Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2015/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 29 tháng 01 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 146/TTr-SVHTTDL ngày 08/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 16/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05 /2015/QĐ-UB ngày 29/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
b) Các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Một số nguyên tắc chung trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (viết tắt là Thông tư 04) và bổ sung một số nguyên tắc sau:
1. Không để xảy ra các tệ nạn trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
2. Không phô trương, lãng phí, bảo đảm tiết kiệm trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội.
3. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để trục lợi.
4. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm; tuân thủ những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc cưới, việc tang và lễ hội.
Mục 1. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI
Điều 3. Trước khi tổ chức lễ cưới
1. Các thủ tục mang tính phong tục, tập quán như chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản.
2. Thực hiện đăng ký kết hôn tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật.
3. Trao giấy chứng nhận kết hôn phải được tiến hành một cách nghiêm túc, trang trọng tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thể hiện sự thừa nhận kết hôn hợp pháp của nhà nước và pháp luật.
4. Trường hợp kết hôn cô dâu hoặc chú rể là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. Tổ chức lễ cưới bảo đảm trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp theo truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình.
2. Trang trí lễ cưới và trang phục của cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
5. Không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định tại Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Điều 5. Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong tổ chức việc cưới
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04 và bổ sung hoạt động sau:
Tổ chức lễ cưới tập thể.
Mục 2. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Điều 6. Trước khi tổ chức việc tang
2. Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Trường hợp người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân thì chính quyền địa phương phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức tang lễ.
1. Việc mặc tang phục thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc, tôn giáo.
2. Cờ tang chỉ được treo tại địa điểm tổ chức lễ tang.
3. Các vị chức sắc tôn giáo được đến làm lễ tại gia đình tang chủ trong thời gian không quá 45 phút.
4. Việc khâm liệm, quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế, hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
5. Lễ viếng
a) Tổ chức lễ viếng phải bảo đảm văn minh, lịch sự, theo sự điều hành của Ban tổ chức lễ tang hoặc gia đình người qua đời;
b) Không phúng viếng linh đình, phô trương, lãng phí. Hạn chế viếng vòng hoa.
6. Nhạc tang
Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Trường hợp người qua đời theo tôn giáo hoặc là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.
7. Đưa tang
a) Khi đưa tang phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
b) Hạn chế việc rắc vàng mã trên đường. Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang.
8. Việc táng
a) Việc táng người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ, về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
b) Trường hợp những nơi chưa có nghĩa trang, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức táng phù hợp với quy hoạch của địa phương.
Điều 9. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang
1. Thực hiện hình thức hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch.
2. Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày; giỗ đầu, giỗ hết, giỗ đoạn tang, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.
3. Xóa bỏ các hủ tục mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn, gọi hồn và các nghi thức rườm rà khác.
Mục 3. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG LỄ HỘI
Điều 10. Chuẩn bị tổ chức lễ hội
1. Đối với các lễ hội phải có giấy phép, trước khi tổ chức lễ hội các cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ, ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
2. Thành lập Ban tổ chức lễ hội gồm đại diện chính quyền làm Trưởng ban, đại diện Mặt trận, đại diện cơ quan quản lý về văn hóa và các cơ quan, đoàn thể liên quan.
3. Ban tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động lễ hội và điều hành toàn bộ lễ hội theo kế hoạch.
1. Lễ hội được tổ chức an toàn, tiết kiệm, không phô trương hình thức. Nội dung lễ hội được chia làm hai phần:
a) Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, ngắn gọn, bảo đảm tính giáo dục truyền thống;
b) Phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian tạo không khí vui tươi, lành mạnh.
2. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo. Cờ hội, cờ tôn giáo chỉ được treo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội.
3. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, có sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước về văn hóa có thẩm quyền.
4. Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
5. Không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.
6. Trong lễ hội được ghi phiếu công đức và đặt hòm công đức.
7. Những khu vực tổ chức trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó. Giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính.
8. Bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và an toàn cháy nổ khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội.
Điều 13. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức lễ hội
Thực hiện theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 04.
Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong tổ chức lễ hội
1. Lợi dụng lễ hội để tuyên truyền trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; tổ chức các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Lợi dụng lễ hội để xâm hại di tích.
3. Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, xem bói, xem số, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh.
4. Đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.
5. Bán vé vào dự lễ hội.
6. Dùng tiền công quỹ, công đức, hiện vật công đức để biếu tặng.
7. Tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
1. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện Quy định này tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ngành, đơn vị: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông, cổng thông tin điện tử tỉnh tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng; phát hiện, cổ vũ biểu dương các đơn vị, địa phương, gia đình tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống văn minh, phê phán những cá nhân, tập thể vi phạm các quy định về tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai phổ biến, giáo dục, tuyên truyền Quy định này; đồng thời, lồng ghép nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng nông thôn mới.
4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị lực lượng vũ trang phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện Quy định này.
- 1Quyết định 11/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Chỉ thị 15/2007/CT-UBND tăng cường vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 01/2007/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Quyết định 11/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Quyết định 17/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một phần quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông kèm theo Quyết định 05/2015/QĐ-UBND
- 1Quyết định 308/2005/QĐ-TTg về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 35/2008/NĐ-CP về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang
- 5Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng do Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 7Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 10Chỉ thị 15/2007/CT-UBND tăng cường vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 11Quyết định 39/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 12Quyết định 01/2007/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 05/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Diễn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra