Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 04/2007/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 14 tháng 2 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBNVQH10 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 10 thông qua ngày 26/4/2002;
Căn cứ Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành quy định về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 78/TT-TC ngày 24/01/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu đơn giá cước vận tải hàng hoá bằng phương tiện ô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Mức cước quy định trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Điều 2. Biểu cước quy định tại điều 1 Quyết định này được áp dụng để:

1. Xác định cước tối đa vận chuyển thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, bao gồm cả vận chuyển từ địa phương khác phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hoá thì áp dụng theo mức cước trúng thầu nhưng không được cao hơn mức cước đã quy định tại biểu cước trên.

2. Xác định đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng làm căn cứ tính toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thực hiện chính sách miền núi của Nhà nước thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Dùng làm căn cứ để các đơn vị tham khảo trong quá trình thương thảo hợp đồng cước vận chuyển hàng hoá ngoài các trường hợp nêu trên.

Điều 3. Các trường hợp được tăng, giảm cước so với mức cước cơ bản được quy định tại điều 1 như sau:

1. Cước vận chuyển hàng hoá trên một số tuyến đường khó khăn, vùng cao của các huyện miền núi, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng, dầu được cộng thêm 30% mức cước của đường loại 6.

2. Cước vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

3. Cước vận chuyển hàng hoá kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

4. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

4.1. Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.

4.2. Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

4.3. Ngoài giá cước quy định tại điểm 4.1 và 4.2 nói trên, mỗi lần sử dụng:

a. Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 3.000đ/tấn hàng;

b. Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 4.000đ/tấn hàng.

5. Đối với hàng hoá chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.

6. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải: Cước vận chuyển tính như sau:

a. Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

b. Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

c. Nếu hàng hoá vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hoá thực chở.

7. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

8. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng không áp dụng mức cước ở quy định này mà áp dụng các quy định hiện hành.

Điều 4. Một số quy định về trọng lượng hàng hoá tính cước, hàng hoá vận chuyển bằng ô tô, khoảng cách tính cước, loại đường tính cước.

1. Trọng lượng hàng hoá tính cước: Là trọng lượng hàng hoá thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị tính cước là Tấn (T).

2. Quy định về hàng hoá vận chuyển bằng ô tô như sau:

 

BIỂU CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
(Kèm theo Quyết định số: 04/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1:

Hàng bậc 1 bao gồm: Cát, sạn (sỏi), đá xây, gạch xây các loại.

Đơn vị: Đồng/Tấn.km

Loại đường

Cự ly

Đường
loại 1

Đường
loại 2

Đường
loại 3

Đường
loại 4

Đường
loại 5

Đường
loại 6

1

3830

4021

4424

4866

5839

7007

2

2385

2504

2755

3030

3636

4364

3

1906

2002

2202

2422

2907

3488

4

1716

1802

1982

2180

2617

3140

5

1641

1723

1896

2085

2502

3003

6

1558

1635

1799

1979

2375

2850

7

1504

1579

1737

1911

2293

2752

8

1469

1542

1696

1866

2239

2687

9

1444

1516

1668

1835

2202

2642

10

1429

1500

1650

1815

2178

2614

11

1399

1469

1616

1778

2134

2560

12

1372

1441

1585

1744

2092

2511

13

1341

1408

1548

1703

2044

2453

14

1311

1377

1515

1666

1999

2399

15

1283

1347

1482

1630

1956

2348

16

1251

1314

1445

1590

1908

2289

17

1234

1295

1425

1568

1881

2257

18

1223

1284

1412

1553

1864

2237

19

1207

1268

1395

1534

1841

2209

20

1186

1245

1370

1507

1808

2170

21

1151

1209

1329

1462

1755

2106

22

1118

1174

1291

1421

1705

2046

23

1089

1144

1258

1384

1660

1993

24

1064

1117

1229

1352

1622

1947

25

1040

1092

1201

1322

1586

1903

26

1012

1063

1169

1286

1543

1852

27

984

1033

1136

1250

1499

1799

28

955

1002

1103

1213

1455

1747

29

927

974

1071

1178

1414

1696

30

903

948

1043

1147

1376

1652

31-35

875

919

1011

1112

1335

1602

36-40

851

894

983

1082

1298

1558

41-45

833

874

962

1058

1269

1523

46-50

816

856

942

1036

1243

1492

51-55

800

840

924

1017

1220

1464

56-60

786

826

908

999

1199

1439

61-70

775

813

895

984

1181

1417

71-80

764

802

883

971

1165

1398

81-90

756

794

873

960

1152

1383

91-100

749

786

865

951

1142

1370

>=101

744

781

859

945

1134

1361

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước),...)

3. Đơn giá cước cơ bản hàng đối với hàng bậc 3: Được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thuỷ tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

a. Quy định về hàng thiếu tải: Trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hoá cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hoá đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

b. Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:

- Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:

+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe.

+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe.

+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

- Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.

- Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước hoặc quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn.

3. Khoảng cách tính cước:

- Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.

- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất.

Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hoá thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển, hoặc chứng từ hợp lệ khác.

- Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilômét (viết tắt là Km)

- Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1 Km

- Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5Km không tính, từ 0,5 Km đến dưới 1Km được tính 1Km.

4. Loại đường tính cước:

a. Loại đường tính cước được chia làm 6 loại theo bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông vận tải: Đường do địa phương quản lý thì do UBND tỉnh căn cứ vào tiêu chuẩn quy định phân cấp loại đường của Bộ GTVT để công bố loại đường áp dụng trong phạm vi địa phương. Đường do Trung ương quản lý thì theo phân cấp của Cục đường bộ Việt Nam.

b. Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ GTVT để thoả thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

c. Vận chuyển hàng hoá trên đường nội thành, nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận chuyển cao, được tính cước theo đường loại 4 cho tất cả các bậc hàng.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Đối với khối lượng hàng hoá đã ký hợp đồng vận chuyển trước ngày quyết định này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện thì áp dụng mức cước quy định tại Quyết định này.

Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Giám đốc Kho bạc nhà nước, Thủ trưởng các sở ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như diều 3;
- VP Chính phủ;
- Bộ GTVT;
- Cục Quản lý Giá-Bộ TC;
- Cục Kiểm tra VB-Bộ TP;
- TVTU, TTHĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh;
- TT Công báo tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo QB (để đưa tin);
- Đài PTTH QB (để đưa tin);
- UBMT TQ tỉnh;
- Lưu VT, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Bích Lựa

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 04/2007/QĐ-UBND quy định cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành

  • Số hiệu: 04/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/02/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Phạm Thị Bích Lựa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản