- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 5Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2015/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 10 tháng 03 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010; Số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Giao thông Vận tải: Số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1334/TTr-SGTVT ngày 10/11/2014 và Văn bản thẩm định của Sở Tư pháp số 442/STP-XD&KTrVB ngày 30/9/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số:04/2015/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này hướng dẫn quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu.
2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn: Gồm đường xã, đường huyện, đường vào bản, đường ra đồng ruộng.
Ngoài ra, đường giao thông nông thôn được xác định là mạng lưới đường giao thông nông thôn, là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã … nhằm phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phục vụ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của các làng xã, thôn bản,… và các điểm dân cư tương đương. Mạng lưới này nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và thô sơ qua lại.
2. Cầu trên đường giao thông nông thôn (sau đây gọi tắt là cầu) bao gồm: cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm được xây dựng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
3. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
4. Chủ quản lý sử dụng cầu là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cầu thuộc sở hữu nhà nước; Chủ sở hữu cầu đối với cầu không thuộc sở hữu nhà nước; cộng đồng dân cư đối với cầu do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân, tư nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
5. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản lý cầu) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng cầu giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác cầu, bảo dưỡng thường xuyên cầu.
6. Bảo dưỡng công trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.
7. Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình. Sửa chữa công trình bao gồm sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và sửa chữa khác.
Điều 3. Yêu cầu chung đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu.
1. Việc quản lý, vận hành khai thác cầu phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình cầu, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của cầu, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Cầu khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
3. Mọi tổ chức, cá nhân không được:
a) Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại các bộ phận, hạng mục của công trình cầu và đường hai đầu cầu; viết, vẽ các nội dung không phù hợp hoặc xóa biển báo hiệu; phá hủy, che khuất biển báo hiệu;
b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép và vi phạm hành lang an toàn đường bộ của cầu;
c) Vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, tốc độ cho phép khi đi trên cầu;
d) Vi phạm các hướng dẫn, quy định về việc tham gia giao thông trên cầu;
đ) Sử dụng mặt cầu, gầm cầu và các bộ phận cầu, đất của đường bộ trái quy định;
e) Lắp đặt, treo đường ống cấp, thoát nước, dây điện, cáp viễn thông vào cầu, trừ khi thiết kế của cầu có quy định và được phép của Chủ quản lý sử dụng cầu;
g) Vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu.
1. Xác định chủ quản lý sử dụng cầu:
a) Đối với cầu thuộc sở hữu nhà nước, chủ quản lý sử dụng cầu được xác định căn cứ vào quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban Nhân dân các cấp, Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác cầu trên địa bàn;
b) Đối với cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân và các trường hợp không thuộc sở hữu nhà nước, chủ sở hữu là chủ quản lý sử dụng cầu. Trường hợp cộng đồng dân cư, tư nhân sau khi đầu tư xây dựng xong không đủ khả năng làm chủ quản lý sử dụng cầu thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu;
c) Trường hợp cầu được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn từ sự đóng góp của cộng đồng dân cư, Nhà nước góp vốn hoặc hỗ trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác cầu theo quy định của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chủ quản lý sử dụng cầu có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với đơn vị quản lý cầu đủ năng lực theo quy định để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác cầu. Trong trường hợp này, chủ quản lý sử dụng cầu vẫn phải chịu trách nhiệm về sự cố hay sự xuống cấp của cầu trong thời gian vận hành khai thác cầu.
4. Đơn vị quản lý cầu chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với chủ quản lý sử dụng cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác cầu đúng với nội dung được giao và quy định này.
HƯỚNG DẪN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ SỬ DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CẦU
Điều 5. Các loại cầu phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
1. Cầu được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì:
a) Cầu treo có khẩu độ nhịp từ 30m trở lên; cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 25m trở lên và các công trình cầu cấp III trở lên theo quy định tại mục IV. Công trình giao thông - Phụ lục 1. Phân cấp công trình của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD);
b) Các trường hợp khác do Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư quyết định.
2. Cầu đang khai thác sử dụng thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì:
a) Các cầu quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
b) Các trường hợp khác do chủ quản lý sử dụng cầu quyết định.
3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác có thể được lập riêng hoặc lập cùng với quy trình bảo trì cầu.
Điều 6. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu.
1. Đối với cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
a) Tư vấn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình cầu thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình cầu có thiết kế một bước hoặc hai bước) có trách nhiệm lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
Trường hợp tư vấn thiết kế không lập quy trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức khác có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trước khi phê duyệt. Tư vấn thẩm tra phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung quy trình do mình thẩm tra;
c) Nhà cung cấp thiết bị (nếu có) có trách nhiệm bàn giao quy trình quản lý, vận hành khai thác thiết bị do mình cung cấp cho chủ đầu tư.
2. Đối với cầu đã đưa vào khai thác:
a) Cầu thuộc sở hữu nhà nước hoặc có sử dụng vốn Nhà nước để quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh;
b) Cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân, Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác;
c) Việc lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu do Chủ quản lý sử dụng cầu tự thực hiện hoặc thuê tư vấn đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện.
3. Trường hợp Ủy ban Nhân dân cấp huyện, Ủy ban Nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng cầu, trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu phải thỏa thuận với Sở Giao thông Vận tải.
Điều 7. Nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu
1. Quy định chung, bao gồm:
a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của quy trình;
b) Hiệu lực áp dụng quy trình;
c) Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến việc lập quy trình và tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu.
d) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan được viện dẫn để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu;
đ) Các tài liệu tham khảo, tài liệu được viện dẫn;
e) Hồ sơ hoàn thành công trình là tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu. Trong quy trình phải có các thông tin khái quát các nội dung chính của cầu (phạm vi cầu, các bộ phận của cầu, đường đầu cầu, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, công trình kè, công trình chống xói lở (nếu có) và các công trình khác);
g) Các nội dung cần thiết khác.
2. Các công việc thực hiện kể từ khi tiếp nhận đưa cầu vào vận hành khai thác
a) Tiếp nhận cầu đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành khai thác;
b) Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ cầu;
c) Lập, quản lý sử dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu;
d) Cắm biển báo hiệu đường bộ, bảng hướng dẫn;
đ) Tổ chức giao thông;
e) Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu;
g) Kiểm tra kỹ thuật cầu;
h) Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết được phát hiện khi tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật;
i) Xử lý đối với cầu đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng; xử lý sự cố công trình;
k) Các quy định cần thiết khác.
3. Các tài liệu khác, bao gồm các bảng biểu, phụ lục, mẫu biểu, băng ghi hình, ảnh và tài liệu hướng dẫn công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.
4. Ngoài các nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, căn cứ quy mô, tính chất, đặc điểm của từng cầu, tình hình thực tế trong quá trình khai thác và các quy định tại Chương III của Quy định này; tổ chức, cá nhân (chủ quản lý sử dụng cầu) có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt bổ sung các nội dung cần thiết vào quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu để bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ công trình cầu.
Điều 8. Sử dụng quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu
1. Quy trình quản lý, vận hành khai thác sau khi được ban hành là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.
2. Đối với các cầu không thuộc trường hợp phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác thì áp dụng các quy định tại Chương III và Chương IV của Quy định này để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cho phù hợp với từng cầu. Chủ quản lý sử dụng cầu phải bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với quy mô, tính chất, cấu tạo, tuổi thọ, điều kiện tự nhiên, điều kiện vận hành khai thác của từng cầu.
3. Đối với cầu có quy trình quản lý, vận hành khai thác được ban hành trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, Chủ quản lý sử dụng cầu căn cứ Quy định này để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết phục vụ cho quản lý, vận hành khai thác cầu.
4. Trong quá trình thực hiện quản lý, vận hành khai thác cầu, khi thấy cần thiết, Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức điều chỉnh, bổ sung quy trình và trình duyệt theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy định này.
NỘI DUNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU
Điều 9. Tiếp nhận cầu đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành khai thác
1. Trước khi đưa cầu vào vận hành khai thác, Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
b) Lắp đặt đầy đủ biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu và các công trình an toàn theo quy định tại Điều 13 của Quy định này;
c) Bàn giao cho chủ quản lý sử dụng cầu hồ sơ tài liệu quy định tại Khoản 1, Điều 12 của Quy định này;
d) Bàn giao cho chủ quản lý sử dụng cầu hệ thống cọc, mốc bồi thường giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu.
2. Khi bàn giao cầu, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, chủ quản lý sử dụng cầu tiến hành kiểm tra, rà soát các nội dung sau:
a) Các hạng mục công trình (kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu, cáp treo, cột tháp, dây treo, hố neo cáp chủ, hệ mặt cầu, trụ, mố cầu, đường đầu cầu và các hạng mục công trình khác). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế mới được tổ chức bàn giao;
b) Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Điều 13 của Quy định này.
3. Sau khi nhận bàn giao cầu đưa vào vận hành khai thác, chủ quản lý sử dụng cầu phải thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và các cơ quan có chức năng có liên quan về thời gian đưa cầu vào vận hành khai thác, tải trọng, tốc độ cho phép, khổ giới hạn cho phép và các nội dung cần thiết khác.
4. Trong thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết, thay thế bộ phận, hạng mục bị hư hỏng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 10. Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ cầu
1. Các hạng mục, bộ phận kết cấu thuộc công trình cầu:
a) Mố, trụ và các bộ phận khác thuộc kết cấu phần dưới;
b) Dầm (hoặc dàn, khung, vòm), mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh và các bộ phận kết cấu phần trên của cầu;
c) Trụ tháp treo cáp chủ, cáp chủ, thanh treo hoặc dây treo (gọi chung là thanh treo), mố neo (hố neo) cáp chủ, cáp chống lật, chống lắc ngang; tăng đơ, cóc cáp và các bộ phận khác của cầu treo;
d) Các biển báo và các hạng mục khác thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Đường hai đầu cầu.
3. Các công trình tường, kè và các công trình phòng hộ khác.
4. Hệ thống đèn chiếu sáng (nếu có).
5. Phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 11. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu
1. Trước khi bàn giao đưa cầu vào vận hành khai thác ít nhất 10 ngày, Chủ đầu tư phải bàn giao cho chủ quản lý sử dụng cầu các hồ sơ tài liệu sau:
a) Quy trình bảo trì, trừ các trường hợp không phải lập quy trình bảo trì theo quy định tại Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP “Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình dân dụng cấp IV, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo các quy định”.
b) Hồ sơ hoàn thành công trình, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới của cầu và các tài liệu khác có liên quan.
c) Danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc chưa sử dụng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cầu (nếu có);
d) Hồ sơ thẩm tra an toàn giao thông và hồ sơ trạng thái ban đầu của cầu (nếu có);
đ) Mốc cao độ, tọa độ xây dựng cầu và các mốc phục vụ quan trắc cầu (nếu có);
2. Trong quá trình quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu, đơn vị quản lý cầu có trách nhiệm lập các hồ sơ tài liệu sau:
a) Lập và ghi nhật ký theo dõi tình trạng cầu;
b) Lập hồ sơ lý lịch cầu;
c) Các hồ sơ tài liệu, văn bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng cầu;
d) Hồ sơ tài liệu liên quan đến sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, kết quả kiểm định chất lượng, thử tải cầu (nếu có);
đ) Văn bản, biên bản xử lý các hành vi vi phạm đối với công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu và đường hai đầu cầu;
e) Các văn bản liên quan đến an toàn giao thông;
g) Số liệu đếm xe (nếu có);
h) Các văn bản khác có liên quan.
3. Các hồ sơ, tài liệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là tài liệu phục vụ công tác quản lý, vận hành khai thác cầu và được lưu trữ, bảo quản tại: chủ quản lý sử dụng cầu (trừ nhật ký theo dõi tình trạng cầu) và đơn vị quản lý cầu.
4. Thời gian lưu trữ hồ sơ quản lý cầu thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, nhưng không ít hơn thời hạn quản lý, vận hành khai thác và tuổi thọ cầu.
Điều 12. Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu
Cầu đưa vào khai thác phải bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ, lắp đặt bảng hướng dẫn và các biện pháp bảo đảm an toàn khác, bao gồm:
1. Đối với cầu cho phép ô tô đi qua, cắm các biển sau:
a) Biển “tên cầu”;
b) Biển “hạn chế tải trọng xe”; trường hợp có quy định hạn chế trọng lượng trên 01 trục xe thì cắm thêm biển “hạn chế trọng lượng trên trục xe”;
c) Biển báo hiệu “tốc độ cho phép tối đa” khi đi qua cầu (nếu có quy định).
2. Đối với cầu chỉ cho phép xe thô sơ và người đi bộ đi qua thì cắm biển “tên cầu”, biển “cấm ô tô” và biển “cấm xe súc vật kéo”.
3. Đối với cầu chỉ cho phép người đi bộ đi qua thì cắm các biển như quy định tại Khoản 2, Điều này và biển “cấm người kéo, đẩy”.
4. Các biển báo hiệu đường bộ phù hợp khác theo quy định.
5. Bảng hướng dẫn về tổ chức giao thông qua cầu và quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu phải lắp đặt ở hai đầu cầu. Trên bảng hướng dẫn, ghi một hoặc một số nội dung sau:
a) Người tham gia giao thông chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
b) Đối với cầu cho phép phương tiện giao thông (xe) đi qua, trên bảng hướng dẫn phải có nội dung quy định tải trọng, tốc độ, khoảng cách phương tiện tham gia giao thông qua cầu (nếu có quy định); quy định cấm dừng, đỗ, quay đầu xe trên cầu;
c) Số lượng người đi bộ, mật độ người đi bộ trên 1m2 mặt cầu, khoảng cách người đi trên cầu;
d) Không tụ tập đông người trên cầu;
đ) Không được vi phạm các nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 3 Quy định này;
e) Số điện thoại của Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị quản lý cầu;
g) Cầu treo bị hạn chế giao thông hoặc cấm khai thác khi có bão, lốc xoáy, gió mạnh, động đất;
h) Các nội dung cần hướng dẫn khác.
6. Đối với các khu vực có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, các điểm tham quan, du lịch, ngoài việc cắm biển báo theo quy định hiện hành và bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt, phải thực hiện các nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào dân tộc ít người để đồng bào hiểu, chấp hành khi tham gia giao thông qua cầu và các hành vi không được thực hiện; bổ sung hướng dẫn bằng chữ viết của đồng bào dân tộc (nếu có chữ viết riêng) vào bảng hướng dẫn;
b) Bổ sung hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng nước ngoài nếu cần thiết tại các điểm tham quan, du lịch.
7. Các biện pháp khống chế tĩnh không đối với các phương tiện tham gia giao thông (khi cần thiết).
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành quy định của Luật Giao thông đường bộ, biển báo hiệu và bảng hướng dẫn của cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu, đơn vị quản lý cầu có trách nhiệm:
a) Tổ chức, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tuyên truyền hướng dẫn Nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông và quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu.
Điều 14. Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu
1. Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng cầu do Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức thực hiện thông qua các hình thức sau:
a) Chủ quản lý sử dụng cầu trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tuần tra, theo dõi tình trạng cầu;
b) Chủ quản lý sử dụng cầu giao nhiệm vụ, ký hợp đồng để đơn vị quản lý cầu thực hiện một phần hoặc toàn bộ công tác tuần tra, theo dõi tình trạng cầu; giám sát, kiểm tra Đơn vị quản lý cầu thực hiện tuần tra, theo dõi tình trạng cầu.
2. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng cầu bao gồm:
a) Đối với cầu kết cấu nhịp dầm, dàn, khung và vòm, việc tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc, phát hiện các hư hỏng (nếu có) của các hạng mục: Kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu; Mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh, ống thoát nước, gối cầu, khe co giãn; Mố, trụ cầu và các công trình phòng chống xói lở; Đường đầu cầu và hệ thống rãnh dọc thuộc đường hai đầu cầu; Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và các công trình an toàn giao thông khác; Các hạng mục công trình khác.
b) Đối với cầu treo, việc tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc, phát hiện các hư hỏng (nếu có) của các hạng mục: Trụ tháp đỡ cáp chủ; Các mối liên kết ở chân trụ tháp với mố, trụ cầu; Các bộ phận cáp chủ, cóc cáp; các bu lông đai ốc ở các vị trí liên kết, thanh treo (hoặc dây treo) kết cấu nhịp lên cáp chủ, bộ phận liên kết thanh treo với kết cấu nhịp cầu, hố neo cáp chủ, tăng đơ, ắc neo, gối đỡ cáp chủ trên trụ tháp và các hạng mục khác; Các bộ phận dây văng, khu vực liên kết dây văng với mặt cầu; khu vực neo giữ dây văng với trụ tháp và các hạng mục khác.
- Kiểm tra tình trạng an toàn của hệ thống lan can, tay vịn, gờ chắn bánh xe; nắn sửa lan can tay vịn, gờ chắn bánh cong vênh, xô lệch; xiết lại các bu lông lỏng ở lan can tay vịn, gờ chắn bánh trên cầu;
- Kiểm tra tình trạng khiếm khuyết, hư hỏng phát sinh (nếu có);
- Kiểm tra sự làm việc của dầm cầu, mối nối liên kết với các liên kết khác; kiểm tra tình trạng mặt cầu và vệ sinh sạch sẽ;
3. Khi phát hiện các hư hỏng công trình, bộ phận công trình cầu, tổ chức, cá nhân tuần tra theo dõi cầu phải tổ chức sửa chữa, khắc phục ngay để đảm bảo an toàn giao thông và báo cáo chủ quản lý sử dụng cầu, UBND các cấp, lực lượng công an đối với các hành vi vi phạm quy định tại Quy định này.
Trường hợp không đủ điều kiện sửa chữa ngay thì thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Quy định này.
4. Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông thì thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện ngay các biện pháp giảm tải trọng khai thác cầu; tổ chức hướng dẫn cho người, xe đi qua theo khoảng cách phù hợp hoặc các biện pháp hạn chế giao thông khác để bảo đảm an toàn;
b) Tạm dừng giao thông qua cầu khi thấy nguy hiểm và báo cáo ngay cho UBND cấp xã, chủ quản lý sử dụng cầu để quyết định phân luồng giao thông;
c) Các công việc cần thiết khác.
5. Ghi nhật ký khi tuần tra theo dõi tình trạng cầu. Nội dung nhật ký bao gồm:
a) Thời gian tuần tra;
b) Người thực hiện;
c) Các hư hỏng được phát hiện; các hư hỏng được sửa chữa khi tuần tra, các hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
d) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;
đ) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại. Người tuần tra cầu sau khi ghi nhật ký phải ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu nhật ký tuần tra theo dõi tình trạng cầu theo Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy định này.
6. Số lần tuần tra cầu, việc kết hợp giữa tuần tra với bảo dưỡng cầu:
a) Số lần thực hiện tuần tra, theo dõi tình trạng cầu được thực hiện theo yêu cầu của từng cầu, nhưng không ít hơn: 01 lần/tuần đối với cầu đưa vào khai thác dưới 05 năm; 02 lần/tuần đối với cầu đã đưa vào khai thác từ 05 năm trở lên; 01 lần/ngày đối với tất cả các cầu trong những ngày có bão, lũ, lụt. Trực 24/24 giờ tại cầu trong các ngày lũ, lụt ngập qua cao độ cho phép khai thác. Các trường hợp khác theo yêu cầu của chủ quản lý sử dụng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cầu xuống cấp có nguy cơ mất an toàn.
b) Công việc tuần tra theo dõi, tình trạng cầu được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu.
Điều 15. Kiểm tra kỹ thuật cầu.
1. Kiểm tra kỹ thuật cầu là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của cầu.
2. Kiểm tra kỹ thuật bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau:
a) Kiểm tra kỹ thuật các bộ phận riêng của cầu treo dây võng: Kiểm tra đánh giá tổng thể tình trạng của cầu; Kiểm tra tình trạng làm việc của trụ tháp đỡ cáp chủ; Kiểm tra đánh giá tình trạng cáp chủ của cầu thông qua kiểm tra bề mặt cáp chủ, các khiếm khuyết trên bề mặt cáp chủ, hiện tượng nổ, đứt sợi cáp, tao cáp, bẹp, gãy cáp, dầu chảy trên mặt cáp (đối với cáp có lõi tẩm dầu); Kiểm tra vị trí gối đỡ cáp chủ trên đỉnh trụ tháp; Kiểm tra tình trạng làm việc của mố neo (hố neo) cáp chủ, sự chuyển vị, dấu hiệu nứt vỡ bê tông hoặc đá xây của hố neo; Kiểm tra tình trạng làm việc của tăng đơ, ắc neo (hoặc pu ly cáp nếu có), các dấu hiệu nứt, tình trạng mối hàn, bu lông liên kết của khu vực này; Kiểm tra thanh treo và vị trí liên kết thanh treo với kết cấu nhịp và trụ tháp; Kiểm tra các vị trí bắt cóc cáp chủ; Các công việc cần thiết khác.
b) Kiểm tra kỹ thuật đối với mố, trụ cầu: kiểm tra đánh giá xói lở của dòng chảy tác động đến mố, trụ cầu; kiểm tra, theo dõi hiện tượng lún, hiện tượng nghiêng lệch, chuyển vị của bệ móng, thân, đỉnh mố, trụ cầu; kiểm tra, theo dõi hiện tượng nứt xuất hiện trên mố, trụ bằng bê tông, bê tông cốt thép, đá xây.
c) Kiểm tra kỹ thuật đối với các hạng mục khác.
3. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra kỹ thuật
a) Chủ quản lý sử dụng cầu tự thực hiện kiểm tra kỹ thuật nếu đủ năng lực và điều kiện. Trường hợp không đủ năng lực và điều kiện, chủ quản lý sử dụng cầu phải thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện kiểm tra theo định kỳ quy định tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Quy định này.
b) Đối với các cầu bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn: cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã phải phối hợp với chủ quản lý sử dụng cầu kiểm tra xác định khả năng khai thác. Trường hợp mất an toàn phải tạm dừng khai thác để khắc phục và tổ chức phân luồng giao thông.
4. Kết thúc kiểm tra kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phải lập báo cáo kiểm tra với các nội dung sau:
a) Tên cầu được kiểm tra;
b) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra;
c) Tên tổ chức, cá nhân, chuyên gia, tư vấn thực hiện kiểm tra;
d) Kết quả kiểm tra các hạng mục;
đ) Nhận xét, đánh giá về tình trạng khai thác của cầu tại thời điểm kiểm tra; so sánh với các lần kiểm tra trước, trong đó có so sánh độ mở rộng vết nứt của kết cấu bê tông, sự chuyển vị của các kết cấu, độ vồng, độ võng của dầm và trụ tháp, cáp chủ so với các lần trước;
e) Kiến nghị các công việc sửa chữa, khắc phục hoặc kiến nghị khác.
1. Các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình cầu được phát hiện, nhưng không đủ điều kiện sửa chữa ngay khi tuần tra, theo dõi cầu và kiểm tra kỹ thuật, Đơn vị quản lý cầu phải lập kế hoạch sửa chữa công trình báo cáo Chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình cầu theo quy định tại Điều 15 và các quy định khác có liên quan.
1. Khi phát hiện hoặc nhận được thông báo cầu có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, chủ quản lý sử dụng cầu phải thực hiện ngay các quy định sau:
a) Kiểm tra cầu, kiểm định chất lượng cầu;
b) Tạm ngừng khai thác cầu trong trường hợp việc khai thác cầu sẽ gây nguy hiểm và tổ chức bảo vệ ở hai đầu cầu; phân luồng giao thông;
Trường hợp phải hạn chế giao thông, phải thực hiện các biện pháp cắm biển báo hạn chế tải trọng, tốc độ, khoảng cách, mật độ người, phương tiện tham gia giao thông;
c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương cho người tham gia giao thông, cộng đồng dân cư về việc tạm ngừng khai thác cầu hoặc hạn chế giao thông, đồng thời tổ chức hướng dẫn người tham gia giao thông; cử người gác cầu;
d) Báo cáo ngay với UBND cấp xã nơi có công trình cầu và cơ quan cấp trên của mình (nếu có);
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành khai thác cầu;
e) Thực hiện các biện pháp phòng hộ để bảo đảm an toàn, hạn chế nguy cơ sập đổ cầu gây sự cố nghiêm trọng.
Trong trường hợp chủ quản lý sử dụng cầu không đủ năng lực và khả năng chuyên môn để thực hiện các biện pháp phòng hộ, chủ quản lý sử dụng cầu đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và UBND các cấp hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng hộ cho công trình cầu.
2. Khi nhận được báo cáo hoặc khi phát hiện cầu có biểu hiện xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác sử dụng, Cơ quan quản lý nhà nước nhận được báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình, công trình nếu cần thiết;
b) Quyết định áp dụng các biện pháp tại các Điểm a, b và Điểm c, Khoản 1 Điều này nếu chủ quản lý sử dụng cầu không có khả năng thực hiện;
c) Xử lý trách nhiệm chủ quản lý sử dụng cầu khi không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm thông báo cho chủ quản lý sử dụng cầu, đơn vị quản lý cầu, cơ quan quản lý nhà nước, UBND các cấp khi phát hiện sự cố hay xuống cấp về chất lượng của công trình cầu, không bảo đảm an toàn để kịp thời xử lý theo các quy định của pháp luật và Quy định này.
4. Việc xử lý khi có sự cố công trình hoặc nguy cơ sự cố sập đổ công trình thực hiện theo quy định là trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ quản lý sử dụng cầu báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban Nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố.
5. Nội dung báo cáo bao gồm các thông tin: tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng; thời điểm xảy ra sự cố; chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan tham gia hoạt động xây dựng công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; thiệt hại về người (số người thiệt mạng, số người bị thương, số người mất tích); thiệt hại về công trình, thiệt hại vật chất khác có liên quan; sơ bộ xác định nguyên nhân gây ra sự cố và các nội dung cần thiết khác (nếu có).
Riêng đối với công trình đang khai thác, sử dụng thì chủ quản lý sử dụng cầu chịu trách nhiệm báo cáo về sự cố trong khai thác, sử dụng công trình.
THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH CẦU
Điều 18. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì cầu.
1. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì cầu sử dụng vốn nhà nước:
a) Đối với cầu thuộc sở hữu nhà nước, chủ quản lý cầu thực hiện việc lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì cầu do mình làm chủ quản lý sử dụng.
b) Nội dung kế hoạch bảo trì cầu hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên công trình, kế hoạch sửa chữa cầu. Kế hoạch bảo trì cầu phải nêu được đầy đủ các thông tin: tên công trình, hạng mục công trình chủ yếu; khái toán kinh phí; thời gian và phương thức thực hiện.
2. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì cầu không sử dụng vốn nhà nước: Chủ quản lý sử dụng cầu được quy định tại Khoản 4, Điều 3 Quy định này bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 19. Triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì cầu.
1. Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì cầu do mình quản lý và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Sửa chữa đột xuất: Khi công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác, cần thiết phải tiến hành sửa chữa khẩn cấp mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình.
3. Đơn vị quản lý cầu thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo hợp đồng bảo trì và quy trình bảo trì cầu được duyệt; tổ chức đánh giá sự an toàn công trình khi cần thiết.
4. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu thực hiện theo quy định và các nội dung tại Quy định này.
a) Việc kiểm tra có thể được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên, bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết để đánh giá hiện trạng, phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ để làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
b) Công tác bảo dưỡng công trình phải được quy định cụ thể các bước thực hiện phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình.
c) Việc sửa chữa công trình được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất với các nội dung cụ thể sau:
- Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
- Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa.
d) Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ để quản lý và theo dõi.
Áp dụng định mức kinh tế-kỹ thuật đối với công tác bảo trì như sau:
a) Công tác bảo trì cầu sử dụng vốn nhà nước phải áp dụng các định mức kinh tế-kỹ thuật về bảo trì do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Khuyến khích các công trình sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật bảo trì quy định tại điểm a khoản này.
Điều 21. Nguồn kinh phí quản lý, bảo trì công trình đường bộ
1. Vốn quản lý, vận hành khai thác, bảo trì cầu được bố trí từ nguồn vốn của ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, quỹ bảo trì đường bộ địa phương và nguồn vốn khác.
2. Đối với cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân và các trường hợp không thuộc sở hữu nhà nước thì chủ sở hữu cầu bố trí kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì cầu.
3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì cầu thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 22. Nội dung các khoản mục chi phí bảo trì cầu
1. Chi phí lập; thẩm tra, thẩm định quy trình bảo trì cầu.
2. Chi phí lập kế hoạch bảo trì cầu (bao gồm cả chi phí khảo sát; chi phí lập, thẩm tra và thẩm định kế hoạch bảo trì).
3. Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
4. Chi phí bảo dưỡng cầu.
5. Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.
6. Hồ sơ bảo trì cầu được lập theo quy định và các nội dung tại Quy định này. Bao gồm các tài liệu sau:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì: quy trình bảo trì công trình, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình.
b) Kế hoạch bảo trì;
c) Kết quả kiểm tra thường xuyên và định kỳ;
d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan quản lý.
1. Sở Giao thông Vận tải:
a) Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện kiểm tra, xử lý các sự cố (nếu có); hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên địa bàn tỉnh.
b) Rà soát và tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên địa bàn tỉnh; tổng hợp danh sách các cầu hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác, đề xuất giải pháp, kiến nghị UBND tỉnh xử lý.
2. UBND cấp huyện
a) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban Nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện các trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác các cầu trên địa bàn theo Quy định này.
c) Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và gửi Sở Giao thông Vận tải.
3. UBND cấp xã
a) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác các cầu trên địa bàn theo phân công, phân cấp của Ủy ban Nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.
b) Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác cầu thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư theo Quy định này.
c) Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Điều 24. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư quản lý sử dụng cầu.
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu do cộng đồng làm Chủ quản lý sử dụng cầu.
2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp trong quản lý, vận hành khai thác cầu để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn; báo cáo khó khăn vướng mắc trong quản lý, vận hành khai thác cầu cho Ủy ban Nhân dân cấp xã.
3. Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình cầu, phá hoại các công trình giao thông khác, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.
Điều 25. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan.
1. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông Vận tải thực hiện việc kiểm tra, xử lý các sự cố (nếu có), hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan thẩm định khi phê duyệt quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ đúng các thủ tục về quản lý đấu thầu theo quy định hiện hành.
3. Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu bảo đảm sử dụng đúng mục đích.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và khai thác các cầu nằm trong hệ thống công trình thủy lợi; hướng dẫn việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ của cầu để canh tác nông nghiệp bảo đảm an toàn công trình cầu.
1. Chủ quản lý sử dụng cầu (Đối với chủ sở cầu là tư nhân): Báo cáo định kỳ công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu cho UBND xã trước ngày 15 hàng tháng.
2. UBND cấp xã: Tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu gửi UBND huyện trước ngày 17 hàng tháng.
2. UBND cấp huyện: Tổng hợp và báo cáo gửi Sở Giao thông Vận tải trước ngày 20 hàng tháng.
3. Sở Giao thông Vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan khác có liên quan trước ngày 25 hàng tháng.
4. Nội dung báo cáo:
a) Cách thức tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng cầu; số cầu đã được khảo sát đánh giá; số cầu chưa thực hiện công tác này; khối lượng thực hiện công tác bảo trì cầu;
b) Số lượng cầu đã dừng khai thác so với số cầu phải dừng khai thác;
c) Số cầu đã được rà soát cắm biển tải trọng phù hợp trên tổng số cầu; số cầu phải thực hiện biện pháp phòng hộ và số cầu đã thực hiện biện pháp phòng hộ;
d) Công tác kiểm tra giám sát đầu tư, khai thác hệ thống cầu;
đ) Việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và Quỹ bảo trì đường bộ của địa phương để thực hiện công tác bảo trì và đầu tư mới, thay thế các cầu yếu không đảm bảo giao thông;
e) Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Điều 27. Trách nhiệm thực hiện.
1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Giao thông Vận tải) để tổng hợp, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
MẪU NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2015/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu)
I. Trang bìa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU Công trình: ……. (ghi tên cầu) Địa điểm cầu: ….. (ghi tuyến đường nơi có cầu) Quyển số:...............
Đơn vị quản lý cầu:………….……………………................. Nhân viên tuần cầu: …............................................................. Bắt đầu ngày:........................./.................../............................. Hết quyển ngày:....................../..................../............................
..........., năm 20.......
|
II. Trang tiếp
HƯỚNG DẪN GHI NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI CẦU
I. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng cầu bao gồm:
1. Đối với cầu dầm, cầu dàn, cầu khung và cầu vòm, nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc của các hạng mục công trình sau:
a) Kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu;
b) Mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh, ống thoát nước, gối cầu, khe co giãn;
c) Mố, trụ cầu và các công trình phòng chống xói lở;
d) Đường đầu cầu và hệ thống rãnh dọc thuộc đường hai đầu cầu;
đ) Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và các công trình an toàn giao thông khác;
e) Các hạng mục công trình khác.
2. Đối với cầu treo, nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc của các hạng mục công trình sau:
a) Các hạng mục như đối với các loại cầu tại mục 1 nêu trên;
b) Các hạng mục khác:
- Trụ tháp đỡ cáp chủ; các mối liên kết ở chân trụ tháp với mố, trụ cầu;
- Đối với cầu treo dây võng: Cáp chủ, cóc cáp; các bu lông đai ốc ở các vị trí liên kết, thanh treo (hoặc dây treo) kết cấu nhịp lên cáp chủ, bộ phận liên thanh treo với kết cấu nhịp cầu, hố neo cáp chủ, tăng đơ, ắc neo, gối đỡ cáp chủ trên trụ tháp và các hạng mục khác;
- Đối với cầu treo dây văng: Dây văng, khu vực liên kết dây văng với mặt cầu; khu vực neo giữ dây văng với trụ tháp và các hạng mục khác.
3. Tuần tra phát hiện các hành vi vi phạm công trình cầu và hành lang đường bộ thuộc phạm vi của cầu.
4. Khi tuần tra theo dõi cầu phát hiện các hạng mục hư hỏng, xuống cấp và các hành vi vi phạm, người tuần tra phải ghi vào nhật ký như sau:
a) Các hư hỏng được phát hiện; hư hỏng đã được sửa chữa khi tuần tra, hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
b) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;
c) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại;
d) Các thông tin về tình hình lũ, lụt, mực nước và chế độ thủy văn khu vực cầu;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
Kết thúc tuần tra, người tuần tra phải ghi rõ thời gian, họ và tên người tuần tra và ký tên.
II. Các kiến nghị
1. Kiến nghị sửa chữa khắc phục các hư hỏng để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc cầu.
3. Kiến nghị về hạn chế giao thông, tạm dừng khai thác khi thấy cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông.
SỐ LẦN KIỂM TRA KỸ THUẬT CẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04 /2015/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu)
I. Chủ quản lý sử dụng cầu phải tổ chức kiểm tra kỹ thuật, tùy thuộc vào thời hạn sử dụng, tình trạng cầu, quy mô cầu và được quy định không ít hơn quy định tại bảng sau:
TT | Phân loại cầu | Số lần kiểm tra kỹ thuật | |||
1 năm ≥3 lần | 1 năm ≥ 2 lần | 1 năm ≥1 lần | 2 năm ≥1 lần | ||
1 | Cầu cấp đặc biệt (có khẩu độ nhịp >150m), cấp I (có khẩu độ nhịp từ 100 -:- 150m). | ||||
- Khai thác dưới 05 năm |
|
| X |
| |
- Khai thác từ 05 năm trở lên |
| X |
|
| |
2 | Cầu cấp II (có khẩu độ nhịp từ 50 -:- <100m), cấp III có khẩu độ nhịp từ 25 -:- <50m, cấp IV (có khẩu độ nhịp < 25m). | ||||
- Khai thác dưới 05 năm |
|
|
| X | |
- Khai thác từ 05 năm trở lên |
|
| X |
| |
3 | Cầu hết thời hạn khai thác, nhưng đã kiểm định đủ điều kiện sử dụng tiếp |
| X |
|
|
4 | Cầu yếu nhưng chưa có điều kiện thay thế, đang phải cắm biển báo hạn chế khai thác | X |
|
|
|
II. Việc kiểm tra kỹ thuật đối với các trường hợp khác được tiến hành khi cầu có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong khai thác hoặc kiểm tra do UBND các cấp, Cơ quan có thẩm quyền quy định.
- 1Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp, trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 3705/2014/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 24/2008/QĐ-UBND Ban hành mức thu và diện tích miễn thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp, trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 16/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 8Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu và đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Nam
- 9Hướng dẫn 855/HD-SGTVT năm 2015 về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
- 10Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về tổ chức, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn do Nhà nưóc đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 12Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, bảo trì, khai thác cầu và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 5Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp, trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Quyết định 3705/2014/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 12Quyết định 24/2008/QĐ-UBND Ban hành mức thu và diện tích miễn thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 13Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp, trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 14Quyết định 16/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 16Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu và đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Nam
- 17Hướng dẫn 855/HD-SGTVT năm 2015 về phân cấp loại đường, quy mô kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
- 18Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 19Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về tổ chức, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn do Nhà nưóc đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 20Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, bảo trì, khai thác cầu và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 04/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Nguyễn Khắc Chử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực