Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 12 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân vùng, phân vị trí đất ở (OTC) khu vực nông thôn, đô thị và Danh mục phân loại đường phố tại đô thị và phân khu vực đất ở tại nông thôn để làm căn cứ định giá đất ở (OTC) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, Giám đốc các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM . ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN VÙNG, PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT Ở (OTC) KHU VỰC NÔNG THÔN, ĐÔ THỊ LÀM CĂN CỨ ĐỊNH GIÁ ĐẤT Ở (OTC) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07 /2008/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Quy định này quy định việc phân vùng, phân loại đường phố, phân vị trí đất ở (OTC) tại khu vực nông thôn, đô thị làm căn cứ định giá đất ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Đất ở tại đô thị (ODT), đất ở tại nông thôn (ONT) và các loại đất khác khu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn.
PHÂN VÙNG, PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT Ở TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN, ĐÔ THỊ
Điều 3. Đất ở tại đô thị (ODT)
1. Phân loại đô thị:
a) Đô thị loại III: thành phố Sóc Trăng.
b) Đô thị loại V: Thị trấn các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Phân loại đường phố đô thị loại III:
a) Đường phố loại 1:
Là đường phố tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất.
b) Đường phố loại 2:
Là đường phố gần trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 1; hoặc đường phố tiếp giáp với đường phố loại 1 ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch nhưng có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 1.
c) Đường phố loại 3:
Là đường phố không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn đường phố loại 2.
d) Đường phố loại 4:
Là đường phố còn lại không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi nhất.
3. Phân loại đường phố đô thị loại đô thị loại V.
a) Đường phố loại 1:
Là đường tại trung tâm thị trấn có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, có khả năng sinh lợi cao nhất; đường trục chính tại thị trấn, các đoạn đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã đi qua trung tâm thị trấn, cách trung tâm chợ, khu thương mại, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu du lịch hoặc trung tâm hành chính thị trấn trong phạm vi 300m.
b) Đường phố loại 2:
Là đường có khả năng sinh lợi kém hơn đường phố loại 1, bao gồm các đoạn đường đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, đường trục chính của thị trấn, có khoảng cách so với trung tâm hành chính thị trấn từ trên 300m đến 700m.
c) Đường phố loại 3:
Những đường còn lại trong thị trấn.
4. Phân vị trí đất trong từng loại đường phố.
a) Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất sau:
- Các thửa đất tiếp giáp với các trục đường giao thông trong đô thị, đường quốc lộ đi qua đô thị với chiều sâu thâm hậu không quá 30m tính từ mép lộ giới của đường phố.
- Đối với các thửa đất tiếp giáp với các trục đường giao thông trong đô thị, đường quốc lộ đi qua đô thị có chiều sâu trên 30m thì áp dụng vị trí 1 đối với phần đất có chiều sâu 30m tính từ mép lộ giới, phần đất còn lại được áp dụng theo các vị trí 2 hoặc 3 theo các quy định tại các mục b và c sau đây.
b) Vị trí 2: Áp dụng đối với các thửa đất sau:
- Các thửa đất tiếp giáp các hẻm cấp 1 và cấp 2, cách đầu hẻm dưới 300m.
- Phần đất cùng thửa với đất có vị trí 1 nêu tại điểm a.2 trên trên, có chiều sâu thâm hậu tính từ mép lộ giới từ trên 30m đến 70m; đối với phần đất có chiều sâu thâm hậu trên 70m được áp dụng theo vị trí 3 nêu tại mục c sau đây.
c) Vị trí 3: Áp dụng đối với các vị trí còn lại trong đô thị.
Điều 4. Đất ở tại khu vực nông thôn (ONT)
Đất ở tại khu vực nông thôn được phân thành 02 khu vực
1. Khu vực 1.
Là khu vực trung tâm xã, cụm xã (gần UBND xã, trường học, trạm y tế), gần khu dân cư, khu tái định cư, khu công nghiệp, gần chợ nông thôn, khu vực gần đầu mối đường giao thông có khả năng sinh lợi cao nhất.
2. Khu vực 2.
Là khu vực còn lại trên địa bàn xã có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi.
3. Phân vị trí đất của từng loại đất trong khu vực.
a) Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất sau:
- Thửa đất tiếp giáp với các đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, các sông cấp 1, 2, 3, các kênh cấp 1, các rạch có bề rộng tương đương sông cấp 3; có kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, có khả năng sinh lợi cao nhất trong khu vực với chiều sâu thâm hậu không quá 30m tính từ mép lộ giới đường bộ.
- Đối với các thửa đất có vị trí và điều kiện nêu tại điểm a.1. trên nhưng có chiều sâu thâm hậu trên 30m thì vị trí 1 chỉ áp dụng đối với phần đất có chiều sâu 30m tính từ mép lộ giới đường bộ, phần còn lại được áp dụng theo vị trí 3 nêu tại mục c sau đây.
b) Vị trí 2:
Thửa đất có tiếp giáp mặt đường như vị trí 1 nêu tại mục a trên nhưng mức thuận lợi về giao thông, về điều kiện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi kém hơn.
c) Đất thuộc vị trí còn lại, kém thuận lợi về giao thông, khả năng sinh lợi kém nhất so với 02 vị trí trên.
d) Các trường hợp cá biệt:
Đối với các thửa đất nằm ở vị trí giao lộ, vị trí đặc biệt có hệ số sinh lợi cao, thuận tiện giao thông..., giá đất được áp dụng không quá 5 lần mức giá tối đa của khung giá đất ở nông thôn do Chính phủ quy định tại Nghị định số 123/2007/NĐ-CP.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành hữu quan của tỉnh triển khai thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thành phố xem xét, có ý kiến đề xuất, trình UBND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 09/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu thức, tiêu chí và phân vùng, phân khu vực, phân vị trí đất, phân loại đường phố làm căn cứ định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 35/2013/QĐ-UBND phân loại đường phố, vị trí và bảng giá đất tại tỉnh Yên Bái năm 2014
- 3Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về phân loại đường, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng tuyến đường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 02/2015/QĐ-UBND ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- 3Nghị định 123/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- 4Thông tư 145/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 188/2004/NĐ-CP và Nghị định 123/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 35/2013/QĐ-UBND phân loại đường phố, vị trí và bảng giá đất tại tỉnh Yên Bái năm 2014
- 6Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về phân loại đường, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng tuyến đường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 02/2015/QĐ-UBND ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 07/2008/QĐ-UBND Quy định phân vùng, phân vị trí đất ở (OTC) khu vực nông thôn, đô thị và Danh mục phân loại đường phố tại đô thị và phân khu vực đất ở tại nông thôn để làm căn cứ định giá đất ở (OTC) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 07/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Huỳnh Thành Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra