Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2016/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 22 tháng 03 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Thông báo số 23/TB-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về nội dung kết luận phiên họp UBND tỉnh tháng 02 năm 2016;
Theo đề nghị của giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 21/TTr-SCT, ngày 07/3/2016 về việc đề nghị phê duyệt, ban hành Quy định chi tiết thực hiện một số điều của Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chi tiết thực hiện một số điều của Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 206/2015/NQ-HĐND NGÀY 10/12/2015 CỦA HĐND TỈNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN MẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
Quy định này hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND).
1. Thực hiện các chính sách theo các dự án, đề án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND.
2. Đối với các chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay: thời gian hỗ trợ theo thực tế khoản vay nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ khi dự án hoàn thành.
3. Thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân: sau khi có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh.
1. Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng theo điểm a, khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND:
- Nhà nước chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư ứng trước kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng để kịp thời triển khai thực hiện dự án được duyệt thì sẽ được Nhà nước hoàn trả vốn ứng trước theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật theo điểm b, khoản 3 Điều 1, Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND:
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (Bản sao);
- Kết quả thẩm định dự án và báo cáo kinh tế - kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bản sao);
- Biên bản nghiệm thu dự án của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bản chính);
- Hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại (bản sao);
- Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư nợ gốc khoản vay thực hiện dự án đến thời điểm đề nghị hỗ trợ (chi tiết về tổng số tiền vay, số đã hoàn trả, thời gian hoàn trả).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
c) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến UBND huyện nơi thực hiện dự án đầu tư. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND huyện có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan xem xét thẩm định, gửi kết quả đến Sở Tài chính trình UBND tỉnh. Trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức cá nhân.
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (Bản sao);
- Kết quả thẩm định dự án và báo cáo kinh tế - kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bản sao);
- Biên bản nghiệm thu dự án của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bản chính);
- Hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại (bản sao);
- Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư nợ gốc khoản vay đến thời điểm đề nghị hỗ trợ (chi tiết về tổng số tiền vay, số nợ gốc đã hoàn trả, thời gian hoàn trả).
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3. Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến UBND huyện nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND huyện hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan xem xét thẩm định, gửi kết quả đến Sở Tài chính trình UBND tỉnh. Trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức cá nhân.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Hợp đồng, hóa đơn xuất khẩu của năm trước liền kề (bản sao) kèm theo báo cáo tài chính (bản chính);
- Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu.
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3. Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định hồ sơ, gửi kết quả thẩm định đến Sở Tài chính trình UBND tỉnh. Trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức cá nhân.
4. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở của tỉnh khi vận chuyển hàng hóa có trọng tải từ 10 tấn trở lên được giảm 50% phí/lệ phí/xe theo mức phí, lệ phí do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định: do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Giang và UBND các huyện có cửa khẩu, lối mở trực tiếp thực hiện.
1. Đối với Khu kinh tế cửa khẩu
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục số I; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số II);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (bản sao);
- Bảng kê danh mục hàng hóa kinh doanh.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
c) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Giang. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý Khu kinh tế chủ trì tổ chức thẩm định, tổng hợp kết quả thẩm định gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh. Trong trường hợp không chấp thuận trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
2. Đối với các cửa khẩu khác, chợ biên giới, chợ cửa khẩu
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục số I; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số II);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mặt bằng kinh doanh (bản sao);
- Bảng kê danh mục hàng hóa kinh doanh.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
c) Trình tự thực hiện: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến UBND huyện. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND huyện có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định, tổng hợp kết quả thẩm định gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh. Trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức cá nhân.
Điều 7. Nguồn vốn thực hiện chính sách
1. Bố trí từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện các chính sách hỗ trợ quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 1, Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND.
2. Bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế để hỗ trợ cho các nội dung còn lại của Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND.
Điều 8. Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ
1. Căn cứ kết quả thực hiện của năm trước các Sở, Ngành và UBND các huyện lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND gửi về Sở Công Thương, đồng gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư.
2. Căn cứ dự toán kinh phí do các huyện và các Sở, Ngành lập, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp dự toán chung gửi:
- Sở Kế hoạch - Đầu tư đối với chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư.
- Sở Tài chính đối với các chính sách hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp.
3. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư căn cứ dự toán do Sở Công Thương lập, có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn để bố trí kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND hàng năm.
Điều 9. Phương thức cấp phát, thanh toán
1. Đối với các chính sách hỗ trợ lãi suất
Căn cứ quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Tài chính sẽ cấp trực tiếp kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nhà đầu tư bằng hình thức lệnh chi tiền:
- Trường hợp đến khi dự án hoàn thành đủ điều kiện hỗ trợ: nhà đầu tư đã vay vốn của ngân hàng thương mại đủ hoặc lớn hơn 36 tháng/khoản vay để thực hiện dự án thì sẽ cấp 1 lần đủ số kinh phí được hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (tính trên số tiền vay không quá 3 tỷ đồng và thời gian vay 36 tháng).
- Trường hợp khi dự án hoàn thành đủ điều kiện hỗ trợ: nhà đầu tư đã vay vốn của ngân hàng thương mại nhưng chưa đến 36 tháng/khoản vay để thực hiện dự án, thì kinh phí hỗ trợ sẽ được cấp thành 2 lần:
+ Lần 1: Cấp sau khi có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh, số kinh phí hỗ trợ = số tiền vay được hỗ trợ x thời gian vay (tính đến thời điểm có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh).
+ Lần 2: Sau khi khoản vay đủ 36 tháng kể từ ngày ngân hàng giải ngân, nhà đầu tư đối chiếu, xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư nợ gốc khoản vay được hưởng chính sách hỗ trợ gửi Sở Tài chính.
Căn cứ xác nhận của ngân hàng thương mại, Sở Tài chính sẽ cấp đủ số kinh phí được hỗ trợ lãi suất còn lại cho nhà đầu tư.
2. Đối với các chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trình UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng để có mặt bằng sạch giao cho nhà đầu tư.
- Trường hợp Nhà đầu tư ứng trước kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng để kịp thời triển khai thực hiện dự án được duyệt: Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả tiền ứng trước cho nhà đầu tư.
3. Đối với chính sách hỗ trợ khác từ nguồn kinh phí sự nghiệp
- Căn cứ kết quả thẩm định do các sở, ngành và UBND các huyện gửi, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ.
- Căn cứ Quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh:
+ Trường hợp do Sở, ngành thẩm định: Sở Tài chính cấp kinh phí cho tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ bằng hình thức Lệnh chi tiền.
+ Trường hợp do UBND huyện thẩm định: Sở Tài chính thông báo bổ sung có mục tiêu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho các huyện.
Căn cứ nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp bổ sung, các huyện thực hiện chi trả chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được hưởng bằng hình thức lệnh chi tiền.
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 206/2015/NQ - HĐND được quyết toán theo quy định của Luật NSNN, trong đó có tách biểu chi tiết tình hình thực hiện kinh phí chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND (thuyết minh cụ thể về số lượng và giá trị).
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Sở Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện theo dõi, tổng hợp báo cáo theo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 206/NQ-HĐND.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu theo Nghị quyết số 206/NQ-HĐND.
2. Sở Tài chính:
a) Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh bố trí trong sự nghiệp kinh tế của ngân sách tỉnh hàng năm nguồn kinh phí để chi thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND (trừ chính sách quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 1).
b) Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình cấp kinh phí để thực hiện Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí từ nguồn cân đối ngân sách địa phương hàng năm để chi hỗ trợ cho chính sách quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 1, Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hỗ trợ phí, lệ phí đối với doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, theo Nghị quyết số 206/NQ-HĐND và các nhiệm vụ được giao tại quy định này.
5. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang và các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh:
Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ tại quy định này liên quan đến hỗ trợ lãi suất vốn vay.
6. Ủy ban nhân dân các huyện biên giới:
a) Kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các phòng, ban có liên quan, UBND cấp xã tổ chức thực hiện có hiệu quả theo Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND trên địa bàn huyện.
b) Định kỳ 6 tháng và hàng năm thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND trên địa bàn gửi về Sở Công Thương, Sở Tài chính để theo dõi và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
7. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan:
a) Thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí được hỗ trợ theo đúng nội dung chính sách hỗ trợ được cấp.
b) Trong trường hợp đặc biệt cần thay đổi chủ sở hữu dưới mọi hình thức, phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị chủ quản và được chấp thuận bằng văn bản.
c) Thực hiện việc thanh toán, quyết toán các khoản kinh phí được hỗ trợ với các cơ quan cấp phát kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có quy định nào chưa phù hợp hoặc cần sửa đổi, bổ sung. Đề nghị các cấp, các ngành, đơn vị gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | Hà Giang, ngày tháng năm |
HỖ TRỢ:…………………………………………………………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
Kính gửi:……………………………………………………………………………………..
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................................
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số …………..; ngày........tháng………năm...;
Nơi cấp: .......................................................................................................................
- Người đại diện ông (bà):.............................................................................................
+ Số chứng minh nhân dân:…………..Ngày cấp: ……..Nơi cấp: .................................
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...............................................................................
+ Chỗ ở hiện nay: .........................................................................................................
+ Điện thoại:………………………………………….Fax: ................................................
3. Mã số thuế: ...............................................................................................................
4. Số hiệu tài khoản: ……………………….; Ngân hàng nơi mở tài khoản ...................
5. Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................................................
Căn cứ Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Căn cứ Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị quyết số 206/2015/NQ- HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.
Tên tổ chức: ………………………..đề nghị ………………..xem xét được hỗ trợ: ………………., quy định tại điểm:…………….. khoản: ……………….Điều: …………………….
Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND. Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là: ………………………
(Viết bằng chữ)……………………………………………………………………………………
Tài liệu gửi kèm, gồm có:
1.
2.
3.
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
| THỦ TRƯỞNG CỦA TỔ CHỨC |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | Hà Giang, ngày tháng năm |
HỖ TRỢ:…………………………………………………………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
Kính gửi:……………………………………………………………………………………..
1. Tên hộ kinh doanh (cá nhân): ......................................................................................
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số ……………..; ngày........tháng………năm...;
Nơi cấp: .......................................................................................................................
- Người đại diện ông (bà):..............................................................................................
+ Số chứng minh nhân dân:…………..Ngày cấp: ……..Nơi cấp: ......................................
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ................................................................................
+ Chỗ ở hiện nay: ..........................................................................................................
+ Điện thoại:………………………………………….Fax: ......................................................
3. Mã số thuế: ...............................................................................................................
4. Số hiệu tài khoản: ……………………….; Ngân hàng nơi mở tài khoản ..........................
5. Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................................
Căn cứ Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Căn cứ Quyết định số: 06/2016/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị quyết số 206/2015/NQ- HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.
Tên hộ kinh doanh (cá nhân): ………………………..đề nghị ………………..xem xét được hỗ trợ: ………………., quy định tại điểm:…………….. khoản: ……………….Điều: …………………
Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND. Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là: ……………………
(Viết bằng chữ)…………………………………………………………………………………
Tài liệu gửi kèm, gồm có:
1.
2.
3.
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
| Người làm đơn |
- 1Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2012 về nhập khẩu biên mậu mặt hàng nguyên liệu thuốc lá, qua khu vực: Nà Nưa, Quốc Khánh, Tràng Định và Na Hình, Thụy Hùng, Văn Lãng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2Công văn 928/UBND-CT gia hạn nhập khẩu biên mậu mặt hàng than cốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Công văn 1027/UBND-CT gia hạn nhập khẩu biên mậu mặt hàng than cốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Quyết định 3640/2016/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 5Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn năm 2025
- 6Nghị quyết 120/2017/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 19/2018/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 120/2017/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2018
- 9Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Quyết định 19/2018/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 120/2017/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2018
- 3Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2012 về nhập khẩu biên mậu mặt hàng nguyên liệu thuốc lá, qua khu vực: Nà Nưa, Quốc Khánh, Tràng Định và Na Hình, Thụy Hùng, Văn Lãng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3Công văn 928/UBND-CT gia hạn nhập khẩu biên mậu mặt hàng than cốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Công văn 1027/UBND-CT gia hạn nhập khẩu biên mậu mặt hàng than cốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 3640/2016/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 8Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn năm 2025
- 9Nghị quyết 120/2017/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Quyết định 06/2016/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 206/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 06/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra