõ:
- Kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình và các chỉ dẫn thực hiện.
- Quy trình và biện pháp thi công.
- Lực lượng quản lý chất lượng tại công trình và trình độ tay nghề công nhân.
- Trang thiết bị tại công trình: cần nêu rõ các thiết bị sử dụng để thi công xây lắp về số lượng, chất lượng.
- Chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình, có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, phiếu kiểm tra chất lượng.
- Chứng chỉ các vật liệu, thiết bị kỹ thuật điện nước, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
- Tài liệu thí nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm xây dựng theo quy định trong quá trình xây dựng công trình.
Ngoài các hồ sơ phục vụ cho quá trình thi công xây lắp đã nói ở trên, nhà thầu cần phải báo cáo các văn bản tài liệu kiểm soát chất lượng theo các quy định hiện hành để khẳng định rằng các sản phẩm do mình làm ra là đảm bảo chất lượng, mọi công đoạn thực hiện đều được kiểm soát chất lượng ở mức cao nhất, hệ thống này gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau:
- Sổ tay chất lượng dự án
- Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
- Quy trình kiểm soát các sai sót và khắc phục, phòng ngừa sai sót
- Quy trình nghiệm thu, bàn giao
- Quy trình mua sắm vật tư, thiết bị
- Quy trình kiểm soát nhà thầu phụ
- Quy trình kiểm soát đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên công trường.
11.2. Danh mục các tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu sử dụng cho công trình.
11.3. Các tài liệu giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn giám sát, tổ chức thiết kế.
11.4. Tổ chức quan trắc, đo đạc biến dạng công trình trong thời gian xây dựng: đo lún, đo biến dạng, mực nước ngầm.
11.5. Công tác nghiệm thu.
- Nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đầy đủ theo đúng quy định hiện hành để phục vụ cho nghiệm thu và lưu trữ.
11.6. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
11.7. An toàn lao động.
11.8. Tín nhiệm khách hàng.
12. Đánh giá chung về chất lượng công trình.
- Chất lượng công trình so với thiết kế được duyệt.
- Chất lượng chạy thử công nghệ.
- Điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ công trình: Cấp điện, nước, giao thông.
13. Kết luận.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Tên đơn vị đăng ký | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày tháng năm 200…. |
BÁO CÁO CỦA ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
CHO TẬP THỂ, CÁ NHÂN
1.Đơn vị/ cá nhân:
- Địa chỉ:
- Điện thoại/Fax:
2. Tên công trình/ sản phẩm thiết kế đã được khen thưởng:
STT | Tên công trình | Chủ đầu tư | Hình thức đã khen thưởng | Đơn vị tham gia | Cá nhân tham gia |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
3. Đề nghị hình thức khen thưởng.
- Đơn vị:
- Cá nhân:
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
….., ngày tháng năm 200…..
ĐĂNG KÝ
SẢN PHẨM CƠ KHÍ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
(Theo Quy chế vận động và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng 2006 - 2010)
Tên sản phẩm cơ khí, tên vật liệu xây dựng:
Địa điểm sản xuất:
Đơn vị đăng ký:
Địa chỉ: Điện thoại:
Đại diện liên lạc làm việc: Điện thoại:
Chủ đầu tư:
Ngày đề nghị phúc tra để xét duyệt công nhận chất lượng cao (dự kiến):
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
THANG ĐIỂM CHI TIẾT
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
I. Phương pháp đánh giá:
1. Đánh giá trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
2. Kinh nghiệm của chuyên gia kỹ thuật và phương pháp trực quan để xem xét hiện trường.
II. Nội dung đánh giá:
1. Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
2. Đánh giá chất lượng công trình đã đưa vào khai thác sử dụng và chấm dứt thời gian bảo hành.
3. Đánh giá hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng thi công xây dựng.
4. Đánh giá sự phù hợp của thiết kế qua khai thác sử dụng và việc khai thác sử dụng công trình đúng với công năng thiết kế.
III. Cơ cấu các yêu cầu đánh giá chất lượng công trình xây dựng:
TT | Yêu cầu, nội dung | Tỷ trọng (%) |
1 | Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp tại hiện trường. | A=40 |
2 | Đánh giá chất lượng công trình cụ thể qua phúc tra cuối cùng sau khi đã nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng và đã chấm dứt thời gian bảo hành. | B=40 |
3 | Đánh giá qua hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng thi công xây dựng. | C=10 |
4 | Đánh giá sự phù hợp qua khai thác sử dụng công trình đúng với công năng thiết kế. | D=10 |
IV. Đánh giá chi tiết:
A. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
TT | Nội dung | Tỷ trọng (%) | Điểm tối đa |
1 | Có hệ thống đảm bảo chất lượng và kế hoạch chất lượng công trình xây dựng. | 10 |
|
| 1.1. Có chứng chỉ ISO 9000 |
| A11=5 |
| - Có chứng chỉ ISO 9000. |
| 5 |
| - Đang xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng. |
| 2 |
| - Chưa xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng. |
| 0 |
| 1.2. Có kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình. |
| A12=5 |
| - Bảng kế hoạch đảm bảo chất lượng. |
| 2 |
| - Mục tiêu và chính sách chất lượng. |
| 1 |
| - Danh mục tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu sử dụng cho công trình. |
| 1 |
| - Hướng dẫn thực hiện. |
| 1 |
2 | Công tác chỉ đạo và chế độ trách nhiệm của lãnh đạo đối với việc đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công. | 10 |
|
| 2.1. Bộ máy điều hành công trường hoạt động hiệu quả, chỉ đạo của doanh nghiệp thường xuyên và sát thực tế hiện trường. |
| A21=5 |
| - Chế độ quy định trách nhiệm. |
| 1 |
| - Chế độ chỉ đạo thực hiện. |
| 2 |
| - Chế độ kiểm tra quá trình thực hiện. |
| 2 |
| 2.2. Tiến độ thi công. |
| A22=5 |
| - Tiến độ thi công đảm bảo hợp đồng đã ký. |
| 5 |
| - Kéo dài tiến độ, có lý do được chủ đầu tư chấp thuận. |
| 3 |
| - Kéo dài tiến độ, lý do không được chủ đầu tư chấp thuận. |
| 0 |
| 2.3. Chậm tiến độ quá 150% thời gian. |
| Không xét |
3 | Năng lực của cán bộ và công nhân phù hợp hồ sơ dự thầu và yêu cầu của công trình, có chứng chỉ đủ điều kiện làm việc của các loại thợ chuyên môn chủ yếu. | 10 |
|
| 3.1. Năng lực của cán bộ chủ chốt phù hợp. |
| A31=5 |
| - Chỉ huy trưởng công trường. |
| 2 |
| - Cán bộ kỹ thuật thi công. |
| 2 |
| - Cán bộ phụ trách an toàn. |
| 1 |
| 3.2. Các loại thợ chuyên môn chủ yếu có chứng chỉ phù hợp. |
| A32=5 |
| - Đầy đủ. |
| 5 |
| - Chỉ có trên 50%. |
| 3 |
| - Không đầy đủ. |
| 0 |
4 | Thầu phụ phù hợp yêu cầu và chế độ quản lý đối với thầu phụ đáp ứng yêu cầu chất lượng công trình. (Nếu có thầu phụ thì chấm theo 4.1, nếu không có thầu phụ thì chấm theo 4.2) | 10 |
|
| 4.1. Thầu phụ. |
| A41a=10 |
| - Trình độ của thầu phụ. |
|
|
| + Trình độ cán bộ quản lý. |
| 2 |
| + Tay nghề công nhân. |
| 2 |
| + Thiết bị. |
| 1 |
| - Quản lý của thầu phụ. |
|
|
| + Hệ thống quản lý chất lượng của thầu phụ. |
| 1 |
| + Kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình. |
| 1 |
| + Công tác chỉ đạo điều hành tại công trình. |
| 1 |
| + Tiến độ thi công. |
| 1 |
| + Nghiệm thu nội bộ. |
| 1 |
| 4.2. Không có thầu phụ, doanh nghiệp tự làm và có kế hoạch, quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ. |
| A42b=10 |
| - Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ. |
| 4 |
| - Quy trình kiểm soát các sai sót và khắc phục, phòng ngừa sai sót. |
| 3 |
| - Quy trình nghiệm thu, bàn giao. |
| 3 |
5 | Trang thiết bị thi công, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ thi công phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình và hồ sơ dự thầu. | 10 |
|
| 5.1. Trang thiết bị thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, hồ sơ dự thầu. |
| A51=5 |
| - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. |
| 2 |
| - Phù hợp hồ sơ dự thầu. |
| 1 |
| - Giấy phép sử dụng thiết bị có yêu cầu an toàn.(*) |
| 2 |
| 5.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ thi công đảm bảo môi trường sạch sẽ, an toàn. |
| A52=5 |
| - Kho chứa vật tư. |
| 2 |
| - Lán trại cho công nhân. |
| 2 |
| - Khu vệ sinh tạm thời. |
| 1 |
6 | Nghiên cứu kỹ thiết kế, phát hiện kịp thời đề nghị sửa đổi những chỗ chưa hợp lý trong thiết kế. | 10 |
|
| 6.1. Có khiếm khuyết do thiết kế, nhưng không được phát hiện trước khi thi công. |
| A61= 0 |
| 6.2. Khiếm khuyết của thiết kế được phát hiện và khắc phục kịp thời trước khi thi công. |
| A62=10 |
7 | Thiết kế giải pháp, thiết kế tổ chức thi công, đảm bảo trình tự, an toàn, chất lượng, môi trường và phòng ngừa sự cố. | 10 |
|
| 7.1. Đầy đủ thiết kế thi công và tổ chức thi công. |
| A71=10 |
| 7.2. Có thiết kế giải pháp và tổ chức thi công nhưng chưa đầy đủ. |
| A72=0 |
| 7.3. Có sự cố gây tai nạn chết người. |
| Không xét |
8 | Mua sắm vật tư, thiết bị công trình phù hợp yêu cầu kỹ thuật của công trình. Cất giữ và quản lý vật liệu, thiết bị công trình ở hiện trường đảm bảo với yêu cầu xây lắp. | 10 |
|
| 8.1. Vật tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. |
| A81=4 |
| 8.2. Thiết bị lắp, thử đáp ứng quy định. |
| A82=3 |
| 8.3. Bảo quản tốt vật tư, thiết bị ở hiện trường. |
| A83=3 |
9 | Chế độ thí nghiệm xác nhận chất lượng công trình theo đúng quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. | 10 |
|
| 9.1. Thí nghiệm đầy đủ theo quy định. |
| A91=10 |
| 9.2. Thí nghiệm không đầy đủ theo quy định. |
| A92=0 |
| 9.3. Không có thí nghiệm hoặc thí nghiệm không đầy đủ để đảm bảo đánh giá chất lượng. |
| Không xét |
10 | Công tác nghiệm thu đúng quy định hiện hành. Mọi khiếm khuyết, sự cố trong thi công đều được đơn vị thi công khắc phục triệt để trước khi đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. | 10 |
|
| 10.1. Nghiệm thu công việc. |
| A101=3 |
| 10.2. Nghiệm thu bộ phận, giai đoạn TCXD. |
| A102=3 |
| 10.3. Nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. |
| A103=4 |
| 10.4. Không nghiệm thu theo quy định. |
| Không xét |
B. Đánh giá chất lượng sản phẩm hoàn thành tại hiện trường.
TT | Nội dung kiểm tra | Tỷ trọng (%) | Điểm tối đa |
1 | Kiến trúc. | 40 |
|
1.1. Tường ngoài. |
| B11=4 | |
1.2. Tường trong. |
| B12=4 | |
1.3. Trần. |
| B13=4 | |
1.4. Nền. |
| B14=4 | |
1.5. Mái. |
| B15=4 | |
1.6. Khe biến dạng. |
| B16=4 | |
1.7. Cầu thang, lan can. |
| B17=4 | |
1.8. Cửa đi, cửa sổ. |
| B18=4 | |
1.9. Ống thoát nước mưa, chống sét. |
| B19=4 | |
1.10. Ngoài nhà, sân, hàng rào, rãnh. |
| B110=4 | |
2 | Kết cấu. | 40 |
|
2.1. Tình trạng lún của nền và móng. |
| B21=8 | |
2.2. Nứt khối xây bao che. |
| B22=8 | |
2.3. Nứt kết cấu chịu lực. |
| B23=8 | |
2.4. Biến dạng. |
| B24=8 | |
2.5. Thấm, dột, đọng nước. |
| B25=8 | |
3 | Trang thiết bị. | 20 |
|
3.1. Điện. |
| B31=4 | |
3.2. Cấp nước. |
| B32=4 | |
3.3. Thoát nước. |
| B33=4 | |
3.4. Thông tin, viễn thông. |
| B34=4 | |
3.5. Thang máy. |
| B35=4 |
Phương pháp trực quan (kiểm tra bằng mắt):
Biện pháp kiểm tra bằng mắt là sử dụng kinh nghiệm, tri thức kỹ thuật, có thể nói là dùng cảm giác trực quan.
+ Xem: là dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra bằng giải mã mặt ở bên ngoài theo kinh nghiệm.
+ Sờ mó: là kiểm tra bằng cảm giác của tay, chủ yếu dùng để kiểm tra cho số hạng mục đất, cát, đá, hoàn thiện..
+ Gõ: là dùng công cụ tiến hành kiểm tra bằng cảm giác âm thanh, thông qua âm thanh xác định có bị bộp không.
+ Soi: dùng kính phản xạ hoặc đèn chiếu để kiểm tra độ phẳng của tường, trần.
C. Đánh giá tình trạng hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng của công trình.
TT | Nội dung | Tỷ trọng (%) | Điểm tối đa |
1 | Tài liệu phần kiến trúc, kết cấu. | 80 |
|
1.1. Hồ sơ đo đạc, định vị và hoàn công công trình. |
| C11=10 | |
1.2. Hồ sơ, biên bản liên quan đến thiết kế và sửa đổi thiết kế. |
| C12=10 | |
1.3. Hồ sơ tài liệu liên quan đến chứng chỉ xuất xưởng vật liệu, cấu kiện và kiểm định lại. |
| C13=10 | |
1.4. Hồ sơ liên quan đến thí nghiệm hiện trường kiểm định nền móng và kết cấu. |
| C14=10 | |
1.5. Hồ sơ về khiếm khuyết, sự cố và khắc phục. |
| C15=10 | |
1.6. Tài liệu liên quan sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới. |
| C16=10 | |
1.7. Các tài liệu, biên bản khác theo dõi, xử lý trong quá trình thi công. |
| C17=10 | |
1.8. Công tác nghiệm thu phần xây lắp bao gồm hồ sơ nghiệm thu và tài liệu đảm bảo chất lượng. |
| C18=10 | |
2 | Tài liệu phần lắp đặt và thử thiết bị. | 20 |
|
2.1. Hồ sơ, biên bản liên quan đến thiết kế và sửa đổi thiết kế phần thiết bị. |
| C21=4 | |
2.2. Hồ sơ tài liệu liên quan đến chứng chỉ xuất xưởng các thiết bị và kiểm định lại. |
| C22=4 | |
2.3. Biên bản lắp đặt và chạy thử. |
| C23=4 | |
2.4. Các tài liệu, biên bản khác theo dõi, xử lý trong quá trình thi công phần lắp đặt thiết bị. |
| C24=4 | |
2.5. Công tác nghiệm thu phần thiết bị gồm hồ sơ nghiệm thu và tài liệu đảm bảo chất lượng. |
| C25=4 |
D. Đánh giá sự phù hợp của thiết kế và khai thác sử dụng đúng công năng của thiết kế.
TT | Nội dung | Tỷ trọng (%) | Điểm tối đa |
1 | Sự phù hợp của thiết kế khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. | 50 |
|
1.1. Hợp lý về bố trí mặt bằng, mặt đứng; Hình khối và công năng phù hợp. |
| D11=10 | |
1.2. Kiến trúc hài hoà với công trình, môi trường xung quanh. |
| D12=10 | |
1.3. Đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. |
| D13=10 | |
1.4. Thuận tiện giao thông nội bộ, âm thanh, ánh sáng, môi trường trong công trình đảm bảo tốt phù hợp với thiết kế được duyệt. |
| D14=10 | |
1.5. Các vấn đề khác liên quan thiết kế. |
| D15=10 | |
2 | Khai thác sử dụng đúng công năng thiết kế, giữ gìn tuổi thọ và chống xuống cấp công trình. | 50 |
|
| 2.1. Khai thác các khu vực chức năng đúng thiết kế. |
| D21=10 |
| 2.2. Không phải cơi nới ngay sau khi xây dựng. |
| D22=10 |
| 2.3. Không phải bổ sung ngăn chia nội bộ khác với thiết kế ban đầu. |
| D23=10 |
| 2.4. Bảo quản, giữ gìn môi trường tốt. |
| D24=10 |
| 2.5. Các vấn đề khác liên quan chống xuống cấp công trình (bảo trì công trình). |
| D25=10 |
5. Cách tính điểm tổng thể đánh giá chất lượng công trình.
Điểm chất lượng công trình (ký hiệu K) được tính:
K = (a11+a12+a21+...+a102+a103) x 40%+
[(b11+b12+…+b110)+(b21+b22+…+b25)+(b31+b32+…+b35)] x40%+
[(c11+c12+…+c18) + (c21+c22+…+c25)] x10%+
[(d11+d12+…+d15) + (d21+d22+…+d25)] x10%
Điểm cao nhất K = 100
6. Giới hạn khen thưởng:
- Nếu đạt 75 - 100 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét khen thưởng cho đơn vị thi công.
- Nếu đạt 80 - 85 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Tiểu ban công trình kiểm tra để đề nghị Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Bằng chất lượng cao.
- Nếu đạt 86 - 100 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Tiểu ban công trình kiểm tra để đề nghị Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Huy chương vàng chất lượng.
THANG ĐIỂM CHI TIẾT
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM XÂY DỰNG.
TT | Nội dung | Điểm chấm |
1 | Tiêu chuẩn 1: Cơ sở có đăng ký chất lượng hoặc tự công bố CLSP (10 điểm là cao nhất). | 10 |
| 1.1. Cơ sở đã hoàn thành tiêu chuẩn 1. | 10 |
| 1.2. Cơ sở đang hoàn thành dở dang tiêu chuẩn 1. | 5 |
| 1.3. Cơ sở chưa tiến hành đăng ký, chưa công bố CLSP. | 0 |
2 | Tiêu chuẩn 2: Quản lý chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000 (80 điểm là cao nhất) | 80 |
2.1 | 2.1.1. Cơ sở có xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng cho giai đoạn 2006 – 2010. | 10 |
| 2.1.2. Cơ sở đang soạn thảo xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng cho giai đoạn 2006 – 2010. | 5 |
| 2.1.3. Cơ sở chưa xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng. | 0 |
2.2 | 2.2.1. Cơ sở đã xây dựng đầy đủ hệ thống hồ sơ văn bản quản lý kỹ thuật sản xuất, bao gồm: - Kế hoạch mức chất lượng và số lượng. - Hồ sơ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. - Hồ sơ định mức kỹ thuật sản xuất. - Hồ sơ phương pháp kiểm tra, nghiệm thu. - Hồ sơ an toàn và vệ sinh môi trường sản xuất và thường xuyên soát xét hoàn thiện văn bản, hồ sơ. | 20 |
| 2.2.2. Cơ sở đã xây dựng đầy đủ song chưa thường xuyên soát xét hoàn thiện văn bản. | 15-18 |
| 2.2.3. Cơ sở xây dựng gần đầy đủ các loại hồ sơ trên (làm thiếu, phải bổ sung.v.v…). | 10 |
| 2.2.4. Cơ sở thiếu nghiêm trọng các hồ sơ. | 0 |
2.3 | 2.3.1. Cơ sở đã xây dựng tổ chức hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất gồm: - Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. - Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất (các công đoạn). - Kiểm tra nghiệm thu, xuất xưởng (Hệ KCS, hệ thốn hoạt động tốt, có hiệu quả cao). | 15 |
| 2.3.2. Cơ sở có tổ chức hệ thống theo dõi quản lý chất lượng, kiểm tra quá trình sản xuất, hiệu quả hạn chế. | 10-13 |
| 2.3.3. Hệ thống quản lý, chưa hình thành tổ chức rõ rệt, chưa đủ khả năng quản lý kiểm tra, hiệu quả thấp. | 5 |
| 2.3.4. Không có bộ máy quản lý kiểm tra chất lượng. | 0 |
2.4 | 2.4.1. Cơ sở có phòng thí nghiệm được ngành đánh giá công nhận (hồ sơ phòng thí nghiệm, khả năng thiết bị, nghĩa vụ kiểm định, trình độ thí nghiệm viên…). | 20 |
| 2.4.2. Cơ sở có phòng thí nghiệm chưa được ngành đánh giá công nhận song hoạt động phục vụ sản xuất tốt. | 18 |
| 2.4.3. Cơ sở không có phòng thí nghiệm song hoạt động gửi mẫu kiểm tra đáp ứng tiêu chuẩn quy định. | 15 |
| 2.4.4. Cơ sở có trang thiết bị thí nghiệm kiểm tra một số chỉ tiêu cần thiết (chưa có phòng thí nghiệm). | 10 |
| 2.4.5. Cơ sở không có phòng thí nghiệm, hoạt động gửi mẫu kiểm tra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. | 5 |
| 2.4.6. Cơ sở không có phòng thí nghiệm, hoạt động gửi mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn quy định. | 0 |
2.5 | 2.5.1. Sản phẩm của cơ sở có ghi nhãn, phân biệt dấu hiệu CLSP của mình với sản phẩm cùng loại của đoan vị khác. | 5 |
| 2.5.2. Sản phẩm không có ghi nhãn, không có dấu hiệu để phân biệt. | 0 |
2.6 | 2.6.1. Cơ sở có chương trình đào tạo, huấn luyện thường xuyên về công tác quản lý chất lượng. | 10 |
| 2.6.2. Cơ sở có xây dựng chương trình, nhưng thực hiện chưa đầy đủ. | 5 |
| 2.6.3. Cơ sở không có chương trình đào tạo, huấn luyện. | 0 |
3 | Tiêu chuẩn 3: Chất lượng sản phẩm (80 điểm là cao nhất) | 80 |
| 3.1. Cơ sở có 100% sản phẩm hoặc lô sản phẩm sản xuất đạt mức chất lượng sản phẩm đăng ký sản xuất. | 80 |
| 3.2. Cơ sở có lớn hơn 95% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm sản xuất đạt mức CLSP đăng ký sản xuất. | 75-78 |
| 3.3. Cơ sở có lớn hơn 90% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm xuất xưởng đạt mức CLSP đăng ký sản xuất. | 70 |
| 3.4. Cơ sở có lớn hơn 80% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm xuất xưởng đạt mức CLSP đăng ký sản xuất. | 60 |
4 | Tiêu chuẩn 4: Quản lý vật tư (20 điểm là cao nhất) | 20 |
| 4.1. Cơ sở sản xuất đạt các chỉ tiêu định mức vật tư tiêu hao cho sản xuất. | 20 |
| 4.2. Các chỉ tiêu định mức tiêu hao vật tư chủ yếu đạt. | 15-18 |
| 4.3. Đạt một số định mức. | 10 |
5 | Tiêu chuẩn 5: Ý kiến khách hàng (10 điểm là cao nhất) | 10 |
| 5.1. Các kết luận thanh tra, kiểm tra và ý kiến khách hàng đều công nhận sản phẩm phù hợp với mức tiêu chuẩn đăng ký. | 10 |
| 5.2. Các kết luận về cơ bản xác nhận CLSP đạt phù hợp tiêu chuẩn đăng ký, song còn dao động hoặc có sai phạm nhỏ | 5-8 |
| 5.3. Có sai phạm tranh chấp về CLSP và bị kết là vi phạm mức chất lượng đăng ký sản xuất. | 0 |
- Nếu đạt 150-200 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét khen thưởng cho đơn vị sản xuất.
- Nếu đạt 165-184 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Tiểu ban vật liệu xây dựng kiểm tra để đề nghị Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Bằng chất lượng cao.
- Nếu đạt 185-200 điểm: Ban Chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao Tỉnh đề nghị Tiểu ban vật liệu xây dựng kiểm tra để đề nghị Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Huy chương vàng chất lượng.
- 1Quyết định 83/2005/QĐ-UBND về Quy chế công nhận công trình xây dựng, sản phẩm thiết kế đăng ký đảm bảo chất lượng, chất lượng cao và khen thưởng đơn vị, cá nhân tham gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về khen thưởng các công trình tham dự giải thưởng về chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 955/QĐ-UBND-HC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
- 1Quyết định 83/2005/QĐ-UBND về Quy chế công nhận công trình xây dựng, sản phẩm thiết kế đăng ký đảm bảo chất lượng, chất lượng cao và khen thưởng đơn vị, cá nhân tham gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về khen thưởng các công trình tham dự giải thưởng về chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 955/QĐ-UBND-HC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về quy chế đánh giá công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và khen thưởng các đơn vị, cá nhân tham gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 07/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trương Ngọc Hân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra