Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2010/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 12 tháng 4 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT HOẶC BỊ ẢNH HƯỞNG LÀM HẠN CHẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 12 /4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Quy định này quy định, áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị Nhà nước thu hồi đất hoặc bị ảnh hưởng làm hạn chế quyền sử dụng đất khi thực hiện các dự án, công trình xây dựng đường dây tải điện trên địa bàn tỉnh được quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (gọi tắt là Nghị định số 106/2005/NĐ-CP) và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 81/2009/NĐ-CP).
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất hoặc bị ảnh hưởng làm hạn chế quyền sử dụng đất; nhà ở, công trình xây dựng bị hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt; cây trồng bị thiệt hại khi thực hiện dự án xây dựng đường dây tải điện trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ quy định tại Quy định này được chi trả từ nguồn vốn đầu tư của Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình lưới điện cao áp.
CÁC CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT, NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CÁC DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN
Điều 4. Công trình lưới điện đến cấp điện áp 22 kV
1. Đối với đất xây dựng trụ điện:
a) Trường hợp công trình lưới điện được xây dựng để cấp điện cho sinh hoạt, phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng dân cư thì được thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Diện tích đất xây dựng trụ điện do dân đóng góp, nhà nước không bồi thường, hỗ trợ.
b) Trường hợp công trình lưới điện được xây dựng để cấp điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, diện tích đất sử dụng để xây dựng trụ điện (theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Nghị định số 106/2005/NĐ-CP) được bồi thường theo giá đất quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
2. Đối với nhà ở, công trình kiến trúc:
Đối với nhà ở, công trình kiến trúc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì không phải di dời ra khỏi hành lang an toàn lưới điện. Trường hợp nhà ở, công trình không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư công trình lưới điện phải có trách nhiệm về kinh phí cho việc cải tạo nhà ở, công trình để đáp ứng các điều kiện tồn tại dưới hành lang lưới điện theo quy định.
Điều 5. Công trình lưới điện cao áp từ 110 đến 220 kV
1. Đối với đất xây dựng trụ điện: Chủ sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thu hồi để xây dựng móng trụ điện theo Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
2. Đối với đất trong hành lang an toàn lưới điện:
a) Đất ở (thổ cư) được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai.
b) Diện tích đất ở được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang an toàn lưới điện. Mức hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường khi thu hồi đất ở tính trên diện tích đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
c) Trường hợp trên cùng một thửa đất bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất khi bị hành lang an toàn lưới điện chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang an toàn lưới điện cũng được hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường khi thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
d) Đối với đất ở không đủ điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này thì mức hỗ trợ bằng 50% của mức hỗ trợ được quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.
3. Đối với nhà ở, công trình xây dựng:
Nhà ở, công trình xây dựng không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP và được hỗ trợ một lần do hạn chế về khả năng sử dụng nhà ở, công trình theo quy định sau:
a) Nhà ở, công trình đáp ứng các điều kiện không phải di dời có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường theo quy định pháp luật trước ngày có thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được hỗ trợ đối với diện tích trong hành lang an toàn lưới điện. Mức hỗ trợ bằng 70% giá trị nhà ở, công trình trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm thực hiện dự án.
Trường hợp nhà ở, công trình được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định pháp luật thì được hỗ trợ bằng 50% của mức hỗ trợ trên.
b) Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu chưa đáp ứng các điều kiện tồn tại theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho việc cải tạo nhà ở, công trình để đáp ứng các điều kiện tồn tại theo quy định. Cụ thể chủ đầu tư công trình lưới điện có trách nhiệm bồi thường phần giá trị nhà, công trình phải tháo dỡ và chi phí cải tạo, hoàn thiện nhà ở, công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. Đồng thời, chủ sở hữu nhà ở, công trình được hưởng chính sách hỗ trợ do bị ảnh hưởng khả năng sử dụng nhà ở, công trình theo quy định tại khoản a nêu trên.
Trường hợp không thể cải tạo để đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì bắt buộc phải tháo dỡ hoặc di dời. Chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ di dời theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm thực hiện dự án.
Điều 6. Công trình lưới điện cao áp 500 kV
1. Đối với đất xây dựng trụ điện: Diện tích đất bị thu hồi để xây dựng móng trụ điện thì chủ sử dụng đất được bồi thường theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
2. Đối với đất ở trong hành lang an toàn lưới điện:
a) Đất ở được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai.
b) Diện tích đất ở được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang an toàn lưới điện. Mức hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường khi thu hồi đất ở và tính theo diện tích đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
c) Trường hợp trên cùng một thửa đất bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất khi bị hành lang an toàn lưới điện chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang lưới điện cũng được hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường khi thu hồi các loại đất đó tính theo diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này được hỗ trợ bằng 50% của mức hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
3. Nhà ở, công trình nằm trong hành lang an toàn lưới điện
Toàn bộ nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp 500kV bắt buộc phải tháo dỡ, di dời. Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt nằm dưới hành lang an toàn lưới điện phải di dời thì được bồi thường 100% giá trị nhà ở, công trình theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương và được hưởng chính sách hỗ trợ di dời theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm thực hiện dự án.
4. Nhà ở, công trình nằm ngoài hành lang an toàn lưới điện
a) Trường hợp nhà ở, công trình nằm ngoài hành lang an toàn lưới điện nhưng nằm ở khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai tuyến đường dây điện cao áp ≤ 60m hoặc có cường độ điện trường ≥5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một mét và ≥1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một mét thì phải di dời và được bồi thường bằng 100% giá trị nhà ở, công trình theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương và được hưởng chính sách hỗ trợ di dời theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm thực hiện dự án.
b) Trường hợp nhà ở, công trình của hộ gia đình, cá nhân có khoảng cách như quy định tại điểm a khoản 4 Điều này nhưng cường độ điện trường đảm bảo an toàn theo quy định thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không phải di dời, được phép ở lại và được hỗ trợ do bị hạn chế khả năng sử dụng đối với diện tích nhà ở và công trình. Mức hỗ trợ bằng 70% giá trị nhà ở, công trình theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
1. Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây lâu năm nằm trong hành lang an toàn lưới điện có cấp điện áp từ 110kV trở lên buộc phải thay đổi mục đích trồng cây lâu năm sang mục đích trồng cây hằng năm thì người sử dụng đất được bồi thường bằng tiền theo mức chênh lệch giữa giá trị đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hằng năm tính theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thực hiện dự án.
2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng đất, buộc phải chặt tỉa, hoặc đốn bỏ, chuyển sang trồng loại cây lâu năm khác không ảnh hưởng đến lưới điện thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường thiệt hại cây trồng theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thực hiện dự án.
Điều 8. Về bồi thường cây trồng trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện
1. Cây trồng có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện nằm trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP thì được bồi thường theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm thực hiện dự án. Chủ đầu tư công trình lưới điện chịu chi phí đốn chặt và hộ gia đình, cá nhân có cây bị ảnh hưởng được tận thu số cây bị đốn chặt.
2. Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện nằm trong hành lang an toàn lưới điện nhưng thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng như quy định tại 3 Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP hoặc cây ngoài hành lang có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn, có nguy cơ gây mất an toàn thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không thì được bồi thường bằng 50% giá trị cây theo đơn giá cây trồng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thực hiện dự án. Trường hợp cây trồng phải chặt ngọn không còn hiệu quả kinh tế thì được bồi thường 100% giá trị cây trồng.
3. Trường hợp cây bị thiệt hại do quá trình thi công và đối với cây phải đốn chặt để phục vụ thi công được bồi thường theo khoản 1 Điều này. Đối với cây chặt, tỉa để phục vụ thi công được bồi thường theo khoản 2 Điều này.
Ngoài chính sách bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình theo Điều 4, Điều 5 Quy định này, trường hợp chủ sở hữu nhà ở có nguyện vọng di chuyển khỏi hành lang an toàn lưới điện thì tự thực hiện việc di chuyển và được hỗ trợ chi phí di dời theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện có trách nhiệm hỗ trợ chi phí di dời.
Điều 10. Chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất khác sang đất ở
Khi chủ sử dụng đất phải di chuyển nhà ở ra ngoài hành lang an toàn lưới điện và có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác bên ngoài hành lang thành đất ở mà phù hợp với quy hoạch thì cơ quan quản lý đất đai tại địa phương làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Chủ sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
1. Các dự án, công trình đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì điều chỉnh việc bồi thường, hỗ trợ theo Quy định này.
2. Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chủ dự án đầu tư và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các ngành, các cấp phải phản ánh kịp thời về Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo xử lý hoặc sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định pháp luật.
- 1Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về các chính sách bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trồng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2016
- 1Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy định về các chính sách bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trồng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2016
Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất hoặc làm hạn chế quyền sử dụng đất để xây dựng đường dây tải điện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- Số hiệu: 05/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Huỳnh Thành Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra