UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2004/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 03 tháng 02 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP SỞ NGOẠI VỤ TỈNH QUẢNG BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Thông tư liên bộ số 03 TT/LB ngày 05/5/1993 của Bộ Ngoại giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại ở các tỉnh, Thông tư liên tịch số 173 TT/LT ngày 19/10/1994 của giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Ban biên giới Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy điều kiện quy trình thành lập tổ chức làm công tác biên giới các tỉnh;
- Căn cứ quyết định số: 209/2003/QĐ-TTg ngày 10/10/2003 của Thủ tưởng Chính phủ về việc thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình và Thông báo số 900 TB/TU ngày 21/11/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình;
- Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh (nay là Sở Nội vụ) tại Tờ trình số 20/TC ngày 08 tháng 01 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình trên cơ sở tổ chức lại phòng Đối ngoại thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban biên giới thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh;
Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về công tác đối ngoại, công tác biên giới, công tác biển Đông và hải đảo trên địa bàn tỉnh; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh giám sát thực hiện các hiệp định của Chính phủ triển khai trên địa bàn;
Sở Ngoại vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao;
Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động;
Trụ sở Sở Ngoại vụ : Tại thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Ngoại vụ:
1. Phối hợp với các cơ quan ở địa phương, kiến nghị đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh về phương hướng quan hệ đối ngoại của tỉnh theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với người nước ngoài;
2. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phổ biến, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các hoạt động đối ngoại đúng với pháp luật của Nhà nước;
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung làm việc và tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại địa phương; tổ chức cho các đoàn đại diện lãnh đạo của tỉnh đi thăm nước ngoài; quản lý các đoàn ra, đoàn vào thuộc địa phương theo quy định của Chính phủ;
4. Tham gia ý kiến với các Sở, ban , ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan trong việc kiến nghị về phương hướng, hình thức và đối tác trong quan hệ hợp tác đối ngoại của tỉnh, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện những thoả thuận đã ký với nước ngoài;
5. Phối hợp với cơ quan chuyên trách có thẩm quyền của địa phương trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh, hoặc người nước ngoài đến làm việc tại địa phương theo pháp luật của Việt Nam và phù hợp luật pháp và tập quán quốc tế;
6. Làm đầu mối xử lý các vấn đề về lãnh sự có liên quan đến yếu tố nước ngoài như: thân nhân, tài sản, đi lại, lưu trú... của người nước ngoài theo phân cấp và quy định hiện hành; Phối hợp với các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền của địa phương tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ, vi phạm của người, tàu thuyền nước ngoài... xảy ra ở địa phương mình nhằm góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
7. Phối hợp với các cơ quan chuyên trách của địa phương trong công tác Việt kiều góp phần thực hiện tốt chính sách Việt Kiều của Nhà nước ta trong giai đoạn mới;
8.Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về nội dung, hình thức tuyên truyền đối ngoại, như giới thiệu lịch sử, văn hoá, truyền thống tiềm năng...của địa phương nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá và con người; Hướng dẫn, giúp đỡ và quản lý các hoạt động của các đoàn, các phóng viên báo chí nước ngoài đến thăm hoặc làm việc tại địa phương;
9. Làm đầu mối liên hệ về công tác đối ngoại của Nhà nước cũng như của tỉnh đối với Bộ ngoại giao;
10. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về bảo vệ, quản lý biên giới lãnh thổ tại địa phương;
11. Tham gia ý kiến với Trung ương xây dựng các phương án giải quyết vấn đề biên giới với các nước có liên quan; Chủ trì tổ chức khảo sát đơn phương, song phương và phân giới cắm mốc trên thực địa tại địa phương theo quy định của Chính phủ;
12. Xử lý hoặc đề xuất ý kiến xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác bảo vệ và biên giới lãnh thổ quốc gia thuộc phạm vi tỉnh;
13. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới và các tranh chấp trên khu vực biên giới thuộc phạm vi tỉnh;
14. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh có chung đường biên giới nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác biên giới;
15. Quản lý các văn bản, tài liệu, bản đồ và hồ sơ về đường biên giới thuộc phạm vi tỉnh quản lý;
16. Phối hợp với các ngành liên quan để tổ chức bồi dưỡng kiến thức ngoại giao, hợp tác quốc tế và công tác biên giới đối với cán bộ làm công tác đối ngoại tại địa phương;
17. Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động đối ngoại, công tác biên giới của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng ở địa phương để báo cáo định kỳ cũng như đột xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh; đảm bảo công tác thông tin đối ngoại, biên giới cho các ban ngành địa phương;
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí được giao theo quy định hiện hành;
Điều 3: Tổ chức bộ máy, biên chế.
1. Tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Sở: Có Giám đốc và các phó giám đốc, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ;
- Bộ máy của Sở, gồm có 02 phòng chuyên môn giúp việc:
+ Phòng hành chính - Tổng hợp;
+ Phòng nghiệp vụ.
2. Biên chế : Giao sở Ngoại vụ: 10 biên chế quản lý Nhà nước và 2 hợp đồng lao động theo nghị định 68.
- Cán bộ, công chức làm công tác ngoại vụ phải đảm bảo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định hiện hành của nhà nước;
- Giao cho Giám đốc Sở Ngoại vụ quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các phòng giúp việc thuộc Sở .
Điều 4: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các ban, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan và Giám đốc Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Quyết định 546/QĐ-UBND năm 2008 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 51/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 40/2005/QĐ-UB thành lập Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 1105/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Yên Bái
- 1Quyết định 209/2003/QĐ-TTg thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 546/QĐ-UBND năm 2008 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 51/2008/QĐ-UBND thành lập Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 40/2005/QĐ-UB thành lập Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 1105/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Yên Bái
Quyết định 07/2004/QĐ-UB thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 07/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/02/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phan Lâm Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/02/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực