Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 06/2006/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Quyết định này thay thế Quyết định số 03/QĐHĐ ngày 02 tháng 3 năm 1973 của Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Các thành viên Hội đồng ĐGTLKS;
- Công báo;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, PC, VPTL (3)

BỘ TRƯỞNG




Mai Ái Trực

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định những nguyên tắc thống nhất về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản, hoạt động và thống kê trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) tiến hành hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tài nguyên khoáng sản rắn là những tính tụ tự nhiên của các khoáng sản rắn bên trong hoặc trên bề mặt vỏ trái đất, có hình thái, số lượng và chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng một hoặc một số loại khoáng chất từ các tích tụ này đem lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Tài nguyên khoáng sản rắn được chia thành: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản rắn dự báo.

2. Tài nguyên khoáng sản rắn xác định là tài nguyên khoáng sản rắn đã được đánh giá, khảo sát, thăm dò xác định được vị trí, diện phân bố, hình thái, số lượng, chất lượng, các dấu hiệu địa chất đặc trưng với mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất từ chắc chắn đến dự tính.

3. Tài nguyên khoáng sản rắn dự báo là tài nguyên khoáng sản rắn được dự báo trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên cơ sở các tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản với độ tin cậy từ suy đoán đến phỏng đoán.

4. Trữ lượng khoáng sản rắn là một phần của tài nguyên khoáng sản rắn xác định đã được thăm dò và việc khai thác, chế biến chúng mang lại hiệu quả kinh tế trong những điều kiện thực tiễn tại thời điểm tính trữ lượng.

5. Có hiệu quả kinh tế là phần trữ lượng khoáng sản rắn đã được xác định chắc chắn hoặc tin cậy về khối lượng (thể tích) và chất lượng đảm bảo việc khai thác, chế biến có lợi nhuận với một số vốn đầu tư nhất định, trong một thời gian xác định.

6. Có tiềm năng hiệu quả kinh tế là phần tài nguyên khoáng sản rắn đã được xác định chắc chắn hoặc tin cậy về khối lượng (thể tích) và chất lượng. Nghiên cứu khả thi hoặc nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc đầu tư khai thác và chế biến phần tài nguyên khoáng sản rắn này chưa có lợi thế về kinh tế hoặc chưa thể khai thác do các điều kiện kỹ thuật, công nghệ, môi trường và luật pháp hiện hành; song có thể có hiệu quả kinh tế trong tương lai.

7. Chưa rõ hiệu quả kinh tế là phần tài nguyên khoáng sản rắn được xác định hoặc dự báo trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát và thăm dò khoáng sản. Việc đánh giá tài nguyên chủ yếu dựa trên cơ sở các thông số địa chất, chưa tiến hành nghiên cứu khả thi hoặc tiền khả thi. Do chỉ luận giải kinh tế trên cơ sở các thông số kinh tế - kỹ thuật cho trước hoặc đối sánh với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các xí nghiệp khai thác mỏ tương tự nên chưa rõ hiệu quả kinh tế.

8. Nghiên cứu khả thi là sự đánh giá chi tiết tính hợp lý về công nghệ và khả năng phát triển của dự án khai thác mỏ làm cơ sở để tiếp tục xem xét dự án đầu tư trong tương lai. Cơ sở để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là kết quả khảo sát hoặc thăm dò với những thông tin cơ bản về địa chất, kỹ thuật, môi trường, pháp lý và kinh tế thu nhập được tính đến thời điểm lập báo cáo.

9. Nghiên cứu tiền khả thi là những đánh giá sơ bộ về khả năng phát triển của dự án khai thác mỏ làm cơ sở để tiếp tục xem xét dự án đầu tư trong tương lai. Cơ sở để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là kết quả khảo sát hoặc thăm dò với những thông tin cơ bản về địa chất, kỹ thuật, môi trường, pháp lý và kinh tế thu thập được tính đến thời điểm lập báo cáo.

10. Nghiên cứu khái quát là là sự đánh giá ban đầu về khả năng phát triển dự án khai thác mỏ dựa theo kết quả khảo sát hoặc thăm dò khoáng sản trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật với các mỏ có đặc điểm cấu tạo địa chất và điều kiện kỹ thuật khai thác tương tự. Mục tiêu của nghiên cứu khái quát là xác định cơ hội đầu tư.

Điều 4. Phân loại trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

1. Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn được phân loại trên cơ sở phối hợp của 3 nhóm thông tin:

a) Mức độ nghiên cứu địa chất

được phân làm 4 mức có độ tin cậy khác nhau: chắc chắn, tin cậy, dự tính và dự báo.

b) Mức độ nghiên cứu khả thi được phân làm 3 mức: nghiên cứu khả thi, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khái quát.

c) Mức độ hiệu quả kinh tế được phân làm 3 mức: có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng hiệu quả kinh tế và chưa rõ hiệu quả kinh tế.

2. Cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn có tên gọi theo mã số gồm 3 chữ số. Trong đó:

a) Chữ số đầu thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 – có hiệu quả kinh tế; số 2 – có tiềm năng hiệu quả kinh tế và số 3 – chưa rõ hiệu quả kinh tế.

b) Chữ số thứ hai thể hiện mức độ nghiên cứu khả thi: số 1 – nghiên cứu khả thi; số 2 – nghiên cứu tiền khả thi; số 3 – nghiên cứu khái quát.

c) Chữ số thứ ba thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 – chắc chắn; số 2 – tin cậy; số 3 – dự tính; số 4 – dự báo. Đối với mức dự báo phân thành 2 phụ mức: suy đoán (ký hiệu là a) và phỏng đoán (ký hiệu là b).

3. Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn được tính riêng cho từng loại khoáng sản. Đối với mỏ tổng hợp phải tính trữ lượng và tài nguyên khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và trữ lượng và tài nguyên của thành phần có ích chính và thành phần có ích đi kèm.

4. Chất lượng khoáng sản rắn được xác định theo mục đích sử dụng và theo công nghệ chế biến có tính đến khả năng thu hồi và sử dụng triệt để các thành phần có ích.

5. Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn tính theo sự hiện hữu của khoáng sản trong lòng đất, không kể đến tổn thất do khai thác và chế biến. Thành phố và chất lượng khoáng sản rắn xác định ở trạng thái tự nhiên không tính đến nghèo hóa do quá trình khai thác.

6. Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn tính theo đơn vị khối lượng hoặc thể tính tùy theo yêu cầu sử dụng.

7. Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn và cơ sở để xây dựng: Quy định phân cấp trữ lượng và tài nguyên đối với từng loại khoáng sản rắn.

Khi xây dựng các Quy định phân cấp trữ lượng và tài nguyên cho một loại khoáng sản rắn cụ thể thì tùy theo đặc thù riêng của loại khoáng sản và kinh nghiệm khảo sát, thăm dò, khai thác loại khoáng sản rắn đó mà chú trọng đến việc phân chia kiểu nguồn gốc mỏ, loại hình công nghiệp, hoặc kiểu nhóm mỏ thăm dò, đồng thời phải quy định rõ yêu cầu về mức độ thăm dò đối với mỏ chuẩn bị lập dự án khả thi, cũng như mật độ mạng lưới thăm dò cần thiết cho từng cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.

8. Đối với những loại khoáng sản rắn chưa có Quy định phân cấp trữ lượng và tài nguyên riêng, có thể sử dụng Quy định này để phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn đó.

Điều 5. Phân chia nhóm nhỏ thăm dò khoáng sản rắn

1. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò

a) Để phục vụ cho công tác thăm dò, các mỏ khoáng sản rắn được phân thành các nhóm mỏ thăm dò. Cơ sở phân chia các nhóm mỏ thăm dò khoáng sản rắn là hình dạng, kích thước thân kháng, mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ, sự duy trì về chiều dày, cấu tạo bên trong thân khoáng và mức độ ổn định về chất lượng của thân khoáng.

b) Khi xếp mỏ vào một nhóm mỏ thăm dò cụ thể, ưu tiên sử dụng các chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các chỉ tiêu chính của quặng hóa đặc trưng cho từng loại khoáng sản cụ thể.

2. Phân chia nhóm mỏ thăm dò

Các mỏ khoáng sản rắn được phân thành 4 nhóm mỏ thăm dò như sau:

a) Nhóm mỏ I: là những mỏ hoặc phần mỏ (sau đây gọi tắt là mỏ) có cấu trúc địa chất đơn giản với các thân khoáng có hình dạng đơn giản, kích thước lớn đến trung bình, chiều dày ổn định, hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố đồng đều trong toàn thân khoáng. Những mỏ thuộc nhóm này để lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải thăm dò đến cấp trữ lượng cao nhất là 121.

b) Nhóm mỏ II: là những mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân khoáng có hình dạng tương đối đơn giản đến phức tạp, kích thước lớn đến trung bình, chiều dày không ổn định, hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố không đồng đều trong toàn thân khoáng. Những mỏ thuộc nhóm này để lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải thăm dò đến cấp trữ lượng cao nhất là 121.

c) Nhóm mỏ III: là những mỏ có cấu trúc địa chất rất phức tạp với các thân khoáng có hình dạng phức tạp, kích thước trung bình đến nhỏ hoặc đôi khi có kích thước lớn, chiều dày rất không ổn định, hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố rất không đồng đều trong toàn thân khoáng. Những mỏ thuộc nhóm này để lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải thăm dò đến cấp trữ lượng cao nhất là 122.

d) Nhóm mỏ IV: là những mỏ có cấu trúc địa chất đặc biệt phức tạp với các thân khoáng có hình dạng đặc biệt phức tạp, kích thước nhỏ đến rất nhỏ, chiều dày đặc biệt không ổn định, hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố đặc biệt không đồng đều trong toàn thân khoáng. Những mỏ thuộc nhóm này, để lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải thăm dò đến cấp trữ lượng 122 ở phạm vi thiết kế khai thác đầu tiên.

3. Số lượng và tỷ lệ hợp lý của các cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ở các mỏ thăm dò được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản trên cơ sở đặc điểm địa chất của mỏ; khả năng tài chính, điều kiện kỹ thuật khai thác, công suất thiết kế khai thác mỏ.

Chương 2:

PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN

Điều 6. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên kiểm sát rắn

Tài nguyên khoáng sản rắn được phân làm 2 nhóm: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản rắn dự báo.

1. Nhóm tài nguyên khoáng sản rắn xác định phân thành 2 loại: trữ lượng và tài nguyên.

a) Loại trữ lượng được phân thành 3 cấp:

- Cấp trữ lượng 111;

- Cấp trữ lượng 121;

- Cấp trữ lượng 122.

b) Loại tài nguyên được phân thành 6 cấp:

- Cấp tài nguyên 211;

- Cấp tài nguyên 221;

- Cấp tài nguyên 222;

- Cấp tài nguyên 331;

- Cấp tài nguyên  332;

- Cấp tài nguyên 333.

2. Nhóm tài nguyên khoáng sản rắn dự báo phân thành 2 cấp:

- Cấp tài nguyên 334a;

- Cấp tài nguyên  334b.


BẢNG PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN

 

 

Mức độ

 nghiên

cứu địa

chất

Mức độ

hiệu quả

kinh tế

Chắc chắn

Tin cậy

Dự tính

Dự báo

Suy đoán

Phỏng đoán

Có hiệu quả kinh tế

Trữ lượng 111



 

Trữ lượng 121

‚

Trữ lượng 122

‚

 

Có tiềm năng hiệu quả kinh tế

Tài nguyên 211



 

Tài nguyên 221

‚

Tài nguyên 222

‚

 

Chưa rõ hiệu quả kinh tế

Tài nguyên 331

ƒ

Tài nguyên 332

ƒ

Tài nguyên 333

ƒ

Tài nguyên 334a

Tài nguyên 334b

 

 - Nghiên cứu khả thi.

‚ - Nghiên cứu tiền khả thi.

ƒ - Nghiên cứu khái quát.

Điều 7. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu của các cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

1. Cấp trữ lượng 111

Trữ lượng 111 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và các công trình khai thác. Trữ lượng 111 phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Về mức độ nghiên cứu địa chất

Trữ lượng cấp 111 là những khối trữ lượng đã được thăm dò bảo đảm biết được chi tiết hình dạng, kích thước, thế nằm và cấu trúc địa chất thân khoáng. Phân chia và khoanh định được các phần khoáng sản có giá trị kinh tế, các phân lớp, thấu kính hoặc “ô cửa sổ” đá kẹp và các phần khoáng sản không đạt tiêu chuẩn biên công nghiệp bên trong thân khoáng. Đã xác định rõ chất lượng tính chất công nghệ của khoáng sản. Các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và các điều kiện khai thác mỏ khác đã được điều tra, nghiên cứu chi tiết, bảo đảm đủ cơ sở để thiết kế khai thác mỏ.

Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 80%.

b) Về mức độ nghiên cứu khả thi

Đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi chứng minh việc khai thác, tuyển khoáng, chế biến khoáng sản theo giải pháp kỹ thuật – công nghệ chọn lựa là hợp lý, bảo đảm sử dụng tổng hợp, triệt để, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và hợp pháp. Đối với những mỏ đã và đang khai thác phải có báo cáo khai thác mỏ.

c) Về hiệu quả kinh tế

Báo cáo kết quả khai thác mỏ hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi khẳng định việc đầu tư để khai thác và chế biến khoáng sản của mỏ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân tại thời điểm đánh giá.

2. Cấp trữ lượng 121

Trữ lượng cấp 121 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò. Trữ lượng cấp này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Về mức độ nghiên cứu địa chất

Trữ lượng cấp 121 có mức độ nghiên cứu địa chất tương tự như cấp trữ lượng 111. Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 80%.

b) Về mức độ nghiên cứu khả thi

Đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chứng minh mỏ khoáng có giá trị kinh tế để tiếp tục đầu tư nghiên cứu khả thi khai thác mỏ.

c) Về hiệu quả kinh tế

Kết quả nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu khả thi và đầu tư khai thác mỏ bảo đảm mang lại hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân tại thời điểm đánh giá.

3. Cấp trữ lượng 122.

Trữ lượng cấp 122 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và ngoại suy có giới hạn theo tài liệu địa chất, địa vật lý, địa hóa.

Trữ lượng cấp 122 phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Về mức độ nghiên cứu địa chất

Kết quả nghiên cứu và thăm dò địa chất bảo đảm làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản về cấu trúc địa chất mỏ, biết được số lượng, điều kiện thế nằm và hình dạng các thân khoáng trong mỏ (vỉa, thấu kính, mạch, mạng mạch, ổ…), thước, hình dạng, thế nằm, chiều dày trung bình và sự biến đổi chiều dày các thân khoáng. Số lượng và kích thước trung bình các lớp, thấu kính hoặc “ô cửa sổ” đá kẹp và phần không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng bên trong các thân khoáng.

Đã xác định rõ chất lượng khoáng sản và các đặc tính tuyển khoáng, chế biến, thu hồi sản phẩm hàng hóa nguyên liệu khoáng. Đã làm sáng tỏ các đặc điểm cơ bản về điều kiện địa chất thủy văn – địa chất công trình và các điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ khác. Để chứng minh hoặc khẳng định triển vọng giá trị công nghiệp của mỏ khoáng có thể viện dẫn dữ liệu của các mỏ tương tự đã và đang khai thác.

Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 50%

b) Về mức độ nghiên cứu khả thi

Yêu cầu mức độ nghiên cứu khả thi của cấp trữ lượng 122 tương tự như cấp trữ lượng 131. Do mức độ nghiên cứu địa chất của cấp trữ lượng 122 thấp hơn cấp trữ lượng 121 nên có thể ảnh hưởng đến độ rủi ro của dự án tiền khả thi.

c) Về hiệu quả kinh tế

Kết quả nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc tiếp tục đầu tư thăm dò để nghiên cứu khả thi và đầu tư khai thác mỏ đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân tại thời điểm đánh giá.

Trường hợp không có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trữ lượng 121 và 122 được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản công nhận.

4. Cấp tài nguyên 211, 221 và 331

a) Về mức độ nghiên cứu địa chất

Tài nguyên 211, 221 và 331 là phần tài nguyên đã thăm dò và có mức độ nghiên cứu địa chất tương tự mức độ nghiên cứu của trữ lượng 111.

Ranh giới tài nguyên 211, 221 và 331 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò.

Mức độ tin cậy của tài nguyên bảo đảm tối thiểu 80%.

b) Về mức độ nghiên cứu khả thi

Mức độ nghiên cứu khả thi đối với các cấp tài nguyên này phải đạt:

- Cấp tài nguyên 211: là phần tài nguyên đã được nghiên cứu khả thi chứng minh trong các điều kiện công nghệ, kinh tế, môi trường và các điều kiện khác tại thời điểm đánh giá việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này là chưa có hiệu quả kinh tế. Song, trong tương lai có thể mang lại lợi ích kinh tế nhờ sự đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản xuất, tăng giá hàng hóa nguyên liệu khoáng và giám đốc và điều kiện kinh tế, môi trường và pháp luật liên quan.

- Cấp tài nguyên 221: là phần tài nguyên đã được nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này chưa mang lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá. Song, trong tương lai cùng với tiến bộ khoa học – công nghệ, sự khan hiếm và tăng giá hàng hóa nguyên liệu kháng cùng các thay đổi khác về kinh tế - xã hội, việc khai thác có thể mang lại hiệu quả kinh tế.

- Cấp tài nguyên 331: là phần tài nguyên được nghiên cứu khái quát, nên tại thời điểm đánh giá chưa rõ việc khai thác và chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này là có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế.

5. Cấp tài nguyên 222 và 332

a) Về mức độ nghiên cứu địa chất

Cấp tài nguyên 222 và 332 là phần tài nguyên đã thăm dò và có mức độ nghiên cứu địa chất tương tự mức độ nghiên cứu của cấp trữ lượng 122.

Ranh giới tài nguyên 222 và 332 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò và ngoại suy theo tài liệu địa chất, địa vật lý, địa hóa.

Mức độ tin cậy của tài nguyên bảo đảm tối thiểu 50%.

b) Về mức độ nghiên cứu khả thi và hiệu quả kinh tế

Mức độ nghiên cứu khả thi và hiệu quả kinh tế khai thác, chế biến khoáng sản đối với các cấp tài nguyên này phải đạt:

- Cấp tài nguyên 222: là phần tài nguyên đã được nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này tại thời điểm đánh giá chưa có hiệu quả kinh tế, song trong tương lai có thể có hiệu quả kinh tế.

- Cấp tài nguyên 332: là phần tài nguyên được nghiên cứu khái quát về khai thác nên tại thời điểm đánh giá chưa rõ việc khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này là có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế.

6. Tài nguyên 333

a) Về mức độ nghiên cứu địa chất

Cấp tài nguyên 333 là phần tài nguyên được đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sơ bộ về hình dạng, thế nằm, sự phân bố các thân khoáng. Ranh giới tài nguyên được khoanh định trong phạm vi cấu tạo địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản trên cơ sở xử lý, tổng hợp kết quả nghiên cứu địa chất vật lý, địa hóa – khoáng vật kết hợp với một số các công trình khoan, khai đào đơn lẻ. Chất lượng khoáng sản xác định sơ bộ theo kết quả lấy các mẫu ở các vết lộ tự nhiên, công trình địa chất hoặc ngoại suy theo tài liệu của phần kề cận có mức độ nghiên cứu địa chất chi tiết hơn.

b) Về mức độ nghiên cứu khả thi và hiệu quả kinh tế

Cấp tài nguyên 333 là phần tài nguyên được nghiên cứu ở mức khái quát nên chưa rõ việc khai thác, chế biến khoáng sản từ nguồn tài nguyên này có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế.

7. Tài nguyên kháng sản rắn dự báo

Tài nguyên khoáng sản rắn dự báo được suy đoán hoặc phỏng đoán từ những tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho tạo khoáng trên cơ sở tài liệu điề tra cơ bản địa chất khu vực về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 – 1/25.000 (hoặc tỷ lệ lớn hơn). Tài nguyên dự báo được khoanh định bên trong diện tích các bề quặng, vùng quặng, nút quặng và trường quặng từ các kết quả nghiên cứu địa vật lý, địa hóa – khoáng vật, vết lộ tự nhiên và công trình khai đào. Số lượng tài nguyên dự báo được tính toán theo các phương pháp dự báo sinh khoáng định lượng có sử dụng các dữ liệu của các mỏ khoáng có giá trị công nghiệp tương tự, phân bố trong vùng quặng, nút quặng…

Tùy theo mức độ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên dự báo chi ra:

a) Cấp tài nguyên 334a: là phần tài nguyên khoáng sản rắn được suy đoán chủ yếu trên cơ sở tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 – 1/25.000 (hoặc tỷ lệ lớn hơn) có tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho tạo quặng. Ngoài ra, tài nguyên cấp 334a cũng có thể được suy đoán từ kết quả so sánh với các mỏ đã và đang khảo sát, thăm dò có bối cảnh địa chất tương tự hoặc ngoại suy theo tài liệu của diện tích kề cận có mức độ nghiên cứu địa chất chi tiết hơn.

b) Cấp tài nguyên 334b: là phần tài nguyên khoáng sản rắn được phỏng đoán chủ yếu trong quá trình điều tra địa chất khu vực tỷ lệ 1/200.000 – 1/50.000 (hoặc tỷ lệ lớn hơn) hoặc phỏng đoán từ so sánh với những nơi đã điều tra địa chất có mỏ, đới quặng, trường quặng thành tạo trong bối cảnh địa chất tương tự.

Điều 8. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn tại các mỏ tổng hợp

Đối với các mỏ tổng hợp, các khoáng sản và thành phần có ích chính được tính cùng cấp trữ lượng hoặc cùng cấp tài nguyên, còn các kiểm sát và thành phần có ích đi kèm tùy theo mức độ nghiên cứu và đặc điểm phân bố mà xếp vào cùng cấp hoặc các cấp thấp hơn.

Điều 9. Mối quan hệ giữa trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

Giữa trữ lượng 111, 121, 122 và tài nguyên khoáng sản rắn 211, 221, 222 có thể chuyển đổi qua lại khi có sự thay đổi về các yếu tố kinh tế, thị trường, kỹ thuật, công nghệ khai thác, tuyển khoáng, chế biến khoáng sản, môi trường và pháp luật.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn

1. Cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn phân theo các quy định trước đây phải được chuyển đổi sang cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn theo Quy định này hoặc Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên của từng loại khoáng sản rắn. Công tác chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.

2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý mỏ hoặc tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát (tìm kiếm), thăm dò mỏ có trách nhiệm thực hiện công tác chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản các mỏ đó. Công tác chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản các mỏ đó. Công tác chuyển đổi và lập báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn tiến hành theo phụ lục kèm theo Quy định này.

3. Công tác chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn được tiến hành cho từng mỏ cụ thể trên cơ sở các số liệu, tài liệu kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát (tìm kiếm), thăm dò, nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác và khai thác mỏ theo phụ lục kèm theo Quy định này. Tài liệu sử dụng để phục vụ công tác chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn tính đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành.

4. Việc chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng mỏ và tuân thủ các quy định tại Điều 7 Quy định này.

5. Báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn (sau đây gọi tắt là báo cáo) của mỏ được lập theo mẫu số 1; các cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn của mỏ phải thống kê theo mẫu số 2 của phụ lục kèm theo Quy định này.

6. Báo cáo phải trình Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận.

a) Hồ sơ trình báo cáo bao gồm:

- Công văn trình báo cáo của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 điều này;

- Một bộ bản in và một bộ ghi trên đĩa CD báo cáo của mỏ được thành lập theo phụ l5uc kèm theo quy định này;

- Một bộ báo cáo thăm dò khoáng sản tính trữ lượng theo các quy định cũ bao gồm: bản thuyết minh, phụ lục, các bản vẽ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Trong thời gian hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tài liệu, đánh giá, xem xét và ra Quyết định công nhận báo cáo.

Điều 11. Tồ chức thực hiện

1. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(Phụ lục kèm theo Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn)

1. Đối với những mỏ đã thăm dò, đã nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác hoặc mỏ đang khai thác:

a) Trữ lượng trong cân đối các cấp A, B và/hoặc một phần C1 đã huy động vào khai thác chuyển đổi thành cấp trữ lượng 111; trữ lượng cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành trữ lượng 122.

b) Trữ lượng ngoài cân đối và phần trữ lượng còn lại chưa huy động vào khai thác: trữ lượng cấp A, B và/hoặc một phần C1 chuyển đổi thành tài nguyên 211; cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành tài nguyên 222; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.

2. Đối với những mỏ đã thăm dò, chưa nghiên cứu khả thi, chưa thiết kế khai thác hoặc mỏ chưa khai thác:

a) Trữ lượng đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:

- Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu vẫn còn phù hợp với thời điểm hiện tại, các cấp A, B và/hoặc một phần C1 chuyển đổi thành cấp trữ lượng 121; trữ lượng cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành cấp trữ lượng 122; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.

- Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu không còn phù hợp với thời điểm hiện tại và trữ lượng ngoài cân đối, các cấp A, B và/hoặc một phần C1 chuyển đổi thành cấp tài nguyên 331; trữ lượng cấp C1 và/hoặc một phần C2 chuyển đổi thành tài nguyên 332; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.

b) Trữ lượng chưa được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các cấp A, B chuyển đổi thành cấp tài nguyên 331; trữ lượng cấp C1 chuyển đổi thành cấp tài nguyên 332 và trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a.

3. Đối với những mỏ, điểm đã được khảo sát (tìm kiếm) hoặc điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản:

- Trữ lượng cấp C1 chuyển đổi thành cấp tài nguyên 332; trữ lượng cấp C2 chuyển đổi thành tài nguyên 333; tài nguyên cấp P1 chuyển đổi thành tài nguyên 334a và tài nguyên cấp P2, P3 chuyển đổi thành tài nguyên 334b.

BẢNG HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG

VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN

Mức độ nghiên cứu địa chất

Mức độ sử dụng trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn

Cấp trữ lượng tài nguyên

Cấp cũ

Cấp mới

1. Mỏ đã thăm dò, đã nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác hoặc mỏ đang khai thác

Trữ lượng đã huy động vào khai thác

A, B và/hoặc 1 phần C1

Trữ lượng 111

C1 và/hoặc 1 phần C2

Trữ lượng 122

Trữ lượng ngoài cân đối và trữ lượng chưa huy động vào khai thác

A, B và/hoặc 1 phần C1

Tài nguyên 211

C1 và/hoặc 1 phần C2

Tài nguyên 222

C2

Tài nguyên 333

P1

Tài nguyên 334a

2. Mỏ đã thăm dò, chưa nghiên cứu khả thi, chưa thiết kế khai thác hoặc mỏ chưa khai thác

Trữ lượng đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc các cơ quan thẩm quyền phê duyệt

Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu vẫn còn phù hợp với thời điểm hiện tại

A, B và/hoặc 1 phần C1

Trữ lượng 212

C1 và/hoặc 1 phần C2

Trữ lượng 122

C2

Tài nguyên 333

P1

Tài nguyên 334a

Trữ lượng trong cân đối được tính theo chỉ tiêu không còn phù hợp với thời điểm hiện tại và trữ lượng ngoài cân đối

C1 và/hoặc 1 phần C1

Trữ lượng 331

C1 và/hoặc 1 phần C2

Tài nguyên 332

C2

Tài nguyên 333

P1

Tài nguyên 334a

Trữ lượng chưa được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản hoặc có thẩm quyền phê duyệt

A, B

Tài nguyên 334a

C1

Tài nguyên 332

C2

Tài nguyên 333

P1

Tài nguyên 334a

3. Mỏ, điểm mỏ đã được khảo sát (tìm kiếm) hoặc điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

 

C1

Tài nguyên 332

C2

Tài nguyên 333

P1

Tài nguyên 334a

P2, P3

Tài nguyên 334b


Mẫu số 1

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BÁO CÁO

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(Tên mỏ khoáng sản, địa danh)

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢO CÁO
Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

CHỦ BIÊN BÁO CÁO
Chữ ký
(Họ và tên)

Địa danh, Ngày       tháng        năm

 

Tên mỏ (khoanh mỏ)

 

 

Số hiệu lưu trữ địa chất

 

Thời gian hoàn thành

Ngày   tháng   năm

 

Tên báo cáo địa chất

 

 

Cơ quan phê duyệt báo cáo

 

 

Số hiệu văn bản phê duyệt báo cáo

 

 

Căn cứ để chuyển đổi:

Báo cáo thăm dò khoáng sản

 

Nghiên cứu khả thi

 

Báo cáo khai thác

 

Những căn cứ khác

 

 

Báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn

 

 

Mở đầu

 

Chương 1: Phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn theo các quy định cũ

 

Chương 2: Chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn

 

1. Căn cứ theo mức độ nghiên cứu địa chất, mức độ nghiên cứu khả thi và mức độ

hiệu quả kinh tế để xác định cấp trữ lượng và cấp tài nguyên sau chuyển đổi

 

2. Các vấn đề đặc thù phát hiện trong quá trình chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài

nguyên khoáng sản rắn và phương pháp xử lý.

 

3. Trình bày kết quả chuyển đổi: Bao gồm thông tin chuyển đổi (xem chi tiết*), kết

quả chuyển đổi (liệt kê cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn sau khi chuyển đổi

theo mẫu số 2), tính hợp lý của kết quả chuyển đổi.

 

Kết luận và kiến nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 * Các thông tin chuyển đổi có thể sử dụng khi thành lập báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn bao gồm:

- Giai đoạn công tác điều tra thăm dò địa chất: Tìm kiếm sơ bộ, tìm kiếm tỉ mỉ, thăm dò sơ bộ, thăm dò tỉ mỉ, thăm dò nâng cấp, thăm dò khai thác, và khai thác.

Thông tin này sử dụng để xác định mức độ nghiên cứu địa chất.

- Tình hình sử dụng khoáng sản: mỏ đang khai thác, xây dựng cơ bản, đình chỉ xây dựng, ngừng khai thác, đóng cửa lò, có kế hoạch sử dụng trong thời gian tới, có thể cho phép vừa thăm dò vừa khai thác, khó sử trong thời gian tới.

Những thông tin này là điều kiện chủ yếu để xác định mức độ hiệu quả kinh tế của trữ lượng khoáng sản và mức độ nghiên cứu khả thi.

- Khoáng sản tổng hợp: khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm, nguyên tố chính, nguyên tố đi kèm.

Những thông tin này có thể dùng làm cơ sở để xác định mức độ hiệu quả kinh tế.

- Nguyên nhân chưa sử dụng khoáng sản: khó khăn giao thông, thiếu nước, thiếu điện, chất lượng khoáng sản thấp hoặc thành phần có hại cao, chế biến khó khăn, thân khoáng nằm dưới sâu, việc sử dụng tổng hợp khoáng sản chưa được giải quyết, quy mô thân khoáng nhỏ, phân tán, cấu tạo địa chất và điều kiện địa chất thủy văn phức tạp, ô nhiễm môi trường, mỏ nằm trong khu vực bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan du lịch hoặc khu vực quân sự cấm hoạt động khoáng sản, ruộng đất nông nghiệp không phù hợp cho khai thác lộ thiên.

Những thông tin này là một trong những điều kiện xác định mức độ hiệu quả kinh tế của trữ lượng khoáng sản và mức độ nghiên cứu khả thi.

- Tình hình thu hồi tổng hợp: đã (có thể) thu hồi tổng hợp, chưa (không thể) thu hồi tổng hợp và không rõ nguyên nhân.

Thông tin này dùng để xác định mức độ hiệu quả kinh tế của trữ lượng khoáng sản đi kèm và đánh giá mức độ nghiên cứu khả thi.

- Loại và cấp trữ lượng khoáng sản

Trữ lượng trong bảng cân đối, trữ lượng ngoài bảng cân đối. Cấp trữ lượng có: Cấp A, B, C1, C2. Cấp tài nguyên có: P1, P2, P3.

 


 

Mẫu số 2

 

BẢNG KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN MỎ …………………

 

Tên khoáng sản (đối tượng tính toàn trữ lượng và tài nguyên):

Đơn vị trữ lượng và tài nguyên:

 

Tình hình trữ lượng và tài nguyên tính đến ngày Quy định có hiệu lực thi hành

Căn cứ xác định mã số chuyển đổi

Tình hình trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn sau chuyển đổi

Loại trữ lượng

Khối trữ lượng

Cấp trữ lượng

Hiệu quả kinh tế

Mức độ nghiên cứu khả thi

Mức độ nghiên cứu địa chất

Trữ lượng

Tài nguyên

A+B

C1

C2

P1

P2

111

121

122

211

221

222

331

332

333

334a

334b

Trong cân đối

1-A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2-B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3-C1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài cân đối

4-C2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài nguyên

5-P1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6-P2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người kiểm tra

(Ký tên)

Chủ biên báo cáo

(Ký tên)

Ngày     tháng     năm

Người lập biểu

(Ký tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 06/2006/QĐ-BTNMT về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành

  • Số hiệu: 06/2006/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/06/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Mai Ái Trực
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 24 đến số 25
  • Ngày hiệu lực: 07/07/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản