Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/1999/QĐTTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC CỬA KHẨU BỜ Y - NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992,
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tại Văn bản số 70/TT-UB
ngày 13 tháng 10 năm 1998, và ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan,
Điều 1. Phê duyệt dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum (bao gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, ĐăkNông, ĐăkDục và thị trấn PleiKần, quy mô mặt bằng cửa khẩu 400 ha) với những nội dung chính như sau:
Xây dựng cửa khẩu theo định hướng từng bước phát triển các hoạt động chủ yếu:
Dịch vụ, thương mại và du lịch qua khu vực cửa khẩu;
Hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh;
Phát triển công nghiệp chiến nông, lâm sản;
Phát triển nông, lâm nghiệp phục vụ hoạt động của cửa khẩu
Vận tải qua khu vực cửa khẩu;
Xuất nhập cảnh qua khu vực cửa khẩu.
Không gian khu vực cửa khẩu được xây dựng theo định hướng quy hoạch các khu hoạt động theo chức năng:
Trung tâm thương mại, du lịch;
Khu vực dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu;
Chợ biên giới;
Khu gia công, chế biến, lắp ráp sản phẩm;
Kho chuyên dùng, kho ngoại quan;
Bến bãi đỗ xe và phương tiện vận tải; Trung tâm quản lý; trạm kiểm soát khu vực cửa khẩu
Phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp với quy hoạch trồng cây xanh, hồ chứa nước để cho khu vực cửa khẩu xanh, sạch, đẹp;
Xây dựng khu vực cửa khẩu thành đô thị theo quy hoạch và xây dựng các khu dân cư theo hướng tiên tiến hiện đại kết hợp kiến trúc dân tộc độc đáo;
Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực này theo hướng hiện đại hóa tương xứng với vị trí của một cửa khẩu quốc tế.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Về kinh tế.
Phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu Bờ Y thành một cửa khẩu quốc tế và là đô thị biên giới, hình thành đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trước hết là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Mở rộng hợp tác với Lào, Cămpuchia, Đông Bắc Thái Lan và Mianmar thông qua tăng cường xuất nhập khẩu; hỗ trợ đường ra biển Đông đối với các nước này.
Phát triển thương mại và du lịch; chuyển tải hàng hóa giữa các nước tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.
Hỗ trợ phát triển công nghiệp trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung sang thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Nâng cấp cửa khẩu Bờ Y thành khu vực trung chuyển hàng hóa, giao lưu quốc tế tác động đối với kinh tế tỉnh Kon Tum trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường liên kết giữa các khu vực và góp phần vào quá trình hòa nhập kinh tế.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên giải quyết các vấn đề đường giao thông, trạm kiểm soát liên hợp, chợ cửa khẩu, trạm y tế, cấp thoát nước, cấp điện, tài chính, ngân hàng và thông tin liên lạc.
2. Về xã hội và môi trường.
Quy hoạch, bố trí sắp xếp hợp lý dân cư tại chỗ và người từ các vùng khác chuyển đến khu vực cửa) khẩu, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc.
Tạo việc làm, mở rộng diện người trong độ tuổi lao động có việc làm, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc tiếp cận với phương thức sản xuất và công nghệ mới.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng giữ gìn nguồn nước, đa dạng sinh học.
Phấn đấu đến năm 2010 giải quyết cơ bản các hộ nghèo, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập và chữa bệnh nhằm nâng cao đời sống của đồng bào. Xây dựng xã hội công bằng văn minh nếp sống lành mạnh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn xã hội.
3. Về an ninh, quốc phòng.
Thực hiện chiến lược xây dựng kình tế gắn kết với củng cố an ninh, quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia. Đặc biệt tạo ra sức mạnh tổng hợp tại chỗ cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng thủ biên giới, củng cố và táng cường sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân.
III. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ.
Phát triển đa dạng ngành thương mại, du lịch và d!ch vụ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông nhằm phát huy lợi thế, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn vùng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng về thương mại, du lịch và dịch vụ của tỉnh thời kỳ từ nay tới năm 2010 đạt bình quân khoảng 15% năm.
Từng bước xây dựng các trung tâm thương mại ở khu vực cửa khẩu; hình thành và phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng dịch vụ, giao lưu để trao đổi hàng hóa, giới thiệu sản phẩm với các vùng khác và với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan.
Khai thác lợi thế về địa lý, cảnh quan môi trường... để phát triển du lịch. Hình thành các tuyến du lịch nội vùng gắn kết với vùng kinh tế trọng điểm và du lịch liên vùng: Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu..., gắn với tôn tạo và bảo tồn thiên nhiên, khai thác, duy trì và phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển các tuyến du lịch quốc tế với Lào, Thái Lan... qua khu vực cửa khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại, du lịch và dịch vụ theo hướng ưu tiên du lịch, viễn thông, tài chính, chuyển giao công nghệ...
2. Về công nghiệp.
Chú trọng phát triển công nghiệp có sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như: Chế biến cà phê, cao su, công nghiệp phục vụ xuất khẩu....từng bước phát triển ngành cơ khí sửa chữa, khuyến khích phát triển sản xuất tiểu, thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khu vực.
Thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, đặc biệt là công nghiệp chế biến sản phẩm các vùng cây chuyên canh, sản phẩm lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Gắn công nghiệp với xuất khẩu và với nông, lâm nghiệp để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tập trung phát triển công nghiệp với quy mô thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng công nghệ đòi hỏi ít vốn nhưng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần công nghiệp hóa nông thôn.
3. Về nông, lâm nghiệp.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy ưu thế và tiềm năng hiện có, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Chú trọng giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo vệ hệ sinh thái, phát triển bền vững.
Tiến hành ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đầu tư thâm canh cao, có hiệu quả, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và công nghiệp chiến, từng bước hiện đại hóa những khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu.
Từng bước mở rộng diện tích trồng cây cà phê, cao su, cây ăn quả, cây dược liệu và một số cây công nghiệp khác... theo quy hoạch. Chú trọng sử dụng hợp lý quỹ đất và cơ cấu quỹ đất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các vùng cây chuyên canh tạo ra tỷ suất hàng hóa nông sản với chất lượng cao.
Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng độ che phủ, hạn chế tiến tới xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Thực hiện giao đất, giao và khoan rừng để kết hợp làm vườn vối sản xuất nông, lâm nghiệp. Khai thác hợp lý vốn rừng gắn và chương trình định canh, định cư, đẩy mạnh trồng ~eây phân tán, bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp lợi ích lâm sinh.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng.
Phát triển mạng lưới đô thị phù hợp với việc cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông và quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Nâng cấp từng bước hoàn chỉnh hệ thống giào thông đường bộ của các xã trong vùng. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành các phân khu chức năng của khu vực cửa khẩu.
Kết hợp xây dựng giao thông với hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, cầu cống và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống.
Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước các khu đô thị, chú trọng giải quyết các nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn. Coi trọng việc bảo vệ, khai thác nguồn nước.
Từng bước thực hiện điện khí hóa, đầu tư phát triển lưới điện đến các vùng dân cư tập trung, vùng có khả năng khai thác và phát triển nông, lâm nghiệp để tăng tỷ suất hàng hóa:
Xây dựng, nâng cấp hệ thống các trường học, trạm xá, bệnh viện, điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cẩu dân sinh.
Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, tự động hóa, số hóa đáp ứng yêu cầu thông tin trong nước và giao lưu quốc tế
5. Giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế và xã hội.
Chú trọng phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, y tế truyền thanh, truyền hình, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.
Lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia, chương trình mực tiêu và các dự án cụ thể nhằm đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội.
6. Về an ninh, quốc phòng.
Phát triển kinh tế gắn vôi an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia.
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Căn cứ vào nội dung của dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu: Bờ Y đã được phê duyệt, cần có những giải pháp đồng bộ, phù hợp, có hiệu quả nhằm huy động được nội lực và nguồn lực từ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu này.
Thực hiện các giải pháp hợp lý sử dụng nguồn tài nguyên quý giá là quỹ đất, nguồn lao động, tài nguyên rừng, tài nguyên nước....để phát triển kinh tế, giữ gìn môi trường và tăng độ che phủ. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu đã được phê duyệt, ủy ban nhân dân tỉnh phải phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương lập các dự án phát triển tại khu vực này, có sự sắp xếp ưu tiên và điều chỉnh cho phù hợp.
Thực hiện các giải pháp khuyến khích để từng bước thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tạo điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường.
Các chủ đầu tư tại khu vực cửa khẩu Bờ Y được huy động vốn trong và ngoài nước bằng mọi hình thức thích hợp phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở sản xua.t kinh doanh, dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Việc đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng cơ sở trong khu vực cửa khẩu Bờ Y được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng của Việt Nam.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích đầu tư phát triển các linh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bờ Y phù hợp với Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài quyền được hưởng các ưu đãi theo quy chế hiện hành còn được hưởng một số ưu đãi về thuế, giảm giá thuê đất, thuế nhập nguyên, vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nhà đầu tư nước ngoài được xét giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Các hoạt động dịch vụ, thương mại được ưu tiên tại khu vực cửa khẩu gồm: Hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lâm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chợ cửa khẩu, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và các chi nhánh, đại diện các công ty trong nước và nước ngoài.
Ưu tiên đầu tư tập trung, dứt điểm nhằm đạt hiệu quả thiết thực, tạo đóng lực phát triển kinh tế và cải thiện đời sững. Thực hiện chính sách khuyến khích kinh tế cao đối với những doanh nghiệp, ngành tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường nhằm tăng thị phần và hướng về xuất khẩu. Thủ tục về quản lý cư trú và xuất nhập cảnh thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, nhưng phải tiến hành nhanh gọn, tại chỗ đối với cả công dân Việt Nam, công dân nước ngoài và đặc biệt. công dân Lào khu vực biên giới đối diện với huyện Ngọc Hồi.
Để thực hiện các nội dung của dự án phát triển kinh t,ế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y đã được phê duyệt, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum cụ thể hóa các chính sách mà Chính phủ đang cho phép áp dụng thí điểm tại một số khu vực các cửa khẩu khác để áp dụng tại khu vực này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum được phép quyết định thành lập Ban quản lý dự án khu vực cửa khẩu Bờ Y và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý này.
Cho phép ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum được thành lập Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng; Công ty này là một doanh nghiệp nhà nước.
Định kỳ 12 tháng 1 lần, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có hên quan tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các nội dung dự án đã được phê duyệt. Sau 2 năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành tổng kết đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y đúng định hướng và đạt hiệu quả cao.
Điều 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện dự án theo đúng nội dung đã được phê duyệt.
Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp và giúp đỡ tỉnh Kon Tum trong việc rà soát các dự án, cụ thể hóa các thủ tục, biện pháp chính sách áp dụng tại khu vực cửa khẩu này, bảo đảm sự quản lý, phát triển thống nhất chung của cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động chuẩn bị các điều kiện liên quan triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
Quyết định 06/1999/QĐTTg phê duyệt dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 06/1999/QĐTTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/11/1999
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra