Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/QĐ-UBND | Hóc Môn, ngày 28 tháng 08 năm 2007 |
VỀ VIỆC KIỆN TOÀN NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶT MỚI, SỬA ĐỔI TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 92/2005/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ và Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện Hóc Môn tại Tờ trình số 09/TTr.VH-TT-TT ngày 10 tháng 8 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay kiện toàn nhân sự Hội đồng tư vấn đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn, gồm các Ông (Bà) có tên sau:
1. Bà Lê Thị Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng.
2. Bà Huỳnh Thị Minh Thuyền, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao, Phó Chủ tịch Hội đồng.
3. Bà Lưu Thị Liên, Phó Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Ủy viên.
4. Bà Nguyễn Thị Thanh Đào, Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị huyện, Ủy viên.
5. Ông Phan Văn Sự, Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ủy viên.
6. Ông Võ Văn Phụng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Ủy viên.
7. Ông Nguyễn Văn Lô, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện, Ủy viên.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Hội đồng tư vấn đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; bãi bỏ Quyết định số 129/QĐ-UB ngày 18 tháng 11 năm 2004 về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng đặt, đổi tên đường huyện Hóc Môn.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng Phòng Nội vụ huyện; Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các Ông (Bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶT MỚI, SỬA ĐỔI TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn)
- Đặt tên mới và sửa đổi tên đường là việc ấn định tên hoặc thay đổi, sắp xếp, điều chỉnh tên theo một số trình tự, quy định nhất định nhằm tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý hành chính Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu giao thông, giao dịch của nhân dân.
- Thông qua công tác đặt mới và sửa đổi tên đường, Nhà nước và nhân dân tôn vinh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các nhà chính trị - quân sự lỗi lạc, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Điều 2. Chức năng của Hội đồng tư vấn đặt mới, sửa đổi tên đường
Hội đồng tư vấn đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn (gọi tắt là Hội đồng tư vấn đặt tên đường) có chức năng tư vấn, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong công tác đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn theo quy định của thành phố.
Điều 3. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn đặt tên đường
1. Triển khai và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương của Thành phố về việc đặt mới và sửa đổi tên đường.
2. Căn cứ chủ trương, phương hướng và nội dung chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện để xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, các xã - thị trấn, các tổ chức, cá nhân và các nhà nghiên cứu trên địa bàn huyện thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng và đề xuất đặt mới, đổi tên đường, bảng tên đường và nội dung chú thích cho những con đường hiện có tên, chưa có tên và những con đường sắp mở theo quy hoạch phát triển của huyện.
- Thống kê toàn bộ số lượng, hiện trạng độ dài, lộ giới đường giao thông hiện có trên địa bàn huyện. Sưu tập tên, tiểu sử những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các nhà chính trị - quân sự lỗi lạc, các nhân vật lịch sử; các địa danh, sự kiện lịch sử; lịch sử các tên đường nhằm xây dựng Quỹ tên đường phục vụ cho công tác đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện trước mắt và lâu dài.
3. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các xã - thị trấn; các ban, ngành chức năng thuộc huyện, thành phố và Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tiến độ công việc.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ việc thực hiện kế hoạch, tổng hợp đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện của các ban, ngành chức năng, các xã - thị trấn. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
Điều 4. Quyền hạn của Hội đồng tư vấn đặt tên đường
- Hội đồng tư vấn đặt tên đường thẩm định các hồ sơ đề nghị đặt mới, sửa đổi tên đường của các xã - thị trấn và các ban, ngành chức năng có liên quan.
- Giao cho Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện làm cơ quan thường trực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch đối với các xã - thị trấn và các ban, ngành chức năng có liên quan trong việc đề xuất đặt mới, sửa đổi tên đường.
+ Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp của Hội đồng và các hội nghị, cuộc họp thuộc chức trách, nhiệm vụ của Hội đồng.
+ Theo dõi tiến độ, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. Quản lý, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
Điều 5. Tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn
1. Tên các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa xuất sắc trong các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế,… từ thời dựng nước đến nay.
2. Tên các Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ Cách mạng có cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
3. Tên những người có công lớn trong việc khai thôn, lập ấp được nhân dân kính trọng, tôn thờ.
4. Tên các danh nhân văn hóa thế giới và tên những người nước ngoài có công lao và ảnh hưởng to lớn đối với Việt
5. Các địa danh ghi dấu các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
6. Các địa danh hành chính xưa, các địa danh cổ thuộc thành phố Hồ Chí Minh, các địa danh hành chính trong nước và nước ngoài có quan hệ tốt đẹp với thành phố Hồ Chí Minh.
7. Tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc.
8. Tên các ngày Quốc lễ.
9. Tên theo số thứ tự.
Điều 6. Quản lý nhà nước về đặt tên đường
Nhà nước thống nhất quản lý việc đặt tên đường, Ủy ban nhân dân thành phố là cấp quyết định đặt mới và sửa đổi tên đường sau khi được Hội đồng nhân dân thành phố có Nghị quyết thông qua. Chính quyền cấp quận - huyện, phường - xã, thị trấn, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và cá nhân không được phép tự đặt tên đường.
NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ ĐẶT MỚI, SỬA ĐỔI TÊN ĐƯỜNG
Điều 7. Nguyên tắc đặt tên đường
1. Nguyên tắc chung:
- Chỉ sử dụng tên của những người đã mất để đặt mới, sửa đổi tên đường.
- Việc đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện phải mang tính khoa học, lịch sử, văn hóa, ổn định lâu dài, thuận lợi cho công dân. Tên nhân vật, sự kiện, địa danh được chọn lựa đặt tên đường phải thực sự tiêu biểu, rõ ràng.
- Hạn chế tối đa việc xáo trộn, thay đổi tên đường, kể cả việc thay đổi tên đường đã đặt trước đây.
2. Nguyên tắc cụ thể:
- Đường có chiều dài tối thiểu 200 mét, lộ giới tối thiểu 12 mét trở lên mới được đặt tên. Các đường có chiều dài và lộ giới dưới mức quy định này gọi là hẻm. Dựa vào tầm cỡ, công lao và sự nghiệp của các danh nhân để đặt cho phù hợp, tương xứng với chiều dài, lộ giới và vị trí tuyến đường được xây dựng.
- Tên các nhân vật lịch sử cùng thời hoặc cùng lĩnh vực hoạt động được nghiên cứu ưu tiên đặt gần nhau, tạo thành các cụm tên đường có liên quan.
- Tên các nhân vật lịch sử gắn liền với các sự kiện lịch sử hoặc địa danh diễn ra sự kiện lịch sử được nghiên cứu, ưu tiên đặt ở các tuyến gần nhau hoặc kế tiếp nhau theo cùng một tuyến.
- Nhân vật lịch sử có nhiều tên gọi như: Tên húy, tên hiệu, tước hiệu, bút hiệu,… thì chỉ dùng một tên phổ biến nhất, được đông đảo nhân dân biết đến để đặt tên đường.
- Các địa danh lịch sử gắn với các sự kiện lịch sử, tên các địa danh là các đơn vị hành chính xưa được nghiên cứu, ưu tiên đặt tên cho đường đi qua địa danh đó.
- Tên số thứ tự chỉ được dùng đặt những con đường ở khu cư xá, chung cư hoặc khu nhà nhiều tầng, các số phải sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, theo hướng từ Bắc đến
- Chỉ đặt một tên đối với đường dài và thông suốt. Khi đường bị ngắt khúc bởi các giao lộ lớn hoặc vòng xoay thì đoạn kế tiếp có thể được nghiên cứu đặt tên khác.
- Ưu tiên sử dụng tên các nhân vật, sự kiện lịch sử - văn hóa có gắn bó với huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ để đặt tên đường.
Điều 8. Không dùng để đặt tên đường đối với các trường hợp
- Tên các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử chưa được xác định rõ ràng hoặc đang còn thảo luận chưa thống nhất.
- Một nhân vật có nhiều tên thì chỉ sử dụng một tên phổ biến nhất để đặt cho một con đường trên địa bàn huyện Hóc Môn. Tránh việc trùng lắp đặt mới tên đường giữa các xã - thị trấn trên địa bàn huyện.
- Các tên không có ý nghĩa.
- Các ban, ngành, đoàn thể huyện; Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn; các tổ chức, cá nhân và các nhà nghiên cứu phối hợp thực hiện sự chỉ đạo của Huyện gửi văn bản đề xuất việc đặt mới và sửa đổi tên đường đến Hội đồng tư vấn đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn (Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện). Đồng thời có trách nhiệm cung cấp tư liệu về các nhân vật, sự kiện, địa danh mà mình đề nghị dùng đặt tên cho đường trên địa bàn huyện để Hội đồng tư vấn đặt tên đường huyện xem xét, tư vấn, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
- Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn ngoài việc đề xuất đặt mới, sửa đổi tên đường trong phạm vi hành chính mà mình quản lý, thường xuyên báo cáo phản ánh thực trạng đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn; khi mở đường mới chưa có tên, phải kịp thời đề xuất đặt tên với Hội đồng tư vấn đặt tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn.
Điều 10. Trình tự công tác đặt tên đường
- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn, cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặt tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn (Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao) nghiên cứu các tư liệu lịch sử đã thu thập sẽ tiến hành lấy ý kiến của các đồng chí cách mạng lão thành lần cuối, đúng theo quy định của thành phố và trình ra Hội đồng nhân dân huyện để xin ý kiến.
- Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặt tên đường tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện văn bản đề xuất việc đặt mới, sửa đổi tên đường trình Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố xem xét quyết định.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG
Điều 11. Tổ chức của Hội đồng tư vấn đặt tên đường
- Hội đồng tư vấn đặt tên đường do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng gồm đại diện ban, ngành, đoàn thể huyện có liên quan. Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao là cơ quan Thường trực của Hội đồng tư vấn đặt tên đường.
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
- Thành viên của Hội đồng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng; có trách nhiệm thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập tư liệu; tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội; nghiên cứu các tài liệu lịch sử để đề xuất việc đặt mới, sửa đổi tên đường thông qua cơ quan Thường trực và tại các phiên họp của Hội đồng.
- Hội đồng quyết định việc chọn tên đường trên cơ sở đa số quá bán thành viên Hội đồng. Trường hợp Hội đồng có hai ý kiến ngang nhau thì ý kiến của bên có Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định cuối cùng. Trường hợp Hội đồng có ý kiến thống nhất chưa quá bán thì để lại.
Điều 12. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn đặt tên đường
Hội đồng tư vấn đặt tên đường được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và được bố trí trong dự toán hàng năm của Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện.
Điều 13. Các thành viên Hội đồng tư vấn đặt tên đường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế, không được tùy tiện sử dụng hồ sơ tư liệu, kết quả nghiên cứu của Hội đồng để in ấn, phổ biến khi chưa có sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng; nếu có thành tích, đóng góp tích cực trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm, phát hiện, đề xuất có giá trị,… sẽ được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ và hậu quả gây ra.
Điều 14. Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện, là cơ quan Thường trực của Hội đồng tư vấn đặt tên đường, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên của Hội đồng, các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, các xã - thị trấn, các tổ chức, cá nhân, các nhà nghiên cứu trên địa bàn huyện để thực hiện tốt công tác nghiên cứu, tham mưu việc đặt mới, sửa đổi tên đường theo đúng Quy chế này, báo cáo kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để Ủy ban nhân dân huyện xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình chung của thành phố./.
- 1Nghị quyết số 66/2006/NQ-HĐND về việc bổ sung quỹ đặt, đổi tên đường của thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 5673/QĐ-UBND năm 2014 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết 32/2014/NQ-HĐND về đặt mới tên đường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng tỉnh Hà Nam
- 1Quyết định 92/2005/QĐ-UB thành lập Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết số 66/2006/NQ-HĐND về việc bổ sung quỹ đặt, đổi tên đường của thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết 32/2014/NQ-HĐND về đặt mới tên đường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng tỉnh Hà Nam
Quyết định 04/2007/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự hội đồng tư vấn đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn huyện Hóc Môn do Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn ban hành
- Số hiệu: 04/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Khỏe
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 59
- Ngày hiệu lực: 28/08/2007
- Ngày hết hiệu lực: 15/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra