Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2015/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 05 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ NN và PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Lưu: HC, KT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thành Trí

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 55/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy định phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi được áp dụng đối với tất cả các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, bao gồm đê điều, cống, bọng, trạm bơm, kênh rạch (sau đây gọi tắt là công trình thủy lợi) được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách hoặc một phần ngân sách (ngoại trừ những công trình do ngành Giao thông vận tải và Trung ương quản lý).

2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc phân cấp

1. Tùy theo quy mô, năng lực phục vụ, mức độ phức tạp về kỹ thuật và vị trí của công trình để phân cấp quản lý, khai thác (tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã, phường, thị trấn).

2. Công trình được giao cấp nào quản lý thì cấp đó trực tiếp quản lý và đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo theo quy định của Nhà nước. Trong một hệ thống công trình, nếu hai, ba cấp quản lý thì cấp quản lý cao hơn chủ trì đề xuất tổ chức và thống nhất về quy trình vận hành hệ thống để đảm bảo hài hòa lợi ích chung.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đối với công trình đê, bờ bao

a) Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.

b) Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.

c) Đê biển là đê ngăn nước, triều cường của biển.

d) Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.

đ) Bờ bao (đê bao) là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt, có diện tích nhỏ thuộc nội đồng.

e) Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê.

2. Đối với cống, đập

a) Cống (hở, ngầm) là các cống ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn tưới, tiêu, làm nhiệm vụ dẫn nước cho hệ thống kênh trục chính.

b) Cống, bọng nội đồng là cống, bọng đầu kênh điều tiết trên kênh nội đồng.

c) Đập là cống trên kênh làm nhiệm vụ ngăn, giữ nước, gồm đập ngăn mặn, đập thời vụ, đập tạm.

3. Đối với sông, rạch, kênh mương

a) Hệ thống kênh cấp I (kênh trục chính) là các sông, rạch, kênh làm nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu cho một khu vực rộng lớn, liên tỉnh, liên huyện.

b) Hệ thống kênh cấp II là các sông, rạch, kênh làm nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu từ hệ thống kênh trục chính.

c) Hệ thống kênh cấp III và kênh nội đồng là các kênh, rạch làm nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu từ hệ thống kênh cấp II để đưa nước lên mặt ruộng.

4. Đối với trạm bơm

a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có quy mô phục vụ tưới, tiêu ³ 2.000 ha.

b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có quy mô phục vụ tưới, tiêu từ 500 ha ¸ 2.000 ha.

c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm phục vụ trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương, có diện tích tưới tiêu thiết kế £ 500 ha.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điu 4. Phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi

1. Công trình thủy lợi phân cấp do tỉnh quản lý, khai thác

a) Đê biển, đê sông

- Đê biển: Tổng chiều dài đê å Lđê biển = 93.762 m, bao gồm:

Dự án Long Phú -Tiếp Nhật: Đê biển Trần Đề

15.400 m.

Dự án Cù lao sông Hậu: Đê biển Cù Lao Dung

22.472 m.

Dự án Ven biển Đông: Đê biển Vĩnh Châu

55.890 m.

- Đê sông: Tổng chiều dài đê å Lđê sông = 301.201 m, bao gồm:

Dự án Long Phú - Tiếp Nhật:

92.803 m.

Dự án Cù lao sông Hậu:

81.428 m.

Dự án Ven biển Đông:

42.020 m.

Dự án Quản lộ Phụng Hiệp:

34.526 m.

Dự án Ba Rinh - Tà Liêm:

50.424 m.

(Chi tiết theo Biểu 01 đính kèm).

b) Các cống dưới đê có Bcửa ³ 1,5m, tổng số 136 cống, trong đó:

- Dự án Long Phú - Tiếp Nhật: 45 cống, bao gồm:

Thành phố Sóc Trăng: 01 cống.

Huyện Long Phú: 23 cống.

Huyện Trần Đề: 21 cống.

- Dự án Cù lao sông Hậu: 24 cống (huyện Cù Lao Dung).

- Dự án Ven biển Đông: 23 cống (thị xã Vĩnh Châu).

- Dự án Quản lộ Phụng Hiệp: 16 cống, bao gồm:

Huyện Thạnh Trị: 05 cống.

Thị xã Ngã Năm: 09 cống.

Huyện Mỹ Tú: 02 cống.

- Dự án Ba Rinh - Tà Liêm: 28 cống, bao gồm:

Thành phố Sóc Trăng: 01 cống.

Huyện Mỹ Xuyên: 08 cống.

Huyện Mỹ Tú: 04 cống.

Huyện Châu Thành: 15 cống.

(Chi tiết theo Biểu 02 đính kèm).

c) Hệ thống kênh cấp I (kênh trục chính), các kênh cấp II liên huyện, kênh giáp ranh huyện, tỉnh: 61 tuyến kênh, tổng chiều dài kênh å Lkênh = 931,5 km, trong đó:

- Dự án Kế Sách: 13 kênh, å Lkênh = 151,50 km.

- Dự án Long Phú - Tiếp Nhật: 19 kênh, å Lkênh = 249,50 km.

- Dự án Ba Rinh - Tà Liêm: 09 kênh, å Lkênh = 172,00 km.

- Dự án Quản lộ Phụng Hiệp: 10 kênh, å Lkênh = 198,50 km.

- Dự án Thạnh Mỹ: 01 kênh, å Lkênh = 27,00 km.

- Dự án Ven biển Đông: 05 kênh, å Lkênh = 77,00 km.

- Dự án Cù lao sông Hậu: 04 kênh, å Lkênh = 56,00 km.

(Chi tiết theo Biểu 03 đính kèm).

2. Công trình thủy lợi phân cấp do các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) quản lý, khai thác

a) Trừ các công trình do tỉnh quản lý, các công trình còn lại trên địa bàn cấp huyện, do huyện quản lý, khai thác, bao gồm:

- Bờ bao, bờ vùng, bờ thửa và các công trình phòng chống sạt lở tạm thời.

- Trạm bơm phục vụ địa phương, cống, bọng nội đồng, đập thời vụ.

- Hệ thống kênh cấp II, III và kênh nội đồng.

b) Trên cơ sở công trình thủy lợi phân cấp cho địa phương quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế tại địa phương xem xét để thực hiện phân cấp UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý theo quy định.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý, xây dựng và sửa chữa công trình thủy lợi được phân cấp

1. Trách nhiệm chung

a) Việc phân cấp cho mỗi cấp trực tiếp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi phải thống nhất nguyên tắc quản lý của hệ thống. Trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của mỗi người dân, do đó chính quyền các cấp, nhất là cơ sở phải tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia bảo vệ công trình, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, kịp thời báo cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý theo các quy định của pháp luật bất kể công trình do cấp nào trực tiếp quản lý.

b) Khi công trình có sự cố hư hỏng đột xuất, chính quyền địa phương huy động lực lượng và phương tiện tại chỗ để xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế hư hỏng phát sinh, bảo vệ an toàn công trình; đồng thời, báo cáo cấp thẩm quyền có kế hoạch, phương án sửa chữa ổn định.

2. Trách nhiệm các cấp

a) Cấp tỉnh

- Lập quy hoạch thủy lợi tỉnh, vùng; xây dựng quy trình vận hành các hệ thống công trình thủy lợi cấp tỉnh trực tiếp quản lý, khai thác.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành, bảo vệ, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo định kỳ và đột xuất các công trình thủy lợi được phân cấp.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền về quản lý, khai thác, bảo vệ đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn của tỉnh.

b) Cấp huyện

- Xây dựng quy trình vận hành cho các công trình thủy lợi được phân cấp địa phương trực tiếp quản lý (kể cả công trình phân cấp cho xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác quản lý).

- Phân cấp và hướng dẫn xã, phường, thị trấn, tổ chức khác trực tiếp quản lý công trình theo khả năng và tình hình thực tế.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo định kỳ và đột xuất các công trình được phân cấp quản lý. Riêng đối với đê điều thì thực hiện theo Luật Đê điều.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền về quản lý, khai thác, bảo vệ đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn cấp huyện.

Điều 6. Tổ chức bộ máy quản lý

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tham mưu, hướng dẫn củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

b) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc tổ chức hướng dẫn kỹ thuật vận hành, áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học và các nội dung liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng công trình đơn giản cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế, phân công các Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp đơn vị chuyên ngành trên địa bàn tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý các công trình thủy lợi được phân cấp cho địa phương quản lý, khai thác.

3. Định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất khi có sự thay đổi về hiện trạng công trình và tình hình quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi cho các cơ quan quản lý Nhà nước về thủy lợi trên địa bàn và các cấp có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.

4. Hàng năm, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ công trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho người trực tiếp vận hành, bảo vệ công trình.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Triển khai thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định này. Lựa chọn đơn vị đủ năng lực, trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi được phân cấp quản lý; việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên: đấu thầu; đặt hàng; giao kế hoạch.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 04/2015/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 04/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/02/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Lê Thành Trí
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản