Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 05/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIN HỌC DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 4 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình môn Tin học dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để giảng dạy trong khóa học trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, các Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN TIN HỌC DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phần 1:

VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT

1. Môn Tin học là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

2. Môn Tin học là một trong những nội dung được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

II. MỤC TIÊU

1. Cung cấp cho người học nghề những kiến thức cơ bản về tin học và máy tính, trên cơ sở đó có thể khai thác được các chương trình ứng dụng, các phần mềm chạy trên máy tính.

2. Trang bị kiến thức tin học cơ bản phục vụ các môn học chuyên môn khác.

III. YÊU CẦU

Người học nghề sau khi học môn Tin học phải đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

1.1. Nắm được các kiến thức cơ bản về cấu trúc hệ thống máy tính và thông tin trong máy tính, ứng dụng của tin học.

1.2. Hiểu được tính năng và phương thức hoạt động cơ bản của máy tính, hệ điều hành và các thiết bị ngoại vi.

1.3. Nắm được các kiến thức cơ bản về mạng và ứng dụng của mạng máy tính

1.4. Đối với trình độ cao đẳng nghề, người học nghề phải có kiến thức về một chương trình ứng dụng như Excell hoặc Autocad.

2. Kỹ năng:

2.1. Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị ghép nối.

2.2. Làm được các công việc cơ bản của tin học văn phòng

2.3. Đối với trình độ cao đẳng nghề, người học nghề sử dụng thành thạo một chương trình ứng dụng như Excell hoặc Autocad.

3. Thái độ

Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp , tính kiên trì, sáng tạo trong công việc .

Phần 2:

NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN

I. CHƯƠNG TRÌNH 1 (30 giờ, dùng cho khoá học trình độ trung cấp nghề)

STT

Tên bài

Số giờ lý thuyết

Số giờ thực hành

Kiểm tra

Tổng số giờ

I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

2

1

 

3

1

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

0.5

 

 

0.5

2

Bài 2: Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính

1

1

 

2

3

Bài 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính

0.5

 

 

0.5

II. HỆ ĐIỀU HÀNH

2

6

 

8

4

Bài 4: Các lệnh cơ bản của MS-DOS

1

1

 

2

5

Bài 5: Giới thiệu Windows

1

1

 

2

6

Bài 6: Những thao tác cơ bản trên Windows

 

4

 

4

III. MẠNG CƠ BẢN VÀ INTERNET

2

6

1

9

7

Bài 7 : Mạng máy tính

1

1

 

2

8

Bài 8 : Khai thác và sử dụng Internet

1

5

1

7

IV. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD

1

8

1

10

9

Bài 9: Các thao tác soạn thảo, hiệu chỉnh và định dạng

1

3

 

4

10

Bài 10: Làm việc với bảng

 

5

1

6

Tổng cộng

13

15

2

30

 

II. CHƯƠNG TRÌNH 2 (75 giờ, dùng cho khoá học trình độ cao đẳng nghề)

STT

Tên bài

Số giờ lý thuyết

Số giờ thực hành

Kiểm tra

Tổng số giờ

I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

2

1

 

3

1

Bài 1: Các khái niệm cơ bản

0.5

 

 

0.5

2

Bài 2: Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính

1

1

 

2

3

Bài 3 : Biểu diễn thông tin trong máy tính

0.5

 

 

0.5

II. HỆ ĐIỀU HÀNH

2

6

 

8

4

Bài 4: Các lệnh cơ bản của MS-DOS

1

1

 

2

5

Bài 5 : Giới thiệu Windows

1

1

 

2

6

Bài 6: Những thao tác cơ bản trên Windows

 

4

 

4

III. MẠNG CƠ BẢN VÀ INTERNET

2

6

1

9

7

Bài 7 : Mạng máy tính

1

1

 

2

8

Bài 8 : Khai thác và sử dụng Internet

1

5

1

7

IV. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD

1

8

1

10

9

Bài 9: Các thao tác soạn thảo, hiệu chỉnh và định dạng

1

3

 

4

10

Bài 10: Làm việc với bảng

 

5

1

6

V. BẢNG TÍNH EXCEL

10

33

2

45

11

Bài 11:Giới thiệu về Excel

2

3

 

5

12

Bài 12: Lập thời gian biểu

2

8

 

10

13

Bài 13: Lập bảng thống kê tài chính

2

7

1

10

14

Bài 14:Các hàm đối với kết xuất dữ liệu

2

8

 

10

15

Bài 15: Làm việc với WorkSheet

2

7

1

10

Tổng cộng

17

54

4

75

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 3:

NỘI DUNG CHI TIẾT

I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Bài 1. Các khái niệm cơ bản

1.1. Thông tin và xử lý thông tin

1.1.1. Thông tin

1.1.2. Dữ liệu

1.1.3. Xử lý thông tin

1.2. Phần cứng, phần mềm và công nghệ thông tin

1.2.1. Phần cứng

1.2.2. Phần mềm

1.2.3. Công nghệ thông tin

Bài 2. Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính

2.1. Phần cứng

2.1.1. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU)

2.1.2. Thiết bị nhập

2.1.3. Thiết bị xuất

2.1.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ

2.2. Phần mềm

2.2.1. Phần mềm hệ thống

2.2.2. Phần mềm ứng dụng

2.2.3. Các giao diện với người sử dụng

2.2.4. MultiMedia

Bài 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính

3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ

II. HỆ ĐIỀU HÀNH

Bài 4. Hệ Điều hành MS-DOS

4.1. MS-DOS là gì?

4.2. Tên ổ đĩa và dấu đợi lệnh

4.3. Tệp và thư mục

4.3.1. Tệp

4.3.2. Thư mục

Các lệnh về đĩa

4.4.1. Lệnh định dạng đĩa FORMAT

4.4.2. Lệnh tạo đĩa khởi động

Bài 5. Giới thiệu Windows

5.1. Windows là gì?

5.2. Khởi động và thoát khỏi Windows

5.3. Desktop

5.4. Thanh tác vụ (Task bar)

5.5. Menu Start

5.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng

5.7. Chuyển đổi giữa các ứng dụng

5.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng

5.9. Sử dụng chuột

Bài 6. Những thao tác cơ bản trên Windows

6.1. File và Folder

6.1.1.Tạo, đổi tên, xoá…

6.1.2. Copy, cut, move…

6.2. Quản lý tài nguyên

6.2.1. My Computer

6.2.2. Windows Explorer

III. MẠNG CƠ BẢN VÀ INTERNET

Bài 7. Mạng cơ bản

7.1. Những khái niệm cơ bản

7.2. Phân loại mạng

7.2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý

7.2.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch

7.2.3. Phân loại theo mô hình

7.3. Các thiết bị mạng

7.3.1. Network Card

7.3.2. Hub

7.3.3. Modem

7.3.4. Repeater

7.3.5. Bridge

7.3.6. Router

7.3.7. Gateway

Bài 8. Khai thác và sử dụng Internet

8.1. Tổng quan về Internet

8.2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)

8.3. Thư điện tử (Email)

IV. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD

Bài 9. Các thao tác soạn thảo, hiệu chỉnh, và định dạng

9.1. Màn hình soạn thảo

9.2. Các thao tác soạn thảo

9.3. Các thao tác hiệu chỉnh

9.4. Các thao tác định dạng

Bài 10. Làm việc với bảng

10.1. Tạo bảng

10.2. Các thao tác với bảng

10.2.1. Copy, di chuyển, xoá bảng

10.2.2. Hiệu chỉnh bảng

10.2.3. Tạo tiêu đề bảng

10.2.4. Tạo đường kẻ, viền khung

V. BẢNG TÍNH EXCEL

Bài 11. Giới thiệu về Excel

11.1. Khởi động và thoát khỏi Excel

11.2. Mở một bảng tính mới

11.3. Cửa sổ Excel

11.4. Hộp hội thoại

11.5. Nhập dữ liệu

11.6. Sắp xếp dữ liệu đơn giản

11.7. Thêm dòng và cột

11.8. Xoá dòng và cột

11.9. Hiệu chỉnh kích thước ô, dòng, cột

11.10. Lưu bảng tính lên đĩa

11.11. Mở một / nhiều File có sẵn

11.12. Tìm kiếm file

11.13. Đóng file

Bài 12. Lập thời gian biểu

12.1. Tạo bảng thời gian biểu

12.2. Sử dụng Fills

12.3. Định dạng văn bản trong ô

12.4. Căn lề văn bản trong ô

12.5. Tạo tiêu đề (Bảng t ính, cột, dòng)

12.6. Đường viền khung

12.7. Mầu nền khung

12.8. Tìm kiếm và thay th ế

12.9. Chọn đối tượng (Ô, kh ối, dòng, cột )

12.10. Sao chép, dữ liệu, xoá dữ liệu

12.11. Tạo tiêu đề

12.12. Lưu thời gian biểu

12.13. In một bảng tính

12.14. In một phần của bảng tính

Bài 13. Lập bảng thống kê tài chính

13.1. Tạo bảng thống kê

13.2. Nhập dữ liệu

13.3. Tự động đánh số thứ tự

13.4. Sử dụng công thức

13.5. Sắp xếp thứ tự và thứ tự đặc biệt

13.6. Tính tổng các số

13.7. Một số hàm cơ bản (Sum, Average, Round,……)

13.8. Tính phần trăm

13.9. Địa chỉ tuyệt đối và tương đối

13.10. Sao chép, di chuyển dữ liệu số.

13.11. Các ký hiệu và kí tự đặc biệt

13.12. Thông báo lỗi

13.13. Lưu bảng thống kê.

Bài 14. Các hàm với kết xuất dữ liệu

14.1. Nhóm các hàm

14.2. Chọn và nhập hàm

14.3. Đặt tên vùng (Range), chọn vùng, sử dụng tên vùng, xoá vùng

14.4. Chọn d ữ liệu có giá trị MAX, MIN

14.5. Đếm có điều kiện (COUNT IF, DCOUNT,…..)

14.6. Hàm điều kiện IF

14.7. Hàm tính tổng có điều kiện ( DSUM, SUM IF….)

14.8. Tính trung bình cộng có điều kiện (DAVERAGE),….

14.9. Hàm logic AND, OR

14.10. Hàm tính số ngày (DAY360, DATEVALUE,….)

14.11. Hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP, LOOKUP,……)

Bài 15. Làm việc với WorkSheet

15.1. WorkBook và Workseet

15.2. Tạo thêm một bảng tính

15.3. Di chuyển, sao chép các trang bảng tính

15.4. Thay đổi tên Workseet

15.5. Mở nhiều bảng tính

15.6. Tính toán trên nhiều bảng tính

Phần 4:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

1. Giáo viên dạy môn Tin học có thể là giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm huy động từ lực lượng giáo viên tin học trong nhà trường.

2. Phần thực hành là nhằm mục đích củng cố ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học về cấu trúc chung máy vi tính, hệ điều hành MS-DOS, Windows XP, biết cách soạn thảo một văn bản, sử dụng Internet cũng như thực hiện các bài quản lý cơ bản trên bảng tính điện tử Excel hoặc bản vẽ Autocad.

3. Đối với khoá học trình độ cao đẳng nghề, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào ngành nghề đào tạo để quyết định học mục V trong chương trình môn Tin học là “Bảng tính Excell” hay “Tin học ứng dụng Autocad” (phụ lục kèm theo).

4. Đối với người học nghề sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề học lên cao đẳng nghề, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình môn Tin học 1 và 2 nói trên để quyết định những nội dung người học nghề không phải học lại.

II. THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Tin học của người học nghề được thực hiện theo "Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy" ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội.

III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ GIẢNG DẠY

1. Giáo viên có thể vận dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp phương pháp gợi mở, phát vấn để người học nghề có thể tham gia tích cực vào bài giảng.

2. Phương tiện, dụng cụ giảng dạy: Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống giáo viên còn có thể sử dụng Máy chiếu Projector, Laptop, sơ đồ, tranh ảnh minh hoạ giúp làm rõ và sinh động nội dung bài học.

3. Trong điều kiện có thể kết hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một phòng học chuyên môn hoá có máy tính được nối mạng LAN và mạng Internet, có sử dụng các phương tiện dạy học bằng hình ảnh./.

 

PHỤ LỤC

TIN HỌC ỨNG DỤNG AUTOCAD
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008 /QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN

STT

Tên bài

Số giờ lý thuyết

Số giờ thực hành

Kiểm tra

Tổng số giờ

V. TIN HỌC ỨNG DỤNG AUTOCAD

12

31

2

45

11

Bài 11:Các lệnh thao tác với đối tượng

2

6

 

8

12

Bài 12: Thiết lập bản vẽ

2

6

 

8

13

Bài 13: Các lệnh thao tác với màn hình

1

4

1

6

14

Bài 14: Các lệnh thao tác với lớp

2

6

 

8

15

Bài 15: Tạo và hiệu chỉnh văn bản

1

3

 

4

16

Bài 16: Thiết lập bản vẽ nâng cao, in ấn

2

6

1

9

 

II. NỘI DUNG CHI TIẾT

Bài 11. Các lệnh thao tác với đối tượng

11.1. Mở đầu

11.1.1. Các khái niệm

11.1.1.1. Hệ toạ độ

11.1.1.2. Các góc trong Autocad

11.1.1.3. Vẽ theo kích thước thực

11.1.1.4. Vẽ theo tỉ lệ

11.1.2. Màn hình Autocad

11.1.2.1. Màn hình đồ hoạ

11.1.2.2. Màn hình văn bản

11.1.3. Các lệnh nhập

11.1.3.1. Các phương pháp nhập lệnh

11.1.3.2. Sử dụng bằng lệnh

11.1.4. Thiết lập màn hình Autocad theo ý muốn

11.1.4.1. Thanh công cụ

11.1.4.2. Dòng lệnh

11.1.4.3. Hộp thoại

11.1.5. Làm việc với tệp tin đồ hoạ

11.1.5.1. Mở một file mới/ đã có sẵn

11.1.5.2. Lưu bản vẽ

11.1.5.3. Thoát khỏi Autocad

11.2. Các lệnh thao tác với đối tượng

11.2.1. Đối tượng trong Autocad

11.2.1.1. Đối tượng

11.2.1.2. Thông tin về đối tượng

11.2.2. Các phương pháp nhập lệnh và nhập toạ độ

11.2.3. Lệnh vẽ đoạn thẳng

11.2.3.1. Vẽ các đoạn thẳng ngang

11.2.3.2. Vẽ các đoạn thẳng đứng

11.2.3.3. Vẽ các đoạn thẳng nghiêng

11.2.4. Vẽ đường tròn. Cung tròn

11.2.4.1. Vẽ đường tròn

11.2.4.2. Vẽ cung tròn

11.2.4.3. Vẽ kích thước, đường kính, bán kính

11.2.5. Vẽ Elipe, đa giác

11.2.5.1. Vẽ hình Elipe

11.2.5.2. Vẽ hình chữ nhật

11.2.5.3. Vẽ hình đa giác

11.2.6. Vẽ các đường đa tuyến (Pline)

11.2.6.1. Pline có độ rộng cụ thể

11.2.6.2. Pline có đoạn thẳng riêng rẽ

11.2.6.3. Pline có một đoạn là cung tròn

11.2.7. Tô màu, điền chữ các đối tượng

11.2.7.1. Tô đầy đối tượng

11.2.7.2. Điền chữ lên bản vẽ

11.2.8. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng

11.2.8.1. Chọn đối tượng, nhóm đối tượng

11.2.8.2. Bổ xung, loại bỏ đối tượng từ nhóm đối tượng đã lựa chọn

11.2.8.3. Copy, di chuyển, xoá bỏ đối tượng

11.2.8.4. Loại bỏ một phần của đối tượng

11.2.8.5. Quay, mở rộng, thu hẹp đối tượng

11.2.9. Các lệnh trợ giúp

11.2.9.1. Tìm hiểu về Help cho các lệnh

11.2.9.2. Khôi phục đối tượng vừa bị xoá

11.2.9.3. Huỷ bỏ lệnh cuối cùng

Bài tập thực hành

Bài 12. Thiết lập bản vẽ

12.1. Các bước cơ bản thiết lập bản vẽ

12.2. Các lệnh thiết lập bản vẽ cơ bản

12.2.1. Lệnh định kiểu, chọn đợn vị góc, đường thẳng

12.2.2. Lệnh chọn kích thước bản vẽ

12.2.3. Lệnh điều khiển bước nhảy con trỏ/ điểm lưới

12.3. Đơn vị các điểm của đối tượng

12.3.1. Định vị các điểm đầu, giữa cuối, giao điểm

12.3.2. Định vị tâm của một đườngtròn. Cung tròn. vành khăn

12.3.3. Xác định độ chính xác các điểm

12.4. Các lệnh hiệu chỉnh liên quan giữa 2 đối tượng

12.4.1. Tạo một cung tròn giữa 2 đối tượng

12.4.2. Tạo đường vắt mép giữa 2 đối tượng

12.4.3. Copy đối xứng đối tượng

12.4.4. Tạo một bản sao của một hay nhiều đối tượng

12.4.5. Cắt bỏ các nét thừa của đối tượng khi vẽ

12.4.6. Chia đối tượng thành các phần bằng nhau

Bài tập thực hành

Bài 13. Các lệnh thao tác với màn hình

13.1. Thay đổi vùng của bản vẽ hiển thị trên màn hình

13.1.1. Phóng đại một vùng nhỏ trên bản vẽ

13.1.2. Hiển thị một vùng lớn trên bản vẽ

13.2. Di chuyển bản vẽ đến một vị trí mới

13.2.1. Dịch chuyển sang trái / phải

13.2.2. Dịch chuyển lên / xuống

13.3. Lưu cửa sổ hiển thị màn hình

13.3.1. Lưu, hiển thị lại cửa sổ hiện hành

13.3.2. Các tuỳ chọn

Bài tập thực hành

Bài 14. Các lệnh thao tác với lớp

14.1. Lớp, màu sắc và loại nét vẽ

14.1.1. Khái niệm về lớp

14.1.2. Màu sắc và nét vẽ cho lớp

14.1.3. Màu sắc và nét vẽ cho từng đối tượng

14.2. Điều khiển lớp

14.2.1. Điều khiển lớp thông qua Layer

14.2.2. Tính chất và cách hiển thị

14.2.3. Thiết lập lớp hiện hành

14.2.4. Thiết lập màu sắc và nét vẽ cho lớp

14.3. Thay đổi tính chất đối tượng trong lớp

14.3.1. Tính chất đối tượng

14.3.2. Hiển thị tính chất đối tượng

14.3.3. Thiết lập lớp đối tượng và lớp hiện hành

14.3.4. Thiết lập màu sắc, nét vẽ cho đối tượng

14.3.5. Thay đổi tính chất đối tượng

14.3.6. Nhóm các đối tượng thành đối tượng đơn

14.3.7. Chèn một đối tượng đã tạo vào vị trí trên bản vẽ

Bài tập thực hành

Bài 15. Tạo và hiệu chỉnh văn bản

15.1. Các lệnh tạo văn bản

15.1.1. Chèn văn bản vào một bản vẽ

15.1.2. Nhập nhiều dòng kí tự

15.1.3. Nhập một dòng kí tự

15.2. Kiểu chữ, phông chữ

15.2.1. Thiết lập kiểu, dáng chữ

15.2.2. Sắp xếp, hướng hiển thị văn bản

15.2.3. Các kí tự văn bản đặc biệt

15.3. Hiệu chỉnh văn bản

15.3.1. Điều chỉnh đặc tính của kí tự

15.3.2. Tìm và thay thế chuỗi kí tự

15.3.3. Hiển thị một dòng kí tự

15.3.4. Thay thế Font chữ

Bài tập thực hành

Bài 16. Thiết lập bản vẽ nâng cao và in ấn

16.1. Các thiết lập bản vẽ nâng cao

16.1.1. Cài đặt đơn vị

16.1.2. Cài đặt giới hạn

16.1.3. Hệ số tỉ lệ bản vẽ

16.1.4. Đặt giá trị Snap / Grid

16.1.5. Đặt giá trị nét vẽ không liên tục

16.1.6. Tạo lớp Layer mong muốn

16.1.7. Tạo kiểu dáng văn bản

16.1.8. Tạo kiểu dáng kích thước

16.1.9. Tạo tiêu đề, đường biên

16.2. Vẽ hình chiếu trục đo

16.2.1. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

16.2.2. Hình chiếu trục đo vuông góc cân

16.2.3. Hình chiếu trục đo vuông góc lệch

16.2.4. Hình chiếu trục đo vuông góc xiên

16.3. Vẽ cắt

16.3.1. Tạo mầu mặt cắt

16.3.2. Hiệu chỉnh các mẫu hoa văn mặt cắt và đường biên

16.3.3. Vẽ các đường cắt

16.4. In ấn

Bài tập thực hành./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 05/2008/QĐ-BLĐTBXH về chương trình môn học tin học dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 05/2008/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/02/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đàm Hữu Đắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 151 đến số 152
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản