Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2008/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;
Căn cứ Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại;
Căn cứ Quyết định số 39/2006/QĐ-UB ngày 04/4/2006 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định, trình tự cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 103/TTr-SNN-CS ngày 05/11/2007 về việc ban hành Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hà Nội kèm theo Báo cáo thẩm định số 1230/STP-VBPQ ngày 15/10/2007 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về một số chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND Thành phố trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các huyện và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình liên quan chịu thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của UBND Thành phố)
Tất cả các loại hình trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (KTTT) hoặc chưa được cấp nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phát triển KTTT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chính sách này được áp dụng đối với các trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội do các hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ làm chủ trang trại.
Ngoài chính sách đã quy định tại Quyết định này, các trang trại vẫn được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước về khuyến khích phát triển trang trại, xây dựng, đất đai, tài chính (tín dụng, thuế), hỗ trợ đầu tư, sử dụng lao động, bảo hộ tài sản và quyền lợi hợp pháp của chủ trang trại.
1. Về thời gian sử dụng đất phát triển KTTT được quy định tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày được phê duyệt hoặc phê duyệt lại (cả trang trại sử dụng đất công ích và các loại đất khác theo quy định của pháp luật, được UBND các huyện cho phép xây dựng và sản xuất kinh doanh theo hình thức trang trại). Đối với diện tích đất công ích sử dụng làm trang trại, thì cứ 5 năm UBND cấp xã ký hợp đồng lại hoặc bổ sung, điều chỉnh mức giá thuê đất cho phù hợp với thực tế.
2. Được phép xây nhà cấp 4 để làm nhà kho chứa vật tư, thức ăn chăn nuôi; nhà bảo vệ, nhà nghỉ tạm của người lao động; chuồng trại chăn nuôi và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của trang trại. UBND các huyện căn cứ vào nội dung hoạt động của trang trại chịu trách nhiệm xem xét, cho phép trang trại xây dựng diện tích nhà cấp 4 phù hợp với nội dung sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm biến đất trang trại làm đất ở thổ cư.
Điều 4. Chính sách khoa học kỹ thuật
1. Các trang trại được tham gia thực hiện các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Được tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, bảo quản chế biến, được cung cấp thông tin thị trường, đào tạo quản lý từ chương trình khuyến nông và các chương trình hỗ trợ khác của nhà nước. Khuyến khích việc phát triển trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
2. Các trang trại áp dụng công nghệ mới về chế biến, bảo quản nông sản. Được ngân sách huyện hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật mới theo dự án được UBND huyện phê duyệt.
1. Các trang trại được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ khuyến nông để phát triển trang trại theo quy định của từng loại Quỹ.
2. Các chủ trang trại và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản (điện, nước, giao thông, thuỷ lợi, chuồng trại, nhà xưởng sản xuất) cho các trang trại có quy mô từ 2 ha trở lên, được vay vốn tín dụng tại Ngân hàng Thương mại theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt và theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 6. Chính sách xúc tiến thương mại
1. Hỗ trợ 70% kinh phí cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng cáo các sản phẩm nông nghiệp trên các phương tiện đại chúng.
2. Hỗ trợ 100% kinh phí thuê gian hàng để tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ở trong nước và các quầy hàng, điểm bán hàng tại các chợ do ngành Thương mại và UBND các quận, huyện quản lý trên địa bàn Hà Nội đối với việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp an toàn.
3. Hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng ở nước ngoài, để tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Đối với chủ trang trại được Thành phố cho phép đi tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài được hỗ trợ 30% tiền vé đi lại.
1. Kinh phí cấp, hỗ trợ tại khoản 2, Điều 4 của Quy định này, được trích từ nguồn ngân sách các huyện theo kế hoạch hàng năm Thành phố giao. Riêng kinh phí xây dựng mô hình khuyến nông Thành phố cấp qua Sở Nông nghiệp và PTNT.
2. Kinh phí cấp, hỗ trợ tại điều 6 của Quy định này được trích từ nguồn ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố (quy định tại Quyết định số 91/2007/QĐ-UBND của UBND Thành phố).
Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ngành Thành phố.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát kế hoạch đầu tư hỗ trợ tài chính hàng năm của các huyện, quận đối với các trang trại, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, quận, các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện chính sách này.
Tổng hợp tình hình triển khai và những khó khăn vướng mắc khi tổ chức thực hiện chính sách, báo cáo UBND Thành phố để xem xét, kịp thời giải quyết.
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y, Chi cục Thuỷ sản, Chi cục BVTV và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt các dự án của UBND các huyện, quận thuộc thẩm quyền Thành phố theo quy định; Thống nhất đề xuất nguồn vốn đầu tư hàng năm trình UBND Thành phố.
3. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện hỗ trợ theo chính sách; Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý nguồn vốn ngân sách theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất: Đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra các huyện thực hiện chính sách đất đai theo quy định.
5. Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Thương mại, Ngân hàng Nhà nước thành phố, Cục Thuế Hà Nội: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra theo thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND các huyện
1. Hàng năm, UBND các huyện lập kế hoạch phát triển trang trại và dự kiến ngân sách đầu tư hỗ trợ cho trang trại tại địa phương, tổng hợp, thẩm định và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ban hành các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích trang trại trên địa bàn, nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế hàng hóa. Tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động và trực tiếp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các trang trại. Thực hiện kịp thời việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận KTTT cho các trang trại. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị chức năng chuyên môn trực thuộc UBND các huyện và các trang trại trong việc thực hiện chính sách này.
2. Hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn hàng năm lập kế hoạch mở rộng, phát triển mới trang trại. Xây dựng các nội dung và biện pháp cụ thể để giúp đỡ nông dân phát triển trang trại. Xây dựng dự án và thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư theo quy định.
3. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện chính sách theo thẩm quyền. Cấp và quản lý kinh phí hỗ trợ cho các trang trại đúng quy định về quản lý tài chính, ngân sách của Nhà nước.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2595/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- 2Nghị quyết 99/2006/NQ-HĐND cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Nghị quyết 10/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê cùng ban hành
- 2Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại do Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 74/2003/TT-BNN sửa đổi Mục III Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn chỉ tiêu để xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 91/2007/QĐ-UBND về quy chế hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 2595/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- 8Nghị quyết 99/2006/NQ-HĐND cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Nghị quyết 10/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 05/2008/QĐ-UBND Quy định về một số chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 05/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2008
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Hồng Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra