Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2001/QĐ-UB

Tam Kỳ, ngày 16 tháng 01 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO CÁN BỘ - CÔNG CHỨC ĐI HỌC VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐÀO TẠO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB-CC Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 150/1998/TT-BTC ngày 19/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB-CC Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá và Trưởng Ban TCCQ tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ trợ cấp cho cán bộ - công chức đi học và phương thức quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí đào tạo.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban TCCQ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này thay Quy định số 481/QĐ-UB ngày 24/3/1998 của UBND tỉnh Quảng Nam và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2
- Ban TVTU ) b/c
- TTHĐND tỉnh )
- HĐ đào tạo tỉnh
- Ban TCTU
- Lưu VT, TCCQ

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Thị Thanh Lâm

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO CÁN BỘ - CÔNG CHỨC ĐI HỌC VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2001/QĐ-UB ngày 16/01/2001 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chương I

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Đối tượng được hưởng trợ cấp đi học :

Cán bộ - công chức Nhà nước đang làm việc ở các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, Đoàn thể hoặc cán bộ công chức biệt phái sang các Hội quần chúng và cán bộ xã, phường, thị trấn giữ các chức danh sau :

+ Ở tỉnh : Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó Trưởng phòng Ban các Sở, Ban, ngành và tương đương.

+ Ở huyện, thị xã : Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND và UBMTTQ Việt Nam, Thường vụ Huyện uỷ - Thị uỷ, Trưởng, Phó Trưởng phòng và tương đương.

+ Ở xã, phường, thị trấn : Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND, Chủ tịch UBMTQV Việt Nam.

- Các đối tượng trên được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ ra quyết định cử đi học hoặc Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh thoả thuận bằng văn bản với Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ra Quyết định cử đi học thuộc các chương trình : Lý luận Chính trị, hành chính Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. Riêng đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là : Lý luận Chính trị, những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính.

Thời gian đi học tập trung cho mỗi đợt từ 1 tháng trở lên; kể cả những lớp học tại chức ngắn hạn có thời gian cộng dồn đủ 1 tháng trở lên.

Điều 2. Đối tượng không được hưởng trợ cấp :

- Không đúng đối tượng và điều kiện quy định tại điều 1 nêu trên.

- Cán bộ công chức đi học Trung học, Cao đẳng, Đại học từ xa hoặc đi học để lấy bằng thứ 2 (trừ cử nhân chính trị).

Chương II

MỨC TRỢ CẤP

Điều 3. Tiền trợ cấp đi học và các khoản được thanh toán :

1. Tiền trợ cấp cho người đi học :

1.1 Học tại các trường ngoài tỉnh : 220.000đồng/tháng/người

1.2 Học tại các trường trong tỉnh : 180.000đồng/tháng/người

Ngoài các khoản quy định tại điểm 1.1 và điểm 1.2 mục 1, các đối tượng sau đây được trợ cấp thêm :

- Cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số được trợ cấp : 100.000đ/tháng/người.

- Cán bộ là nữ và cán bộ xã, phường, thị trấn không hưởng lương được trợ cấp : 50.000đ/tháng/người.

1.3 Hỗ trợ tiền ăn cho học viên không có lương : 10.000đồng/ngày/người.

1.4 Các đối tượng quy định tại điều 1 được cử đi đào tạo về chuyên môn thuộc các chương trình sau Đại học (Thạc sĩ trở lên) được trợ cấp thêm một lần khi bảo vệ luận án Thạc sĩ 4.000.000đ (bốn triệu đồng) và luận án Tiến sĩ 10.000.000đồng (mười triệu đồng).

2. Các khoản được thanh toán :

- Tiền học phí, tiền mua tài liệu (có chứng từ thu của Nhà trường), không thanh toán tiền mua sách tham khảo không phải là giáo trình giảng dạy, học tập.

- Tiền vé tàu xe đi, về khi : nhập học, nghỉ hè, về tết, mãn khoá (theo giá vé vận tải hành khách thông thường).

- Cán bộ - công chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp và đang giữ các chức danh : Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương trở lên : cán bộ quản lý doanh nghiệp đang giữ chức danh : Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng và Giám đốc các đơn vị phụ thuộc nếu đơn vị nào cân đối tượng kinh phí thì sử dụng nguồn kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ công chức đi học và chỉ áp dụng mức trợ cấp không vượt quá mức trợ cấp quy định tại điểm 1 và điểm 2 điều 3 của quy định này.

Ngoài ra, số cán bộ công chức còn lại đang công tác ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước được cử đi đào tạo thuộc chương trình sau đại học : từ chuyên khoa 1 và tương đương trở lên. Nếu đơn vị tự cân đối được kinh phí thì sử dụng nguồn kinh phí đó để hỗ trợ cho cán bộ công chức khi bảo vệ tốt nghiệp chuyên khoa I, thạc sĩ không quá : 4.000.000đồng (bốn triệu đồng), chuyên khoa II và tiến sĩ không quá : 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

Điều 4. Đối tượng là người dân tộc thiểu số (trừ đối tượng quy định tại điều 1) được hỗ trợ :

* Đi thi vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp (có giấy báo điểm của nơi thí sinh dự thi).

- Ngoài tỉnh : 500.000đ/người/đợt.

- Trong tỉnh : 300.000đ/người/đợt

* Đi học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp (có giấy báo nhập học) :

- Đại học :1.000.000đ/người/đợt

- Trung học chuyên nghiệp : 500.000đ/người/đợt

* Khi học xong chương trình Đại học hoặc Trung học chuyên nghiệp với kết quả đạt loại khá trở lên được trợ cấp : 1.000.000đ (Một triệu đồng), kết quả tốt nghiệp đạt loại giỏi được trợ cấp : 1.500.000đ (Một triệu rưỡi đồng).

Điều 5. Cán bộ, công chức công tác ở các đơn vị hành chính Nhà nước thuộc diện quy hoạch kế cận cho các chức danh từ Phó Trưởng phòng trở lên (theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền) được cử đi học theo nội dung chương trình quy định tại Điều 1 (có sự thoả thuận của Ban TCCQ tỉnh hoặc quyết định cử đi học của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ) được thanh toán tiền học phí.

Chương III

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO

Điều 6. Chế độ trả thù lao cho báo cáo viên :

- Đối với báo cáo viên là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương, các giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành : 100.000đồng/buổi.

- Báo cáo viên là cấp Cục, Vụ, Viện, chuyên gia đầu ngành ở các cơ quan Trung ương : 80.000đồng/buổi.

- Báo cáo viên ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Tỉnh uỷ viên, Thành uỷ viên hoặc cán bộ đầu ngành của tỉnh, thành phố : 70.000đ/buổi.

- Báo cáo viên cấp tỉnh : 60.000đ/buổi.

- Báo cáo viên cấp quân, huyện, thị xã : 50.000đ/buổi.

- Báo cáo viên cấp xã, phường, thị trấn : 30.000đ/buổi.

Đối với báo cáo viên là cán bộ Nhà nước đã nghỉ hưu, tuỳ theo chức vụ hoặc học hàm, học vị đã giữ trước khi nghỉ được hưởng chế độ trả thù lao tương đương với các mức nêu trên đối với cán bộ đương chức.

- Chấm bài thi, kiểm tra : 12.000đ/4 bài.

- Chấm tiểu luận, chuyên đề : 12.000đ/chuyên đề/10 trang trở lên.

Điều 7. Chi phục vụ cho việc quản lý mở lớp tập trung :

- Nước uống cho giáo viên và học viên : (dưới 70 học viên) 35.000đ/ngày/lớp.

- Thuê người phục vụ (25 người trở lên cho 01 lớp): 25.000đ/ngày/người.

- Thuê hội trường, âm thanh, điện, ánh sáng (nếu có) chi không quá 150.000đ/ngày/phòng

- Xăng, dầu đưa đón giáo viên (nếu có) 18lít/100km

- Tài liệu, giáo trình phục vụ học tập (nếu có) 30.000đ/học viên

- Chứng chỉ (đối với học viên được cấp) 5.000đ/học viên

- Chi phí quản lý và chi khác không quá 8% tổng mức chi ở điều 6 và điều 7.

- Chi cho công tác khai giảng, bế giảng khoá học (nếu có) không quá 1.500.000đồng/khoá.

Điều 8. a. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng thuộc khối Nhà nước do UBND tỉnh hoặc Ban TCCQ tỉnh triệu tập đi học, Ban TCCQ tỉnh tiếp nhận hạn mức kinh phí, quản lý và thanh quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá tỉnh.

b. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng thuộc khối Đảng, đoàn thể do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Ban Tổ chức Tỉnh uỷ triệu tập đi học, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tiếp nhận hạn mức kinh phí, quản lý và thanh quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá tỉnh.

c. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các trường trong tỉnh chiêu sinh mở lớp, Hiệu trưởng các trường tiếp nhận hạn mức kinh phí, quản lý và trực tiếp thanh quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá tỉnh.

d. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, tin học... mở tại các huyện, thị xã hoặc các Sở, Ban, ngành do thủ trưởng các đơn vị tiếp nhận hạn mức kinh phí, quản lý và thanh quyết toán với cơ quan tài chính theo phân cấp hiện hành.

Điều 9. Các đơn vị được phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có trách nhiệm : quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nguyên tắc tài chính và chịu trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan tài chính theo phân cấp hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10: - Cán bộ - công chức thuộc khối Đảng, đoàn thể và các đối tượng có quyết định của Tỉnh uỷ hoặc của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Ban Tổ chức Tỉnh uỷ kiểm tra, thông báo hạn mức kinh phí.

- Cán bộ - công chức thuộc khối Nhà nước có Quyết định của UBND tỉnh hoặc thoả thuận của Ban TCCQ tỉnh đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Ban TCCQ tỉnh kiểm tra, thông báo hạn mức kinh phí.

- Sau khi có dự toán phân bổ chi tiết kinh phí đào tạo hằng năm được UBND tỉnh phê duyệt, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ hoặc Ban TCCQ tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá tỉnh chịu trách nhiệm cấp phát hạn mức kinh phí đào tạo cho các đơn vị và thẩm tra quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Điều 11. Các Sở, Ban, ngành và huyện, thị xã hằng năm lập kế hoạch và dự toán kinh phí mở lớp gửi về Ban TCCQ tỉnh hoặc Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trước ngày 15/8 để tổng hợp báo cáo Hội đồng đào tạo tỉnh, UBND tỉnh.

Điều 12. Giao Ban TCCQ tỉnh : Hằng năm căn cứ nhu cầu đào tạo của các đơn vị, địa phương tổng hợp, lập kế hoạch báo cáo Hội đồng đào tạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 13. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá tỉnh : Cân đối nguồn kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách tỉnh cho nhu cầu đào tạo, quản lý và quyết toán kinh phí này.

Điều 14. Thủ trưởng các đơn vị, địa phương cử cán bộ - công chức đi học đúng đối tượng, quản lý, thanh toán đúng chế độ cho cán bộ - công chức đúng quy định, đúng mục đích. Trường hợp Thủ trưởng đơn vị, địa phương nào chi sai mục đích phải bồi hoàn các khoản kinh phí sai đó lại cho ngân sách.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Ban TCCQ tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá tỉnh chịu trách nhiệm phổ biến và theo dõi thực hiện quy định này.

Điều 16. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ảnh (bằng văn bản) về Ban TCCQ tỉnh hoặc Ban Tổ chức Tỉnh uỷ hoặc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh để trình UBND tỉnh bổ sung sửa đổi.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 06/2001/QĐ-UB quy định chế độ trợ cấp cho cán bộ - công chức đi học và phương thức quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí đào tạo do Tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 06/2001/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/01/2001
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Hồ Thị Thanh Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản