Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2008/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XẾP LOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, và thay thế Quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN ngày 16/4/2004 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.
Điều 3. Chánh Văn phòng ,Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại cổ phần chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại
1. Vốn tự có
2. Chất lượng tài sản
3. Năng lực quản trị
4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
5. Khả năng thanh khoản.
Điều 3. Phương pháp đánh giá xếp loại
1. Việc đánh giá, xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần được căn cứ vào số điểm từng chỉ tiêu quy định tại Điều 2 Quy định này.
2. Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ ở từng chỉ tiêu. Những ngân hàng thương mại cổ phần không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại Quy định này thì không cho điểm đối với chỉ tiêu quy định về nghiệp vụ đó.
3. Số liệu để xem xét cho điểm được căn cứ:
a) Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, cấp IV, cấp V), số liệu báo cáo thống kê của ngân hàng thương mại cổ phần;
b) Số liệu qua công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (số liệu giám sát từ xa, Kết luận Thanh tra);
c) Các tài liệu khác có liên quan như Báo cáo kiểm toán độc lập, Thư Quản lý của tổ chức kiểm toán độc lập, Báo cáo kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần;
d) Số liệu trên báo cáo tài chính năm đánh giá xếp loại đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của ngân hàng thương mại cổ phần;
4. Cơ cấu điểm của các chỉ tiêu và tổng số điểm đánh giá xếp loại:
a) Tổng số điểm đánh giá xếp loại tối đa cho một ngân hàng thương mại cổ phần là 100 điểm.
b) Cơ cấu điểm của từng chỉ tiêu đánh giá xếp loại như sau:
- Vốn tự có: Mức điểm tối đa là 35 điểm, tối thiểu là -3 điểm;
- Chất lượng Tài sản: Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm;
- Kết quả hoạt động kinh doanh:Mức điểm tối đa là 20 điểm, tối thiểu là 0 điểm;
- Khả năng thanh khoản: Mức điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là 0 điểm.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Tổng dư nợ: Bao gồm dư nợ cho vay thông thường và dư nợ thanh toán thay.
2. Tổng các khoản nợ xấu: Là tổng các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ.
4. Vốn tự có gồm vốn cấp 1 (đảm bảo giới hạn khi xác định vốn cấp 1) cộng với vốn cấp 2 (đảm bảo giới hạn khi xác định vốn cấp 2) trừ các khoản phải trừ khỏi vốn tự có theo quy định tại Điều 3 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
5. Vốn chủ sở hữu: là khoản mục phản ánh trên bảng cân đối kế toán năm đánh giá xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.
6. Lợi nhuận trước thuế: Là khoản mục phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm đánh giá xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Lợi nhuận trước thuế bằng thu nhập từ hoạt động kinh doanh trừ đi tổng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng trích lập tăng trong năm và cộng với hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm.
Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần chưa trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, khoản mục lợi nhuận trước thuế trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần điều chỉnh trừ đi phần trích lập dự phòng rủi ro còn thiếu theo Kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và/hoặc Báo cáo kiểm toán độc lập, Thư quản lý để thực hiện tính toán các chỉ tiêu có liên quan và đánh giá xếp loại ngân hàng thương mại, cổ phần.
7. Vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng công thức sau đây:
Trong đó: là vốn chủ sở hữu bình quân của năm xếp loại;
Y0 là vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/năm liền kề trước năm đánh giá xếp loại (hay ngày 1/1/ năm đánh giá xếp loại) phản ánh trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/năm liền kề năm đánh giá xếp loại đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập;
Y1, Y2, Y3 là vốn chủ sở hữu lần lượt tại ngày 31/3, 30/6 và 30/9 năm đánh giá xếp loại;
Y4 là vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/năm đánh giá xếp loại được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/năm đánh giá xếp loại đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.
8. Tài sản có sinh lời: Là tổng khoản mục tài sản “có” có khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng tại thời điểm 31 tháng 12 năm đánh giá xếp loại, bao gồm các khoản mục sau đây trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của ngân hàng thương mại cổ phần: Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác; Chứng khoáng kinh doanh, Cho vay khách hàng; chứng khoán đầu tư; Góp vốn, đầu tư dài hạn; Bất động sản đầu tư.
9. Các khoản cam kết ngoại bảng gồm: các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện có thời điểm thực hiện cụ thể.
10. Tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng là tỷ lệ giữa Tổng số dư các khoản cam kết bảng nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Khoản 1, 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 hoặc Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia cho tổng số dư các khoản cam kết ngoại bảng.
11. Các khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán gồm các khoản mục sau đây: chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn.
12. Trọng yếu: là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 ban hành kèm theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ Tài chính).
Mục 1. THANG ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU XẾP LOẠI
Điều 5. Vốn tự có: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu -3 điểm
1. Các ngân hàng thương mại cổ phần đạt tối đa 15 điểm về vốn tự có phải có đủ các điều kiện sau:
a) Vốn điều lệ trong năm đánh giá xếp loại không thấp hơn mức vốn pháp định.
b) Đảm bảo an toàn vốn, cụ thể:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong năm đánh giá xếp loại đạt mức tối thiểu là 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Sử dụng vốn điều lệ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước
c) Đảm bảo định hướng khuyến khích tăng vốn hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điểm trừ: tối đa 18 điểm
a) Vốn điều lệ không đủ mức vốn pháp định: trừ 5 điểm.
b) Không đảm bảo an toàn vốn: trừ tối đa 8 điểm
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhỏ hơn 8%: trừ 4 điểm, khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bình quân trong năm đánh giá xếp loại đạt từ 8% trở lên nhưng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một hoặc một số tháng trong năm nhỏ hơn 8%;
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bình quân trong năm đánh giá xếp loại nhỏ hơn 8%.
- Sử dụng vốn điều lệ không theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước: trừ 4 điểm, không vi phạm một trong các trường hợp sau:
Vi phạm quy định hiện hành về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (phải được nêu tại Kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính, Kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thư Quản lý của tổ chức kiểm toán độc lập);
Hoạt động kinh doanh lỗ và không có quỹ nhưng vẫn chia cổ tức cho các cổ đông (sử dụng vào vốn điều lệ);
Mua sắm tài sản cố định vượt quá 50% vốn tự có;
Các vi phạm khác trong việc sử dụng vốn điều lệ.
c) Không đảm bảo định hướng khuyến khích tăng vốn hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước: trừ tối đa 5 điểm
(i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bình quân năm đánh giá xếp loại đạt mức trên 8% và không có tháng nào trong năm đánh giá xếp loại nhỏ hơn 8%, đồng thời có tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 14% đến dưới 17%: trừ 2 điểm.
(ii) Ngân hàng thương mại cổ phần không thuộc các trường hợp sau: (1) Tỷ lệ an toàn tối thiểu bình quân năm đánh giá xếp loại đạt mức trên 8% và không có tháng nào trong năm đánh giá xếp loại nhỏ hơn 8%, đồng thời có tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 17% trở lên; (2) điều kiện quy định tại Điểm c.(i) Khoản 2 Điều này: trừ 5 điểm.
Điều 6. Chất lượng tài sản: Mức điểm tối đa 35 điểm, tối thiểu 0 điểm
1. Chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác: Mức điểm tối đa 20 điểm, tối thiểu 0 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác nhỏ hơn 50% tổng tài sản; và mức tối đa 25 điểm, tối thiểu 0 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên.
a) Ngân hàng thương mại cổ phần đạt điểm tối đa về chỉ tiêu chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo:
- Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3%;
- Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
b) Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần không đảm bảo một trong các điều kiện nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này sẽ bị trừ điểm như sau:
- Tỷ lệ nợ xấu trên 3% đến 5%: trừ 10 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các Tổ chức tín dụng khác nhỏ hơn 50% tổng tài sản; hoặc trừ 13 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên;
- Tỷ lệ nợ xấu trên 5% đến 10%: trừ 15 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác nhỏ hơn 50% tổng tài sản; hoặc trừ 19 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên;
- Tỷ lệ nợ xấu trên 10% hoặc không tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng dẫn đến việc ảnh hưởng tới tính trung thực hợp lý của khoản mục chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác xét trên phương diện trọng yếu trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập năm đánh giá xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần (việc phân loại nợ sai, trích lập dự phòng thiếu dẫn đến ý kiến ngoại trừ của Kiểm toán độc lập được phản ánh trong Thư quản lý, Báo cáo kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng thương mại cổ phần bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính được phản ánh trong Kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho năm đánh giá xếp loại): trừ 20 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác nhỏ hơn 50% tổng tài sản; hoặc trừ 25 điểm đối với ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên.
2. Chất lượng của các khoản đầu tư: Mức tối đa 5 điểm, tối thiểu 0 điểm.
a) Ngân hàng thương mại cổ phần đạt điểm tối đa 5 điểm về chỉ tiêu chất lượng của các khoản đầu tư phải đảm bảo: có tỷ lệ dự phòng giảm giá chứng khoán trên tổng số dư các khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán không lớn hơn 1%. Ngược lại sẽ bị trừ 5 điểm.
b) Khoản này không áp dụng đối với những ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên.
3. Cơ cấu tài sản có nội bảng: Mức điểm tối đa 5 điểm, điểm tối thiểu 0 điểm.
a) Tài sản có sinh lời từ 75% trở lên so với tổng tài sản có nội bảng: 5 điểm.
b) Tài sản có sinh lời dưới 75% so với tài sản có nội bảng, trừ tối đa 5 điểm:
- Từ 65% đến dưới 75%: trừ 2 điểm;
- Từ 50% đến dưới 65%: trừ 3 điểm;
- Dưới 50%: trừ 5 điểm.
4. Chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng: Mức điểm tối đa 5 điểm, tối thiểu 0 điểm
a) Ngân hàng thương mại cổ phần đạt điểm tối đa 5 điểm về chỉ tiêu chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng phải đảm bảo:
- Tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng nhỏ hơn hoặc bằng 3%;
- Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các cam kết ngoại bảng.
b) Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần đảm bảo một trong các điều kiện nêu tại Điểm a Khoản 1, Điều này sẽ bị trừ điểm như sau:
- Tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng trên 3% đến 5%: trừ 3 điểm;
- Tỷ lệ phản ánh chất lượng các khoản cam kết ngoại bảng trên 5% hoặc không tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các cam kết ngoại bảng dẫn đến việc ảnh hưởng tới tính trung thực hợp lý của khoản mục các cam kết ngoại bảng xét trên phương diện trọng yếu trong Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập năm đánh giá xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần (việc trích lập dự phòng thiếu dẫn đến ý kiến ngoại trừ của Kiểm toán độc lập được phản ánh trong Thư quản lý, Báo cáo kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng thương mại cổ phần bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính được phản ánh trong Kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho năm đánh giá xếp loại): trừ 5 điểm.
Điều 7. Năng lực quản trị: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm
1. Ngân hàng thương mại cổ phần đạt điểm tối đa 15 điểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát đủ số lượng theo quy định.
b) Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện đúng các quy chế nội bộ.
c) Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tương xứng với quy mô ngân hàng và hoạt động hiệu quả, đảm bảo các rủi ro quan trọng luôn được nhận dạng, đo lường, kiểm tra, kiểm soát một cách liên tục.
d) Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành có năng lực, đoàn kết, có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần.
đ) Đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.
2. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ bị trừ điểm như sau:
a) Ngân hàng thương mại cổ phần bị trừ 3 điểm trong trường hợp không đảm bảo một trong các điều kiện sau:
- Không đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần;
- Không ban hành đầy đủ, chuẩn hóa các quy chế nội bộ về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban điều hành, kiểm soát nội bộ và các quy chế cần thiết khác cho hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần (tín dụng, bảo lãnh, hạch toán kế toán và các nghiệp vụ khác) hoặc có ý kiến của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (tại Kết luận của Thanh tra trong năm đánh giá xếp loại), kiểm toán độc lập (tại Báo cáo kiểm toán độc lập, Thư Quản lý cho năm đánh giá xếp loại) về việc quy trình nội bộ của ngân hàng không hiệu quả dẫn đến việc giới hạn quá trình thanh tra và kiểm toán.
b) Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ yếu kém, hoạt động không hiệu quả: trừ 4 điểm trong trường hợp có một trong các biểu hiện sau:
- Về cơ cấu tổ chức, bộ máy kiểm toán nội bộ không trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát và về chế độ lương, thưởng và phụ cấp trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ được quyết định bởi Ban điều hành (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của ngân hàng thương mại cổ phần);
- Người phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ không có trình độ chuyên môn (từ đại học trở lên) chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Kế toán – Kiểm toán; không có đủ 03 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
- Ngân hàng thương mại cổ phần không ban hành quy định chính thức về quy trình kiểm toán nội bộ áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống hoặc quy trình kiểm toán nội bộ đã được ban hành nhưng không hiệu quả (những phát hiện của kiểm toán nội bộ còn thiếu, chênh lệch so với Báo cáo kiểm toán độc lập và Kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước dẫn đến việc làm ảnh hưởng tới tính trung thực hợp lý xét trên phương diện trọng yếu của Báo cáo tài chính và tính tuân thủ các quy định pháp luật của ngân hàng).
c) Không đảm bảo các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 điều này: trừ tối đa 6 điểm:
- Nội bộ mất đoàn kết: trừ 3 điểm;
- Có thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành vi phạm các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước (vi phạm điều 77, 78 Luật các tổ chức tín dụng), không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần; đặc biệt trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước: trừ 3 điểm.
d) Vi phạm các quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu: trừ 2 điểm, khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
Không đủ số lượng cổ đông theo quy định hiện hành về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành;
Vi phạm một trong các nội dung dưới đây: Hồ sơ cổ đông theo dõi không đầy đủ, người đại diện không đảm bảo tư cách, vi phạm quy định về nguồn vốn góp và giới hạn sở hữu chi phí được quy định tại quy định hiện hành về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành;
Vi phạm một trong các nội dung dưới đây: Việc phát hành cổ phiếu, quản lý theo dõi cổ đông không thực hiện đúng quy định tại quy định hiện hành về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
3. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần đang bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt: cho điểm 0 đối với chỉ tiêu quản trị, kiểm soát, điều hành.
Điều 8. Kết quả hoạt động kinh doanh: Mức điểm tối đa 20 điểm, tối thiểu 0 điểm
1. Kết quả hoạt động kinh doanh: tối đa 15 điểm
a) Kết quả hoạt động kinh doanh lãi, điểm tối đa 15 điểm:
- Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 17% trở lên: 15 điểm;
- Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 14% đến dưới 17%: 13 điểm;
- Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 10% đến dưới 14%: 10 điểm;
- Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 5% đến dưới 10%: 8 điểm;
- Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân đạt dưới 5%: 5 điểm.
b) Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ không có lãi: 0 điểm
2. Điểm thưởng từ hoạt động dịch vụ: tối đa 5 điểm
a) Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập: 3 điểm
- Đạt 8% trở lên: 3 điểm;
- Đạt từ 2% trở lên đến dưới 8%: 1 điểm;
- Đạt dưới 2 %: 0 điểm.
b) Tỷ tệ thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ trong lợi nhuận trước thuế: 2 điểm.
- Đạt 30% trở lên: 2 điểm;
- Đạt 14% đến dưới 30%: 1 điểm;
- Đạt dưới 14%: 0 điểm.
Điều 9. Khả năng thanh khoản: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm
1. Khả năng thanh toán ngay = Tài sản “có” có thể thanh toán ngay/ Tài sản “nợ” phải thanh toán ngay:
a) Ngân hàng thương mại cổ phần đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước được điểm tối đa 12 điểm.
b) Ngân hàng thương mại cổ phần không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bị trừ điểm như sau:
- Vi phạm 1 lần không đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả: trừ 5 điểm;
- Vi phạm nhiều lần dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước có văn bản nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần về việc vi phạm quy định bảo đảm tỷ lệ khả năng chi trả: trừ 12 điểm.
2. Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: Thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
a) Không vi phạm việc đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: 3 điểm.
b) Vi phạm 1 lần không đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: trừ 2 điểm.
c) Vi phạm nhiều lần không đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: trừ 3 điểm.
3. Việc đánh giá, xếp loại chỉ tiêu này được lấy số liệu bình quân tháng/ngày theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng số điểm của các ngân hàng thương mại cổ phần được tính là tổng cộng số điểm của từng chỉ tiêu theo quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 Quy định này.
Điều 11. Xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần
1. Ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên và có điểm số của từng chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, và 9 Quy định này không thấp hơn 65% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm số của từng chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, và 9 Quy định này không thấp hơn 50% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 50% đến dưới 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
3. Ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm số của từng chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 Quy định này không thấp hơn 45% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
4. Ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại D có tổng số điểm dưới 50 điểm; hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.
Điều 12. Thời gian thực hiện việc đánh giá xếp loại
1. Số liệu đánh giá xếp loại được căn cứ vào số liệu kế toán chính thức năm đánh giá xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Riêng đối với các chỉ tiêu về an toàn hoạt động ngân hàng, số liệu đánh giá xếp loại theo đúng chế độ thông tin báo cáo hiện hành. Chỉ tiêu Năng lực quản trị (điều 7) được đánh giá chung cho cả năm tài chính.
2. Thời gian xem xét đánh giá, xếp loại:
a) Chậm nhất ngày 10 tháng 5 năm sau, từng ngân hàng thương mại cổ phần tự đánh giá xếp loại và gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính.
b) Chậm nhất ngày 31 tháng 5 năm sau, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến đánh giá kết quả tự đánh giá xếp loại của các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính đặt tại địa bàn và tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước)
c) Tháng 6 hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn kết quả đánh giá xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều 13. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại cổ phần
1. Cung cấp số liệu trung thực, chính xác và theo đúng chế độ thông tin báo cáo hiện hành. Trường hợp sau khi xếp loại phát hiện số liệu báo cáo của ngân hàng thương mại cổ phần không chính xác, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố lại việc đánh giá, xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.
2. Tự đánh giá, xếp loại đúng thời gian quy định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.
1. Đôn đốc các ngân hàng thương mại cổ phần gửi báo cáo tự đánh giá, xếp loại đúng thời hạn.
2. Kiểm tra, xác định mức độ chính xác của số liệu do các ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp.
3. Có ý kiến về kết quả tự đánh giá xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần tại địa bàn theo đúng quy định.
4. Gửi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước các tài liệu sau đây để làm cơ sở đánh giá xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần:
- Báo cáo tự đánh giá, xếp loại của ngân hàng thương mại cổ phần theo mẫu quy định tại Phụ lục 1;
- Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra xác định số liệu do các ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp và ý kiến về kết quả tự đánh giá xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần tại địa bàn.
Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương
1. Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Hướng dẫn ngân hàng thương mại cổ phần triển khai thực hiện Quy định này.
2. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quy định này; làm đầu mối phối hợp với các Vụ có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương thẩm định và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn kết quả đánh giá xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần; công bố kết quả xếp loại chính thức đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đề xuất biện pháp xử lý đối với các ngân hàng thương mại cổ phần xếp loại C, D.
| THỐNG ĐỐC |
- 1Quyết định 400/2004/QĐ-NHNN về việc xếp loại các Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 400/2004/QĐ-NHNN về việc xếp loại các Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 5Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 6Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 7Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 8Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN quy định xếp loại Ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 06/2008/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/03/2008
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 199 đến số 200
- Ngày hiệu lực: 10/04/2008
- Ngày hết hiệu lực: 01/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra