- 1Quyết định 127/2000/QĐ-BNN-KL về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 3Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 4Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 1Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2011/QĐ-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 21 tháng 01 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật phòng cháy, chữa cháy ngày 29/6/2010;
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Kiểm lâm;
Căn cứ Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 03/SNNNT-TTr, ngày 12 tháng 01 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1286/QĐ-UB ngày 06/7/1996.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, các tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện, đầu tư kinh phí, chế độ, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Các nội dung khác có liên quan phòng cháy, chữa cháy rừng không quy định trong bản Quy định này, thì áp dụng theo các quy định tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, các quy trình kỹ thuật và văn bản pháp luật hiện hành có liên quan khác.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức; hộ gia đình, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài; cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, ấp, bản hoặc các đơn vị tương đương (gọi tắt là cộng đồng dân cư thôn) có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tại tỉnh Đắk Lắk.
Điều 3. Phương châm và yêu cầu chung về phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Phương châm “phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, triệt để và an toàn” với nguyên tắc bốn tại chỗ gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
2. Yêu cầu chung là hạn chế đến mức thấp nhất và loại bỏ nguồn lửa gây cháy rừng; Hạn chế khả năng bén lửa của vật liệu cháy; Dập tắt kịp thời đám cháy khi mới phát sinh; Hạn chế và chấm dứt nhanh sự lan tràn của đám cháy; Đảm bảo an toàn cho lực lượng và phương tiện chữa cháy rừng.
MỤC I: TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 4. Tổ chức các Ban chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy rừng
Chi cục Kiểm lâm tham mưu giúp Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh; Hạt Kiểm lâm cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện; Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ở từng cấp: tỉnh, huyện, xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm trưởng ban, lãnh đạo lực lượng Kiểm lâm làm Phó ban thường trực, đại diện các ngành hữu quan tham gia làm ủy viên. Các ban này có chức năng giúp chính quyền các cấp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở trong suốt mùa khô hanh, đặc biệt vùng trọng điểm dễ cháy ở các huyện.
Điều 5. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Lực lượng Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và các chủ rừng ở vùng trọng điểm cháy rừng vào thời kỳ cao điểm dễ cháy phải được tổ chức thành các tổ công tác từ 2 - 3 người, có tổ trưởng phụ trách, triển khai đến tận các xã (phường, thị trấn) để chỉ đạo thành các tổ, đội tình nguyện bảo vệ rừng ở cơ sở từ 15 - 20 người để thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.
2. Các tổ chức quản lý rừng, các đơn vị vũ trang ở trong rừng và ven rừng, các cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng thành lập một tổ có 15 - 30 người, được trang bị các dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng và được huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, canh gác diện tích rừng được giao, thuê, khoán để bảo vệ rừng.
3. Hàng năm vào mùa khô, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị thuộc sở hướng dẫn các địa phương, chủ rừng xác định vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng và chỉ đạo quyết liệt việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi quản lý; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương phải có kế hoạch cụ thể mở các đợt tuyên truyền giáo dục dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Lực lượng kiểm lâm ở từng cấp hàng năm chủ trì, phối hợp với Công an và Quân đội cùng cấp thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được UBND tỉnh ban hành. Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để kịp thời phát hiện và xử lý khi có cháy rừng xảy ra, tổ chức diễn tập, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, hướng dẫn việc xây dựng, thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, kiểm tra hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng, tham gia cứu chữa các vụ cháy rừng và chỉ huy việc chữa cháy rừng.
MỤC II: DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ THÔNG TIN CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG
Điều 6. Chủ động dự báo cháy rừng
Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Trạm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh tiến hành dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp trong mùa khô hanh, bao gồm các nội dung sau:
1. Trang bị thiết bị thu thập dự báo cháy rừng để đo tính các nhân tố môi trường như lượng mưa, sức gió, độ ẩm và các yếu tố khác có liên quan đến vật liệu cháy hàng ngày và dài ngày.
2. Xác định thời điểm dễ phát sinh cháy phục vụ cho việc lập kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô.
3. Đo tính chỉ tiêu dự báo cháy hàng ngày và dài ngày theo 5 cấp (từ cấp 1 đến cấp 5) mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành.
4. Phải đảm bảo thông tin thông suốt cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong mùa khô trên quy mô toàn tỉnh.
Điều 7. Bố trí lực lượng dự báo viên thông tin cấp cháy
1. Nơi có bố trí Trạm dự báo chữa cháy rừng của lực lượng kiểm lâm thì kiểm lâm có trách nhiệm bố trí dự báo viên để thông tin cấp cháy rừng.
2. Trong mùa có nguy cơ cháy rừng, dự báo viên có trách nhiệm thu thập, thống kê vào sổ sách các số liệu: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy, độ ẩm đất, tốc độ gió, mưa để tính toán cấp cháy theo công thức (1) ở Điều 8 và thông tin cấp cháy hàng ngày để các cơ sở có biện pháp phòng và sẵn sàng chữa cháy.
3. Xây dựng và đặt các bảng báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tại các vùng trọng điểm dễ cháy, trên các trục đường để dự báo viên là các Hạt Kiểm lâm và các đơn vị quản lý rừng có nhiệm vụ quay kim dự báo cấp cháy rừng theo 5 cấp.
Điều 8. Dự báo cháy rừng hàng ngày theo công thức
Pi = KΣni+1 T03 x Dn13 (1)
Trong đó:
K : Hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày a.
K có 2 giá trị: K = 1 khi a < 5mm.
K = 0 khi a ≥ 5mm.
T03: Nhiệt độ lúc 13h, giờ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày.
Dn13: Độ chênh lệch bão hòa lúc 13h.
Hi = K(Hi-1 + n) (2)
Trong đó:
Hi: Số ngày khô hạn liên tục không mưa.
K: Có cùng ý nghĩa ở công thức (1).
N: Số ngày không mưa hoặc mưa dưới 5 ly tiếp theo.
Điều 10. Thực hiện theo cấp dự báo cháy
Dự báo cấp cháy rừng theo V cấp ban hành theo Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng.
1. Khi dự báo ở cấp I, ít có khả năng cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã và các chủ rừng triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; phải tổ chức kiểm tra hướng dẫn khoanh vùng sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục trong các cộng đồng dân cư về phòng cháy, chữa cháy rừng và hướng dẫn phát, đốt nương rẫy đúng kỹ thuật.
2. Khi dự báo đến cấp II, có khả năng cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã và các chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc, bố trí người canh phòng, lực lượng và phương tiện thường trực sẵn sàng dập tắt lửa khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn bà con nông dân về kỹ thuật làm nương rẫy. Dự báo viên tiếp tục đo tính cấp cháy và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Khi dự báo đến cấp III, thời tiết khô hanh dễ xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện tăng cường đôn đốc các chủ rừng coi trọng biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, cấm đốt nương làm rẫy. Các chủ rừng phải thường xuyên canh phòng, nhất là đối với những vùng trọng điểm dễ cháy như rừng trồng, rừng tự nhiên bao gồm: Khộp, thông, bạch đàn, keo lá tràm, tre, nứa và các loại rừng dễ cháy khác.
a) Dự báo viên tiếp tục tính toán và thông tin cấp cháy.
b) Lực lượng canh phòng phải trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10h đến 20h).
c) Khi xảy ra cháy rừng, Hạt Kiểm lâm tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã huy động mọi lực lượng, phương tiện tham mưu cứu chữa.
4. Khi dự báo cháy rừng đến cấp IV, cấp nhuy hiểm, thời tiết hanh khô kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy cấp huyện chỉ đạo các xã về phòng cháy, chữa cháy rừng.
a) Lực lượng Kiểm lâm và chủ rừng phải kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy ở các huyện, xã.
b) Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh, ngoài hiện trường rừng dễ cháy bảo đảm 12/ 24 giờ trong ngày, nhất là các giờ cao điểm (từ 11h đến 17h), phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động, thông tin kịp thời có cháy rừng xảy ra để ban chỉ huy theo từng cấp cháy huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, không được để lửa lan tràn rộng.
c) Dự báo viên phải nắm chắc tình hình khí tượng thủy văn để dự báo, thông tin cấp cháy và biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Khi dự báo đến cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết khô, hanh, nắng hạn kéo dài, thảm thực vật khô kiệt, nguy cơ cháy rừng rất lớn và lan tràn nhanh trên tất cả các loại rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, chủ động và sẵn sàng ứng cứu chữa cháy rừng. Thông tin cảnh báo thường xuyên liên tục, kịp thời cấp dự báo cháy rừng ở vùng trọng điểm dễ cháy. Kiểm tra chặt chẽ không cho người và phương tiện ra vào rừng tùy tiện. Nghiêm cấm tuyệt đối không được đốt lửa trong rừng và ven rừng.
a) Lực lượng canh phòng trên các chòi canh và các vùng trọng điểm cháy bảo đảm 24/ 24 giờ trong ngày.
b) Nghiêm cấm việc dùng lửa trong rừng và ven rừng đối với người ra vào rừng, người du lịch.
c) Khi xảy ra cháy rừng chủ rừng, chính quyền địa phương phải huy động lực lượng và phương tiện dập tắt ngay. Tất cả các vụ cháy rừng đều phải lập biên bản và có biện pháp xử lý nghiêm minh.
d) Dự báo viên phải làm tốt công tác dự báo và thông tin cấp cháy liên tục nhiều lần trong ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt thời kỳ cao điểm dễ cháy rừng.
1. Trong suốt mùa khô hạn phải duy trì đều đặn, thông suốt hệ thống thông tin từ Chi cục Kiểm lâm đi Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy cấp huyện, cấp xã, các Hạt kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng và chủ rừng
2. Đơn vị dự báo cháy rừng và các trạm kiểm lâm cơ sở có trách nhiệm giữ gìn bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị vật tư đúng nội quy, bảo đảm việc đo tính cấp cháy và thông tin cấp cháy kịp thời thường xuyên.
MỤC III: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 12. Về đối tượng triển khai xây dựng phương án
Đối tượng triển khai xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng là tất cả các chủ rừng theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Vào đầu mùa khô hằng năm hoặc trước khi triển khai thực hiện các dự án, thiết kế trồng rừng thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có quản lý diện tích rừng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trống quy hoạch trồng rừng phải xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng
Phương án phòng cháy rừng có thể xây dựng thực hiện cho cả chu kỳ trồng rừng, biện pháp tác nghiệp, phân kỳ đầu tư và giải pháp kỹ thuật khác cho từng năm theo nhu cầu của dự án, phương án thiết kế trồng rừng.
Điều 13. Nội dung xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng
Nội dung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định hiện hành về phòng cháy chữa cháy rừng, bao gồm một số căn cứ và nội dung chủ yếu sau:
1. Các chủ trương, chính sách và cơ sở pháp lý liên quan.
2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tài nguyên rừng.
3. Tình hình cháy rừng thời gian qua, xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng.
4. Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
5. Mục tiêu của phương án phòng cháy, chữa cháy rừng: bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
6. Các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của phương án bao gồm các nhóm giải pháp: về tổ chức, xã hội; về kỹ thuật lâm sinh; về đầu tư xây dựng các công trình phòng cháy; về đầu tư phương tiện, trang thiết bị.
Phương án phải cụ thể hóa phương châm “4 tại chỗ” về chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ cho từng trọng điểm cháy rừng.
7. Kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện, chia theo các nguồn vốn.
8. Các nội dung khác theo yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 14. Phòng cháy, chữa cháy rừng trong vùng biên giới, khu vực phòng thủ quốc phòng
Đối với các dự án trồng rừng, cải tạo rừng và các dự án nông lâm nghiệp khác trong vùng biên giới, khu vực phòng thủ quốc phòng do các đơn vị quân đội quản lý, các chủ dự án ngoài việc tuân thủ quy định chung về phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định thì các chủ dự án phải phối hợp với các đơn vị quân đội trong vùng dự án để xây dựng và thực hiện phương án phòng thủ quốc phòng trong khu vực.
Điều 15. Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa
1. Băng trắng và băng xanh: nhằm ngăn cách, hạn chế lửa giữa rừng với nương rẫy, ruộng vườn, điểm dân cư, đường giao thông, đường điện, kho tàng và phân chia từng khu rừng dễ cháy thành những lô, khoảnh nhỏ.
2. Các chủ rừng khi thiết kế trồng rừng nhất thiết phải thiết kế thi công ngay hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông vận xuất, vận chuyển trong các khu rừng. Nếu độ dốc trên 20 cho tới độ dốc dưới 250 là địa hình không có độ dốc quá lớn thì không được làm băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh trên băng cùng với việc trồng rừng ngay năm đó, không được để đất trống gây xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất.
Điều 16. Nguyên tắc làm đường băng trắng
Chỉ áp dụng 1 - 3 năm đầu ở rừng tự nhiên nơi có độ dốc dưới 25 độ, vì chưa có đủ điều kiện lao động, kinh phí, giống cây con để trồng băng xanh. Do vậy từng bước tiến hành trồng ngay băng xanh để tiết kiệm đất, bảo vệ đất, băng trắng ở rừng tự nhiên có độ rộng từ 10 - 15m.
Điều 17. Xây dựng hệ thống đường băng xanh
Xây dựng hệ thống đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại cây, tạo thành đai xanh có kết cấu nhiều tầng để ngăn cháy lan mặt đất và cháy luớt tán rừng, bao gồm:
1. Đường băng chính: Kết hợp với việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đường dân sinh kinh tế.
a) Đối với rừng tự nhiên: Đường băng chia rừng ra nhiều khoảnh, cự ly các đường băng chính cách nhau 2 - 3 km.
b) Đối với rừng trồng đường băng chính có cự ly cách nhau 1 - 2km.
2. Đường băng nhánh (phụ):
a) Đối với rừng tự nhiên: Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi mà cự ly cách nhau giữa các đường băng từ 1 - 2 km.
b) Đối với rừng trồng: Căn cứ vào điều kiện từng nơi mà cự ly xây dựng giữa các đường băng cách nhau 300 - 500 m.
Điều 18. Độ rộng của đường băng
Đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự nhiên, độ rộng của đường băng phải lớn hơn chiều cao của cây rừng.
1. Đường băng chính: Đối với cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng từ 10 - 20 m và phải trồng cây xanh.
2. Đường băng nhánh (phụ) kể cả 2 loại rừng: Rừng tự nhiên và rừng trồng phải có độ rộng tối thiểu từ 8 - 10 m và phải trồng cây xanh.
1. Nơi có độ dốc dưới 15 độ: Hướng đường băng phải vuông góc với hướng gió hại chính trong mùa cháy.
2. Nơi có độ dốc lớn trên 15 độ: Thì băng bố trí trùng với đường đồng mức, trường hợp có thể lợi dụng đường mòn, khe suối, dông núi, đường dân sinh kinh tế miền núi để làm đường băng thì dọc hai bên đường băng đó phải xây dựng một hoặc 2 vành đai cây xanh cản lửa, mỗi bề rộng 5 - 8 m hàng năm phải chăm sóc tu bổ cây xanh theo kỹ thuật chăm sóc rừng trồng.
Điều 20. Loài cây trồng trên băng cản lửa
Lựa chọn tập đoàn cây ở địa phương có sức chống chịu lửa cao, cây chứa nhiều nước, có khả năng chịu nhiệt độ cao, vỏ dày, không rụng lá trong mùa khô, cây có sức tái sinh hạt và chồi mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, không có cùng loài sâu bệnh hại với cây trồng rừng hoặc là ký chủ của các loại sâu bệnh hại cây rừng, cây trồng tạo thành đai rừng phòng cháy.
Điều 21. Nguyên tắc bố trí chòi canh lửa
1. Chòi canh phải đặt ở vị trí có tầm nhìn xa nhất (tối thiểu từ 5 - 15 km) để dễ dàng phát hiện các đám khói hoặc lửa bốc lên, dự báo được mức độ lửa cháy to hay nhỏ để huy động kịp thời lực lượng và phương tiện đến dập tắt lửa rừng ngay tại chỗ không để lửa cháy lan.
2. Chòi canh phải có độ cao hơn chiều cao tán rừng, gồm 2 loại chòi:
a) Chòi chính: Đặt ở trung tâm của khu rừng dễ cháy, tầng trên có tầm nhìn xa 10 - 15 km làm chòi bằng sắt hoặc nguyên liệu bền chắc, sẵn có ở địa phương đảm bảo sử dụng lâu dài.
b) Chòi phụ: Được bố trí trong toàn bộ hệ thống chòi canh, tầng trên có tầm nhìn xa 3 - 5 km.
c) Chòi chính và chòi phụ: Được bố trí theo lưới tam giác.
3. Phải đảm bảo an toàn cho việc sử dụng, khi xây dựng chòi chính và chòi phụ phải có thang lên xuống, xung quanh chân chòi phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính 20 - 30m, có một gian nhà có 4 cửa để quan sát 4 phía, có bản độ khu vực rừng cần bảo vệ, ống nhòm, kẻng báo động, cờ hiệu, bộ đàm, điện thoại, máy định vị vệ tinh để thông tin về cháy rừng, có thu lôi chống sét, có phòng ở tầng dưới cho nhân viên (nghỉ ngơi), thay nhau canh gác.
Điều 22. Tổ chức hoạt động của chòi canh
Mỗi chòi có từ 2 - 3 người thay nhau làm việc. Vào thời kỳ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hanh (tháng 12, 1, 2, 3, 4) dự báo cháy rừng ở cấp 4, 5 phải có người làm việc thường xuyên đảm bảo 24/ 24 giờ/ ngày. Khi nhân viên quan sát phát hiện thấy cháy rừng phải phát hiện rõ tọa độ của đám cháy, mức độ lửa rừng, báo cáo ngay về trung tâm chỉ huy (ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng cấp tỉnh, huyện, xã) và báo động để huy động kịp thời lực lượng phương tiện để cứu chữa không để lửa lan tràn lớn.
Điều 23. Xử lý thực bì làm giảm vật liệu dễ cháy
Hàng năm khi bước vào mùa khô (cuối tháng 11 đầu tháng 12) ở những khu rừng dễ cháy (rừng trồng và rừng tự nhiên) dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ của Kiểm lâm, chủ rừng phải thực hiện dọn thực bì theo dải, theo băng, rộng từ 10 - 15m dọc các đường giao thông, đường mòn, khu dân cư, kho tàng, vật liệu khô vun thành dải từ 6 - 8m ở ngoài bìa rừng. Khi đốt phải có người canh gác, đốt vào sáng sớm hoặc buổi chiều vào lúc gió nhẹ, đốt ngược chiều gió, không được đốt vào ban trưa hoặc lúc gió mạnh.
Điều 24. Nguyên tắc xử lý thực bì
1. Đối với rừng trồng chủ rừng sử dụng dụng cụ thủ công hoặc cơ giới chăm sóc rừng, phát, xử lý thực bì trên toàn bộ diện tích, tùy điều kiện cụ thể mà cày hoặc cuốc úp đất phủ lên lớp thảm tươi, cây bụi và chăm sóc sới cỏ, vun gốc lần thứ nhất 0,6 - 0,8m; lần thứ hai rộng 1 - 1,2m. Sang năm thứ hai phát thực bì và cuốc lại đất đồng thời tán cây rừng dần dần phát triển khép tán tiêu diệt lớp thảm tươi ở dưới. Trên các đất trồng rừng tùy theo độ dốc và tính chất đất rừng phải thực hiện trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày cho phù hợp.
2. Đối với rừng trồng đã khép tán và rừng tự nhiên dễ cháy: Chủ rừng phải có tiến hành chặt, phát thảm tươi cây bụi theo đám hoặc theo dải thu gọn cành nhánh, chặt cây chết, cây sâu bệnh, thu dọn cành khô lá rụng, tận dụng nguồn vật liệu này để làm chất đốt, số vật liệu còn lại kéo ra bìa rừng tạo nên các dải rồi đốt lúc gió nhẹ, có người canh gác.
Điều 25. Huy động sử dụng hồ đập chứa nước dùng để chữa cháy
1. Khi có cháy rừng xảy ra, tất cả các hồ, đập chứa nước cho các mục đích phải được huy động sử dụng nguồn nước để dùng cho công tác chữa cháy rừng nếu có yêu cầu của Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng nơi xảy ra cháy.
2. Kinh phí chi trả cho công tác tích tụ nguồn nước, sửa chữa hư hỏng hồ, đập do hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng tạo ra được chi trả từ nguồn kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương.
1. Ở các vùng núi có địa hình dốc, đi lại khó khăn phải quy hoạch và xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, sử dụng các thung lũng, khe suối, đầm, hồ sẵn có để giữ trữ nước giữa ẩm và phục vụ cho chữa cháy rừng. Đối với các khu rừng trọng điểm, dễ cháy cần bảo vệ nghiêm ngặt, có thể xây dựng các bể chứa nước lớn vừa để phục vụ cho sinh hoạt, vừa để phòng cháy, chữa cháy rừng khi cần thiết.
2. Kích thước hồ tối thiểu 8x8m, độ sâu của hồ nước trong mùa kho không ít hơn 1,5m, dung tích tổng cộng không dưới 50 m3. Kích thước thích hợp nhất là 10x12m hay 10x15m, lượng nước trong mùa khô từ 60 - 100m3.
Điều 27. Thẩm định phương án phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm xem xét và có ý kiến về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng và kinh phí đầu tư cho phòng cháy, chữa cháy trong dự án trồng rừng theo quy định.
2. Chi cục Kiểm lâm thẩm định các phương án, dự án, các giải pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng của các tổ chức như: Công ty lâm nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, các Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng phòng hộ và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hạt kiểm lâm cấp huyện thẩm định các phương án phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư; thẩm định kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng trong các phương án, dự án trồng rừng tập trung của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Cơ quan Kiểm lâm chỉ tiến hành thẩm định dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng có nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các phương án, dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chủ rừng tự chịu trách nhiệm để đảm bảo thực hiện phương án, dự án đã xây dựng.
Điều 28. Trình tự các bước thẩm định phương án phòng cháy chữa cháy rừng
1. Thẩm định các giải pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng trong các dự án trồng mới, cải tạo rừng của các tổ chức.
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận Chi cục Kiểm lâm.
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp; trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người dân đến nộp hồ sơ làm lại.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ ngày lễ).
- Thẩm định các giải pháp kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Chi cục Kiểm lâm sẽ tổ chức thẩm định.
- Trả kết quả thẩm định các giải pháp kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng tại Chi cục Kiểm lâm.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Bản Photocopy công chứng chủ trương lập dự án trồng rừng và cải tạo rừng.
- Dự án đầu tư trồng rừng, cải tạo rừng.
- Tờ trình đề nghị thẩm định các giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc tại Chi cục Kiểm lâm.
2. Thẩm định phương án thiết kế phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm hoặc cả chu kỳ kinh doanh của các tổ chức trong các dự án trồng rừng, cải tạo rừng.
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận Chi cục Kiểm lâm.
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp; trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người dân đến nộp hồ sơ làm lại.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ ngày lễ).
- Thẩm định phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo 2 bước:
+ Kiểm tra ngoại nghiệp: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định tiến hành kiểm tra ngoài thực địa (nơi xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng).
+ Thẩm định nội nghiệp: Sau khi kiểm tra ngoại nghiệp thì trong 03 ngày tổ chức thẩm định nội nghiệp.
- Trả kết quả thẩm định phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại Chi cục Kiểm lâm.
b) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đối với các tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Dự án đầu tư bản photocopy;
+ Quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền về phê duyệt dự án đầu tư bản photocopy có công chứng;
+ Quyết định giao kế hoạch hàng năm;
+ Tờ trình đề nghị thẩm định phương án thiết kế phương án phòng cháy chữa cháy rừng;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình phòng cháy, chữa cháy rừng theo mẫu hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, có bản đồ thiết kế tỉ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 kèm theo, số lượng hồ sơ 02 bộ.
- Đối với tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng bằng vốn tự có hoặc nguồn vốn khác bao gồm:
+ Dự án đầu tư bản photocopy;
+ Quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền phê về duyệt dự án đầu tư bản photocopy có công chứng;
+ Tờ trình đề nghị thẩm định Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình phòng cháy, chữa cháy rừng theo mẫu hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; (có bản đồ thiết kế tỉ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 kèm theo), số lượng hồ sơ 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc tại Chi cục Kiểm lâm.
3. Thẩm định phương án đối với chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư.
a) Trình tự thủ tục:
- Chủ rừng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố.
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp; trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người dân đến nộp hồ sơ làm lại.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày trong tuần (Trừ ngày lễ).
- Thẩm định các giải pháp kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng theo 2 bước:
+ Kiểm tra ngoại nghiệp: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định tiến hành kiểm tra ngoài thực địa (nơi xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng).
+ Thẩm định nội nghiệp: Sau khi kiểm tra ngoại nghiệp thì trong 3 ngày tổ chức thẩm định nội nghiệp.
- Trả kết quả thẩm định phương án tại Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố.
b) Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình đề nghị thẩm định phương án thiết kế phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình phòng cháy, chữa cháy rừng theo mẫu hướng dẫn của cấp có thẩm quyền (có bản đồ thiết kế 1/10.000 hoặc 1/5.000 kèm theo).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
c) Thời hạn giải quyết: 10 ngày.
MỤC IV: ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VÀ DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 29. Nội dung đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy rừng
Hằng năm vào đầu mùa khô các Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành các cấp, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, các tổ, đội, quần chúng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cần được đào tạo, huấn luyện. Tùy theo từng cấp, từng đối tượng để có phương pháp đào tạo, huấn luyện thích hợp. Một số nội dung chính cần thiết trong đào tạo, huấn luyện như sau:
1. Các chủ trương chính sách liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng và các ứng dụng công nghệ mới trong phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả của cháy rừng (trong đó có cả nghiệp vụ điều tra, pháp chế).
3. Năng lực chỉ huy, kỹ thuật cứu hộ và cứu nạn trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Kỹ năng công tác cộng đồng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 30. Diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng với nhiều dạng địa hình, loại vật liệu dễ cháy và các phương tiện trang thiết bị cứu chữa khác nhau và sự phối kết hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Chính quyền địa phương và tổ đội quần chúng tham gia ứng cứu công tác hậu cần, cứu thương, cứu nạn theo từng cấp khác nhau.
2. Tổ chức diễn tập theo 3 cấp: Cấp xã, huyện, tỉnh.
a) Cấp xã: khi cấp dự báo cháy rừng là I và II: Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm chỉ đạo và chỉ huy lực lượng chữa cháy rừng.
b) Cấp huyện: khi cấp dự báo cháy rừng là III và IV: Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo và chỉ huy lực lượng chữa cháy rừng nếu có cháy rừng xảy ra.
c) Cấp tỉnh: khi cấp dự báo cháy rừng là V: Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và chỉ huy, điều động lực lượng chữa cháy rừng.
Điều 31. Quy vùng, thống kê, quản lý sử dụng đất đai làm nương rẫy
1. Đối với đồng bào còn canh tác nương rẫy thì các Hạt Kiểm lâm hàng năm phải thực hiện tốt việc thống kê, quản lý, quy vùng sử dụng đất đai tạm thời cho dân; khi làm nương rẫy phải hướng dẫn bà con thực hiện đúng kế hoạch, phân vùng vạch rõ ranh giới, có mốc bảng niêm yết ngoài thực địa, lập bản đồ quy hoạch phân loại đất đai giành cho sản xuất nương rẫy.
2. Trong những vùng được phép sản xuất nương rẫy, Hạt Kiểm lâm phải hướng dẫn đồng bào phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô, vun thành dải rộng 2 - 3m, dải nọ cách dải kia 5 - 6m, dải cách bìa rừng phải cách xa rừng 6 - 8m, đốt lúc gió nhẹ vào buổi tối hoặc sáng, đốt lần lượt từng dải vật liệu cuối chiều gió cho tới dải vật liệu cuối cùng.
3. Khi đốt phải có người canh gác, cứ 10 - 15m phải có một người canh gác trên băng không để lửa cháy vào rừng. Khi đốt phải báo cáo với Kiểm lâm địa bàn xã và tổ đội bảo vệ rừng của thôn, buôn. Đốt xong phải kiểm tra toàn bộ nương, khi lửa tắt hẳn mới ra về.
4. Chú trọng kết hợp giữa quy vùng sản xuất nương rẫy với giao, khoán rừng, xây dựng kinh tế vườn đồi, trang trại đến hộ gia đình, xây dựng nương ruộng bậc thang chống xói mòn đất, bảo vệ rừng an toàn về lửa trong suốt mùa cháy rừng. Hàng năm vào thời kỳ tháng 12 đến tháng 4 năm sau các Hạt kiểm lâm phải tăng cường kiểm tra hướng dẫn đồng bào làm nương rẫy đúng quy định trên những vùng đất đai đã được quy hoạch không để đồng bào phát, đốt rừng tràn lan trái phép.
MỤC I: NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIỚI HẠN ĐÁM CHÁY ĐỂ CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 32. Nguyên tắc chữa cháy rừng
Mỗi địa phương, chủ rừng khi thực hiện chữa cháy rừng phải thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
1. Chỉ huy chữa cháy rừng là quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kết hợp với quan sát diễn biến của đám cháy để quyết định truyền đạt mệnh lệnh, hướng lực lượng chữa cháy tập trung cao độ và thực hiện nghiêm túc các giải pháp kỹ thuật, tổ chức để đạt được hiệu quả chữa cháy.
2. Lực lượng và phương tiện chữa cháy được chia thành: Lực lượng thủ công và lực lượng cơ giới:
a) Lực lượng thủ công gồm con người Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, dân quân địa phương và các lực lượng huy động khác cùng với dụng cụ thủ công như dao, rựa, cuốc, xẻng, thùng tưới nước, cành lá.
b) Lực lượng cơ giới gồm con người với các thiết bị cơ giới như xe cứu hỏa, xe chữa cháy rừng, máy bơm, máy thổi gió, cưa xăng, máy ủi, máy cày, hóa chất chữa cháy rừng và các phương tiện khác.
c) Lực lượng chữa cháy được tổ chức thành các tổ từ 8 - 10 người, có tổ trưởng và tổ phó. Tổ trưởng phải là cán bộ Kiểm lâm nắm vững kỹ thuật, đặc điểm rừng trong khu vực và là người quả quyết, tiếp thu nhanh, mệnh lệnh dứt khoát, rõ ràng, chính xác.
3. Hậu cần chữa cháy chuẩn bị dụng cụ thủ công và bảo hộ lao động (quần áo, giày, mũ, đèn pin, bình nước cá nhân, thuốc, bông băng cấp cứu) để phục vụ cho lực lượng chữa cháy tại chỗ và lực lượng được huy động tại địa phương, đảm bảo cung cấp nước uống và thực phẩm cho lực lượng chữa cháy.
Điều 33. Phát hiện đám cháy và huy động lực lượng cứu chữa
Khi phát hiện được cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các chủ rừng phải huy động kịp thời lực lượng, phương tiện tại chỗ, sử dụng nguồn nước, đất cát, cành cây tươi và các vật dụng khác dập tắt ngay, không để lửa lan tràn. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không đủ khả năng cứu chữa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp hỗ trợ lực lượng, phương tiện để cứu chữa. Đội hình chữa cháy phải giới hạn đám cháy bằng cách tạo ra các băng trắng ngăn cản lửa có độ rộng từ 15 - 20m, nếu tốc độ gió lớn, lửa lan tràn quá mạnh phải làm băng trắng có độ rộng từ 20 - 30m.
Điều 34. Phối hợp trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Khi xảy ra cháy rừng, lực lượng Kiểm lâm từng cấp phối hợp với Công an, Quân đội cùng cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc điều động, sử dụng lực lượng tham gia chữa cháy rừng, tổ chức dập lửa, khắc phục hậu quả sau cháy theo phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức kiểm tra, xác định nguyên ngân cháy, địa điểm cháy, những đối tượng, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng.
2. Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ ban đầu của vụ cháy rừng, số người, tang vật, phương tiện các vụ vi phạm về Phòng cháy chữa cháy rừng do lực lượng Công an, Quân đội và chủ rừng chuyển giao để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Biện pháp giới hạn đám cháy
1. Trong điều kiện thời tiết hạn kiệt, vật liệu trong rừng khô, độ ẩm vật liệu từ 20% trở xuống khi cháy rừng phải:
a) Tạo ngay băng trắng đón đầu ngọn lửa theo một cự ly sao cho phù hợp, thi công xong trước khi ngọn lửa tràn đến. Trên băng phải dọn và vun hết vật liệu cháy vào giữa băng và cho đốt hết vật đó trên băng.
b) Cự ly của hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy quy định như sau:
- Nếu tốc độ gió 3 - 5m/giây thì khoảng cách giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 20 - 30m.
- Nếu tốc độ gió trên 6m/giây thì khoảng cách giữa hai tuyến dọn sạch vật liệu cháy là 30 - 50m.
2. Trong trường hợp có nguồn vật liệu lớn, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, gió thổi mạnh, cả những cây còn sống cũng bị khô héo, khi chữa cháy phải làm đai cản lửa dự phòng để ngăn lửa làm giảm tốc độ lan tràn với hướng gió chính trong thời kỳ cháy.
Điều 36. Người chỉ huy chữa cháy rừng
Người chỉ huy chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm d, đ khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
MỤC II: AN TOÀN TRONG CHỮA CHÁY
Điều 37. An toàn lao động khi chữa cháy
1. Khi chữa cháy, lực lượng chữa cháy phải chuẩn bị đủ nước uống, bông, băng, thuốc bỏng, cáng và các dụng cụ cấp cứu khác. Trường hợp bị thương phải sơ cứu và đưa đi cấp cứu. Nếu bị thương nặng hoặc tử vong phải lập biên bản để sau này tiện việc giải quyết chính sách, chế độ.
2. Lực lượng chữa cháy phải được tập huấn nhiệp vụ, khi chữa cháy phải được tập huấn theo tổ, nhóm có người điều hành thống nhất, có bộ đàm chỉ huy. Lực lượng chữa cháy phải tập kết phía sau ngọn lửa, cách xa đám cháy trên 100m. Xung quanh nơi tập kết phải làm băng trắng ngăn cách có độ rộng trên 50 m. Nếu dùng cành tươi chữa cháy phải phát hết cành cây non và có đoạn cán tay cầm 40 – 50 cm. Nếu chữa cháy bằng hóa chất, bằng cơ giới phải thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật, an toàn lao động. Phải có chế độ bồi dưỡng vật chất và khen thưởng cho người tham gia chữa cháy.
Điều 38. Nguyên tắc bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy
1. Nếu ngọn lửa có xu hướng phát triển và lan tràn chậm, cháy về cả hai phía trái và phải thì đội hình phải bố trí thành từng tiểu đội gồm 8 - 10 người, lực lượng chữa cháy tiến từ phía sau đám cháy về cả hai phía và phải dùng nước hoặc đất, cát hoá chất hay bàn đạp, cành cây tươi dập lửa bao vây không cho lửa lan tràn. Đội hình cứ thế bao vây khép kín về phía đầu ngọn lửa và dập cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn.
2. Nếu tốc độ gió mạnh trên 6m/giây, ngọn lửa lan tràn nhanh về phía trước thì đội hình phải bố trí để phát băng, cuốc đất hoặc dội nước từ phía trước ngọn lửa và tiến về phía sau theo hai cánh cung cho đến khi khép kín và dập cho lửa tắt hẳn không còn than lửa cháy lại.
3. Sử dụng các dụng cụ chữa cháy như cào, cuốc, xẻng, dao, bình đeo vai, xe ô tô, máy bơm nước, máy thổi gió, cưa xăng, máy cắt thực bì, xe ủi để lợi dụng nguồn nước, đất cát hoặc hóa chất như P2O5, K3PO4, CO2 và các chất chữa cháy khác để làm suy giảm ngay một trong ba yếu tố tham gia quá trình cháy đó là: vật liệu, ô xy và nhiệt.
Điều 39. Điều tra, xác minh nguyên nhân cháy
Những vụ cháy rừng xảy ra ở địa phương, Kiểm lâm sở tại phải chủ động phối hợp với các ngành chức năng điều tra, xác minh tìm nguyên nhân gây cháy, lập biên bản có biện pháp xử lý nghiêm minh, biện pháp khắc phục hậu quả và báo cáo về cấp trên theo mẫu thống nhất.
KINH PHÍ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 40. Kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quy định như sau:
1. Hàng năm Chi cục Kiểm lâm, ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ lập dự toán chi phòng cháy, chữa cháy rừng gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt và tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
2. Đối với diện tích rừng Nhà nước đã giao hoặc cho những tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân thuê, thì hàng năm chủ rừng phải lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trình cấp thẩm quyền phê duyệt, tổ chức lực lượng, phương tiện để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ rừng phải tự bảo đảm kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích rừng được Nhà nước giao, cho thuê.
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan, các cấp chính quyền địa phương để hướng dẫn triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình này.
2. Các địa phương, các ngành liên quan, các chủ rừng nếu để rừng bị cháy do không thực hiện trách nhiệm đầy đủ các điều quy định trong quy trình này thì tùy theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành./.
- 1Quyết định 1358/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Dự án nâng cao năng lực phòng, chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2007-2011
- 2Quyết định 1286/QĐ-UB năm 1996 về Quy trình phòng, chữa cháy rừng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 689/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hoặc có chứa quy phạm pháp luật được rà soát năm 2012 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 8Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 9Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 1286/QĐ-UB năm 1996 về Quy trình phòng, chữa cháy rừng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 689/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hoặc có chứa quy phạm pháp luật được rà soát năm 2012 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 5Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 6Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 127/2000/QĐ-BNN-KL về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 3Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 4Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 5Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2010 về Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Quyết định 1358/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Dự án nâng cao năng lực phòng, chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2007-2011
- 10Quyết định 01/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 06/2011/QĐ-UBND Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 06/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Y Dhăm Ênuôl
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/02/2011
- Ngày hết hiệu lực: 09/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực