- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 3Thông tư 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư 131/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 quy định một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 14 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 66/TTr-STC ngày 05/02/2008, ý kiến tại cuộc họp giao ban thường kỳ UBND tỉnh ngày 25/02/2008 và ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn số 26/TTHĐ-VP ngày 06/3/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC MUA SẮM TÀI SẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) khi mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên bằng vốn nhà nước phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước; Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 và Quy định này.
1. Văn phòng phẩm, đồ gỗ, đồ vải trang bị cho bệnh viện, trang phục, đồng phục của ngành không thuộc mặt hàng đặc chủng;
2. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; phụ tùng thay thế; sinh phẩm, thuốc chữa bệnh, hóa chất và các loại nguyên liệu, vật tư khác;
3. Máy móc thiết bị toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ, thiết bị phòng cháy chữa cháy; thiết bị y tế, thiết bị âm thanh, máy chiếu, máy tính, máy photocoppy, máy fax, máy điều hòa nhiệt độ, các chương trình ứng dụng tin học (bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành...), trang thiết bị mạng, trang thiết bị đường truyền; bàn, ghế, tủ... và các loại thiết bị văn phòng khác;
4. Phương tiện vận chuyển như: Ô tô con, ô tô tải, xuồng ghe, xe máy, xe đạp ...;
5. Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, văn hoá phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm khác để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
6. Bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ;
7. Các loại tài sản khác phục vụ công tác chuyên môn;
8. Đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường thuộc các loại như đã kể trên của lực lượng vũ trang;
Tất cả các loại đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc trong phạm vi trên gọi chung là tài sản.
Điều 3. Quy định này không áp dụng trong các trường hợp sau
1. Sữa chữa, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc, nhà xưởng, vật kiến trúc và các hạng mục phụ trợ khác có tính chất xây dựng cơ bản;
2. Sữa chữa lớn tài sản cố định;
3. Mua sắm các loại vật tư, trang thiết bị gắn với hoạt động xây lắp được đầu tư theo dự án xây dựng cơ bản được duyệt;
4. Mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;
5. Mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo hình thức đấu thầu quốc tế.
* Riêng đối với việc cung ứng thuốc chữa bệnh, hoá chất, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
Điều 4. Điều kiện, nguyên tắc và nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản
1. Điều kiện
- Phải có dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị được sử dụng theo quy định của Pháp luật;
- Nội dung, danh mục tài sản cần mua sắm phải có phương án mua sắm gắn với việc quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có Thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá; trường hợp không có Thông báo thẩm định giá thì khi lập kế hoạch và xác định giá gói thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu cần tham khảo giá ít nhất là 05 thông báo giá của 5 đơn vị khác nhau để làm cơ sở xác định giá gói thầu, nhưng không vượt quá giá dự toán của gói thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguyên tắc
- Phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và không vượt giá dự toán được duyệt, thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức mua sắm;
- Có kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp, uỷ quyền tại Quy định này;
- Nghiêm cấm việc chia nhỏ giá trị gói thầu để mua sắm tài sản không qua đấu thầu;
3. Kế hoạch đấu thầu của một gói thầu
Việc phân chia mua sắm tài sản thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng. Nội dung của kế hoạch đấu thầu bao gồm:
a) Tên gói thầu;
b) Giá gói thầu;
c) Nguồn kinh phí;
d) Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;
đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu;
e) Hình thức hợp đồng;
g) Thời gian thực hiện hợp đồng;
Điều 5. Các hình thức mua sắm và trình tự tổ chức thực hiện mua sắm tài sản
1. Các hình thức mua sắm tài sản
1.1. Đấu thầu rộng rãi: Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản theo quy định tại Điều 2, Chương I của Quy định này đều phải thực hiện đấu thầu rộng rãi, trừ những trường hợp được quy định tại các điểm 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 dưới đây.
Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự đấu thầu. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn ba nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản xem xét quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.
1.2. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;
b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 5 (năm) nhà thầu được xác định là đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
1.3. Chỉ định thầu
a) Các trường hợp mua sắm tài sản được áp dụng hình thức chỉ định thầu:
- Mua sắm hàng hoá để khắc phục sự cố bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn cần phải khắc phục ngay.
- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Mua sắm các hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu.
- Hàng hoá chỉ do một cơ sở sản xuất, có giá bán thống nhất (như điện, nước,...)
- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng), gói thầu mua sắm tài sản thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng); trường hợp thấy cần thiết thì thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quyết định tổ chức đấu thầu.
b) Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu.
c) Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn cần phải khắc phục ngay thì cơ quan, đơn vị mua sắm tài sản báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 35 Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, song phải bảo đảm tuân thủ các quy định liên quan về việc phê duyệt giá gói thầu.
1.4. Mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
Khi mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt quá đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. Trường hợp tại thời điểm mua sắm mà giá cả hàng hoá có biến động, không phù hợp với việc mua sắm trực tiếp thì phải tổ chức đấu thầu như một gói thầu mới.
1.5. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm tài sản
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau:
- Gói thầu có giá gói thầu dưới 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng);
- Nội dung mua sắm hàng hoá là những tài sản thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
1.6. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm quy định tại các điểm 1.3, 1.4 và 1.5 khoản 1 Điều này, nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước được giao thì tổ chức thực hiện đấu thầu theo quy định.
1.7. Các hình thức mua sắm ngoài việc thực hiện các quy định nêu trên (từ điểm 1.1 đến điểm 1.5) còn thực hiện theo quy định tại Điều 10, 11 và 12 của Quy định này.
2. Trình tự tổ chức, thực hiện mua sắm tài sản tương ứng với từng hình thức mua sắm tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (viết tắc là Nghị định số 111), cụ thể:
2.1. Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện theo quy định tại Điều 21,
22, 23, 26, 27, 28 và điều 29 Mục I, chương V, Nghị định số 111;
2.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác
- Chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 35, Chương VI, Nghị định số 111;
- Mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 36, Chương VI, Nghị định số 111;
- Chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Điều 37, Chương VI, Nghị định số 111;
3. Thẩm định trong đấu thầu: Bao gồm:
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu;
- Thẩm định hồ sơ mời thầu;
- Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 6. Mức thu và chi phí trong đấu thầu
Căn cứ vào giá trị gói thầu, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí đăng tin, thuê tư vấn thẩm định, chi phí cho hoạt động của Hội đồng xét chọn thầu, Tổ chuyên gia và hoạt động của Hội đồng giải quyết kiến nghị (nếu có) và các chi phí khác phục vụ công tác tổ chức đấu thầu, Chủ đầu tư được phép quy định mức thu phù hợp khi bán hồ sơ mời thầu và khi nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu để bù đắp chi phí, nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3, mục VII, Phần II, Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính, cụ thể:
- Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu: Đối với đấu thầu trong nước, giá một bộ hồ sơ mời thầu không quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Đối với đấu thầu quốc tế, thực hiện theo thông lệ quốc tế;
- Thu của nhà thầu để đảm bảo chi phí cho việc giải quyết xử lý kiến nghị: Mức thu bằng 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị, nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) và tối đa là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng);
Trường hợp nguồn thu không đủ chi thì được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị để bù đắp; trường hợp thu sử dụng không hết thì được bổ sung kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Điều 7. Thành lập Hội đồng xét chọn thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã (chủ đầu tư) quyết định thành lập Hội đồng xét thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu với thành phần thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên là lãnh đạo hoặc chuyên viên các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có liên quan (các thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu). Trường hợp xét thấy cần thiết thì thủ trưởng đơn vị có thể mời thêm đại diện cơ quan, ban, ngành có liên quan tham gia thành viên Hội đồng xét chọn thầu;
2. Hội đồng xét chọn thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải tán khi hoàn thành việc tổ chức đấu thầu. Hội đồng xét chọn thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số; thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ đầu tư (hoặc thủ trưởng đơn vị) và chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư (hoặc thủ trưởng đơn vị) về quá trình tổ chức, thực hiện công tác đấu thầu, xét thầu, lựa chọn nhà thầu.
PHÂN CẤP THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU
1. Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các gói thầu mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, áp dụng cho tất cả các hình thức mua sắm: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh thuộc dự toán ngân sách tỉnh phân bổ để đầu tư; quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế), kết quả chào hàng cạnh tranh, kết quả mua sắm trực tiếp, kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu có giá gói thầu từ 500 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị mua sắm từ nguồn ngân sách tỉnh, trên cơ sở báo cáo, đề nghị và thẩm định của thủ trưởng các đơn vị quy định tại Điều 9 của Quy định này;
2. Uỷ quyền cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị dự toán cấp I) thụ hưởng ngân sách tỉnh, kể cả kinh phí uỷ quyền của Trung ương quyết định: Phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế), kết quả mua sắm trực tiếp đối với gói thầu có giá gói thầu từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng của đơn vị và các đơn vị trực thuộc mua từ nguồn ngân sách tỉnh, trên cơ sở báo cáo và đề nghị của Hội đồng xét thầu của đơn vị hoặc Hội đồng xét thầu của các đơn vị trực thuộc.
Điều 9. Cơ quan thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu
Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định tại khoản 1, điều 8 của Quy định này, thì thủ trưởng các cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định, cụ thể như sau:
1. Sở Y tế thẩm định và trình phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị vật tư y tế, thuốc chữa bệnh của các đơn vị trực thuộc Sở (kể cả tài sản thuộc Văn phòng Sở);
2. Sở Giáo dục & Đào tạo thẩm định và trình phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy học của các đơn vị trực thuộc Sở (kể cả tài sản thuộc Văn phòng Sở);
3. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thẩm định và trình phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị, cây trồng, con vật nuôi, vắc xin phòng chống dịch gia cầm, gia súc và các tài sản, trang thiết bị khác nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị trực thuộc Sở (kể cả tài sản thuộc Văn phòng Sở);
4. Sở Lao động Thương binh & Xã hội thẩm định và trình phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị dạy nghề và các loại tài sản, hàng hoá khác của các đơn vị trực thuộc Sở (kể cả tài sản thuộc Văn phòng Sở);
5. Sở Tài nguyên & Môi trường thẩm định và trình phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ ngành của các đơn vị trực thuộc Sở (kể cả tài sản thuộc Văn phòng Sở);
6. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập còn lại sử dụng ngân sách để mua sắm thẩm định và trình phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị của đơn vị.
1. Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị dự toán cấp I phê duyệt hồ sơ yêu cầu, kết quả chào hàng cạnh tranh, kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm từ ngân sách có giá gói thầu từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng của đơn vị và các đơn vị trực thuộc;
2. Căn cứ kế hoạch mua sắm đã được bố trí trong dự toán ngân sách hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác được sử dụng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I, II, III quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, cụ thể:
2.1. Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá có chất lượng, giá cả tối ưu nhất và đảm bảo các yêu cầu khác đối với tài sản, hàng hoá cần mua sắm. Việc mua sắm trên đây phải lập Biên bản xét chọn thầu;
2.2. Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 20 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả, đảm bảo chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ, kế hoạch mua sắm và khả năng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quyết định mua sắm, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trên cơ sở quy định của nhà nước về đấu thầu và quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản của đơn vị.
1. UBND cấp huyện
1.1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, áp dụng cho tất cả các hình thức mua sắm: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh thuộc dự án do UBND cấp huyện quyết định đầu tư;
Phê duyệt kết quả đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế), kết quả chào hàng cạnh tranh, kết quả mua sắm trực tiếp, kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu có giá gói thầu từ 300 triệu đồng trở lên, theo đề nghị của đơn vị trực tiếp mua sắm và Chủ đầu tư (nếu có) và thẩm định của Phòng Tài chính - Kế hoạch;
1.2. Phê duyệt hoặc uỷ quyền cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế); kết quả chào hàng cạnh tranh, kết quả mua sắm trực tiếp, kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu có giá gói thầu từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;
1.3. UBND cấp huyện có trách nhiệm quy định cụ thể về trách nhiệm thẩm định, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hoá thuộc dự án do UBND cấp huyện quyết định đầu tư;
2. Căn cứ kế hoạch mua sắm đã được bố trí trong dự toán ngân sách hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác được sử dụng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện (kể cả kinh phí được uỷ quyền) quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, cụ thể:
2.1. Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá có chất lượng và giá cả tối ưu nhất và đảm bảo các yêu cầu khác đối với tài sản hàng hoá cần mua sắm. Việc mua sắm trên đây phải lập Biên bản xét chọn thầu;
2.2. Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 20 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả đảm bảo chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ, kế hoạch mua sắm và khả năng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện quyết định mua sắm, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trên cơ sở quy định của nhà nước về đấu thầu và quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản của đơn vị.
Điều 12. UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã)
1. Phê duyệt kế hoạch, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và phê duyệt kết quả đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không qua đấu thầu (chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh) đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư theo đề nghị bộ phận giúp việc và chịu trách nhiệm về quyết định mua sắm của mình;
2. Căn cứ kế hoạch mua sắm đã được bố trí trong dự toán ngân sách hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác được cấp thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp xã quyết định mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, cụ thể:
2.1. Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá có chất lượng, giá cả tối ưu nhất và đảm bảo các yêu cầu khác đối với tài sản, hàng hoá cần mua sắm. Việc mua sắm trên đây phải lập Biên bản xét chọn thầu;
2.2. Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 20 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả, đảm bảo chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị (chủ đầu tư):
1.1. Khi có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa phải có trách nhiệm khảo sát giá cả thị trường hoặc hợp đồng tư vấn thẩm định giá trước khi lập kế hoạch, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và chịu trách nhiệm đối với việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản, hàng hoá theo phân cấp, uỷ quyền.
1.2. Xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo với cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết các trường hợp kiến nghị trong việc tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hoá.
2. Các nội dung khác không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Thông tư số 63/2007/TT- BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính.
Mẫu hồ sơ mời thầu, mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm hàng hoá thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định số 521/2007/QĐ-BKH ngày 22/5/2007 Ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá và Quyết định số 1102/2007/QĐ-BKH ngày 18/9/2007 Ban hành Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị đảm bảo đúng quy định về đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa. Đồng thời xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các cơ quan, đơn vị không chấp hành đúng các quy định trong việc tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các hồ sơ, gói thầu đã tiếp nhận trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có phát sinh vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đấu thầu, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2008 bãi bỏ Quyết định 19/2005/QĐ-UB về ủy quyền thẩm định và duyệt giá mua sắm hàng hóa, sửa chữa, thanh lý tài sản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 19/2005/QĐ-UB về ủy quyền thẩm định và duyệt giá mua sắm hàng hóa, sửa chữa, thanh lý tài sản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 quy định một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 2124/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức mua sắm tài sản tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 quy định một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 3Thông tư 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Quyết định 521/2007/QĐ-BKH về mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Quyết định 1102/2007/QĐ-BKH ban hành mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Thông tư 131/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đấu thầu, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 10Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2008 bãi bỏ Quyết định 19/2005/QĐ-UB về ủy quyền thẩm định và duyệt giá mua sắm hàng hóa, sửa chữa, thanh lý tài sản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 11Quyết định 19/2005/QĐ-UB về ủy quyền thẩm định và duyệt giá mua sắm hàng hóa, sửa chữa, thanh lý tài sản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 12Quyết định 2124/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức mua sắm tài sản tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định 07/2008/QĐ-UBND quy định về tổ chức mua sắm tài sản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 07/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Đức Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/03/2008
- Ngày hết hiệu lực: 17/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực