Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2008/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 28 tháng 02 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Thực hiện Chương trình số 19/CT-UBND, ngày 16/2/2006 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án “ Nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 - 2010”;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 17/TTr-BDT ngày 13/02/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về hỗ trợ kinh phí cho sinh viên dân tộc thiểu số đang học các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ngoài tỉnh.
Quy định này thay thế Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 105/2003/QĐ-UB ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành chế độ trợ cấp đi học cho cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số học tại các Trường đào tạo công lập.
Ngoài chế độ hỗ trợ này, sinh viên được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định chung của Trung ương.
Điều 2. Các ông(bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐANG HỌC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NGOÀI TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-UBND, ngày 28/02/2008 của UBND tỉnh Bình Phước)
Sinh viên các dân tộc thiểu số đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước.
Quy định này quy định về hỗ trợ kinh phí; khen thưởng và xử lý vi phạm đối với sinh viên dân tộc thiểu số đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí.
Sinh viên người dân tộc thiểu số đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có hộ khẩu trường trú tại tỉnh Bình Phước từ 3 năm trở lên tính đến tháng 9 năm nhập trường;
2. Là sinh viên chính thức, hệ chính quy tập trung đang học trong hệ thống Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong nước, không nằm trong hệ thống trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
3. Chưa được sự hỗ trợ nào khác của tỉnh (ngoài những chế độ chung do Trung ương quy định).
1. Sinh viên thuộc đối tượng nêu tại Điều 3 Quy định này được Ngân sách tỉnh hỗ trợ:
- Hỗ trợ ban đầu nhập trường: 300.000đ/ sinh viên/ 01 năm học;
- Hỗ trợ thường xuyên hàng tháng: 100.000đ/ sinh viên/ tháng (10 tháng/ 01 năm học);
- Hỗ trợ tiền tàu xe đi và về: 02 lần/ 01 năm học (04 lượt cả đi và về) vào dịp nghỉ Hè và Tết Nguyên đán. Tiền vé được thanh toán theo giá vé tàu hỏa ngồi hoặc vé xe khách thông thường từ trường đang học về tới địa phương nơi đang sinh sống;
- Hỗ trợ kinh phí viết luận văn, đề tài tốt nghiệp ra trường (khi có Giấy chứng nhận tốt nghiệp) với 2 hình thức sau:
+ Đại học và Cao đẳng: 1.000.000đ/ luận văn hoặc đề tài;
+ Trung học chuyên nghiệp: 500.000đ/ luận văn hoặc đề tài.
2. Đối với sinh viên học cùng lúc nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên được hưởng chế độ
1. Quyền lợi:
- Sinh viên được cấp phát đầy đủ các khoản hỗ trợ tại Quy định này;
- Được xem xét bố trí công tác sau khi tốt nghiệp ra trường (ưu tiên cho sinh viên thuộc diện cử tuyển);
- Khi ra trường, nếu sinh viên tiếp tục đi học sau Đại học thì được hưởng các khoản hỗ trợ đối với sinh viên hệ đại học tại Quy định này (từ khi nhập trường đến khi ra trường).
2. Nghĩa vụ:
- Sinh viên được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định này sau khi ra trường phải có trách nhiệm trở về phục vụ địa phương theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền (Sở Nội vụ);
- Trong trường hợp sinh viên ra trường 01 năm (kể từ ngày tốt nghiệp) mà địa phương chưa bố trí được việc làm, nếu sinh viên tự liên hệ nhận công tác ở tỉnh khác thì gia đình hoặc cá nhân sinh viên không phải hoàn trả kinh phí mà ngân sách tỉnh đã hỗ trợ trong thời gian đi học;
- Trong thời hạn 01 năm (kể từ ngày tốt nghiệp) địa phương bố trí được việc làm mà đối tượng không nhận phân công công tác thì gia đình hoặc cá nhân học sinh, sinh viên phải hoàn trả lại toàn bộ số kinh phí mà ngân sách tỉnh đã hỗ trợ suốt thời gian đi học.
Điều 6. Phương thức thanh, quyết toán
1. Ban Dân tộc tỉnh chịu trách nhiệm thanh toán các khoản hỗ trợ cho sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo khác của tỉnh được phân bổ hàng năm và quyết toán với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định hiện hành.
2. Hồ sơ thanh, quyết toán:
- Sinh viên tộc thiểu số đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm nộp đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định cho Ban Dân tộc tỉnh làm hồ sơ quyết toán (bản chính hoặc bản sao công chứng), gồm:
+ Sổ hộ khẩu gia đình;
+ Giấy báo trúng tuyển Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;
+ Thẻ sinh viên;
+ Danh sách xác nhận của Trường đào tạo sinh viên đang theo học;
+ Vé tàu, xe thông thường.
- Đối với sinh viên được hỗ trợ kinh phí viết luận văn/ đề tài tốt nghiệp ra trường nộp các giấy tờ sau:
+ Danh sách viết luận văn/ đề tài của Trường đào tạo;
+ Bảng kết quả học tập cuối khóa, Giấy chứng nhận tốt nghiệp.
- Đối với sinh viên tiếp tục học sau Đại học: Nộp đủ các hồ sơ theo quy định tại khoản này.
1. Trong thời gian học tập, nếu sinh viên đạt được thành tích tốt và được nhà trường quyết định khen thưởng từ học sinh giỏi cả năm học trở lên thì được xét thưởng thêm bằng mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng.
2. Sinh viên có thành tích học tập tốt, có nhiều hoạt động tích cực sẽ được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xem xét khen thưởng.
1. Nếu sinh viên tự ý bỏ học mà không có lý do chính đáng hoặc bị nhà trường kỷ luật buộc thôi học thì cá nhân hoặc gia đình của sinh viên đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ số kinh phí mà tỉnh đã trợ cấp trước đó.
Trường hợp có lý do chính đáng sẽ được xem xét việc không bồi hoàn kinh kinh phí tỉnh đã hỗ trợ trước đó.
2. Trường hợp sinh viên vi phạm nội quy, quy chế, kỷ luật của nhà trường, vi phạm pháp luật và đã bị xử lý khiển trách, cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị cắt, giảm chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng từ 50%, bị đình chỉ học một năm trở lên hoặc các hình thức xử phạt khác sẽ chấm dứt hoàn toàn các khoản hỗ trợ.
Trong thời gian chấp hành kỷ luật và thử thách, nếu bản thân sinh viên vi phạm có tiến bộ và được cơ quan xử lý công nhận, xóa kỷ luật thì sẽ được xem xét để tiếp tục hỗ trợ.
3. Trong trường hợp sinh viên ở lại lớp thì năm học lưu ban đó không được hưởng hỗ trợ kinh phí thường xuyên hàng tháng, các khoản hỗ trợ khác vẫn được thực hiện theo quy định chung. Sinh viên được tiếp tục hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên hàng tháng vào năm tiếp theo.
Trường hợp sinh viên tiếp tục lưu ban năm thứ 2 sẽ bị cắt hoàn toàn các khoản hỗ trợ trong tất cả các năm học còn lại. Nếu vì nguyên nhân lưu ban mà sinh viên bỏ học thì phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ từ các năm trước đây.
Trường hợp lưu ban do những nguyên nhân khách quan như: tai nạn, ốm đau … phải điều trị dài ngày thì sinh viên vẫn được nhận đầy đủ các khoản hỗ trợ
4. Sinh viên không được xét tốt nghiệp; thi hoặc làm luận văn, đề tài tốt nghiệp mà kết quả không đạt, không được cấp Giấy chứng nhận hoặc Bằng tốt nghiệp thì không được hưởng các khoản hỗ trợ tại Điều 4 Quy định này.
Để đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số:
Điều 9. Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm
- Tổng hợp danh sách sinh viên được hưởng chế độ hỗ trợ và quản lý, tổ chức cấp phát trực tiếp tiền hỗ trợ cho các sinh viên;
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên giữ mối liên hệ với các trường có các sinh viên đang theo học để nắm được diễn biến học tập của các sinh viên;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan mỗi năm 01 lần tổ chức họp mặt sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp (trước đầu năm học) nhằm thăm hỏi, động viên, giao lưu và hỗ trợ học tập cho các sinh viên;
- Hàng năm, Ban Dân tộc có nhiệm vụ lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính và chịu trách nhiệm thanh quyết toán với Sở Tài chính đúng theo quy định hiện hành.
Điều 10. Sở Tài chính có trách nhiệm
- Cân đối và phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo khác tham mưu UBND tỉnh cấp phát kinh phí hàng năm trực tiếp về Ban Dân tộc tỉnh để thực hiện chế độ hỗ trợ sinh viên dân tộc thiểu số đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc chi trả và thực hiện thanh quyết toán đối với ngân sách tỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 11. Sở Nội vụ có trách nhiệm
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo theo dõi, quản lý quá trình học tập của học sinh, sinh viên và có kế hoạch bố trí công tác cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Điều 12. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm
Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Nội vụ thường xuyên giữ mối liên hệ với các trường có các sinh viên đang theo học; theo dõi, quản lý quá trình học tập của học sinh, sinh viên.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp báo cáo về UBND tỉnh biết để giải quyết.
Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy định này do Trưởng Ban Dân tộc đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Nghị quyết 28/2008/NQ-HĐND về phê duyệt Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển Đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Nghị quyết 62/2012/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang học hệ đại học, cao đẳng chính quy từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016
- 3Quyết định 62/2012/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội cho học sinh- sinh viên của tỉnh Lâm Đồng đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề
- 4Quyết định 16/2014/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 105/2003/QĐ-UB, 06/2008/QĐ-UBND về chế độ trợ cấp đi học cho cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngoài tỉnh do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Quyết định 22/2014/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ kinh phí cho sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Bình Phước đang học tại trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 28/2008/NQ-HĐND về phê duyệt Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho các thí sinh trúng tuyển Đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Nghị quyết 62/2012/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang học hệ đại học, cao đẳng chính quy từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016
- 4Quyết định 62/2012/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội cho học sinh- sinh viên của tỉnh Lâm Đồng đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề
- 5Quyết định 22/2014/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ kinh phí cho sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Bình Phước đang học tại trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Quyết định 06/2008/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ kinh phí cho sinh viên dân tộc thiểu số đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngoài tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 06/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/02/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trương Tấn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/03/2008
- Ngày hết hiệu lực: 08/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra