Hệ thống pháp luật

BỘ XÂY DỰNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 06 /2003 /QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Bộ Xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Qui chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.

Điều 2: Quyết định này thay thế cho Quyết định số 345/1998/QĐ-BXD ngày 02/06/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Qui chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận
-Như điều 3
-VPCP
-Lãnh đạo Bộ
-Các Tổng công ty, công ty,
đơn vị trực thuộc Bộ.
-Các Sở XD
-Công báo
-Lưu văn phòng

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG




Nguyễn Hồng Quân

 

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN BỘ XÂY DỰNG
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 06 / 2003 /QĐ-BXD Ngày 11 tháng3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

- Để đảm bảo cho các hoạt động điều hành trong cơ quan Bộ được thông suốt, phát huy được dân chủ, tính tự nguyện tự giác trong công tác của cán bộ, công chức, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Bộ.

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

- Căn cứ Qui chế làm việc của Chính phủ, Chương trình cải cách hành chính của Nhà nước và Bộ Xây dựng.

- Qui chế này quy định về các hoạt động của cơ quan Bộ.

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc của đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan Bộ.

Điều 2: Đối tượng áp dụng:

Qui chế này được áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan Bộ Xây dựng bao gồm Văn phòng, các Cục, Vụ, Thanh tra và các đơn vị liên quan.

Điều 3: Giải thích từ ngữ: Trong Qui chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bộ trưởng, Thứ trưởng gọi chung là Lãnh đạo bộ.

2. Văn phòng, các Cục, Vụ, Thanh tra, gọi chung là đơn vị; Chánh Văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh thanh tra gọi chung là thủ trưởng đơn vị.

Chương 2

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM. NGUYÊN TẮC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC

Điều 4: Chế độ trách nhiệm:

1. Bộ trưởng là người đứng đầu cơ quan; quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực do Bộ quản lý.

2. Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng, được Bộ trưởng phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng quản lý của Bộ. Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng giải quyết công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.

3. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng, hiệu quả, tiến độ công việc được giao của đơn vị; Tình hình các lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng và những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.

4. Công chức chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao.

5. Ngoài các trách nhiệm được quy định ở trên; Cán bộ, công chức cơ quan Bộ còn có trách nhiệm:

5.1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và các quy định trong Quy chế này.

5.2. Chấp hành các quy định về kỷ luật lao động; chính sách thực hành tiết kiệm; chế độ bảo mật; các quy định về phòng chống cháy, nổ; nội quy giữ gìn trật tự, an toàn và vệ sinh cơ quan v.v...

5.3. Thực hiện đeo thẻ công chức trong thời gian có mặt tại công sở.

6. Cán bộ, công chức có thành tích sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ và hậu quả gây ra.

Điều 5: Nguyên tắc và lề lối làm việc:

1. Nguyên tắc chung:

1.1. Một người, một đơn vị được giao thực hiện nhiều việc. Một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một người chịu trách nhiệm thực hiện.

1.2. Xử lý công việc theo nguyên tắc chủ động, có bàn bạc, trao đổi, tham khảo ý kiến với đơn vị, cá nhân có liên quan để quyết định và tự chịu trách nhiệm.

1.3 Đối với công tác chuyên môn, Công chức các đơn vị không tự động làm việc với Lãnh đạo bộ khi chưa thông qua cấp lãnh đạo trực tiếp.

2. Lề lối làm việc:

2.1. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ.

2.2. Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc được phân công và thường xuyên báo cáo Bộ trưởng; Khi giải quyết công việc nếu liên quan đến Thứ trưởng khác thì phối hợp để cùng giải quyết; Trường hợp giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng quyết định.

2.3. Lãnh đạo bộ xử lý công việc thường xuyên hàng ngày trên cơ sở các báo cáo, thông tin của các đơn vị, cá nhân. Những vấn đề quan trọng, phức tạp thì tổ chức họp, bàn bạc, lấy ý kiến để quyết định. Khi cần thiết Lãnh đạo bộ làm việc trực tiếp với lãnh đạo hoặc công chức các đơn vị để xử lý công việc.
 2.4. Lãnh đạo bộ thường xuyên duy trì chế độ hội ý công tác hàng tuần do Bộ trưởng chủ trì hoặc uỷ nhiệm cho một đồng chí Thứ trưởng chủ trì; các đơn vị chức năng có thể được mời dự.

2.5. Trong thời gian đi công tác vắng, Bộ trưởng sẽ uỷ nhiệm cho một đồng chí Thứ trưởng giải quyết công việc, Thứ trưởng được uỷ nhiệm có nhiệm vụ:

- Thay mặt Bộ trưởng giải quyết công việc trong thời gian được uỷ nhiệm.

- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về những quyết định trong thời gian được uỷ nhiệm.

2.6. Đối với đơn vị được giao nhiệm vụ là đầu mối hoặc chủ trì xử lý công việc thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động trao đổi, bàn bạc với đơn vị, cá nhân có liên quan để quyết định và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả công việc. Đơn vị phối hợp phải có trách nhiệm đóng góp ý kiến đảm bảo chất lượng và thời gian.

2.7. Cán bộ, công chức thuộc cơ quan Bộ được trao đổi, phát biểu ý kiến và được cung cấp thông tin theo quy định. Trường hợp được lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp về công tác chuyên môn phải báo cáo lại cấp trên trực tiếp của mình biết ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo bộ.

Chương 3

CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HỌACH CÔNG TÁC

Điều 6: Các loại chương trình và kế hoạch công tác:

1. Chương trình và kế hoạch công tác của Bộ: Bộ có chương trình công tác tháng, quí; Kế hoạch công tác 6 tháng, 1 năm hoặc dài hạn. Hàng tháng, quí Bộ tổ chức Hội nghị giao ban để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác. 6 tháng, một năm Bộ tổ chức sơ kết, tổng kết để kiểm điểm thực hiện kế hoạch công tác

2. Các đơn vị: Có chương trình công tác tuần, tháng

3. Chương trình công tác của cá nhân:

3.1. Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ và thủ trưởng đơn vị phải thể hiện các hoạt động theo từng ngày trong tuần.

3.2. Đối với công chức tuỳ theo nhiệm vụ được phân công mà thủ trưởng đơn vị yêu cầu phải lập chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng.

Điều 7: Nội dung chương trình và kế hoạch công tác:

Chương trình công tác là những công việc cụ thể được đề ra trong ngày, tuần, tháng có thời hạn hoàn thành. Kế hoạch công tác là các công việc đề ra trong thời gian dài 6 tháng, 1 năm và dài hạn.

Điều 8: Trình tự lập, quản lý, thực hiện và kiểm điểm thực hiện chương trình công tác:

1. Chương trình và kế hoạch công tác của Bộ:

1.1 Kế hoạch công tác 6 tháng, 1 năm và dài hạn: Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch công tác 6 tháng, một năm hoặc dài hạn của Bộ của Bộ. Văn phòng Bộ tổng hợp và báo cáo Bộ trưởng duyệt ban hành gửi các đơn vị thực hiện.

1.2. Chương trình công tác tuần của Bộ trưởng căn cứ vào chương trình công tác tuần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề xuất của các đơn vị.

1.3. Thứ trưởng chủ động lập chương trình công tác Tuần của mình căn cứ vào chương trình công tác của Bộ trưởng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và đề xuất của các đơn vị.

1.4. Thủ trưởng đơn vị chủ động lập chương trình công tác Tuần của mình căn cứ vào chương trình công tác tháng của đơn vị và chương trình công tác Tuần của Lãnh đạo bộ.

2. Chương trình công tác của Bộ: Căn cứ vào kế hoạch công tác của Bộ, các đơn vị đề xuất chương trình công tác tháng của Bộ theo lĩnh vực được giao. Văn phòng tổng hợp báo cáo Lãnh đạo bộ xem xét quyết định.

3. Chương trình công tác của các đơn vị: Căn cứ vào kế hoạch công tác của Bộ để lập chương trình công tác tuần, tháng của đơn vị. Cuối tuần, cuối tháng các đơn vị lập chương trình công tác cho tuần, tháng sau; Đối với chương trình công tác tháng, các đơn vị báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực.

4. Quản lý, thực hiện chương trình công tác:

4.1. Thứ trưởng theo lĩnh vực được phân công chỉ đạo việc thực hiện chương trình công tác của các đơn vị.

4.2. Thủ trưởng đơn vị tự quản lý chương trình công tác của cán bộ, công chức đơn vị mình; Chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ và chủ động phối hợp, trao đổi với đơn vị, cá nhân có liên quan để đảm bảo thời hạn, chất lượng, hiệu quả công việc; Nếu không hoàn thành thì thủ trưởng đơn vị tự tổ chức làm bù để đảm bảo thực hiện chương trình công tác của đơn vị mình.

4.3. Chương trình công tác tuần của các đơn vị, thủ trưởng đơn vị được gửi cho Văn phòng bộ để theo dõi, tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ vào sáng thứ Sáu hàng tuần. Văn phòng bộ tổng hợp chương trình công tác của các đồng chí Thứ trưởng, các đơn vị, thủ trưởng đơn vị báo cáo Bộ trưởng.

5. Kiểm điểm thực hiện chương trình công tác: Cuối tháng, cuối quí, cuối năm các đơn vị tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện công việc đề ra trong tháng, quí, năm báo cáo lãnh đạo Bộ và gửi cho Văn phòng để tổng hợp. Lãnh đạo Bộ tham dự để có ý kiến chỉ đạo khi cần thiết.

Chậm nhất vào ngày 22 hàng tháng ( nếu trùng vào thứ 7, chủ nhật thì chuyển lên ngày thứ Sáu), các đơn vị gửi báo cáo tháng, quí trong đó kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công, đề xuất chương trình công tác tháng, quí sau và kế hoạch làm bù những công việc chưa làm xong của tháng, quí trước.

6. Thủ trưởng đơn vị tự chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả, thời hạn hoàn thành công việc đã đề ra trong chương trình công tác của đơn vị mình; Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật.

7. Văn phòng bộ có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Thường xuyên liên hệ với Văn phòng Chính phủ để lập chương trình công tác tuần của Lãnh đạo bộ; Khi có điều chỉnh Văn phòng bộ phải kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan biết.

Chương 4

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ, SỌAN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN HỎA

Điều 9: Tiếp nhận và xử lý văn bản đến:

1. Văn phòng bộ tiếp nhận văn bản đến Bộ Xây dựng theo nguyên tắc sau:

- Có dấu công văn đến

- Đúng thủ tục, địa chỉ.

- Đúng quy định về công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của cơ quan Bộ xây dựng do Bộ trưởng quy định.

2. Sau khi Lãnh đạo bộ xử lý, Văn phòng chịu trách nhiệm chuyển văn bản đến các đơn vị được giao trong ngày làm việc.

3. Hàng ngày Văn phòng tổng hợp thông tin những văn bản chính (nội dung, đơn vị được giao...) báo cáo Lãnh đạo bộ. 

4. Văn phòng có trách nhiệm tập hợp các giấy mời Lãnh đạo bộ ( mời họp, hội thảo ...) báo cáo Bộ trưởng để xử lý.    

Điều 10: Soạn thảo văn bản:

1. Các loại văn bản :

-Văn bản qui phạm pháp luật.

-Văn bản hành chính thông thường.

2. Phân công soạn thảo:

2.1. Đối với văn bản qui phạm pháp luật từ nghị định trở lên Bộ quyết định thành lập ban soạn thảo. Đối với văn bản qui phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, Bộ giao cho một đơn vị chủ trì soạn thảo.

2.2. Đối với văn bản hành chính thông thường, các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động soạn thảo theo yêu cầu của nhiệm vụ. khi tiến hành soạn thảo cần xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, trường hợp đặc biệt báo cáo Bộ trưởng.

3. Thời hạn soạn thảo: theo yêu cầu ghi trên văn bản hoặc theo quy định.

4. Trình tự soạn thảo văn bản:

4.1. Đối với văn bản QPPL từ nghị định trở lên:

a. Ban soạn thảo dự thảo đề cương báo cáo Thứ trưởng được giao chỉ đạo xem xét cho ý kiến để hoàn thiện; Sau khi hoàn thiện Thứ trưởng chủ trì họp lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh trước khi trình Bộ trưởng thông qua.

b. Sau khi có dự thảo lần đầu, ban soạn thảo báo cáo Lãnh đạo bộ tổ chức họp để góp ý. Tuỳ theo loại văn bản có thể tổ chức lấy ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân bằng văn bản hoặc tổ chức họp, hội thảo.

c. Ban soạn thảo tổng hợp ý kiến, báo cáo Lãnh đạo Bộ để hoàn chỉnh lần cuối.

4.2. Đối với văn bản QPPL thuộc thẩm quyền:

a. Đơn vị chủ trì soạn thảo đề cương, báo cáo Thứ trưởng được giao chỉ đạo để hoàn thiện, sau đó đơn vị chủ trì tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh lần cuối; Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Thứ trưởng xem xét cho ý kiến.

b. Sau khi có dự thảo lần đầu, đơn vị soạn thảo báo cáo Bộ trưởng xin ý kiến để tiến hành các bước tiếp theo. Tuỳ theo loại văn bản có thể tổ chức lấy ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân bằng văn bản hoặc tổ chức họp, hội thảo.

c. Đơn vị chủ trì tổng hợp ý kiến đóng góp, báo cáo Lãnh đạo bộ để hoàn chỉnh lần cuối trước khi trình Bộ trưởng ban hành.

4.3. Đối với văn bản hành chính thông thường: Đơn vị được giao chủ động soạn thảo, phối hợp, trao đổi ý kiến với các đơn vị liên quan để hoàn chỉnh dự thảobáo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký ban hành; Trong trường hợp cần thiết báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng.

4.4. Đối với văn bản Bộ uỷ quyền cho Thủ trưởng đơn vị ký theo chức năng phải báo cáo Lãnh đạo bộ trước khi ký.

4.5. Đối với văn bản góp ý: Đơn vị được giao chủ trì tập hợp ý kiến đóng góp của đơn vị liên quan để hoàn chỉnh dự thảo đảm bảo chất lượng và thời hạn.

5. Văn phòng Bộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo văn bản đảm bảo đúng thời hạn. Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo hoặc tham gia góp ý để chậm trễ mà không có lý do chính đáng tuỳ thì theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.

Điều 11: Kiểm tra thể thức và thủ tục trình ký văn bản:

1. Căn cứ để kiểm tra: Sau khi hoàn chỉnh dự thảo văn bản, các đơn vị chuyển cho Văn phòng bộ để kiểm tra thể thức và thủ tục của văn bản trước khi trình ký; Việc kiểm tra theo quy định hiện hành.

2. Trình tự kiểm tra:

2.1. Đối với văn bản qui phạm pháp luật: Sau khi kiểm tra thể thức và thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Văn phòng bộ chuyển hồ sơ cho Vụ Pháp chế thẩm định. Chậm nhất là 2 ngày (ngày làm việc) Vụ Pháp chế phải chuyển lại cho Văn phòng để trình Lãnh đạo bộ ký. Trường hợp phải sửa chữa hoặc cần hoàn thiện lại, Văn phòng bộ chuyển lại cho đơn vị hoặc ban soạn thảo để sửa chữa, trường hợp không thống nhất thì báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, trường hợp đặc biệt báo cáo Bộ trưởng để quyết định.

2.2. Đối với văn bản hành chính thông thường, Văn phòng bộ tổ chức kiểm tra thể thức và thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu đúng quy định thì làm thủ tục trình ký, nếu không đúng quy định, Văn phòng thông báo cho đơn vị soạn thảo sửa lại; Trường hợp hai bên không thống nhất được thì báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định.

3. Văn phòng Bộ phân loại văn bản trình ký theo đúng lĩnh vực và thẩm quyền giải quyết công việc của Lãnh đạo bộ. Trường hợp Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đi công tác vắng, nếu vấn đề trình cần xử lý gấp thì Văn phòng báo cáo Bộ trưởng xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 12: Thẩm quyền ký các văn bản:

1. Bộ trưởng ký các văn bản theo chức năng, quyền hạn được Chính phủ quy định.

2. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký thay Bộ trưởng các văn bản xử lý các vấn đề cụ thể theo lĩnh vực; Ngoài ra tuỳ từng trường hợp cụ thể Bộ trưởng sẽ uỷ quyền Thứ trưởng ký.

3. Thủ trưởng đơn vị được Bộ trưởng uỷ quyền ký thừa lệnh một số văn bản có tính chất hướng dẫn, giải thích chế độ chính sách, nghiệp vụ; Chánh văn phòng bộ ký thừa lệnh các văn bản phục vụ công tác điều hành của Bộ.

4. Thẩm quyền ký của Lãnh đạo bộ và thủ trưởng đơn vị có phụ lục kèm theo Qui chế này.

Điều 13: Lưu văn bản trên mạng; Phát hành văn bản:

Văn bản sau khi được Lãnh đạo bộ ký, các đơn vị gửi tệp ( file) văn bản cho Văn phòng theo quy định. Việc phát hành văn bản theo quy định hiện hành.

 

Điều 14: Trách nhiệm của các đơn vị trong cơ quan Bộ có con dấu riêng:

1. Các đơn vị có dấu riêng ngoài những quy định ghi tại Điều 12, 13, 14 còn phải thực hiện các quy định sau:

1.1. Xử lý công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, không chuyển lên Bộ giải quyết những công việc trong phạm vi quyền hạn của đơn vị mình

1.2. Báo cáo Bộ tất cả những văn bản liên quan đến công tác quản lý ngành do đơn vị mình ban hành ( trong mục nơi nhận ghi Bộ Xây dựng thay Báo cáo).

Chương 5

TỔ CHỨC HỘI HỌP

Điều 15: Các hình thức hội họp: Các loại hội nghị, hội họp ( dưới đây gọi tắt là cuộc họp) gồm:

1. Các Hội nghị chuyên ngành, Hội nghị sơ kết, tổng kết vv.

2. Hội nghị về một vấn đề cụ thể.

3. Hội nghị giao ban Bộ

4. Các cuộc họp chuyên đề, các cuộc họp hội đồng

5. Các cuộc họp khác.

Điều 16: Tổ chức các cuộc họp:

1. Lãnh đạo Bộ quyết định triệu tập các cuộc họp định kỳ, đột xuất và chỉ định đơn vị chuẩn bị nội dung họp; Nếu có sự trùng nhau về thời gian và thành phần thì Bộ trưởng quyết định.

2. Cuộc họp do Lãnh đạo bộ chủ trì hoặc uỷ quyền cho thủ trưởng đơn vị chủ trì: Đơn vị được giao chuẩn bị về nội dung, số lượng người tham gia, tài liệu.

Văn phòng tổ chức phục vụ, đôn đốc kiểm tra các đơn vị chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp, ký và gửi giấy mời họp.

3. Các đơn vị có nhu cầu tổ chức họp mà nội dung họp có liên quan đến các đơn vị khác, phải báo cáo lãnh đạo Bộ về nội dung, thời gian và đăng ký với Văn phòng để chuẩn bị các điều kiện phục vụ cuộc họp. Người chủ trì do lãnh đạo Bộ quyết định. Các đơn vị cần chủ động phối hợp giải quyết công việc, hạn chế việc tổ chức họp.

4. Đơn vị, cá nhân đến dự họp phải có sự chuẩn bị và đi đúng thành phần; Trường hợp phải tham gia nhiều cuộc họp trong cùng một thời gian thì báo cáo Lãnh đạo Bộ xử lý; Nếu vắng mặt thì uỷ nhiệm cho người khác đi thay và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người mình uỷ nhiệm.

5. Người chủ trì cuộc họp phải có kết luận, các cuộc họp do lãnh đạo Bộ chủ trì tuỳ theo tính chất, nội dung kết luận phải được thông báo, Văn phòng tổ chức thông báo các cuộc họp do Lãnh đạo bộ chủ trì.

6. Những cuộc họp hội đồng thực hiện theo quy định riêng.

Chương 6

ĐI CÔNG TÁC, TIẾP KHÁCH

Điều 17: Đi công tác

1. Lãnh đạo bộ đi công tác, các đơn vị được giao chuẩn bị tài liệu và các điều kiện phục vụ để chuyến công tác đạt hiệu quả.

2. Thủ trưởng đơn vị phải có chương trình, kế hoạch đi công tác ghi rõ nội dung, thời gian đi công tác trình Bộ trưởng phê duyệt. Trường hợp đi công tác đột xuất ngoài phạm vi Hà nội từ 1 ngày trở lên Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo Bộ trưởng.

3. Thủ trưởng đơn vị đi công tác phải uỷ quyền cho cấp phó thay mặt giải quyết công việc của đơn vị và thông báo cho Văn phòng bộ biết để theo dõi. Cấp phó đi công tác do cấp trưởng cử nhưng phải thông báo cho văn phòng biết để theo dõi. Công chức các đơn vị đi công tác do thủ trưởng đơn vị cử, các trường hợp đột xuất do Lãnh đạo bộ quyết định.

4. Cán bộ, công chức cơ quan Bộ đi công tác nước ngoài do Bộ trưởng quyết định.

5. Người được Lãnh đạo bộ hoặc thủ trưởng đơn vị uỷ quyền đi công tác hoặc đi họp ( cuộc họp do các cơ quan khác mời) phải chuẩn bị về nội dung, phải xin ý kiến của người uỷ quyền để phát biểu, không phát biểu với tư cách cá nhân.

6. Kết thúc đợt công tác cán bộ công chức phải báo cáo kết quả công tác bằng văn bản theo trình tự cấp dưới báo cáo cấp trên.

7. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng chức năng, quyền hạn để vụ lợi cá nhân trong việc đi công tác ( yêu cầu mua vé máy bay, ăn nghỉ ở khách sạn... )

8. Chế độ công tác phí theo quy định hiện hành

Điều 18: Tiếp khách.

1. Khách trong nước: Khách đến làm việc với các đơn vị trong cơ quan Bộ phải đăng ký qua Văn phòng để được chỉ dẫn. Khách có nhu cầu làm việc với Lãnh đạo bộ đăng ký với Văn phòng về nội dung và thời gian để Văn phòng báo cáo Lãnh đạo bộ. Các trường hợp học sinh, sinh viên đến liên hệ thực tập do Lãnh đạo bộ quyết định.

2. Khách nước ngoài: Vụ Hợp tác quốc tế là đầu mối phối hợp với Văn phòng chuẩn bị về nội dung, đối tượng, thành phần, thời gian tiếp và báo cáo Lãnh đạo bộ quyết định. Các đơn vị tiếp, làm việc với khách nước ngoài phải báo cho Vụ Hợp tác quốc tế và Văn phòng để phối hợp.

3. Thanh tra bộ là đầu mối tiếp công dân; Trong trường hợp Lãnh đạo bộ tiếp công dân thì Thanh tra phối hợp với Văn phòng để chuẩn bị.

Chương 7

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN

Điều 19: Tiếp nhận, lưu giữ và chuyển thông tin.

1. Cán bộ công chức trong cơ quan phải có trách nhiệm chấp hành quy định khai thác và truy cập thông tin trên mạng Tin học.

2. Người chịu trách nhiệm quản trị mạng có trách nhiệm tổ chức việc cập nhật thông tin hàng ngày.

3. Khuyến khích việc trao đổi thông tin trên mạng và giữa các đơn vị, cá nhân để giải quyết công việc.

4. Chánh văn phòng bộ chịu trách nhiệm là đầu mối trong việc cung cấp thông tin đối với các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân.

5. Cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật phát ngôn.

6. Nghiêm cấm mọi hành vi cung cấp thông tin của cơ quan Bộ khi chưa được phép hoặc vì mục đích vụ lợi. Cá nhân vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật.

Chương 8

CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN BỘ

Điều 20: Mục đích kiểm tra:

Kiểm tra, phát hiện và uốn nắn kịp thời những vướng mắc, sai phạm nảy sinh trong quá trình triển khai để đảo đảm việc thực hiện tốt Qui chế này.

Điều 21: Nguyên tắc kiểm tra:

1. Kiểm tra phảikế hoạch, trường hợp kiểm tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo của Bộ trưởng.

2. Kiểm tra phải đảm bảo công khai, dân chủ, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.

3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận.

Điều 22: Hình thức kiểm tra:

1. Kiểm tra thường xuyên phục vụ công tác quản lý của Bộ.

2. Kiểm tra thanh tra theo kế hoạch được duyệt

3. Kiểm tra đột xuất.

Điều 23: Tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra:

1. Các đơn vị kiểm tra việc chấp hành Qui chế ở đơn vị mình.

2. Văn phòng Bộ là đầu mối đôn đốc và kiểm tra thường xuyên việc thi hành Qui chế làm việc cơ quan Bộ.

3. Lãnh đạo Bộ kiểm tra các đơn vị và phân công đơn vị chủ trì kiểm tra chéo các đơn vị thực hiện Qui chế.

4. Báo cáo kết quả kiểm tra: Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì phải báo cáo kết qủa và kiến nghị xử lý nếu phát hiện có sai phạm.

Chương 9

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 24: Quyền khiếu nại tố cáo: Mọi công dân đều có quyền phản ánh, khiếu nại, tố cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.

Điều 25: Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1. Thanh tra bộ là đầu mối tiếp công dân theo qui chế; Qui chế tiếp công dân phải được phổ biến công khai tại nơi tiếp. Nơi tiếp công dân phải có người trực theo quy định.

2. Văn phòng bố trí địa điểm tiếp công dân.

3. Người được phân công trực tiếp công dân có trách nhiệm:

3.1.Tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, nghe trình bày, trả lời theo thẩm quyền; Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì hẹn lịch trả lời và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.

3.2. Trong trường hợp cần thiết báo cáo Lãnh đạo bộ tiếp và xử lý.

Chương 10

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26: Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân

1. Văn phòng bộ có trách nhiệm phổ biến, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, tổng hợp tình tình thực hiện Qui chế, báo cáo Lãnh đạo bộ và thông báo tại cuộc họp giao ban hàng tháng.

2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Qui chế này tới cán bộ công chức đơn vị mình; Chịu trách nhiệm liên đới nếu cá nhân trong đơn vị vi phạm, đồng thời phản ánh, kiến nghị sửa đổi nếu thấy cần thiết.

3. Cá nhân phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Qui chế làm việc và vận động mọi người cùng thực hiện.

Điều 27: Khen thưởng và kỷ luật

1. Cán bộ, công chức thực hiện tốt Qui chế làm việc sẽ được khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất.

2. Cán bộ, công chức vi phạm Qui chế làm việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức.

PHỤ LỤC

VỀ THẨM QUYỀN KÝ CÁC VĂN BẢN
(Ban hành kèm theo Qui chế làm việc của cơ quan Bộ )

I/ Bộ trưởng:

1/ Các văn bản, tờ trình văn bản quy phạm pháp luật.

- Dự thảo luật, pháp lệnh

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội

- Dự thảo các nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự thảo chiến lược, định hướng, chương trình phát triển

- Với tư cách là Thành viên Chính phủ bỏ phiếu đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết của Chính phủ.

- Các văn bản trả lời Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ.

2/ Các lĩnh vực công tác của Bộ:      

- Quyết định ban hành các văn bản qui phạm pháp luật gồm: quyết định chỉ thị, thông tư, thông tư liên tịch , nghị quyết liên tịch, chiến lược, định hướng, chương trình phát triển của Ngành, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, quyết định về công tác tổ chức, cán bộ, khen thưởng, kỷ luật; quyết định về chủ trương đầu tư các dự án của các đơn vị thuộc Bộ.

-Văn bản về các định hướng, chủ trương đầu tư mới, thành lập mới.

-Ghi chú: Tuỳ từng loại văn bản, Bộ trưởng có thể tham khảo ý kiến của các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trước khi ký ban hành.

II/ Các đồng chí Thứ trưởng:

1.Thứ trưởng Nguyễn Tấn Vạn:

-Đối với những văn bản thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách, chỉ đạo hoàn chỉnh về nội dung trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.

-Tham gia hoặc tham khảo ý kiến về nội dung các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công, nhưng có liên quan với các lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách để thống nhất trước khi ký ban hành .

-Các văn bản do Bộ trưởng uỷ quyền trực tiếp.

+Các loại văn bản hành chính thông thường:

-Công tác qui hoạch xây dựng, kiến trúc, tư vấn và khảo sát thiết kế, hạ tầng kỹ thuật, quản lý và phát triển nhà, cấp thoát nước.

- Thoả thuận, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình thuộc về các lĩnh vực qui hoạch, khảo sát thiết kế, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật.

-Góp ý đối với dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành khác soạn thảo và các văn bản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực qui hoạch xây dựng, kiến trúc, tư vấn và khảo sát thiết kế, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.

-Công tác quốc phòng của Bộ.

-Công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Thứ trưởng Nguyễn Văn Liên:

-Đối với những văn bản thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách, chỉ đạo hoàn chỉnh về nội dung trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.

-Tham gia hoặc tham khảo ý kiến về nội dung các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công, nhưng có liên quan với các lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách để thống nhất trước khi ký ban hành.

-Các văn bản do Bộ trưởng uỷ quyền trực tiếp.

+Các loại văn bản hành chính thông thường:

-Thoả thuận, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án khối giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, y tế, xuất bản, báo chí;

-Bổ xung ngành nhề kinh doanh, cấp giấy phép thầu xây dựng, thầu tư vấn xây dựng cho nhà thầu nước ngoài và các loại giấy khác.

-Công tác đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, công nghệ tin học, thông tin như: tuyển sinh, nâng bậc, đào tạo lại, công nhận khả năng thử nghiệm của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, thành lập các hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu các đề tài, dự án khoa học công nghệ, xây dựng kế hoạch, định hướng chiến lược đào tạo, chiến lược khoa học công nghệ và môi trường Ngành xây dựng.

-Góp ý dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành khác soạn thảo trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường, đào tạo, thanh tra.

-Công tác bảo hiểm xã hội, an toàn và bảo hộ lao động của Ngành

-Văn bản phòng chống cháy, nổ cho nhà ở và công trình.

-Công tác thanh tra như: chương trình công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, xử lý sau thanh tra

- Chương trình 135 của Chính phủ về xoá đói giảm nghèo

- Công tác văn phòng, công tác đoàn thể, công tác thi đua khen thưởng.

3.Thứ trưởng Tống Văn Nga:

-Đối với những văn bản thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách, chỉ đạo hoàn chỉnh về nội dung trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.

-Tham gia hoặc tham khảo ý kiến về nội dung các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công, nhưng có liên quan với các lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách để thống nhất trước khi ký ban hành.

-Các văn bản do Bộ trưởng uỷ quyền trực tiếp.

-Thoả thuận, thẩm định các quy hoạch phát triển VLXD, các dự án đầu tư VLXD, cơ khí nhóm A của các bộ, ngành, cơ chế xuất nhập khẩu VLXD

-Hướng dẫn, thoả thuận các ngành, địa phương thực hiện về quản lý kinh tế trong đầu tư và xây dựng ( hướng dẫn, thoả thuận thực hiện việc áp dụng các định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong XDCB, quản lý đô thị, chi phí quản lý dự án, việc áp dụng các thông tư hướng dẫn vv), xử lý các vướng mắc về lĩnh vực kinh tế xây dựng, xử lý các vướng mắc về tài chính đối với các đơn vị trong Ngành.

-Công tác quản lý và phát triển VLXD, Cơ khí xây dựng như: công tác qui hoạch phát triển, dự án đầu tư vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng

-Lĩnh vực quan hệ hợp tác quốc tế và công tác xuất nhập khẩu (bao gồm cả xuất khẩu lao động).

-Công tác kinh tế, tài chính kế toán mua sắm, nhượng bán, thanh lý, kiểm kê, đánh giá tài sản ,điều chuyển tài sản

-Công tác lao động tiền lương.

- Công tác đổi mới, phát triển doanh nghiệp và cổ phần hoá.

-Công tác triển lãm.

III. Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Thanh tra:

1. Chánh Văn phòng:

-Các văn bản phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo bộ.

-Văn bản đôn đốc, truyền đạt ý kiến của Lãnh đạo bộ

- Thông báo, báo cáo, công văn giới thiệu, liên hệ công tác

-Các văn bản hướng dẫn về công tác văn phòng, thi đua, lưu trữ, bảo vệ

- Mời dự họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn.

2. Chánh thanh tra Xây dựng:

-Hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra

-Báo cáo công tác thanh tra quí, năm

-Công văn yêu cầu các ngành, các cấp cung cấp các tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của Bộ

-Công văn hướng dẫn và trả lời công dân về nghiệp vụ thanh tra.

-Công văn yêu cầu đối tượng khiếu nại, tố cáo giải trình

-Văn bản trả lời các đương sự về khiếu nại, tố cáo theo uỷ quyền của Bộ trưởng.

3. Cục trưởng, Vụ trưởng:

-Văn bản hướng dẫn, đôn đốc về chuyên môn, nghiệp vụ

- Văn bản trả lời các cơ quan, tổ chức, cá nhân những vấn đề thuộc nhiệm vụ của cấp vụ và tương đương.

-Văn bản góp ý các văn bản do các ngành soạn thảo sau khi xin chủ trương của Bộ

- Biên bản các hội đồng nghiệm thu các đề tài được phân cấp .

- Một số quyết định về các dự án ( được Bộ phân cấp), quyết định điều động, nâng lương chuyên viên trở xuống.

IV.Văn phòng, cục, vụ, thanh tra:

1. Văn phòng bộ:

a/ Văn bản trình Lãnh đạo bộ ký ban hành:

- Văn bản tờ trình về công tác tổng hợp, hành chính, lưu trữ, tin học, bảo vệ.

- Văn bản góp ý các văn bản qui phạm pháp luật do bộ, ngành khác soạn thảo

- Tờ trình gửi nhà nước về công tác thi đua khen thưởng và quyết định khen thưởng của Bộ

- Quyết định ban hành chương trình công tác; ban hành Qui chế làm việc của cơ quan Bộ

- Báo cáo chỉ đạo điều hành tháng, quí, 6 tháng, hàng năm của Bộ

Văn bản ký thừa lệnh:

- Thông báo, báo cáo, công văn giới thiệu.

-Chế độ báo cáo, thực hiện qui chế làm việc

-Các văn bản hướng dẫn về công tác văn phòng, thi đua, lưu trữ, bảo vệ, tin học.

-Công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ.

- Giấy mời dự họp, hội nghị, hội thảo về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.

-Các văn bản phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ.

-Văn bản đôn đốc, truyền đạt ý kiến của Lãnh đạo bộ

-Báo cáo tổng hợp các đợt công tác của Bộ

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

2. Vụ TCLĐ:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

- Văn bản, tờ trình; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức, điều lệ hoạt động các đơn vị HCSN trực thuộc Bộ, các tổng công ty, công ty thành viên, công ty trực thuộc Bộ

-Các văn bản trình Ban cán sự đảng Bộ

- Quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh các doanh nghiệp

-Văn bản góp ý đối với dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành khác và các tỉnh, thành phố soạn thảo có liên quan.

-Văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương liên quan về xếp hạng doanh nghiệp, phương án sắp xếp tổ chức; Về đề nghị giải quyết các việc liên quan chỉ tiêu đào tạo, học hàm, học vị; Chỉ tiêu, kế hoạch biên chế quĩ tiền lương của các đơn vị HCSN; Thoả thuận xếp ngạch, bậc lương đối với công chức; đề nghị nâng bậc lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp; Văn bản đề nghị thoả thuận bổ nhiệm Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT các tổng công ty trực thuộc Bộ; Xử lý giải quyết về tiền lương, lao động, kỹ thuật an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho nhà ở và công trình, bảo hộ lao động, y tế ở các doanh nghiệp thuộc Bộ;

- Quyết định bổ nhiệm, kỷ luật cán bộ cấp vụ, cấp trưởng và phó các đơn vị thuộc Bộ.

- Quyết định cử cán bộ lãnh đạo cấp trưởng và phó các đơn vị trực thuộc Bộ đi công tác nước ngoài.

- Quyết định điều động cán bộ có chức danh chuyên viên cao cấp, lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị, phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ trở lên;

- Thông báo nghỉ chế độ hưu: đối với cán bộ lãnh đạo theo phân cấp của Bộ;

- Văn bản, quyết định giao chỉ tiêu đào tạo, chương trình mục tiêu đào tạo hàng năm và dài hạn; Quyết định cử cán bộ đi học đi công tác ở nước ngoài và đi học trong nước đối với cán bộ thuộc diện bộ quản lý (theo phân cấp quản lý cán bộ);

- Văn bản giao kế hoạch biên chế quĩ tiền lương cho các đơn vị HCSN

- Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức; Quyết định nâng bậc lương, chuyển ngạch đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng và phó các đơn vị, đối với chuyên viên chính trở lên ở các đơn vị HCSN; Quyết định giao đơn giá quĩ tiền lương hàng năm đối với các đơn vị doanh nghiệp và sự nghiệp có thu

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Quyết định cử cán bộ từ cấp trưởng phòng trở xuống đi công tác nước ngoài và CBCNV ở các đơn vị thuộc bộ đi nước ngoài về việc công, việc riêng, sau khi có văn bản của các đơn vị đã được Lãnh đạo bộ phê chuẩn.

 -Quyết định giải quyết thủ tục nhập hộ khẩu tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh đối với cán bộ công nhân viên các đơn vị thuộc Bộ.

-Thông báo nghỉ chế độ hưu đối với cán bộ từ trưởng phòng trở xuống, chuyên viên, cán sự, nhân viên ở các đơn vị.

-Thông báo chỉ tiêu đào tạo nước ngoài và các khoá đào tạo ở trong nước đối với các đơn vị trong ngành sau khi đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo bộ.

-Quyết định cử cán bộ đi học ở nước ngoài và trong nước theo kế hoạch đã duyệt đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng phòng trở xuống ở các đơn vị

-Quyết định nâng lương cán bộ công chức từ ngạch chuyên viên trở xuống ở cơ quan Bộ.

-Văn bản trả lời, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng đề án tổ chức, triển khai phương án tổ chức. (báo cáo Lãnh đạo bộ trước)

-Quyết định điều động cán bộ có chức danh từ chuyên viên chính trở xuống, cấp trưởng phó phòng trong các đơn vị trực thuộc Bộ. (báo cáo Lãnh đạo bộ trước)

-Văn bản gửi các bộ, ngành liên quan đề nghị giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ CNVC theo quy định: nghỉ hưu, tiền trợ cấp hưu trí, thời gian công tác, Kỷ niện chương, Huy chương Ngành..(được uỷ quyền trong từng trường hợp cụ thể).

-Văn bản trả lời, hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai công tác cán bộ, công tác đào tạo, chế độ chính sách về: lao động tiền lương, kỹ thuật an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ cho nhà ở, công trình, bảo hộ lao động, y tế.

-Văn bản hướng dẫn khen thưởng đối với người có công với cách mạng.

-Xác nhận hồ sơ lý lịch

-Xác nhận thời gian công tác của công chức

-Xác nhận bản kê khai công tác của công chức để làm hộ chiếu

-Quyết định chi trợ cấp thăm hỏi đối với gia đình cán bộ công chức

-Thông báo ý kiến của Ban cán sự.

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

3. Vụ Kế hoạch thống kê :

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

- Văn bản, tờ trình dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ được giao

-Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư các dự án nhóm A; Văn bản về kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn, định hướng phát triển ngành gửi Chính phủ, bộ, ngành liên quan.

-Quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng về giao chỉ tiêu kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đơn vị thuộc Bộ; về công tác kế hoạch đối với các đơn vị thuộc Bộ, sở địa phương;

-Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư phát triển (Trừ lĩnh vực VLXD và cơ khí xây dựng) của các đơn vị thuộc Bộ.

-Văn bản xử lý các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ; Văn bản liên quan điều phối cung cầu thị trường VLXD.

-Văn bản về chủ trương đầu tư dự án thuộc các nguồn vốn;

-Văn bản đăng ký vốn Ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước; bố trí vốn, phân khai vốn đầu tư XDCB theo kế hoạch năm; phân khai chi tiết vốn theo kế hoạch năm cho từng dự án; điều hoà, điều chỉnh vốn cho các dự án.

-Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê về sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ; Báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ ( Vụ báo cáo Bộ ký thừa lệnh).

-Văn bản góp ý các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu; Các văn bản liên quan đến công tác xuất nhập khẩu; Góp ý cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA.

-Văn bản phê Duyệt danh mục các dự án trong năm; Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu các dự án sự nghiệp kinh tế;

-Báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ; Duyệt tổng hợp kế hoạch vốn đối ứng; Văn bản đăng ký vốn đối ứng; Các quyết định phê duyệt các dự án ODA, quyết định phê duyệt dự án vốn đối ứng ODA;

-Văn bản chỉ đạo thực hiện các dự án liên doanh

-Văn bản góp ý cho các bộ, ngành, địa phương về công tác phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các bộ, ngành, quy hoạch các ngành, vùng;

-Văn bản chỉ đạo thực hiện các chương trình, mục tiêu của nhà nước, Chính phủ;

-Văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác phòng chống lụt bão; Báo cáo về công tác phòng chống lụt bão;

-Văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác quốc phòng; Báo cáo về công tác quốc phòng;

-Văn bản giới thiệu các đơn vị tư vấn, tham gia đấu thầu, thi công các công trình

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

 Văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ, sở địa phương xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn.

-Văn bản phân khai chi tiết vốn theo kế hoạch năm cho từng dự án và thông báo vốn trên cơ sở kế hoạch được duyệt cho các đơn vị.

-Báo cáo về công tác đầu tư, công tác đấu thầu

-Văn bản đôn đốc thực hiện công tác đầu tư

-Báo cáo thẩm định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây lắp của các đơn vị thuộc Bộ

-Văn bản xử lý các vấn đề vướng mắc trong đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án do Bộ quản lý.(báo cáo Bộ trưởng trước khi ký ban hành).

-Văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước.

-Văn bản hướng dẫn thủ tục xuất nhập khẩu

-Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu.

-Văn bản thông báo kinh phí cho các dự án trên cơ sở kế hoạch được duyệt

-Hợp đồng giao thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế.

-Báo cáo tình hình thực hiện các dự án sự nghiệp kinh tế

-Dự thảo thông báo ý kiến kết luận của hội đồng nghiệm thu dự án.

-Văn bản đề nghị các bộ, ngành báo cáo về công tác đầu tư XDCB.

-Báo cáo định kỳ theo quý, năm (theo quy định tại Nghị định 17)

-Thông báo vốn đối ứng

-Văn bản quản lý các dự án nước do Ban quản lý phát triển cấp, thoát nước Bộ Xây dựng làm đầu mối (các văn bản liên quan đến công tác đấu thầu, hợp đồng, tiến độ thực hiện, giải ngân, kế hoạch vốn)

-Báo cáo sơ kết, tổng kết phát triển ngành xây dựng tại các địa phương

-Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác xoá đói giảm nghèo

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

4. Vụ Tài chính kế toán:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

- Văn bản, tờ trình dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ được giao

- Văn bản góp ý các văn bản qui phạm pháp luật của các bộ ngành khác có liên quan.

- Văn bản giải đáp các vướng mắc trong việc thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng, các chi phí trong đầu tư xây dựng, các chính sách giá sản phẩm do Bộ quản lý;

- Văn bản đề xuất, góp ý các chính sách về tài chính, kế toán, thuế, ngân sách, ngân hàng, thương mại, các mức phí, lệ phí thuộc lĩnh vực ngành kinh tế - kỹ thuật. Văn bản gửi các cơ quan quản lý Nhà nước các chính sách về thương mại, tài chính - tiền tệ để phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Văn bản chỉ đạo tổng kiểm kê, đánh giá lại tài sản. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.

- Văn bản báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng của Bộ,

-Văn bản thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, văn bản phê duyệt giá trị doanh nghiệp, văn bản phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, văn bản chuyển doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

- Các văn bản xử lý tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp.

- Văn bản về kế hoạch và giao kế hoạch ngân sách năm của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Báo cáo quyết toán ngân sách năm của Bộ gửi cơ quan tài chính theo quy định hiện hành;

- Văn bản xử lý vốn đầu tư của các đơn vị đầu tư thuộc Bộ; Xử lý việc chấp hành chế độ tài chính - kế toán các đơn vị sự nghiệp; Văn bản phê duyệt dự toán, quyết toán sửa chữa cải tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu của đơn vị hành chính sự nghiệp. Quyết định việc mua sắm, nhượng bán, thanh lý, điều chuyển tài sản trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành theo quy định hiện hành.

-Văn bản yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả hoạt động của liên doanh, những vướng mắc về tài chính trong liên doanh với nước ngoài.

- Văn bản đề xuất các chính sách, lộ trình về thuế, phi quan thuế đối với các sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực Ngành xây dựng quản lý.

- Công khai tài chính của Bộ

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Văn bản hướng dẫn thực hiện phí, lệ phí đối với các đơn vị thực thuộc.

-Văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán của Nhà nước để áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ quản lý; Quản lý và sử dụng vốn góp của các đơn vị thuộc bộ trong các liên doanh với nước ngoài; Hướng dẫn việc đăng ký số lượng, giá trị tài sản nhà nước (kể cả diện tích đất) do các đơn vị thuộc Bộ quản lý, sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

-Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng của Bộ.

-Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công để báo cáo theo quy định của nhà nước.

-Văn bản hướng dẫn việc tổng kiểm kê, đánh giá lại tài sản; Văn bản hướng dẫn xử lý kết quả thanh tra tài chính.

-Các văn bản về giao vốn, xác nhận vốn cho doanh nghiệp thuộc Bộ.( báo cáo Lãnh đạo bộ duyệt).

-Dự toán chi phí ban quản lý công trình ( các dự án xử dụng vốn ngân sách nhà nước).

-Thông báo dự toán ngân sách quí và cấp phát hạn mức ngân sách quí cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.( trong phạm vi dự toán ngân sách năm đã được Bộ trưởng phê duyệt).

-Văn bản đề nghị Bộ Tài chính cử người tham gia Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, dự toán ngân sách quí của Bộ ( trong phạm vi dự toán ngân sách năm đã được duyệt), văn bản đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh mục lục ngân sách.

-Công khai tài chính của Bộ

-Biên bản thẩm định quyết toán vốn đầu tư

-Hợp đồng vay vốn khoa học công nghệ, chi quĩ khoa học công nghệ ( sau khi có sự ký duyệt của Lãnh đạo bộ).

-Biên bản giao nhận vốn, xác nhận vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp do Bộ quản lý.

-Hướng dẫn xử lý tài chính theo kết quả thanh tra tài chính, kiểm toán nhà nước về tài chính.

-Văn bản phê duyệt quyết toán ngân sách thường xuyên của cơ quan hành chính sự nghiệp ( sau khi báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực)

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

5. Vụ Kiến trúc qui hoạch:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Các văn bản, tờ trình: Dự thảo luật, nghị định, quyết định, thông tư, chương trình về công tác qui hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

-Tờ trình phê duyệt qui hoạch xây dựng đô thị;

-Quyết định phê duyệt qui hoạch xây dựng theo thẩm quyền

- Văn bản thoả thuận qui hoạch xây dựng

- Văn bản góp ý về dự án đầu tư, dự án qui hoạch ngành, qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội.

- Văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân triển khai các công việc chuyên môn có liên quan

-Quyết định đầu tư các dự án qui hoạch xây dựng, các dự án cấp thoát nước, dự án hợp tác quốc tế.

- Văn bản về lĩnh vực qui hoạch và kiến trúc, đô thị nông thôn, hạ tầng kỹ thuật.

-Văn bản góp ý đối với dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành khác soạn thảo đối với lĩnh vực được phân công.

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn công tác qui hoạch xây dựng, kiến trúc, hạ tầng đô thị

-Các biên bản cuộc họp, văn bản trả lời về chuyên môn, góp ý về công tác chuyên môn.

-Văn bản kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở về thực hiện qui hoạch xây dựng, vi phạm qui hoạch xây dựng, cụm dân cư nông thôn, kiến trúc, cấp nước, vệ sinh môi trường, giao thông đô thị.

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

6. Vụ Chính sách xây dựng:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

- Văn bản, tờ trình: Dự thảo luật, dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo các nghị định của Chính phủ, dự thảo các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Văn bản lấy ý kiến về dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật của Bộ. trả lời về kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức khác về phân cấp, uỷ quyền thuộc thẩm quyền của Bộ;

-Văn bản trả lời, thoả thuận chủ trương đầu tư XDCB, định hướng phát triển kinh tế xã hội cho mọi đối tượng;

- Quyết định cấp giấy phép thầu xây dựng và tư vấn xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.

-Văn bản góp ý các dự án đầu tư nước ngoài theo phân cấp, văn bản góp ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng do các đơn vị thuộc Bộ.

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Văn bản trả lời, Hướng dẫn nghiệp vụ về cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng; đấu thầu; quản lý dự án; quản lý hoạt động xây dựng; hành nghề xây dựng, tư vấn xây dựng cho mọi thành phần;

-Văn bản đề nghị cung cấp số liệu, báo cáo tình hình triển khai và thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân cấp, các số liệu về quản lý nhà thầu nước ngoài, năng lực hoạt động thi công xây lắp.

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

7. Vụ Khảo sát thiết kế :

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Văn bản, tờ trình: dự thảo luật, dự thảo nghị định, quyết định, thông tư, chương trình về khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng

-Quy trình thực hiện khảo sát, thiết kế, thẩm định và phê duyệt TKKT-TDT. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về hoạt động khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng

-Thẩm định TKKT, TDT công trình thuộc các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp;

-Thẩm định, phê duyệt TKKT, TDT, dự toán hạng mục, công trình của các đơn vị thuộc Bộ

-Văn bản góp ý đối với dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành khác soạn thảo đối với lĩnh vực được phân công ( được uỷ quyền trong các trường hợp cụ thể).

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

- Văn bản đề nghị cung cấp số liệu về lĩnh vực khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng

- Văn bản hướng dẫn thu thập và quản lý số liệu, tài liệu về khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng; Nội dung, quy trình thực hiện khảo sát, thiết kế, thẩm định và phê duyệt TKKT-TDT; Giải quyết vướng mắc liên quan đến khảo sát, thiết kế, TKKT- TDT trong quá trình thực hiện dự án

- Yêu cầu báo cáo việc thực hiện quy định về khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng, thẩm định và phê duyệt TKKT-TDT

- Thẩm định TKKT, Thẩm định TDT ( do Bộ trưởng uỷ quyền theo trường hợp cụ thể);

- Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

8. Vụ Khoa học công nghệ:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

- Văn bản, tờ trình các dự án luật, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư, chương trình về các vấn đề liên quan tới KHCN&MT của Ngành xây dựng

-Quyết định thành lập hội đồng xét phong học hàm học vị, ban hành các quy chế hoạt động của hội đồng KHKT Bộ, hội đồng chuyên ngành, quy chế quản lý KHCN và môi trường xây dựng;

-Kế hoạch kinh phí KHCN và môi trường hàng năm; các dự án KHCN&MT ( tuỳ theo cấp và lĩnh vực); Các dự án về tăng cường năng lực KHCN và chống xuống cấp các cơ quan KHCN&MT;

- Quyết định ban hành các Quy chuẩn xây dựng; ban hành các Tiêu chuẩn Ngành, Tiêu chuẩn XDVN, các quy trình, quy phạm kỹ thuật, thiết kế điển hình;

- Quyết định công nhận và gia hạn các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD

- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động KHCN, sở hữu công nghiệp, phát minh sáng chế

- Biên bản họp các hội đồng khoa học

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

 -Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác khoa học công nghệ và môi trường, xây dựng kế hoạch năm, 5 năm, báo cáo, triển khai kế hoạch KHCN&MT, kết quả kiểm tra định kỳ, đột suất .vv, các biên bản họp hội đồng KHKT.

-Báo cáo về hiện trạng môi trường Ngành xây dựng.

-Ký các Hợp đồng KHCN theo kế hoạch đã được phê duyệt và biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KHCN, dự toán kinh phí, đề cương nghiên cứu đề tài, dự án về KHCN và các vấn đề KHCN&MT ( trên cơ sở kế hoạch được duyệt).

-Văn bản có liên quan tới công tác thanh tra, kiểm tra môi trường xây dựng ( báo cáo Lãnh đạo bộ, kết hợp với Thanh tra xây dựng).

-Văn bản hướng dẫn liên quan đến công nghệ, môi trường, chất lượng sản phẩm xây dựng, kỹ thuật an toàn.thiết bị gửi bộ, ngành liên quan và các đơn vị cơ sở thuộc Ngành; văn bản liên quan đến các hoạt động thi đua sáng tạo KHCN, hợp tác quốc tế về KHCN&MT

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

9. Thanh tra Xây dựng:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Văn bản, tờ trình các dự thảo nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư về công tác Thanh tra xây dựng.

-Văn bản góp ý các văn bản QPPL của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực thanh tra, kiểm tra

-Kế hoạch chương trình công tác thanh tra, kiểm tra.

-Quyết định thanh tra định kỳ và đột xuất các đơn vị

-Văn bản chấn chỉnh công tác đầu tư XDCB, quản lý và sử dụng đất đai đối với các đơn vị thuộc Bộ sau thanh tra

-Quyết định xử lý sau thanh tra

-Quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo

-Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; trao đổi về quan điểm giải quyết vụ việc khiếu nại cụ thể khi có ý kiến giải quyết khác nhau; Cung cấp các tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của công dân thuộc thẩm quyền của Bộ

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Hướng dẫn các đơn vị trong ngành về công tác nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư.

-Kế hoạch chương trình công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

-Báo cáo công tác thanh tra quí, năm với bộ và Thanh tra nhà nước.

-Công văn yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của Bộ

-Công văn yêu cầu đối tượng khiếu nại, tố cáo giải trình

-Văn bản trả lời các đương sự về khiếu nại, tố cáo theo uỷ quyền của Bộ trưởng.

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

10. Vụ Hợp tác quốc tế :

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Văn bản, tờ trình những vấn đề liên quan đến công tác hợp tác quốc

-Lĩnh vực các dự án ODA, FDI, NGO; Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các cam kết tại các tổ chức kinh tế đa biên và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

-Cử cán bộ tham gia đoàn Chính phủ đi họp các Uỷ ban liên Chính phủ; Báo cáo tình hình hợp tác và dự kiến các nội dung hợp tác mới chuẩn bị cho kỳ họp.

-Đề nghị các dự án nhận tài trợ nước ngoài cho các đơn vị hoặc địa phương trong lĩnh vực Bộ phụ trách.

-Văn bản trả lời các bộ liên quan về việc các doanh nghiệp nước ngoài xin mở văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam. Văn bản góp ý chương trình chiến lược quốc gia của ADB, WB; Văn bản đề xuất, góp ý các phương án cam kết về dịch vụ, đầu tư, thương mại hàng hoá theo tiến trình đàm phán.

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện các nội dung có liên quan quy định trong biên bản kỳ họp Uỷ ban Liên Chính phủ (báo cáo Lãnh đạo bộ trước).

-Văn bản hướng dẫn các đơn vị lập dự án tài trợ ODA; liên quan đến việc tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức trong và ngoài nước ( Báo cáo Lãnh đạo bộ trước).

Văn bản thoả thuận hợp tác giữa các đối tác Việt nam trực thuộc Bộ và đối tác nước ngoài ( Báo cáo Lãnh đạo bộ trước). Thủ tục uỷ quyền ký kết điều ước quốc tế khi đã được Chính phủ uỷ quyền cho Bộ

-Văn bản liên quan đến việc nghiên cứu, thảo luận, phương thức triển khai các vấn đề trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

11. Cục giám định:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Văn bản góp ý đối với dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành khác soạn thảo đối với lĩnh vực được phân công.

-Tờ trình và các quyết định theo thẩm quyền về các chính sách chế độ quản lý chất lượng

- Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình chất lượng CTXD.

- Các văn bản QPPL về quản lý chất lượng CTXD; Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quản lý chất lượng

- Quyết định quy chế làm việc của hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước công trình. Quyết định nhân sự các chuyên gia, thành viên hội đồng nghiệm thu nhà nước.

- Các văn bản trả lời các, bộ, ngành, địa phương về lĩnh vực tổ chức công tác quản lý chất lượng.

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ QLCL, nghiệp vụ công tác giám định, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng

-Văn bản trả lời về đề xuất, kiến nghị; Trả lời những vấn đề liên quan tới chất lượng CTXD.

-Công văn yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu ( tư vấn , xây lắp) báo cáo về qúa trình thực hiện công tác quản lý chất lượng CTXD, sự cố...

-Thông báo kết quả giám định sự cố; Thông báo kết quả kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình và nghiệm thu công trình của chủ đầu tư .

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

12. Vụ Pháp chế:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Chương trình xây dựng cơ chế, chính sách của Bộ, tờ trình các văn bản qui phạm pháp luật và ban hành theo thẩm quyền những vấn đề liên quan đến các văn bản qui phạm pháp luật

-Quyết định ban hành chương trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật của Bộ

-Quyết định thành lập các ban soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật

 ( theo quy định do cấp Bộ thành lập).

-Quyết định ban hành chương trình phổ biến, kiểm tra giáo dục pháp luật;

-Quyết định huỷ bỏ, đình chỉ các văn bản qui phạm pháp luật do UBND các cấp, các bộ, ngành ban hành, hoặc hướng dẫn thi hành văn bản qui phạm pháp luật không phù hợp hoặc trái với văn bản qui phạm pháp luật cấp trên thuộc lĩnh vực của Bộ

-Quyết định bãi bỏ, hoặc công bố các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thông qua rà soát và hệ thống hoá văn bản qui phạm pháp luật.

-Quyết định công bố danh mục các văn bản qui phạm pháp luật còn hiệu lực

-Các văn bản tham gia ý kiến vào văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương gửi lấy ý kiến.

-Văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương để lấy ý kiến về dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Công văn giải thích, hướng dẫn thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật.

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

13. Cục Quản lý nhà:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

-Tờ trình về dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và các chiến lược, phương hướng, chương trình, kế hoạch về quản lý, phát triển nhà của Bộ; Các báo cáo về kết quả, tình hình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản, cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà của Bộ; Các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà của Bộ.

-Các văn bản liên Bộ liên quan đến lĩnh vực quản lý và phát triển nhà.

-Các quyết định, chỉ thị của Bộ trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà; Các thông tư của Bộ hướng dẫn về lĩnh vực quản lý và phát triển nhà.

-Văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo các vấn đề liên quan trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà.

-Các văn bản mang tính chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, phát triển nhà đã được quy định.

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Các văn bản tham gia ý kiến, góp ý với các bộ, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực quản lý và phát triển nhà.

-Văn bản trả lời giải thích, hướng dẫn trong triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý và phát triển nhà. (Báo cáo Bộ trưởng).

-Thông báo kết quả kiểm tra công tác quản lý và phát triển nhà định kỳ và đột xuất.

-Các văn bản trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực quản lý phát triển nhà ( sau khi đã báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực)

-Công văn trả lời đơn thư của công dân hỏi về các quy định, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà.

-Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều chuyển trong phạm vi Cục từ cấp trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Văn phòng thường trực phía nam (sau khi được Bộ trưởng phê duyệt).

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

14. Vụ VLXD:

a/ Văn bản trình lãnh đạo Bộ ký ban hành:

- Văn bản, tờ trình dự thảo văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực Vật liệu xây dựng và Cơ khí xây dựng.

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án phát triển vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng trong phạm vi toàn quốc (bao gồm cả các các doanh nghiệp thuộc Bộ).

- Quyết định phê duyệt các dự án đầu tư phát triển vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ.

-Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu và thẩm định dự án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng.

-Văn bản thoả thuận để các địa phương phê duyệt dự án quy hoạch vật liệu xây dựng

- Văn bản góp ý các văn bản qui phạm pháp luật do các bộ, ngành soạn thảo;

- Văn bản thoả thuận phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng;

b/ Văn bản ký thừa lệnh:

-Văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách quản lý liệu xây dựng, trả lời, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy hoạch, định hướng phát triển liệu xây dựng, dự án đầu tư liệu xây dựng;

-Báo cáo thẩm định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ.

-Biên bản Hội đồng nghiệm thu các dự án quy hoạch liệu xây dựng;

-Văn bản xác nhận thiết bị đồng bộ, thiết bị toàn bộ, thiết bị chính cho các dự án liệu xây dựng và cơ khí xây dựng.

-Văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc xin ý kiến thoả thuận các dự án quy hoạch liệu xây dựng; (báo cáo Lãnh đạo bộ trước khi ký)

-Các văn bản do Lãnh đạo bộ uỷ quyền trực tiếp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 06/2003/QĐ-BXD ban hành quy chế làm việc của cơ quan Bộ xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: 06/2003/QĐ-BXD
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/03/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: Nguyễn Hồng Quân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 24
  • Ngày hiệu lực: 26/03/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản